Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Dân tộc là vấn đề đa dạng, phức tạp cả về lí luận và thực tiễn, luôn
mang tính thời sự đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới Chủ nghĩa Mác-
Lênin khẳng định, mỗi dân tộc có con đường hình thành và phát triển riêng
của mình, điều đó đã tạo nên những đặc điểm, những nét khác biệt giữa dân
tộc này với dân tộc khác Tuy vậy, các dân tộc không sống biệt lập mà có mối
quan hệ qua lại với nhau, mối quan hệ ấy một mặt tạo điều kiện cho các dân
tộc phát triển, mặt khác cũng gây ra không ít những va chạm, xung đột, thậm
chí còn dẫn tới những cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc Cho đến nay, tình
hình chính trị thế giới vẫn diễn ra với những cuộc đấu tranh giai cấp và dân
tộc hết sức gay gắt, khốc liệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhiều
quốc gia Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu trước đây, những cuộc chiến
tranh dân tộc, sắc tộc diễn ra hiện nay đã cho thấy tính chất phức tạp của vấn
đề dân tộc Do đó, đối với mỗi quốc gia trên thế giới, việc tìm con đường để
giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc luôn là mối quan tâm hàng đầu Thực tiễn
đã minh chứng rằng con đường ấy chỉ có thể tìm thấy dưới ánh sáng của chủ
nghĩa Mác-Lênin
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc Trừ bốn dân tộc là Kinh,
Hoa, Chăm, Khơme sống ở đồng bằng còn phần lớn đồng bào sinh sống ở
miền núi, biên giới, hải đảo là nơi có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị,
an ninh quốc phòng Ý thức được tầm quan trọng đó nên ngay từ khi mới ra
đời, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giải quyết vấn đề dân tộc là nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và sớm hoạch định, thực hiện nhất
quán chính sách dân tộc theo nguyên tắc "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ nhau cùng phát triển" Suốt mấy chục năm qua, những thành tựu đạt
được đã chứng tỏ đường lối chính sách đúng đắn mà Đảng - Nhà nước đề ra
Đời sống của đồng bào được cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực
Trang 2Mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm đối
với Đất nước Nhờ vậy, các dân tộc càng đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau
hơn trong sự nghiệp đổi mới
Những thành tựu đạt được mặc dù to lớn song vẫn chưa tương xứng với
công lao của đồng bào, chưa đáp ứng được mục tiêu cách mạng mà Đảng và
Nhà nước đề ra Tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển, sự phân hoá giầu
nghèo vẫn còn tồn tại đã làm nảy sinh những mâu thuẫn, xích mích, tuy
không gay gắt như ở một số quốc gia trên thế giới nhưng cũng gây ảnh hưởng
đến truyền thống đoàn kết, đến sự phát triển của đất nước
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới,
nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao độ khối
đoàn kết dân tộc để có thể đứng vững và phát triển Do vậy, nhận thức đúng
đắn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong tình
hình mới của đất nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh có tầm quan trọng không chỉ về lí luận mà cả thực tiễn.Với lí do
đó, người viết chọn đề tài “Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước trong giai đoạn hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Dân tộc quyết định đến sự tồn vong của mỗi quốc gia, bởi vậy không
chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới coi đó là vấn đề chiến lược, là
nhiệm vụ hàng đầu trong mục tiêu phát triển đất nước Thực tế cho thấy hiện
nay vấn đề dân tộc đang diễn ra hết sức gay go phức tạp Vì vậy đã có không
ít những nhà lý luận, nhà lãnh đạo, nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu vấn
đề này
- Ở Việt Nam, dân tộc là vấn đề thu hút được sự quan tâm của khá
nhiều học giả, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã ra đời như:
Trang 3- "Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay" của giáo sư - tiến sĩ Trịnh
Quốc Tuấn;
- "Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay" của giáo sư - tiến sĩ
Trần Quang Nhiếp
- “Tìm hiểu chính sách dân tộc của Đảng, quá trình thực hiện và đổi
mới” của Nguyễn Hữu Hải- Đặng Văn Hường
Ngoài ra còn có nhiều công trình của các học giả khác trong nước đi
sâu tìm hiểu những dân tộc cụ thể Với cách tiếp cận vấn đề và phương pháp
nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã thu được những thành tựu đáng
kể Nhiều công trình đã làm rõ sự hình thành, đặc điểm các dân tộc Việt Nam
trong quá trình phát triển, những vấn đề về tình hình kinh tế xã hội ở các
vùng dân tộc Tuy nhiên những vấn đề mà đề tài đặt ra chưa phải đã được
khai thác triệt để trong quá trình nghiên cứu từ trước đến giờ Do đó, tiếp tục
tìm hiểu chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng,
nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay, theo người viết vẫn là cần thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
- Mục đích: Khóa luận làm rõ những chủ trương, chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước thời kì đổi mới để thấy được và phát huy những thành
tựu, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc hoạch định và
thực hiện chính sách dân tộc nhằm tăng cường khối đại đoàn kết và bình đẳng
dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện địa hoá đất nước
- Để đạt mục đích nêu trên, khóa luận hướng tới giải quyết những
nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước
+ Làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trang 4+ Phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta những năm gần đây
+ Đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc
trong thời gian tới
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: Khóa luận dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Kế thừa một số công trình đã nghiên
cứu về vấn đề dân tộc trước đó đồng thời sử dụng kết quả điều tra xã hội học
về tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong những năm gần đây
- Phương pháp nghiên cứu: khóa luận sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử và một số phương pháp nghiên cứu khác như
phương pháp lô gíc, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận
- Đối tượng nghiên cứu: Một số chính sách cơ bản của Đảng và Nhà
nước về vấn đề dân tộc trong thời kì đổi mới
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những nội dung
cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước và phân tích quá trình
thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay (từ năm 1986 đến nay)
6 Y nghĩa lí luận và thực tiễn của khóa luận
- Khóa luận góp phần làm rõ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
thời kì đổi mới, bước đầu tổng kết việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt
Nam giai đoạn hiện nay
- Làm sáng tỏ những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong việc thực
hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua Chỉ rõ
những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, giảm bớt sự chênh lệch về trình độ
Trang 5phát triển giữa các dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2
chương, 6 tiết
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 Quan niệm về chính sách dân tộc
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tầm quan
trọng của vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc Trong từng thời kỳ lịch sử,
từng giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn đề ra những chủ trương,
chính sách dân tộc thích hợp, góp phần vào thắng lợi to lớn của cách mạng
Việt Nam hơn 70 năm qua Hiện nay, cách mạng nước ta đã chuyển sang giai
đoạn mới -Đổi mới toàn diện đất nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội, vai trò
của vấn đề dân tộc một lần nữa được Đảng và Nhà nước khẳng định: “Vấn đề
dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài, đồng
thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”{23.Tr127}
Trang 6Vấn đề dân tộc bao gồm tất cả các mặt kinh tế chính trị, văn hoá, xã
hội do đó chính sách dân tộc là một chính sách tổng hợp Không nên quan
niệm chính sách dân tộc là một chính sách riêng biệt như chính sách kinh tế,
chính sách xã hội cụ thể nào đó Thực tiễn cho thấy không có chính sách dân
tộc chung chung, trừu tượng mà chính sách dân tộc chỉ có được thông qua quá
trình thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội thích hợp với điều kiện và đặc
điểm của từng dân tộc, vì lợi ích của toàn bộ cộng đồng dân tộc Cũng không
nên cho rằng chính sách dân tộc là chính sách chỉ dành cho đối tượng là các
dân tộc ít người, dân tộc thiểu số bởi với thực tế nước ta, với 54 dân tộc anh
em sống đan xen nhau trên từng tỉnh, từng huyện, từng xã, với số lượng dân
tộc Kinh chiếm 87% dân số cả nước đang sinh sống trên mọi miền đất nước
thì quan niệm chính sách dân tộc của Đảng là chính sách đối với các dân tộc ít
người rõ ràng là không phù hợp Vì vậy chúng ta phải hiểu chính sách dân tộc
là chính sách chung đối với mọi dân tộc đa số và thiểu số trên toàn lãnh thổ
Việt Nam
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn khá nhiều quan điểm đồng nhất chính
sách dân tộc với chính sách xã hội, chính sách dân vận và chính sách miền núi
của Đảng, cho rằng thực tế nội dung của những chính sách này là như nhau
Quan niệm sai lầm đó đã làm mất đi vai trò quan trọng của chính sách dân
tộc Vì vậy việc phân biệt giữa chính sách dân tộc với chính sách xã hội,
chính sách miền núi và chính sách dân vận theo chúng tôi là quan trọng và
cần thiết
Khi nói về chính sách xã hội, Đảng ta khẳng định "Chính sách xã hội
bao trùm mọi mặt của đời sống con người Điều kiện lao động và sinh hoạt,
giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân
tộc"{19.Tr 86} Như vậy chính sách xã hội của Đảng, xét đến cùng là chính
sách đối với con người và vì con người, chính sách dân tộc của Đảng cũng có
ý nghĩa quan trọng như vậy Tuy nhiên khi chính sách dân tộc có sự phân biệt
Trang 7hợp thì chính sách xã hội chưa có sự phân biệt đó Do vậy, mọi quan điểm
đồng nhất hai chính sách này sẽ dẫn tới không quán triệt đầy đủ tính chất, đặc
điểm, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đó cũng là căn nguyên dẫn tới
những sai lầm, hạn chế trong công tác dân tộc
Chính sách dân tộc cũng không đồng nhất với chính sách miền núi Ở
nước ta, đa số các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, do đó một trong những
nội dung quan trọng của chính sách miền núi là thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng Tuy vậy các dân tộc không chỉ sống ở miền núi mà cả ở đồng bằng
như dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khơme Bởi vậy trong khi chính sách miền
núi chỉ quan tâm đến điều kiện cụ thể của dân cư sống ở miền núi thì chính
sách dân tộc còn quan tâm đến cả những điều kiện đặc thù của dân tộc thiểu
số
Cũng không nên đồng nhất chính sách dân tộc với chính sách dân vận
Chính sách dân vận có đối tượng là các tầng lớp dân cư tính cả theo đặc điểm
của lứa tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp, địa chỉ cư trú Các đối tượng trên cũng
nằm trong chính sách dân tộc, nhưng khác chính sách dân vận, chính sách dân
tộc còn chú ý đến đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội, phong tục tập quán, tâm
lý, điều kiện phát triển của mỗi dân tộc Ở nhiều nơi do không phân biệt rõ
giữa chính sách dân tộc và chính sách dân vận, dẫn đến vị trí, vai trò của
chính sách dân tộc chưa được làm rõ, công tác dân tộc do đó chưa được đặt
đúng mức, đúng chỗ nên hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc còn hạn chế
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng hiểu một cách đúng đắn và toàn
diện, đó là hệ thống các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện quyền bình
đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có sự
quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp
Như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ, trong quá trình đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, chính sách dân tộc nhằm "phát triển mối quan hệ tốt
đẹp của các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm
Trang 8chủ tập thể, kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất
và chăm lo đời sống con người"{19.Tr 97}
Nội dung trên chứng tỏ Đảng ta quan niệm chính sách dân tộc về thực
chất là chính sách tổng hợp nhằm phát triển mối quan hệ tốt đẹp trên cơ sở
đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc Đảm bảo phát huy sức mạnh
của cả cộng đồng và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc phục vụ cho công cuộc
dựng xây và phát triển đất nước
1.2 Cơ sở lý luận để xây dựng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước trong giai đoạn hiện nay
1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
Về sự hình thành và phát triển dân tộc: Dân tộc là vấn đề luôn mang
tính thời sự nóng bỏng của bất cứ thời đại nào, ở bất kỳ quốc gia nào Nó đã
khiến không ít những chính trị gia, giới khoa học, giới báo chí và cả quần
chúng nhân dân quan tâm chú ý Hiện nay xung quanh vấn đề dân tộc đang có
khá nhiều những ý kiến khác nhau, nhất là vấn đề hình thành dân tộc Theo
các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình
phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, hình thành trên cơ sở kế thừa
đặc điểm của các hình thức cộng đồng người trước đó
Qua nghiên cứu thị tộc Iroqua, Ăngghen cho rằng thị tộc là hình thức
cộng đồng người đầu tiên, là tổ chức xã hội được hình thành sớm nhất trong
lịch sử loài người, dựa trên cơ sở những mối quan hệ huyết thống, bao gồm
những người cùng tổ tiên Nhiều thị tộc có quan hệ huyết thống và quan hệ
hôn nhân hợp thành bộ lạc Dưới chế độ thị tộc, bộ lạc, nhà nước và giai cấp
chưa xuất hiện, mọi người đối xử công bằng với nhau Theo Ăngghen, đó là
thời kì tốt đẹp trong lịch sử của xã hội loài người
Đến giai đoạn mạt nguyên thuỷ, khi hình thức kinh tế sản xuất thay thế
Trang 9thành trên cơ sở huyết thống mà dựa trên những mối liên hệ kinh tế, cùng với
sự xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước Tuy nhiên, những mối liên
hệ đó còn chưa mạnh mẽ, bộ tộc chưa phải là cộng đồng người ổn định như
dân tộc
Lâu nay khi bàn về sự ra đời của dân tộc, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng
dân tộc ra đời cùng quá trình phát triển của chủ nghĩa tư sản Song thực tiễn
đã chứng minh cách hiểu như vậy chưa hoàn toàn đầy đủ, thậm chí còn phiến
diện Trong nhiều tác phẩm của mình, các nhà kinh điển Mac - Lênin không
chỉ đề cập đến các dântộc hình thành trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản, mà còn
thừa nhận sự tồn tại của các dân tộc tiền tư sản, thậm chí các ông còn nhắc
đến những dân tộc dã man nhất, nghĩa là những dân tộc chưa đạt đến trình độ
hình thành nhà nước, như trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"
đã nêu rõ "Giai cấp tư sản lôi cuốn cả những dân tộc dã man nhất vào trào
lưu văn minh, nó buộc các dân tộc phải thực hiện phương thức sản xuất tư
sản nếu không sẽ bị tiêu diệt Nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi
là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản"{1.Tr 456}
Trong những tác phẩm khác như “Hệ tư tưởng Đức”, “Biện chứng của
tự nhiên” Mác - Angghen đã chỉ rõ con đường hình thành dân tộc từ tổ chức
bộ lạc lên dân tộc, từ tính địa phương lên nhà nước Ở “Hệ tư tưởng Đức”, hai
ông viết "Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn xuất hiện cùng bước quá độ
từ thời đại dã man lên thời đại văn minh, từ tổ chức bộ lạc lên thành nhà
nước, từ tính địa phương lên dân tộc và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn
minh cho đến ngày nay"{1.Tr232} Năm 1884, Angghen cho rằng ở Châu Âu
vào thế kỷ IX đã có quá trình những bộ tộc phát triển thành dân tộc, ông nói
"Trong suốt toàn bộ thời kỳ trung cổ, xu hướng thành lập những quốc gia dân
tộc ngày càng rõ rệt ở mỗi quốc gia dân tộc đó, nhà vua là tột đỉnh của toàn
bộ hệ thống thứ bậc phong kiến"{2.Tr578} Như vậy, theo Anghen, không chỉ
chờ chế độ phong kiến tan rã dân tộc mới hình thành mà nó đã xuất hiện
ngay trong thời kỳ Trung cổ Thậm chí phần lớn Châu Âu thời kỳ trung cổ đã
Trang 10xuất hiện hàng loạt dân tộc và quốc gia dân tộc, chỉ trừ hai nước Italia và
Đức
Cũng theo Mác - Ănghen, cái quyết định vai trò của mỗi giai cấp và
trình độ phát triển của dân tộc chính là các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất
và sự phát triển của lực lượng sản xuất Do đó vào "cuối thời kỳ trung cổ,
trong lĩnh vực kinh tế, quý tộc phong kiến đã bắt đầu trở thành thừa, thậm chí
còn là sự trở ngại trực tiếp cho sự phát triển quốc gia dân tộc”{2.Tr581}
Như vậy, chính quyền nhà vua và giai cấp phong kiến đã từng có vai trò quan
trọng trong việc hình thành dân tộc đã phải nhường nhiệm vụ xây dựng dân
tộc và quốc gia dân tộc cho giai cấp tư sản, dẫn tới xuất hiện loại hình dân tộc
mới, dân tộc tư sản Dân tộc và quốc gia dân tộc tư sản ra đời gắn liền với nền
đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa và sự thắng lợi của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa."Giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân tán tư liệu
sản xuất, của tài sản và của dân cư, tập trung tư liệu sản xuất và tài sản trong
tay một số ít người Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung
chính trị Những địa phương độc lập thì đã tập hợp thành dân tộc thống
nhất"{1.Tr547} Như vậy, quá trình hình thành dân tộc tư sản là quá trình
thống nhất lãnh thổ, thống nhất thị trường, đồng thời cũng là quá trình đồng
hoá các bộ tộc khác
Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của Mac - Ănghen vào hoàn
cảnh cụ thể của Tây Âu, Lênin tiếp tục bàn về sự ra đời của dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa tư bản để luận chứng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và
khẳng định hình thức dân tộc vô sản ra đời là một tất yếu lịch sử Vì vậy khi
ông cho rằng "Dân tộc là sản vật và là hình thức tất nhiên của thời đại tư sản
trong quá trình phát triển xã hội"{7.Tr88} thì không có nghĩa là ông quan
niệm dân tộc chỉ hình thành cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà
ông chỉ muốn nhấn mạnh sự ra đời của dân tộc tư sản mà thôi Hiểu được điều
này có ý nghĩa rất quan trọng bởi cho đến nay nhiều nước xã hội chủ nghĩa
Trang 11các nhà kinh điển đã nói về sự ra đời của dân tộc là quá trình đa dạng, dẫn đến
những sai lầm trong việc giải quyết vấn đề dân tộc đã xảy ra ở một số quốc
gia như ta đã thấy
Về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp: Như đã biết, cộng đồng dân
tộc hình thành gắn liền với xã hội phân chia giai cấp Do đó dân tộc và giai
cấp có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau Theo chủ nghĩa Mác - Lênin,
trong xã hội có giai cấp, giai cấp đang trưởng thành, tiến bộ đại diện cho
phương thức sản xuất thống trị thì cũng là đại biểu cho dân tộc,có lợi ích
thống nhất với lợi ích dân tộc Do đó, trong thời kỳ chế độ phong kiến còn
thịnh vượng thì giai cấp địa chủ phong kiến và nhà vua là đại biểu cho lợi ích
dân tộc Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, người đại diện cho lợi ích dân tộc lại là
giai cấp tư sản đang lên Tuy nhiên, khi giai cấp thống trị lỗi thời, lợi ích giai
cấp của nó trở nên mâu thuẫn gay gắt với lợi ích dân tộc Vì lợi ích giai cấp
hẹp hòi, nó sẵn sàng cấu kết với kẻ thù, phản bội lại lợi ích dân tộc mà giai
cấp tư sản Phổ trong cách mạng tháng 3 năm 1848 và tư sản Pháp năm 1871
là những ví dụ điển hình nhất
Từ thực tiễn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong thời kỳ phong
kiến và tư sản chủ nghĩa, có thể kết luận rằng trong xã hội có đối kháng giai
cấp, vấn đề dân tộc phải được giải quyết trên lập trường giai cấp nhất định
Cùng xuất phát từ thực tế đó, Mác - Angghen đã chỉ ra rằng, trong thời
đại ngày nay, lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích dân tộc, giai
cấp công nhân có sứ mệnh giải phóng toàn thể giai cấp và dân tộc bị áp bức ra
khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa Trong "Tuyên ngôn Đảng cộng sản", các ông
viết "Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự
xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn
toàn không theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”{1.Tr565}
Tiếp tục quan điểm của Mác - Anghen, trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc
tình hình dân tộc Nga và Tây Âu, Lênin nhấn mạnh rằng vấn đề dân tộc là
Trang 12một bộ phận phụ thuộc vào vấn đề giai cấp Tuy vậy nó lại tồn tại lâu dài cho
đến khi xã hội không còn giai cấp và có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của
cuộc đấu tranh giai cấp Nêu lên quan điểm trên, một mặt Lênin chống lại xu
hướng tuyệt đối hoá vấn đề dân tộc, đặt vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai
cấp, mặt khác ông phê phán quan điểm đề cao giai cấp, chỉ thấy vấn đề giai
cấp mà không thấy vấn đề dân tộc Bởi vậy, để thực hiện thắng lợi sứ mệnh
lịch sử của mình, trước hết giai cấp công nhân phải giải quyết tốt mối quan
hệ này trên tinh thần "Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng
dân tộc này nó dịch dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ Khi mà đối kháng giữa
các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân
tộc cũng mất theo"{1.Tr565}
Tuân thủ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo
vào hoàn cảnh Việt Nam, khi đề ra chính sách dân tộc, Đảng - Nhà nước ta đã
giải quyết tốt mối quan hệ này, nhờ đó chúng ta đã giành được thắng lợi trong
công cuộc giải phóng dân tộc và tiếp tục vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
Hai xu hướng khách quan trong lịch sử phát triển dân tộc: Nghiên
cứu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chuyển sang giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc, Lênin phát hiện ra hai xu hướng phát triển trái ngược
nhau về vấn đề dân tộc Ở tác phẩm "Ý kiến phê phán về vấn đề dân tộc", ông
viết :"trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, có hai xu hướng lịch sử
trái ngược nhau về vấn đề dân tộc Xu hướng thứ nhất là: Sự thức tỉnh của ý
thức dân tộc và các phong trào dân tộc trong cuộc đấu tranh chống áp bức,
trong việc thiết lập các quốc gia dân tộc Xu hướng thứ hai là: Việc phát triển
và tăng cường đủ mọi thứ quan hệ giữa các dân tộc, trong việc xoá bỏ hàng
rào ngăn cách giữa các dân tộc và trong việc thiết lập sự thống nhất quốc tế
của tư sản, của đời sống kinh tế nói chung, của chính trị, của khoa
học "{7.Tr585} Theo Lênin, cả hai xu hướng đó là quy luật phổ biến của
chủ nghĩa tư bản Xu hướng thứ nhất chiếm ưu thế trong lúc chủ nghĩa tư bản
Trang 13mới bắt đầu phát triển Xu hướng thứ hai là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản
trong giai đoạn chuyển thành chủ nghĩa đế quốc
Lênin cũng nhấn mạnh rằng trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, sự
thể hiện hai xu hướng này gặp nhiều cản trở to lớn bởi chủ nghĩa đế quốc đã
bằng mọi thủ đoạn xoá bỏ nguyện vọng được sống trong độc lập tự do của các
dân tộc, phủ nhận sự liên hiệp tự nguyện giữa các dân tộc, thay vào đó là
những khối liên minh do nó lập ra nhằm duy trì sự áp bức, bóc lột Chỉ dưới
chủ nghĩa xã hội, khi các dân tộc được tự do và có chủ quyền độc lập thì hai
xu hướng đó mới có điều kiện phát triển đầy đủ, đặc biệt trong thời đại ngày
nay, hai xu hướng đang phát huy tác dụng với những biểu hiện phong phú, đa
dạng
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac - Lênin, nhiều dân tộc đã vùng dậy
phá tan xiềng xích nô lệ, phá bỏ nạn kỳ thị dân tộc, chủng tộc, nạn phân biệt
tiếng nói giành lấy quyền làm chủ cho nhân dân Cùng với điều đó là xu
hướng đòi li khai của một số dân tộc như ở vùng Trung Cận Đông, ở Nam
Tư, và ở Liên Xô (cũ) Bên cạnh đó, toàn cầu hoá và hội nhập cũng đang là xu
hướng chính của thời đại ngày nay Để đảm bảo cho sự phát triển của dân tộc
mình, mọi quốc gia đều có nhu cầu tăng cường hợp tác để có thể phát triển
kinh tế, giải quyết những vấn đề đang là hiểm hoạ chung của cả thế giới như
nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nạn ô nhiễm môi trường, nạn đói thường xuyên
diễn ra ở một số quốc gia
Không những phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong lịch sử phát
triển dân tộc, Lênin còn nhấn mạnh rằng cương lĩnh dân tộc của người Mác
xít phải chú ý đầy đủ đến hai xu hướng đó thì mới có thể xác định đúng
nhiệm vụ của mình
Trong xu thế ngày nay, các quốc gia dân tộc phải biết vận dụng sáng
tạo hai xu hướng khách quan vào điều kiện cụ thể của đất nước để bên cạnh
việc mở cửa hợp tác cũng phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm giữ vững
Trang 14độc lập chủ quyền, tránh nguy cơ bị đồng hoá do các thế lực lợi dụng xu
hướng toàn cầu hoá gây nên
Cương lĩnh của Lênin về vấn đề dân tộc: Tuân thủ nghiêm túc nguyên
tắc Macxit, trên cơ sở phân tích sự ra đời, thực chất, vai trò, xu thế lịch sử
phong trào giải phóng dân tộc trong điều kiện tư bản chủ nghĩa trên thế giới
và ở nước Nga, cương lĩnh dân tộc nổi tiếng đã được Lênin vạch ra với nội
dung cụ thể "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự
quyết, liện hiệp công nhân tất cả các dân tộc"{6;Tr.357}
Bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc quan trọng trong cương lĩnh dân
tộc của Lênin Bình đẳng dân tộc ở đây là bình đẳng hoàn toàn trên mọi lĩnh
vực mà trước hết là bình đẳng về kinh tế Nếu không có quyền bình đẳng về
kinh tế thì những yêu sách về quyền bình đẳng dân tộc trên tất cả các lĩnh vực
khác chỉ là những khẩu hiệu mang tính chất cải lương Chính vì vậy, Lênin đã
phê phán kịch liệt khẩu hiệu tự trị dân tộc về văn hoá của những người thuộc
phái Bun và những người dân chủ xã hội Áo vì khẩu hiệu đó đã thu hẹp quyền
bình đẳng dân tộc chỉ trong lĩnh vực văn hoá.Thực tế cho thấy, ở nhiều quốc
gia dân tộc, khẩu hiệu tự trị về văn hoá đã bị các thế lực áp bức lợi dụng để
mị dân, bằng cách ban cho các dân tộc một số quyền lợi về văn hoá để duy trì
sự bóc lột về kinh tế Nhìn bề ngoài, có vẻ như quyền bình đẳng dân tộc ở
những quốc gia này được thực hiện nhưng thực chất bất bình đẳng vẫn tồn tại,
thậm chí ở mức trầm trọng và tinh vi hơn Nói vậy không có nghĩa Lênin coi
nhẹ bình đẳng về văn hoá mà ông còn cho rằng mức độ bình đẳng về văn hoá
là một trong những yếu tố quyết định bình đẳng dân tộc bởi văn hoá là yếu tố
phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác Một dân tộc đánh mất bản sắc
văn hoá cũng có nghĩa là dân tộc đó đã tự đánh mất mình, tự xoá bỏ sự tồn tại
của mình với tư cách là một cộng đồng riêng, độc lập Đó cũng là lý do các
thế lực phản động luôn dùng mọi thủ đoạn để đồng hoá về văn hoá, đặc biệt
trong xu hướng mở cửa ngày nay
Trang 15Cùng với bình đẳng kinh tế, văn hoá thì bình đẳng chính trị cũng là một
bộ phận quan trọng của bình đẳng dân tộc Bình đẳng chính trị là quyền các
dân tộc tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình Nếu không có bình đẳng
chính trị thì quyền bình đẳng dân tộc thực sự không bao giờ được thực hiện
Đó là lý do tại sao mọi dân tộc đều lấy điểm khởi đầu cho cuộc đấu tranh giải
phóng mình là đấu tranh giành độc lập tự do, đòi quyền bình đẳng về chính
trị Trong "Dự thảo cương lĩnh cho Đại hội IV của Đảng dân chủ xã hội xứ
Latvia", Lênin viết: “Là người dân chủ chúng ta đòi quyền tự do tự quyết cho
các dân tộc hiểu theo nghĩa chính trị của từ này nghĩa là quyền tự do phân
lập Chúng ta đòi hỏi mọi sự bình đẳng tuyệt đối của quyền lợi cho tất cả các
dân tộc trong quốc gia và sự bảo vệ vô điều kiện các quyền lợi của dân tộc ít
người"{4.Tr266} Lênin còn nhấn mạnh "giải phóng các dân tộc thuộc địa và
các dân tộc bị áp bức không những làm cho các dân tộc được bình đẳng thật
sự mà cả việc phát triển ngôn ngữ và văn học của họ"{9.Tr136}
Như vậy, ý nghĩa sâu xa của quyền bình đẳng dân tộc là xoá bỏ tình
trạng người bóc lột người để từ đó xoá bỏ tình trạng dân tộc này có đặc quyền
đặc lợi với dân tộc khác, dân tộc này áp bức dân tộc khác Chủ nghĩa
Mác-Lênin cũng nhấn mạnh rằng bình đẳng dân tộc không phải tự nhiên mà có,
bình đẳng dân tộc là kết quả của cuộc đấu tranh để vươn lên về mọi mặt giữa
các dân tộc, đồng thời cũng là sự hợp tác thật sự giữa các dân tộc trên tinh
thần quốc tế vô sản Chính sự bất bình đẳng là nguyên nhân nảy sinh chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi điển hình như chủ nghĩa dân tộc Apacthai, Xiônit, chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc và ngược lại với điều đó là chủ nghĩa dân tộc hư
vô ở những dân tộc lớn, đặc biệt là ở một số nước Tây Âu
Tóm lại, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bình
đẳng dân tộc đó là phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem
xét và đấu tranh cho sự bình đẳng dân tộc trên mọi lĩnh vực, gạt bỏ trở lực tư
tưởng và biểu hiện dân tộc chủ nghĩa dưới mọi hình thức
Trang 16Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, nguyên tắc bình đẳng dân tộc
được nêu trong tuyên ngôn nhân quyền của nước Nga, sau đó được ghi vào
Hiến pháp Liên Xô Cho đến ngày nay, nguyên tắc này vẫn còn nguyên giá trị
cả về lý luận và thực tiễn
Quyền dân tộc tự quyết là nguyên tắc quan trọng thứ hai trong cương
lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin Quyền dân tộc tự quyết ở đây có nghĩa
là quyền tự quyết về mặt chính trị, quyền độc lập về mặt nhà nước, quyền
thành lập quốc gia của mỗi dân tộc
Khi đưa ra nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết Lênin đã vấp phải
không ít lời công kích không chỉ từ phía lực lượng đối lập mà ngay cả trong
nội bộ phong trào công nhân như Lucxambua, N.I.Bukharin, G.L.Pitacop
Họ cho rằng dưới CNTB, “quyền tự quyết” là điều không tưởng, còn dưới chủ
nghĩa xã hội đó là sự phản động, rằng thừa nhận “quyền tự quyết” có nghĩa là
ủng hộ chủ nghĩa dân tộc tư sản của các dân tộc bị áp bức, do đó phải gạt
những điều nói về quyền dân tộc tự trị ra khỏi cương lĩnh của Đảng Dĩ nhiên
những quan điểm đó là sai lầm và hết sức phiến diện bởi Lênin đã chỉ rõ rằng
quyền tự quyết ra đời và được Đảng dân chủ xã hội Nga thừa nhận là dựa trên
cơ sở tính đến đặc điểm lịch sử thời đại và của nước Nga Như đã biết, đế chế
Nga hoàng trước đây đã được coi như một nhà tù của dân tộc, dưới sự thống
trị của người Nga, người Ba Lan, người Lítva, Extonia, Látvia bị tước mất
quyền công dân và bị Nga hoàng áp bức một cách có hệ thống Trong điều
kiện như vậy, khẩu hiệu dân tộc tự quyết có sức lôi cuốn mạnh mẽ các dân tộc
bị áp bức vào trào lưu cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo
Theo Lênin "Quyền tự quyết nghĩa là quyền phân lập và thành lập quốc
gia riêng biệt"{8.Tr331} Quyền tự quyết sẽ đem lại cho các dân tộc bị áp bức
một sự tự do, nhưng quyền tự quyết không có nghĩa là nhất thiết phải tách ra
khỏi nước lớn trong mọi điều kiện, về điều này Lênin chỉ rõ: Nói chung chúng
ta chống việc tách, nhưng chúng ta đứng trên quyền tách, vì do chủ nghĩa
Trang 17ước sự phân nhỏ kinh tế hay mở cửa xây dựng các nước nhỏ bé, mà ngược lại
vì chúng ta muốn những quốc gia to lớn và sự xích lại của liên bang các dân
tộc nhưng trên cơ sở thật sự dân chủ, thật sự quốc tế, và trở nên vô nghĩa nếu
không có sự tự do tách ra
Như vậy, công nhận các dân tộc có quyền tự quyết không phải là để
khuyến khích các dân tộc tách ra mà chính là để các dân tộc xích lại gần nhau
Thực chất của quyền dân tộc tự quyết là bảo vệ bình đẳng dân tộc, chống lại
mọi đặc quyền của quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác, chống lại
mọi quan hệ dân tộc có tính áp đặt Quyền dân tộc tự quyết được sử dụng hay
không, phải xuất phát từ điều kiện cụ thể, vì nó chỉ có thể áp dụng cho các
dân tộc chứ không áp dụng cho các nhóm, các đẳng cấp tôn giáo, hoặc các
dân tộc thiểu số khác Quan điểm này có tác dụng vạch trần mọi mưu đồ lợi
dụng khẩu hiệu "dân tộc tự quyết" để thành lập các khu tự trị, hoặc kích động
các dân tộc thiểu số đứng dậy đòi tách ra khỏi nước lớn, thành lập quốc gia
riêng Chủ nghĩa Mác - Lênin không phủ nhận sự tồn tại của nền tự trị khu
vực mà còn coi đó là tất yếu khách quan, tuy vậy tự trị ở đây phải trên cơ sở
thống nhất quốc gia dân tộc, công nhận điều đó, Lênin khẳng định "hiển nhiên
người ta không quan niệm một quốc gia hiện đại, thật sự dân chủ mà lại
không có quyền tự trị cho mọi vùng có những đặc điểm quan trọng đôi chút
về kinh tế hoặc lối sống và có thành phần dân tộc riêng trong dân
cư"{8.Tr319}
Trên thực tế, quyền tự quyết là một vũ khí có sức mạnh trong việc phá
huỷ chủ nghĩa dân tộc tư sản và giải phóng các dân tộc bị áp bức Tuy nhiên
điều đó chỉ có được khi quyền tự quyết phục tùng lợi ích giai cấp công nhân
bởi "giai cấp tư sản bao giờ cũng đặt ra những yêu sách dân tộc của mình lên
hàng đầu Nó nêu những yêu sách đó ra một cách tuyệt đối"{8.Tr321} Đối
với giai cấp vô sản, những yêu sách đó phải phục tùng lợi ích của cuộc đấu
tranh giai cấp "khi thừa nhận sự bình đẳng về quyền lợi và quyền bình đẳng
trong việc thành lập quốc gia dân tộc, giai cấp vô sản coi trọng và đặt sự liên
Trang 18hợp của những người vô sản tất cả các dân tộc lên trên hết và nó đứng trên
phương diện đấu tranh của giai cấp công nhân và đánh giá mọi yêu sách của
dân tộc, mọi sự phân lập có tính chất dân tộc"{5.Tr185}
Như vậy, mọi vấn đề về quyền tự quyết dân tộc phải được xem xét trên
lập trường giai cấp công nhân, có như vậy mới đảm bảo được quyền bình
đẳng và quyền tự quyết đúng đắn Mới khắc phục được mọi thù hằn, kỳ thị
dân tộc, và mới đoàn kết được các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự
do, vì chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, việc giải phóng các dân tộc khỏi áp
bức tư sản, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa là nhiệm
vụ quốc tế của tất cả những người vô sản, của các nhân dân lao động các
nước Chính vì vậy "Liên hợp công nhân tất cả các dân tộc”, không chỉ là
nguyên tắc quan trọng trong cương lĩnh mà còn là lời kêu gọi tinh thần đoàn
kết, hợp tác quốc tế vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xã hội
Tóm lại, nội dung cương lĩnh của chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện hai
nhiệm vụ: một mặt phải chống lại mọi hình thức chủ nghĩa dân tộc, xử lý
quan hệ dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ triệt để Giữ vững quyền
bình đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực Áp dụng biện pháp hoàn toàn
tự do và dân chủ để giải quyết mọi vấn đề quyền tự quyết về chính trị của các
dân tộc Mặt khác, giữ vững nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế, giữ vững cuộc
đấu tranh và sự thống nhất về tổ chức của giai cấp vô sản, gắn công nhân
trong các dân tộc thành một khối, một chỉnh thể thống nhất Theo Lênin "Đây
là điểm khác nhau căn bản giữa cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác với
cương lĩnh dân tộc của bất cứ giai cấp tư sản nào, dù là tiến bộ
nhất"{6.Tr167}
Có thể nói, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là về vấn đề
dân tộc là những lý luận khoa học thiên tài, nhờ những lý luận đó nhiều quốc
Trang 19gia đã tìm được con đường giải phóng dân tộc mình ra khỏi áp bức bóc lột,
giành lại độc lập tự do cho tổ quốc, trong đó phải kể đến Việt Nam
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin bằng con đường riêng của
mình, khác với các bậc tiền bối chọn phương Đông, Người đã hướng sang
phương Tây để tìm đường cứu nước Ở đây, với lòng yêu nước nồng nàn và
tình thương sâu đậm các dân tộc bị áp bức, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác
- Lênin Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là biểu hiện tập
trung của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
của Việt Nam, đó là một hệ thống tư tưởng hết sức phong phú và sâu sắc đề
cập đến nhiều mặt, nhiều khía cạnh của vấn đề dân tộc.Tuy vậy, chúng ta có
thể đề cập theo hai góc độ tổng quát
Thứ nhất: Khi nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến thì vấn đề
dân tộc trong tư tưởng của Người là vấn đề giành lại độc lập tự do cho toàn
dân tộc Việt Nam, làm cho các dân tộc từ thân phận nô lệ lên làm chủ nước
nhà
Thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xác định đường lối, chính
sách để đưa các dân tộc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, được bình đẳng, ấm no
hạnh phúc trong một xã hội công bằng văn minh
Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bắt gặp chủ
nghĩa Mác - Lênin lần đầu tiên qua "bản sơ thảo lần thứ nhất vấn đề dân tộc
và thuộc địa” của Lênin Từ đây, thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, thấu hiểu hoàn cảnh thực tế của các dân tộc thuộc địa, Người rút ra kết
luận: Trong một nước thuộc địa vấn đề đấu tranh cho dân tộc chủ quyền là
cao hơn hết thảy Song cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đó phải gắn liền với
cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động
Nhận định điều đó, Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc mối quan hệ dân tộc và
giai cấp, dân tộc và thời đại để đến năm 1923, Người đi đến kết luận "Chỉ có
Trang 20giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải
phóng đó chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản"{10.Tr416}
Cũng trên cơ sở nhận thức sâu sắc về cục diện cách mạng thế giới, tận
mắt thấy rõ sự bóc lột, thống trị tàn bạo của bọn đế quốc thực dân đối với
người lao động thuộc mọi mầu da, Hồ Chí Minh đã chỉ ra tính chất diệt vong
tất yếu của chúng "Việc tạo ra một giai cấp vô sản và dạy cho người Việt
Nam biết sử dụng súng ống là một bằng cớ chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc đang
tự đào hố chôn mình"{11.Tr361} Từ đó Người nhận định "Chỉ có chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và
những người lao động trên thế giới khỏi nô lệ"{15.Tr128}
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội là quan điểm đúng đắn, phù hợp với quy luật lịch sử từ đầu
thế kỷ XX Với tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam và
kêu gọi nhân dân toàn thế giới kiên quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc,
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Từ thực tiễn Việt Nam và các nước Đông Dương, Hồ Chí Minh phân
tích rằng ở Đông Dương do kinh tế chưa phát triển nên sự phân bậc giai cấp
chưa triệt để, do đó, đối với Việt Nam (có thể mở rộng ra ở một số nước châu
Á, châu Phi, Châu Mỹ La tinh) chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được
giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm giải phóng giai cấp, tạo tiền đề cho
giải phóng giai cấp chứ không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải
quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây Từ sự phân tích đó, Người kết luận:
Đối với các dân tộc thuộc địa, chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước
Vì vậy đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân, nông dân
và tầng lớp trí thức là chiến lược, là sức mạnh to lớn đưa cách mạng đi đến
thắng lợi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước được độc lập tự do,
thống nhất đã chứng tỏ tư tưởng đúng đắn, thiên tài của Người
Trang 21Đối với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định, Việt Nam là một
quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc Nét nổi bật trong quan hệ các dân tộc
ở nước ta là mối liên kết cộng đồng bền vững Mối liên kết ấy được tạo nên từ
ý thức của mỗi dân tộc về một cội nguồn chung mà họ đã sinh ra, từ một niềm
tự hào chung về tổ quốc Việt Nam, về lịch sử dựng nước và giữ nước, về
truyền thống đoàn kết đã có từ ngàn đời nay của dân tộc Bên cạnh những nét
chung ấy, mỗi dân tộc lại có những nét riêng về văn hoá, phong tục tập quán
làm ranh giới phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác Hồ Chí Minh rất
trân trọng những nét riêng ấy và cho đó là tiềm năng to lớn cần khai thác
trong công cuộc dựng xây và phát triển đất nước Bởi vậy trong quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, cùng với việc hoạch định chính sách chung cho cả
nước, Người cũng hết sức quan tâm đến việc hoạch định và thực hiện chính
sách dân tộc Có thể nói, chính sách dân tộc của Hồ Chí Minh là sự vận dụng
sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam Nếu
Lênin đề ra 3 nguyên tắc cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của mình là “các
dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công
nhân tất cả các dân tộc" thì Hồ Chí Minh cũng đưa ra 3 nguyên tắc "Đoàn kết,
bình đẳng, tương trợ" Khi nói về vấn đề dân tộc Người luôn nhắc đến 3
nguyên tắc trên Trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên
Quang, Người viết "Đồng bào các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu
giúp đỡ nhau như anh em một nhà"{15.Tr 323} Hay trong bài nói tại Hội
nghị Đảng bộ khu Việt Bắc, Người cũng nhấn mạnh "Các cấp bộ đảng phải
thi hành đúng đắn chính sách dân tộc, thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương
trợ giữa các dân tộc"{14.Tr 457}
Bắt nguồn từ đặc điểm dân tộc ta có truyền thống gắn bó cố kết lâu đời
trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đã từng chung lưng đấu cật để chống
ngoại xâm Hiện nay, nhiều dân tộc đang sinh sống trên những địa bàn có vị
trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng Nên trước sau Hồ Chí Minh
đều đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, coi đó là yếu tố quan trọng quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam và công cuộc xây dựng đất nước, Người
Trang 22luôn kêu gọi "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" Trong suốt những năm qua,
tinh thần đoàn kết ấy đã tạo thành nguồn sức mạnh to lớn không gì cản nổi để
dân tộc ta chiến thắng kẻ thù, đem lại độc lập tự do cho tổ quốc Từ thực tế
ấy, Người đã khẳng định "Đoàn kết là sức mạnh" Vì vậy: Các dân tộc phải
luôn đoàn kết chặt chẽ với nhau, muôn người như một, thương yêu giúp đỡ
nhau
Cùng với đoàn kết, bình đẳng cũng là nguyên tắc quan trọng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Nó xuất phát từ quyền cơ bản của con
người, đã được Người thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập "Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do"{12.Tr555} Quyền bình đẳng dân tộc thực chất
là quyền bình đẳng của con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ở
trong một quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng đó thể hiện ở chỗ mọi lợi ích,
nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc đều được đáp ứng, và khi
giữa các dân tộc có sự phát triển đồng đều về mọi mặt Tuy nhiên, ở nước ta,
do nhiều nguyên nhân nên tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các dân tộc vẫn còn tồn tại khá rõ nét Thấu hiểu điều đó nên Người khẳng
định, để xây dựng đất nước giàu mạnh thì trước hết phải làm cho các dân tộc
được bình đẳng Người cũng chỉ rõ quyền bình đẳng phải được thể hiện trên
nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá Để có được quyền bình đẳng,
các dân tộc phải phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phải giác
ngộ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, phải đoàn kết tương trợ nhau để toàn
dân tộc chóng đến được sự bình đẳng đó
Từ truyền thống đoàn kết, đùm bọc, tương thân, tương ái của các dân
tộc, từ chủ nghĩa nhân đạo cao cả, Hồ Chí Minh đã nâng lên thành nguyên tắc
tương trợ Có thể nói đây là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc Trong nhiều bài nói, bài viết, Người luôn nhắc nhở Đảng, căn
dặn cán bộ phải thương yêu, quan tâm đến lợi ích của nhân dân Người cũng
Trang 23đói sướng khổ có nhau “Chúng ta phải thương yêu, phải kính trọng nhau, phải
giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng
ta"{13.Tr247}
Đề ra nguyên tắc đoàn kết, bình đẳng tương trợ, đồng thời Hồ Chí
Minh cũng phê phán những biểu hiện sai trái tiêu cực Người chỉ rõ từng căn
bệnh "Người dân tộc lớn thường mắc bệnh kiêu ngạo Cán bộ địa phương,
nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc nhỏ bé, tự thống nhất, cái gì
cũng cho rằng mình không làm được, rồi không cố gắng, đó là điều cần
tránh"{16.Tr136} Nhìn lại việc thực hiện chính sách dân tộc ở Liên Xô và
một số nước xã hội chủ nghĩa chúng ta đã rút ra bài học về việc cảnh giác
phòng ngừa tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi Từ đó, càng thấy quan
điểm của Người thật đúng đắn và sâu sắc
Để thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, Người nêu chủ
trương làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào dân tộc ít
người ngày càng được hưởng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính
trị, văn hoá Chính sự bình đẳng về mọi mặt sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết
giữa các dân tộc Nói ngắn gọn, sợi chỉ đỏ xuyên suốt chính sách dân tộc của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đoàn kết các dân tộc để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Có thể nói, với những tư tưởng sâu sắc và sáng suốt của mình, Hồ Chí
Minh đã đưa đất nước ta từ nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước độc
lập tự do, đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ lên làm chủ nước nhà Ngày nay, tư
tưởng của Người lại tiếp tục chỉ đường cho nhân dân ta xây dựng và bảo vệ tổ
quốc trong giai đoạn mới của Đất nước- đổi mới toàn diện để tiến lên CNXH
1.3 Cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước trong thời kỳ đổi mới
1.3.1 Đặc điểm dân tộc ở nước ta
Trang 24Dân tộc Việt Nam được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ
nước Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, phải chịu bao biến cố lớn lao và khắc
nghiệt, song dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ với những
đặc điểm riêng của mình Cho đến nay, khi bàn về đặc điểm của dân tộc Việt
Nam vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau, có những ý kiến khá độc đáo và mới
mẻ.Tuy nhiên, trong đề tài này, người viết chỉ khái quát những đặc điểm cơ
bản nhất của dân tộc Việt Nam nhằm mục đích nắm vững cơ sở của chính
sách dân tộc mà Đảng - Nhà nước ta đã đề ra
Ngay từ khi hình thành, Việt Nam đã là một quốc gia đa dân tộc Trong
quá trình phát triển, các cư dân phương bắc tràn xuống, từ Lào và Campuchia
di cư sang làm cho thành phần dân tộc ở nước ta càng trở nên phong phú Cho
đến nay, dân tộc Việt Nam đã có tới 54 thành phần dân tộc cùng chung sống
trên một lãnh thổ thống nhất - Đất nước Việt Nam
Các dân tộc ở nước ta không đồng đều về số dân từng dân tộc Trong
54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm tới 87% dân số, còn 13% là các dân tộc còn
lại Có dân tộc số dân khá đông, trên 5 triệu người như Tày, Thái, Khơme,
Mường, Hoa; trên một triệu người như Hmông, Nùng, Dao nhưng có dân tộc
chỉ có vài trăm người như Ơ Đu, Rơmăm, Pu Péo, Sila Hiện nay nhờ chính
sách khắc phục tình trạng suy giảm dân số ở những dân tộc ít người nên dân
số ở các dân tộc này đã tăng lên đáng kể Tuy có sự chênh lệch nhưng các dân
tộc luôn coi nhau như anh em ruột thịt, thương yêu giúp đỡ nhau Vì vậy, ở
nước ta không xảy ra những cuộc xung đột dân tộc gay gắt như một số quốc
gia trên thế giới Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường, phát triển
hơn nữa truyền thống đoàn kết của dân tộc
Truyền thống đoàn kết là một đặc điểm nổi bật và đáng quý của dân tộc
ta Mặc dù có điều kiện sinh sống, phong tục tập quán, văn hoá khác nhau
nhưng các dân tộc đều ý thức được rằng mình có chung nguồn cội với dân tộc
khác Cội nguồn chung ấy được phản ánh trong truyền thuyết, trong những
Trang 25Người Việt, người Mường đều là con cháu của người Lạc Việt, chủ nhân nền
văn hoá Đông Sơn Tuy nhiên, điều quan trọng nhất làm nên truyền thống
đoàn kết, đó là lòng yêu tổ quốc nồng nàn, tổ quốc mà các dân tộc đã phải
chung lưng đấu cật, chịu đựng gian khổ để dựng xây Truyền thống đoàn kết
ấy còn có được nhờ mấy ngàn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống
giặc ngoại xâm từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Thanh cho đến hai kẻ thực
dân hùng mạnh nhất thế giới là Pháp và Mỹ Trong quá trình phát triển đất
nước, khối đại đoàn kết ấy không ngừng được mở rộng và nâng cao Đặc biệt
từ khi có Đảng, khối đoàn kết ấy càng được phát huy cao độ, trở thành nhân
tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Trong giai đoạn đổi
mới hiện nay, kẻ thù đang ra sức phá hoại khối đại đoàn kết đó, bởi vậy chúng
ta phải nâng cao cảnh giác, đồng thời tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền
thống đoàn kết của dân tộc, coi đó là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Nam Bao năm qua, truyền thống đoàn kết ấy đã khiến nhiều quốc gia trên thế
giới phải kinh ngạc Năm 2002, đồng chí Ai Đích-Tổng bí thư đảng Cộng sản
Inđônêxia, trong chuyến đến thăm Việt Nam, đã nói với đại tướng Võ Nguyên
Giáp "Thật là lạ, ở nước các đồng chí có nhiều người, nhiều dân tộc khác
nhau, thế mà tất cả đều đoàn kết với nhau, cùng đi theo con đường của Đảng,
của cụ Hồ"* Đó quả là niềm tự hào, càng tự hào hơn vì đã có không ít người
phải công nhận "Việt Nam là một điển hình quốc gia dân tộc hiếm thấy trên
thế giới”*
Tuy có tới 54 dân tộc nhưng ở nước ta, chỉ có 4 dân tộc là Kinh, Hoa,
Khơ me và Chăm là cư trú ở đồng bằng, còn 50 dân tộc thiểu số khác hầu hết
sinh sống ở miền núi,vùng sâu,vùng xa từ miền núi Đông Bắc, qua Thanh-
Nghệ -Tĩnh đến dọc Trường Sơn - Tây Nguyên, xuống miền Đông Nam bộ
Các dân tộc tuy tập trung thành vùng nhưng không cư trú thành khu vực riêng
biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác Đến nay, hầu như không còn tỉnh, huyện
nào chỉ có một dân tộc cư trú Có những dân tộc sinh sống ở rất nhiều xã,
* Theo bài nói chuyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại hội thảo tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Trang 26huyện như Dân tộc Tày có ở 2504xã, dân tộc Khơme ở 1952 xã, Nùng ở 1607
xã, Mường 1164 xã Nhiều tỉnh có trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Hà
Giang, Lào Cai, Tuyên Quang riêng tỉnh Đắc Lắc có tới 44 dân tộc sinh
sống ở đây
Cùng với tình trạng cư trú xen kẽ, giữa các dân tộc còn có sự phân bố
dân cư không đều Đa số dân tộc Kinh sống ở đồng bằng với mật độ trung
bình từ 500 - 600 người/km2 Có nơi lên tới 800 người/km2 như Thái Bình,
Hải Dương Trong khi đó các dân tộc khác chỉ chiếm 10% dân số nhưng lại
sinh sống trên địa bàn rộng lớn với diện tích chiếm tới 2/3 diện tích cả nước,
do đó mật độ dân cư ở đây rất thấp Hiện nay, dưới sự tác động của nhiều
nhân tố, nhất là tác động của quá trình di cư đã làm bức tranh phân bố dân cư
trong cả nước có nhiều thay đổi, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Mức
độ cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng cao, nhất là giữa dân tộc Kinh và
dân tộc ít người Đặc điểm cư trú phân tán xen kẽ giữa các dân tộc một mặt
tạo điều kiện để các dân tộc gần gũi, tăng cường sự hiểu biết, hòa hợp, gắn bó
với nhau Nhờ đó các dân tộc có thể giúp đỡ nhau phát triển, từng bước thu
hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, góp phần ngăn chặn
sự nảy sinh tính ích kỷ tộc người Bởi vậy ở nước ta, tình trạng đòi li khai đòi
thành lập khu tự trị diễn ra rất ít , và đó cũng không phải là ý nguyện của
nhân dân mà chỉ là tiếng nói của một nhóm người dưới sự giật dây của bọn
tay sai phản động Mặt khác, sự khác nhau về phong tục tập quán, lối sống, sự
tranh chấp về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế là nguyên nhân làm nảy sinh mâu
thuẫn, xung đột giữa các dân tộc Tình trạng sống đan xen cũng khiến các dân
tộc dễ đánh mất bản sắc văn hoá của mình, hoà lẫn vào văn hoá của dân tộc
khác hoặc có thể quên nguồn cội Chính những bất cập này là mảnh đất tốt
cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta,
chúng luôn tìm mọi cách khoét sâu và những va chạm, mâu thuẫn ấy để làm
suy yếu khối đoàn kết của dân tộc ta, từ đó thực hiện âm mưu lật đổ thống trị
Trang 27Như đã biết, đại bộ phận các dân tộc ở nước ta sống ở miền núi, biên
giới, hải đảo, với diện tích chiếm tới 3/4 diện tích cả nước, với tài nguyên
thiên nhiên phong phú Có thể nói miền núi vừa là nơi có tiềm năng phát triển
kinh tế to lớn, vừa đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả
nước Nhiều vùng dân tộc trước kia còn là căn cứ địa cách mạng trong những
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là biên cương của Tổ quốc hay cửa
ngõ thông thương với nước ngoài Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế song cũng là địa bàn hoạt động chủ yếu của các thế lực thù địch, các tệ
nạn xã hội Với vị trí chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng như vậy, miền
núi hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng - Nhà nước trong việc
hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc
Các dân tộc ở nước ta hầu hết đều có đặc điểm riêng về văn hoá, những
nét riêng ấy đã góp phần tạo nên bức tranh văn hoá dân tộc đa dạng, phong
phú Lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo dựng nên một văn hoá, một tính
cách dân tộc Việt Nam Tuy nhiên trong cái chung ấy, mỗi dân tộc vẫn giữ
được cho mình một văn hoá, một tính cách riêng của dân tộc mình Nét riêng
ấy thể hiện trong những sinh hoạt hàng ngày, trong cách ăn, mặc, ở, trong
cách tổ chức xã hội ( Người Kinh có xóm, làng, xã; Người Thái có bản,
mường; Người Êđê có buôn, xã; Người Khơme có phum, sóc ), trong các lễ
hội, cưới xin, ma chay ,trong kho tàng văn hoá dân gian vô cùng phong phú,
có giá trị nghệ thuật lớn với"Trường ca Đam săn" của Tây Nguyên, "Trường
ca đẻ đất đẻ nước" của người Mường, "Sóng trụ xôn xao" của người Thái, các
điệu hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, với những tháp Chàm
của dân tộc Chăm, những ngôi chùa uy nghiêm của người Khơme Nam bộ
phản ánh lối sống của mỗi dân tộc cả về quá khứ lẫn hiện tại Những giá trị
văn hóa cổ truyền ấy hoà quyện với văn hóa chung của cả dân tộc tạo nên tính
cách con người Việt Nam: Kiên cường, dũng cảm, nhân hậu, vị tha, thông
minh, sáng tạo , đồng thời đó cũng là những yếu tố mầm mống của nền văn
hoá mới Ngày nay, nền văn hoá Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa văn hoá
Trang 28của dân tộc và nhân loại Đặc biệt trong nền văn hoá mới, chủ nghĩa yêu nước
được coi là hạt nhân văn hoá, là chuẩn mực về đạo đức, lối sống và vẻ đẹp
của con người Việt Nam, là nền tảng cho sự trường tồn của dân tộc Bởi
vậymột nghìn năm Bắc thuộc, một trăm năm đế quốc thực dân mưu đồ chia rẽ
dân tộc ta đều phải gánh lấy thất bại Cùng với điều đó, lòng vị tha nhân ái
cũng là nét đẹp, tạo nên cốt cách con người Việt Nam, đó là nền tảng vững
chắc, mảnh đất phì nhiêu cho đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa phát triển
Trong những nét riêng về văn hoá còn phải kể đến sự phong phú đa
dạng của ngôn ngữ dân tộc Hầu hết các dân tộc đều có tiếng nói riêng tập
trung ở 4 ngữ hệ chính
- Ngữ hệ Nam Á: với nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, nhóm ngôn ngữ
Môn - Khơme, nhóm Tày - Thái, nhóm Mông - Dao
- Ngữ hệ Nam Đảo: bao gồm ngôn ngữ của dân tộc Gia Rai, Eđê,
Chăm, Raglai, Chu Ru
- Ngữ hệ Thái - Kađai: trong đó thuộc chi Thái có các dân tộc Tày,
Thái, Mường, Sén Chay, Lào, Lư, Bố y thuộc ngữ chi Ka đai có dân tộc
Pupéo, Cờ Lao, La Chí
- Ngữ hệ Hán tạng: Với các dân tộc Hoa, Sán dìu, Lô Lô, Hà Nhì, Phu
La, Cống, Sila
Các nhóm ngôn ngữ không chỉ tập trung ở Việt Nam mà còn có mặt ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á
Ngoài ra, do điều kiện sống xen kẽ nên nhiều dân tộc còn sử dụng song ngữ
như dân tộc Xinh mun ở Tây Bắc, dân tộc Tày, dân tộc Mường Tiếng Việt
là quốc ngữ, được sử dụng làm phương tiện giao tiếp của tất cả các dân tộc
Ở nước ta hiện nay, giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch về trình độ
phát triển Sự chênh lệch ấy thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực
Trang 29Về kinh tế: Cho đến giai đoạn hiện nay, bên cạnh những dân tộc đã tiến
tới trình độ nhất định của nền kinh tế hàng hoá, đang từng bước vận động
theo cơ chế thị trường thì vẫn còn những dân tộc mới chỉ vượt qua trình độ
của nền kinh tế hái lượm, bước đầu chuyển sang nền kinh tế tự cấp, tự túc với
kỹ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu.Đặc biệt so với miền xuôi, các dân tộc ở
miền núi vẫn đang ở giai đoạn phát triển thấp Hiện nay, mặc dù đa phần dân
tộc đã định canh định cư nhưng tình trạng sống du canh, du cư vẫn còn tồn tại
ở một số dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc nhiều nơi còn khó khăn, tình
trạng đói nghèo vẫn còn khá phổ biến
Về chính trị: Trình độ nhận thức, ý thức chính trị, văn hoá chính trị
giữa các dân tộc chưa có sự đồng đều Trình độ của đội ngũ cán bộ còn yếu
kém đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người Cụ thể như năm
2003, ở Tây Bắc chỉ 30% cán bộ có trình độ trung học cơ sở, trên 80% không
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Tây Nguyên tương ứng là 12% và
76%{44;Tr.19} Số lượng cán bộ chưa đồng đều giữa các vùng, theo điều tra
năm 1996, có tỉnh lượng cán bộ chiếm tới 90% - tương đương với số dân,
nhưng có tỉnh số dân chiếm 40% nhưng cán bộ chỉ chiếm 10% Do tình trạng
chênh lệch đó nên hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở còn yếu
kém dẫn đến nhiều chủ trương chính sách của Đảng chưa thực sự xâm nhập
vào đời sống đồng bào dân tộc
Về văn hoá - giáo dục: so với dân tộc Kinh, trình độ phát triển văn hoá
- giáo dục của các dân tộc đang còn khá thấp Đặc biệt hiện nay ở một số dân
tộc, nạn mù chữ và tái mù chữ đang có chiều hướng gia tăng Theo điều tra,
năm 1989, tỉ lệ người từ 10 tuổi trở lên chưa biết chữ ở các vùng dân tộc là
83,6% thì đến năm 1999, tỉ lệ này được nâng lên tới 91,9% Còn nhiều địa
phương lên tới 100% như dân tộc Rơ măm, Ơ Đa, Brâu, Mảng Ngược lại
cũng có không ít dân tộc đã phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến tới phổ
cập trung học{38.Tr57}
Trang 30Mặc dù Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đầu tư nhưng cho đến
nay, số dân tộc có người đi học đại học chiếm tỉ lệ rất thấp Cho tới năm
2001, vẫn còn tới 10 dân tộc chưa biết đến trường đại học, cao đẳng, 10 dân
tộc chưa có học sinh học tại các trường công nhân kỹ thuật, 5 dân tộc chưa có
học sinh học tại trường trung cấp So sánh tương quan giữa các khu vực, ta có
thể thấy được mức độ chênh lệch về trình độ dân trí là khá lớn Cụ thể, năm
2001, tỉ lệ học đại học và cao đẳng ở trung du và miền núi phía bắc là 12,3%,
Bắc trung bộ 9,2%, duyên hải miền Trung 9,5%, Tây Nguyên 2,9%, đồng
bằng sông Cửu Long 1,7%{40.Tr74}
Bên cạnh giáo dục, văn hoá cũng thể hiện sự chênh lệch: Các dân tộc ở
nước ta đều có những giá trị văn hoá mang bản sắc riêng của dân tộc mình
Tuy nhiên nhiều dân tộc mới chỉ đạt đến trình độ văn hoá dân gian, chỉ có một
số ít dân tộc đạt trình độ văn hoá bác học
Về xã hội: trước cách mạng tháng Tám - 1945, phạm trù chung của xã
hội nước ta là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, hiện nay cả nước ta đang cùng
nhau xây dựng chế độ xã hội mới -xã hội xã hội chủ nghĩa Tuy vậy cho đến
nay ở một số vùng dân tộc ít ngườivẫn còn tồn tại chế độ phong kiến lãnh
chúa như Lang đạo (Mường), Phìa Tạo (Thái), Thổ Ty (Tày) Nhiều nơi còn
bảo lưu tàn dư của xã hội thị tộc - bộ lạc, của chế độ thị tộc mẫu quyền như ở
Êđê, Giarai, tàn dư của chế độ thị tộc phụ quyền như Vân Kiều, Xá cầu,
BaNa
Nét nổi bật của đồng bào dân tộc ít người là đời sống, việc làm còn bấp
bênh, tỉ lệ đói nghèo còn rất cao so với cả nước Ví dụ, ở dân tộc Dao, hộ
nghèo chiếm 37%, người Mông 31, 8%, người Xơ Đăng 78,78% Về mức
sống, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc ít người chỉ khoảng
10%, so với cả nước chỉ bằng 35%
Những năm trở lại đây, trong công cuộc đổi mới đất nước, được sự
Trang 31rất nhiều Tuy vậy khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển vẫn còn tồn
tại khá rõ nét
Tình trạng chênh lệch đó do nhiều nguyên nhân gây nên Các dân tộc ở
nước ta chủ yếu cư trú ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo, địa hình hiểm trở,
điều kiện đi lại khó khăn nên thường sống biệt lập, ít có điều kiện tiếp cận với
những thông tin, những yếu tố văn minh, với nền kinh tế thị trường Đặc biệt
điều kiện canh tác nương rẫy không ổn định và cuộc sống du canh du cư đã
khiến đời sống của người dân khá nghèo đói, bấp bênh
Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân lịch sử và hoàn cảnh tự nhiên cũng
cần thấy sự tác động của nguyên nhân xã hội Dưới ách đô hộ của bọn xâm
lược, các dân tộc thiểu số là đối tượng để chúng bòn rút, thực hiện chính sách
ngu dân Đặc biệt gần một thế kỷ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, với
chính sách chia để trị, chúng đã tách nhiều dân tộc ra khỏi cộng đồng chung
để dễ bề bóc lột, nô dịch, đời sống đồng bào dân tộc vì vậy chỉ có khó khăn,
nghèo đói, và lạc hậu.Bên cạnh đó, do điều kiện chiến tranh nên Đảng và Nhà
nước ta chưa có điều kiện quan tâm phát triển đời sống của đồng bào
Trong những năm gần đây, Đảng - Nhà nước đã có sự quan tâm, đầu tư
nhưng nhìn chung chưa đạt hiệu quả cao do chưa có sự triển khai thống nhất
và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chương trình, một số chính sách dân
tộc chưa được cụ thể hoá và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của địa
phương, chưa ưu tiên đúng mức đúng chỗ, vì vậy sự tăng trưởng kinh tế - xã
hội ở những vùng này chưa đạt kết quả như mong muốn
Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng sự yếu kém và cả
tin của đồng bào dân tộc để nói xấu Chính Phủ, chúng gieo rắc những tư
tưởng và tình trạng bất bình đẳng dân tộc, gây nên những vụ xung đột, hiềm
khích nghi kỵ lẫn nhau Chúng ra sức kích động các mặt tiêu cực của chủ
nghĩa dân tộc, rêu rao rằng người Kinh lên chiếm đoạt đất đai của đồng bào
dân tộc thiểu số, phải tiêu diệt họ để bảo vệ chủ quyền, chúng vin vào khẩu
Trang 32hiệu tự do, nhân quyền để kích động đồng bào dân tộc chống lại Chính phủ,
đòi lập quốc gia riêng như hình ảnh Nhà nước Đềga ở Tây Nguyên nhằm
phá hoại khối đoàn kết , gây mất ổn định chính trị
Trước thực trạng đó, trong chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước nhấn
mạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc để giảm sự
chênh lệch, đảm bảo bình đẳng giữa các dân tộc Bên cạnh đó, Đảng - Nhà
nước ta cũng đưa ra những biện pháp nhằm chặn đứng âm mưu và hành động
của kẻ thù, củng cố an ninh, quốc phòng, đưa đất nước tiến nhanh tiến chắc
lên chủ nghĩa xã hội
1.3.2 Yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới
Từ khi thành lập đến nay, Đảngvà Nhà nước ta luôn coi vấn đề dân tộc
là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong từng thời kỳ cách mạng,
Đảng đã đưa ra những chính sách dân tộc phù hợp, nhất quán, đem lại những
thắng lợi to lớn Song, trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta
cần có nhận thức mới, phải thấy rằng cách mạng nước ta đã chuyển giai đoạn,
vì vậy chính sách dân tộc phải bổ sung thêm những nội dung mới phù hợp với
yêu cầu thực tiễn của đất nước hiện nay
Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, chủ nghĩa thực dân đế quốc đã bị
sụp đổ hoàn toàn Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế
khách quan tác động đến tất cả các quốc gia, khu vực trên toàn thế giới Song
vấn đề dân tộc không phải vì thế mà giảm ý nghĩa, trái lại nó càng nổi lên như
vấn đề quan trọng cấp bách của thời đại Độc lập dân tộc vẫn là nội dung chủ
yếu trong tiến trình phát triển của mọi quốc gia, đoàn kết, hoà hợp dân tộc vẫn
là mục tiêu hướng tới của mọi dân tộc Tuy vậy, cho đến ngày nay, nhân loại
vẫn phải chứng kiến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đẫm máu Li khai
dân tộc và xung đột sắc tộc đang trở thành vấn đề thường trực và nóng bỏng
Trang 33Chủ nghĩa dân tộc với ý nghĩa tích cực là trào lưu hướng tới đấu tranh
đòi quyền tự quyết dân tộc và bình đẳng dân tộc, chống lại mọi tư tưởng dân
tộc lớn, dân tộc hẹp hòi thì hiện nay đang bị biến dạng thành chủ nghĩa dân
tộc cực đoan, tạo ra phong trào ly khai dân tộc, tạo ra sự bất hoà, kích động
lòng hận thù giữa các dân tộc hoặc sự tự cao tự đại quá khích về dân tộc mình
dẫn tới những cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc đẫm máu Những cuộc nội
chiến ở Bangchiapas miền Nam Mêhicô, ở Xômali, Ruanđa, Etiopia, Xuđăng,
Apganistan, đặc biệt xung đột giữa Palextin và Ixraen đã khiến không ít người
dân vô tội phải thiệt mạng Bên cạnh sự xung đột sắc tộc đó, tình hình xung
đột dân tộc cũng diễn ra khá nghiêm trọng ở Liên Xô, Nam Tư, Ban Căng
gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các quốc gia dân tộc này
Cũng phải thấy rằng những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc sự bùng nổ
của phong trào đòi li khai dân tộc ngoài nguyên nhân bên trong như mâu
thuẫn nội tại, vấn đề lịch sử còn do cả sự kích động của các thế lực phản động
với âm mưu hòng can thiệp, lật đổ, gây ảnh hưởng khu vực vì mục đích thu
lợi ích kinh tế cá nhân ích kỷ, vì âm mưu chiếm vị trí bá quyền thế giới
Trong xu thế mở cửa hội nhập hiện nay, cũng như một số quốc gia
đang phát triển, Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh không kém phần
gian khổ, gay go, phức tạp để chống nghèo nàn, lạc hậu, chống chủ nghĩa
thực dân mới dưới mọi hình thức, chống sự can thiệp và xâm lược của chủ
nghĩa thực dân đế quốc ở hàng loạt vấn đề như sự chèn ép về kinh tế, gây ảnh
hưởng lật đổ về chính trị, đồng hoá về văn hoá để bảo vệ chủ quyền và độc
lập dân tộc
Trước tình hình đó, nhiệm vụ của dân tộc ta là phải tăng cường hơn nữa
khối đại đoàn kết tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù, đảm bảo được
độc lập chủ quyền, xây dựng thành công chế độ chủ nghĩa xã hội
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, trong giai đoạn mới này, cách mạng
nước ta cần phải giải quyết tốt những yêu cầu sau:
Trang 34- Đảm bảo lợi ích của các dân tộc về mọi mặt trên cơ sở đẩy mạnh phát
triển kinh tế, văn hoá, giáo dục sao cho dân tộc nào cũng được ấm no, hạnh
phúc, nhất là các dân tộc ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc cũng như từng dân tộc theo nguyên
tắc "bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển”, đồng thời
chống kỳ thị dân tộc ,chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, cực đoan
dân tộc, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc Giải quyết thoả đáng mối
quan hệ giữa các dân tộc để tránh xung đột, hiềm khích dân tộc
Để phát huy sức mạnh dân tộc thì phải đặt đoàn kết lên hàng đầu, coi
đó là nhiệm vụ chiến lược sống còn của cách mạng Việt Nam Bởi trong giai
đoạn hiện nay, chỉ có đoàn kết mới có thể đứng vững, mới tránh được thảm
hoạ xung đột dân tộc, sắc tộc đó cũng là nhân tố đảm bảo thành công cho
công cuộc đổi mới và đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Dân tộc là vấn đề hết sức phức tạp cả về lí luận và thực tiễn đối với mỗi
quốc gia dân tộc.Chủ nghĩa Mac-Lênin với quan điểm đúng đắn về quá trình
hình thành dân tộc, về những đặc trưng chủ yếu, những quan hệ chính của
hình thức cộng đồng dân tộc , về những nguyên tắc căn bản mà các đảng công
nhân phải vận dụng để giải quyết vấn đề dân tộc ở quốc gia mình đã mở ra
con đường cho các quốc gia đi.Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa
Mac-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa
ra tư tưỏng đúng đắn và sâu sắc về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa, về việc giải quyết vấn đề dân tộc ở một quốc gia đa dân tộc như
Việt Nam, tư tưởng đúng đắn của Người đã được minh chứng bằng những
thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta Chính lí luận Mac-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và thực tiễn Việt Nam , yêu cầu của cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà
nước ta hoạch định chính sách dân tộc, đem lại ấm no, bình đẳng, hạnh phúc
cho toàn thể nhân dân ta, góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG
VÀ NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THỰ C TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Nội dung cơ bản của chính sách dân tộc giai đoạn hiện nay
Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc Bởi vậy,
ngay từ khi mới thành lập Đảng và Nhà nước ta đã xác định giải quyết vấn đề
dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.Vận dụng sáng tạo
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng
và Nhà nước luôn đề ra chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp, thể hiện tập
trung nguyên tắc“ bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Từ những điểm xuất phát ấy, chính sách
dân tộc đã được Đảng ta đề ra ngay từ cương lĩnh đầu tiên, tiếp tục được hoàn
thiện và cụ thể hoá trong Nghị quyết của các đại hội Đại biểu toàn quốc, với
những nội dung phong phú phù hợp với từng thời kỳ cách mạng
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951), Đảng chỉ rõ “Các dân tộc
sống trên đất nước Việt Nam được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn
kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc Kiên quyết chống chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi, đánh đổ âm mưu gây chia rẽ dân tộc của đế quốc và bè lũ tay
sai Cải thiện đời sống đồng bào, giúp họ tiến bộ về mọi mặt, đảm bảo họ
tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục địa phương thiểu
số”{18.Tr37} Quan điểm đó được cụ thể hóa trong Nghị quyết của Bộ chính
trị về chính sách dân tộc thiểu số (8-1952) trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hoá đồng thời được khẳng định trong Hiến pháp 1946
Sau khi miền Bắc giải phóng, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới,
cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam Lúc này khối đoàn