1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ đến sinh con tại hai bệnh viện ở hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà

29 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 523,36 KB

Nội dung

Kiến thức về chăm sóc sau sinh có ý nghĩa rất cơ bản đối với bà mẹ vì có thể giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường của bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn này, góp phần làm giả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội, 2014

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

Cơ sở đào tạo sau đại học - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Vương Tiến Hòa

2 TS Nguyễn Thị Thùy Dương

Phản biện 1: GS.TS Đào Văn Dũng

Phản biện 2: PGS.TS Lưu Thị Hồng

Phản biện 3: PGS.TS Ngô Văn Toàn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận án cấp Viện

Tổ chức tại Viện vệ sinh dịch tễ trung ương

Vào hồi: ……… giờ…………phút, ngày tháng 3 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện quốc gia

- Thư viện Viện vệ sinh dịch tễ trung ương

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Hưng (2011), “ Kiến thức, thực hành, và nhu cầu chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và

Bệnh viện đa khoa Ba Vì”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 7

(125), Tr.165-174

2 Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Nguyễn Thị Thùy Dương, Lê Anh Tuấn (2012), “Hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà cho các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh

viện Ba Vì”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXII, số 6 (133),

Tr.124-132

3 Phạm Phương Lan, Nguyễn Thị Thùy Dương, Vương Tiến Hòa (2013), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại bệnh viện tại

Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện Ba Vì năm 2011”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, số 7 (143), Tr.110-116

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPTT Biện pháp tránh thai

CS Chăm sóc CSTN Chăm sóc tại nhà CSSS Chăm sóc sau sinh CSHQ Chỉ số hiệu quả HQCT Hiệu quả can thiệp Ptct Tỷ lệ trước can thiệp Psct Tỷ lệ sau can thiệp KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình PSTW Phụ sản trung ương SKSS Sức khỏe sinh sản

TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc cùng với sự nảy sinh các mối quan

hệ mới và là bước chuyển vai trò từ "người phụ nữ" trở thành "người mẹ" Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) cho biết khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau sinh Kiến thức về chăm sóc sau sinh

có ý nghĩa rất cơ bản đối với bà mẹ vì có thể giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường của bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn này, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ-con Bổ sung và nâng cao kiến thức còn giúp các bà mẹ có thực hành chăm sóc bản thân và con một cách khoa học Trong khi nhu cầu về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ ngày càng nhiều thì gánh nặng chăm sóc sau sinh tại các cơ sở y tế công cần được chia sẻ theo những hình thức khác mà chăm sóc tại nhà là một mô hình đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới Hiệu quả của mô hình này như thế nào, có những khó khăn thuận lợi gì, liệu có được cộng đồng chấp nhận, khả năng đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sau sinh của bà

mẹ như thế nào, việc áp dụng hình thức CSSS tại nhà khác nhau ra sao ở thành thị và nông thôn, hình thức này có thể được thực hiện ở bệnh viện

cấp nào, đó là những giả thuyết để chúng tôi tiến hành đề tài : “Thực

trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội

và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà” với hai mục

tiêu nghiên cứu:

1.Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành, nhu cầu về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện huyện Ba Vì năm 2011

2 Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc tại nhà trên những bà mẹ đến sinh con tại 2 bệnh viện

2 Những đóng góp của luận án

- Tính mới: Luận án mô tả đầy đủ và chân thực kiến thức, thực hành và

nhu cầu về CSSS của bà mẹ đến sinh con tại hai bệnh viện trên địa bàn

Hà Nội năm 2011 Luận án cũng phân tích các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ, đặc biệt là phong tục, tập quán làm cơ

sở để xây dựng can thiệp CSSS tại cộng đồng

Trang 6

Đây là nghiên cứu đầu tiên về mô hình CSSS tại nhà sau khi bà mẹ xuất viện do cán bộ y tế thực hiện, có thu phí trong thời gian 10 ngày tại hai địa bàn khác nhau là thành thị và nông thôn

- Tính ứng dụng: mô hình tư vấn, hướng dẫn chăm sóc bà mẹ và sơ

sinh do cán bộ y tế thực hiện tại nhà đã làm tăng kiến thức, thực hành đúng về CSSS của bà mẹ Can thiệp này có thể được triển khai tại địa bàn thành phố và nông thôn Cán bộ y tế từ các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên

có thể thực hiện mô hình này

và 1 sơ đồ, 113 tài liệu tham khảo trong đó có 44 tài liệu tiếng Việt và 67

tài liệu Tiếng Anh, phụ lục là bộ phiếu phỏng vấn

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cộng đồng

1.1.1 Một số khái niệm:

- Giai đoạn sau sinh bao gồm thời kỳ hậu sản (postpartum) trong 6 tuần

lễ và thời kỳ sơ sinh (newborn period) trong 4 tuần lễ sau khi trẻ ra đời

- TCYTTG định nghĩa CSSS bao gồm việc theo dõi và chuyển tuyến điều trị cho bà mẹ nếu có biến chứng như băng huyết, đau, nhiễm khuẩn, ngoài ra còn bao gồm cả tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng thời

kỳ nuôi con, các tư vấn về chăm sóc sơ sinh và KHHGĐ Nội dung chăm sóc sơ sinh bao gồm cho bú sớm và bú hoàn toàn, giữ ấm, chăm sóc và giữ gìn vệ sinh rốn và phát hiện kịp thời các dấu hiệu đưa trẻ đi khám và điều trị

1.1.2 Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng

Ngay sau khi sinh, cơ thể bà mẹ đã xuất hiện những thay đổi của một

số bộ phận như tử cung, phần phụ, tiết niệu, vú Một số hiện tượng lâm sàng như co hồi tử cung, sản dịch, tiết sữa …cũng xảy ra Ở trẻ sơ sinh, cần chú ý theo dõi đến tình trạng hô hấp, bài tiết ở trẻ Phân su, hiện tượng vàng da sinh lý, núm vú phồng… là những hiện tượng sinh lý bình thường

1.1.3.1 Những nguy cơ của bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản:

Trang 7

Trong thời kỳ này, bà mẹ có thể phải đối phó với nhiều nguy cơ, trong

đó thường gặp những vấn đề về sức khỏe như đau, mệt mỏi, táo bón, mất ngủ, các vấn đề về vú, hoặc các vấn đề về tâm lý như lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm Về dinh dưỡng, bà mẹ cần một lượng từ 2.750 đến 2.975 Kcal/ngày để bồi dưỡng cơ thể và cho con bú Tuy nhiên, hiện nay theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, các bà mẹ ở Việt Nam mới chỉ đạt 76% nhu cầu tối thiểu Ngoài chế độ ăn đủ, bà mẹ còn phải bổ sung các vi chất như Sắt, Vitamin A Về lao động, vệ sinh, bà mẹ cần kiêng lao động nặng phòng tránh chảy máu, sa sinh dục, giảm lượng sữa; bà mẹ cũng phải ngủ

đủ giấc (từ 8 tiếng/ngày) để phục hồi sức khỏe Chế độ vệ sinh thân thể bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm, vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày sẽ giúp tránh được các nhiễm khuẩn Ngoài ra, bà mẹ cũng cần có thực hành tốt các biện pháp tránh thai ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ

Sơ sinh có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe như: các vấn đề về sức khỏe thông thường như nôn trớ, ỉa chảy, sốt, khó thở, vàng da sinh lý đến những triệu chứng nặng hơn như da xanh tái, hạ nhiệt độ, vàng da kéo dài

1.1.4 Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế

Tổ chức y tế thế giới đã giới thiệu nội dung CSSS từ năm 1998 và sau đó

là bản cập nhật năm 2008 Việt Nam đã phát triển nội dung CSSS trong Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ sức khỏe sinh sản năm 2009

1.2 Kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh

Trên thế giới, kiến thức và thực hành về CSSS của bà mẹ còn thiếu và yếu, một số nơi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển mang đậm ảnh hưởng của yếu tố tập quán, thói quen Bà mẹ có thể không được chăm sóc đầy đủ, khoa học Số ít có thể bị bạo hành mà hậu quả có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành CSSS của

bà mẹ thấp, đặc biệt các bà mẹ ở miền núi Nhiều bà mẹ thiếu kiến thức

về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh-lao động, nghỉ ngơi, các dấu hiệu nguy hiểm thời kỳ sau sinh, cũng như thời điểm có thể sinh hoạt tình dục trở lại

1.3 Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà do cán bộ y tế thực hiện

Chăm sóc tại nhà sau sinh do các cán bộ y tế thực hiện đã triển khai ở tất cả các nước khu vực Bắc Âu, Tây Âu và một số nước châu Á CSSS tại nhà giúp nâng cao kiến thức và thực hành CSSS cho bà mẹ, tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ và trẻ được ủ ấm Ở Việt Nam dịch vụ CSSS tại nhà đã được một số cơ sở y tế trong và ngoài công lập tiến hành từ một vài năm trở lại đây ở các thành phố lớn Giá dịch vụ khoảng từ 150.000 đến

Trang 8

700.000 đồng/buổi Hiện chưa có nghiên cứu nào phân tích sự thay đổi

về kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ khi sử dụng các dịch vụ CSSS tại nhà

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì

và tại nhà các sản phụ tham gia nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai thiết kế nghiên cứu riêng biệt tương ứng

với hai mục tiêu nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế mô tả cắt ngang:

2.2.1.1 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 đến 4/2011

2.2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

- Bà mẹ vừa sinh con:

- Đại diện người chăm sóc (thành viên trong gia đình của sản phụ)

Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu cho mẫu ngẫu nhiên đơn, p:

% phụ nữ có kiến thức CSSS đạt yêu cầu theo nghiên cứu của Lê Thị Vân, 2003 là 40% [49] q =(1-p): % phụ nữ có kiến thức về CSSS chưa đạt là 60%, d: Độ chính xác mong muốn, d=0,05, thay vào công thức, ta

có cỡ mẫu nghiên cứu là 368  

Lấy mẫu tại hai địa điểm nghiên cứu: thành thị và nông thôn, mỗi

nhóm là: 368, tổng số mẫu là: 736 bà mẹ Thực tế nghiên cứu thu nhận

được 762 bà mẹ, trong đó khu vực thành thị: 389 bà mẹ, khu vực nông thôn: 373 bà mẹ

- Đối tượng: đại diện gia đình/ người chăm sóc chính:

Tại mỗi địa bàn 10 mẫu đại diện để phỏng vấn sâu

2.2.1.4 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

Z2 1-α/2 p(1-p)

d2n=

Trang 9

Sử dụng 02 phương pháp thu thập số liệu: phương pháp định lượng: bảng kiểm và bảng câu hỏi có sẵn; phương pháp định tính: sử dụng hướng dẫn phỏng vấn sâu

2.2.2 Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng

2.2.2.1.Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2011

2.2.2.2 Đối tượng nghiên cứu: Bà mẹ sinh con trong thời gian nghiên

cứu tại 2 bệnh viện

- Nhóm can thiệp:Bà mẹ sinh tại 2 bệnh viện được chọn trong thời gian

nghiên cứu, sống tại Hà Nội và các vùng lân cận, có sử dụng dịch vụ

chăm sóc tại nhà và đồng ý tham gia nghiên cứu

- Nhóm chứng: Bà mẹ sinh tại 2 bệnh viện trong thời gian nghiên cứu,

sống tại Hà nội, không sử dụng bất kỳ hình thức chăm sóc tại nhà nào (kể

cả nhờ cán bộ y tế đến khám) và đồng ý tham gia nghiên cứu

- Các đối tượng nghiên cứu khác đại diện gia đình, người chăm sóc bà

mẹ - trẻ sơ sinh và cán bộ y tế đi chăm sóc tại nhà

2.2.2.3 Cỡ mẫu:

- Phần nghiên cứu định lượng: đối tượng nghiên cứu là bà mẹ

2 2 1

2 2 2

1 1

1 )

2 / 1 ( 2

1

) (

] ) 1

( )

1 ( [ )

1 ( 2 [

p p

p p

p p

Z p p

Z n

n

− +

− +

= n2 = 468 Lấy thêm 10% đề phòng một số bà mẹ không tham gia được đến khi kết thúc nghiên cứu, được cỡ mẫu là n nhóm can thiệp = n nhóm chứng =

519 bà mẹ Tổng mẫu: 1038 bà mẹ

Để tránh sai số do chọn mẫu không ngẫu nhiên, các bà mẹ trong nhóm chứng được chọn ghép cặp theo độ tuổi, số con sống và mức thu nhập trung bình/tháng

- Phần nghiên cứu định tính: bao gồm 10 bà mẹ, 10 đại diện gia đình, cán

bộ y tế: 06

Trang 10

2.2.2.4 Mô tả can thiệp sử dụng trong nghiên cứu này

- Mô tả chung: mô hình can thiệp CSSS tại nhà là dịch vụ tư vấn và

thăm khám cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời gian 10 ngày sau khi ra viện, được thực hiện bởi cán bộ y tế, có thăm khám, có thu phí

- Mục tiêu của can thiệp: Tăng kiến thức và thực hành đúng của bà mẹ về CSSS và kịp thời phát hiện các bất thường về mặt sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ sau sinh

- Thời gian can thiệp: 10 ngày sau khi ra viện

- Địa điểm can thiệp: Tại nhà sản phụ

- Nội dung can thiệp: theo nội dung chăm sóc sau đẻ được in trong

Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Giá dịch vụ: trung bình: ở thành phố từ 250.000- 430.000 đ/lần, ở nông thôn từ 125.000đ -215.000 đ/lần

2.3.5 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu

Thang điểm đánh giá về kiến thức và thực hành của bà mẹ Tổng điểm kiến thức: 42 điểm, trong đó: nhận biết về dấu hiệu nguy hiểm: 13 điểm,

vệ sinh, lao động: 10 điểm, dinh dưỡng: 10 điểm, KHHGĐ: 9 Tổng điểm thực hành: 15 điểm Quy định: Nếu số điểm đạt ≥50% thì coi như đã đạt

yêu cầu

2.4 Xử lý và phân tích số liệu

-Số liệu được nhập bằng phần mềm EPIDATA 3.1, phân tích trên phần mềm STATA 10 bằng phương pháp phân tích thống kê thông thường Kết quả trình bày dưới dạng các tần suất, tỷ lệ %, tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy 95% và giá trị p

- Đánh giá can thiệp: sử dụng chỉ số hiệu quả (CSHQ) và Hiệu quả can thiệp (HQCT)

- Số liệu định tính: phỏng vấn sâu, ghi âm, gỡ băng và viết thông tin dưới dạng văn bản Sử dụng để trích dẫn trong phần kết quả và bàn luận

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện huyện Ba Vì

3.1.1 Thực trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình

3.1.1.1 Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu

Tổng số có 762 bà mẹ tham gia nghiên cứu tại hai bệnh viện, trong đó nông thôn chiếm 49%, thành thị chiếm 51% Hầu hết các bà mẹ nằm

Trang 11

trong độ tuổi dưới 30 (57,5%), trình độ học vấn khá cao từ cao đẳng trở lên (71,5% trong nhóm thành thị, 53,5% trong nhóm nông thôn) Có sự khác biệt giữa hai nhóm về trình độ học vấn và nghề nghiệp Có hơn 1/2

số bà mẹ tham gia nghiên cứu có tổng thu nhập hàng tháng 1-3 triệu đồng Số con trung bình là 1,5

Có 60,9% các bà mẹ tham gia nghiên cứu chọn phương pháp sinh mổ Đặc điểm mang thai bình thường là 90,8%, tỷ lệ trẻ sinh non và bệnh lý thấp: 8,2% Cân nặng trẻ sơ sinh trên 2.500g chiếm đa số

3.1.1.2.Điều kiện sinh hoạt và chăm sóc sau sinh của bà mẹ

Có sự khác biệt về điều kiện sinh hoạt ở nông thôn và thành thị về hình thái nhà ở, nguồn nước sạch sinh hoạt (4,6% bà mẹ thành thị sử dụng nước giếng khoan, tỷ lệ này trong nhóm các bà mẹ nông thôn là 26,2%, p<0,001) Người giúp đỡ chủ yếu cho phụ nữ sau sinh lần lượt là mẹ chồng (55,2%), mẹ đẻ (52%), chồng (44,3%), người giúp việc (12,3%), chị em gái (9,8%) Số bà mẹ không có người giúp chiếm tỷ lệ không đáng kể: 0,5% Trong khi các bà mẹ ở thành thị lấy thông tin chủ yếu từ: cán bộ y tế (46,5%) và Internet (46,2%) thì nguồn cung cấp thông tin chủ yếu của các bà mẹ ở nông thôn là: mẹ đẻ (43,3%) và mẹ chồng (42,5%)

3.1.1.3 Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh

- Sức khỏe bà mẹ: Tỷ lệ bà mẹ có các vấn đề về sức khỏe chiếm tỷ lệ từ

10-20%, trong đó các vấn đề sức khỏe thường gặp nhất lần lượt là đau và

ra máu, nhiễm khuẩn và các vấn đề tuyến vú Tỷ lệ các bà mẹ nông thôn gặp các vấn đề sức khỏe sau sinh luôn cao hơn các bà mẹ ở thành thị Các

bà mẹ ở nông thôn có nhiều áp lực về cảm xúc hơn các bà mẹ ở thành thị (mất ngủ là 17,3% so với nhóm thành thị là 5,4%), cảm thấy quá sức là 7,7% so với nhóm thành thị 2,2%) và tự trách bản thân là 2,85% so với

0% bà mẹ thuộc nhóm thành thị)

- Sức khỏe trẻ sơ sinh :Ở trẻ sơ sinh, vấn đề sức khỏe hay gặp nhất là

các vấn đề khác (6,1%) và vàng da (3,5%) Trẻ sơ sinh ở nông thôn gặp

các vấn đề sức khỏe sau sinh có xu hướng nhiều hơn nhóm thành thị

3.1.2 Thực trạng kiến thức về chăm sóc sau sinh của bà mẹ

3.1.2.1 Kiến thức về các tiêu chí chuyên biệt

Trang 12

Lao động, vệ sinh

Dinh dưỡng KHHG Đ

Đạt Không đạt

Biểu đồ 3.1 Kiến thức của bà mẹ trên một số tiêu chí chăm sóc sau sinh

Về các nhóm kiến thức chuyên biệt, kết quả cho thấy các bà mẹ có tỷ lệ đạt cao nhất về dấu hiệu bệnh (38%), tiếp đến là KHHGĐ (33,8%), lao động- vệ sinh (21,7%) và dinh dưỡng đạt thấp nhất (13%)

Bà mẹ cho rằng thời kỳ sau sinh khá an toàn với mẹ và con Họ tỏ ra khá thụ động trong việc chăm sóc bản thân và con cái trong thời gian này

vì đã có thành viên khác của gia đình giúp đỡ

“…Em chỉ mong sao mẹ tròn, con vuông là được rồi, chứ những việc chăm sóc cho mẹ con trong thời gian này thì đã có bà nội, bà ngoại lo hết

hộ rồi Yên tâm lắm chị ạ…” (BM03PSTƯ)

Tâm lý chủ quan, cho rằng thời kỳ hậu sản là an toàn cũng khá phổ biến với những người trong gia đình:

“ Ôi dào, chỉ lo lúc đẻ thôi…Các cụ bảo: người chửa-cửa mả…chứ bây giờ thì lo gì Cứ ăn, ngủ nghỉ cho khỏe mà nuôi con tốt thôi…” (GD07BV)

3.1.2.2 Kiến thức chung về CSSS

Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS

Trang 13

Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS vẫn còn hạn chế, chỉ có 36,2% số

bà mẹ đạt yêu cầu về kiến thức theo thang điểm kiến thức đặt ra tại nghiên cứu này

3.1.3 Thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ

3.1.3.1 Các thực hành theo tiêu chí cụ thể

Bảng 3.21 Các thực hành về lao động, vệ sinh sau sinh

xét theo địa bàn cư trú

n=389

Nông thôn n=373

Tổng n=762

Về vệ sinh, lao động, phần lớn các bà mẹ có kiến thức cần lao động nhẹ, ngủ nhiều sau sinh Tuy nhiên, vẫn có bà mẹ thực hiện kiêng khem,

có 1/3 các bà mẹ không vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày (34,4%)

Bảng 3.22 Thực hành về dinh dưỡng theo địa bàn cư trú

N=389

Nông thôn n=373

Tổng n=762

n % n % N %

Chế độ ăn của bà mẹ

Trang 14

3.1.3.2.Thực hành chung của bà mẹ về CSSS

Biểu đồ 3.4 Thực hành chung của bà mẹ về CSSS

Tỷ lệ đạt về thực hành của bà mẹ trong nghiên cứu này là 34,6% gần với tỷ lệ đạt trong nghiên cứu của Lê Thị Vân là 35,4% (Biểu đồ 3.4)

Ngày đăng: 25/07/2014, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w