skkn kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài - trường thcs bình lăng

17 2K 0
skkn kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài - trường thcs bình lăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ TRANH ĐỀ TÀI - TRƯỜNG THCS BÌNH LĂNG Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài Như chúng ta đã biết, dạy các môn khoa học tự nhiên đã khó, trừu tượng như Mỹ thuật lại càng khó hơn. Cảm nhận khó, sáng tạo khó, dạy học sinh cách cảm nhận và sáng tạo Mỹ thuật là một điều rất khó. Cho nên cách thức truyền đạt của người giáo viên Mỹ thuật là cả một nghệ thuật. Sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học từ quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đối với môn Mỹ thuật cũng là một cuộc cách mạng, thông qua con đường ấy cái bản chất của Mỹ thuật sẽ ngấm sâu vào tâm hồn học sinh của chúng ta. Đó là cái đích của đội ngũ giáo viên Mỹ thuật chúng ta cần phải thực hiện. Ngày nay, cái đẹp trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người. Tất cả những gì phục vụ cho con người đều cần đẹp về hình thể và màu sắc. Và khi cuộc sống ngày càng cao thì cái đẹp lại càng trở nên quan trọng, có thể nói nó đóng góp một phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Vì thế, dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông là cần thiết. Với nhiều lợi thế, môn Mỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho học sinh học có điều kiện thể hiện qua các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học, góp phần hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, hiện nay việc dạy – học Mỹ thuật ở bậc THCS vẫn còn nhiều bất cập từ việc cho học sinh hiểu, vận dụng được kiến thức tới bài thực hành; cách truyền thụ kiến thức của người dạy. Việc học sinh lĩnh hội được đầy đủ kiến thức để áp dụng vẽ được một bức tranh có hiệu quả cao nhất còn phụ thuộc vào rất nhiều ở yếu tố người dạy. Chính vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế môn Mỹ thuật ở bậc THCS, tôi xin được trao đổi một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, đặc biệt thể hiện các bức tranh vẽ theo đề tài. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết vẫn còn những hạn chế nhất định, mong các đồng chí đồng nghiệp nhất là các đồng chí đang trực tiếp giảng dạy môn Mỹ thuật đóng góp ý kiến, cùng thảo luận góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong thời kì mới. Xin chân thành cảm ơn! Chi Lăng, ngày 01 tháng 5 năm 2009 Người viết Nguyễn Văn Lam Nhìn nhận về kết quả của chương trình Mỹ thuật ở bậc THCS, tôi thấy rằng bộ môn Mỹ thuật đ• giúp các em có rất nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật. Khía cạnh nghệ thuật ở đây có thể chỉ là những bức tranh ngộ nghĩnh do chính tay các em vẽ mà khi nhìn vào đó thì người ta có thể bắt gặp được bao nhiêu là ước mơ, khát vọng được biểu hiện một cách khoáng đạt với những yếu tố màu sắc và hình hài ngồn ngộn chất trẻ thơ. Hay đơn giản hơn là cách mà các em vận dụng những hiểu biết thẩm mĩ để ăn mặc sao cho đẹp, để trao đổi và học hỏi nhau về những điều làm cho học trò trở nên văn minh hon trong học tập và sinh hoạt tại trường. Và hơn lúc nào hết đó là sự cảm nhận bước đầu với cái đẹp, với nghệ thuật làm đẹp, từ đó hình thành trong các em ý thức tự làm đẹp. Trong môn Mỹ thuật ở bậc THCS các em được làm quen với rất nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh theo đề tài là một phân môn rất quan trọng, là tổng hợp của tất cả các phân môn khác vì vậy việc hướng dẫn các em hiểu và vẽ đúng đề tài yêu cầu là một vấn đề rất quan trọng của giáo viên hướng dẫn. Không phải cứ lúc nào giáo viên nêu yêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức và kĩ năng thực hành vì đối tượng học sinh không đồng nhất. Trong quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Vì thế giáo viên phải hiểu được học sinh của mình nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh. Cụ thể, đối với môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát triển tốt có hiệu quả trong môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng. Vậy trí tưởng tượng đối với các em có tầm quan trọng như thế nào? Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ của các em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh, rất hồn nhiên đầy chất ngây thơ của chính các em. Vì thế khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài. Cho đến bây giờ nhìn lại những thành quả có được từ phía các em ở các môn học trong đó có Mỹ thuật tôi mới thấy được đổi mới phương pháp dạy và học là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục đáp ứng được nhu cầu phát triển của x• hội hiện nay. Kết quả đánh giá, xếp loại trong năm học 2008 – 2009 của học sinh trường THCS Bình Lăng: Lớp Sĩ số Giỏi Khá T. Bình Yếu 6A 34 6B 35 6C 37 6D 36 Cộng 142 7A 42 7B 41 7C 42 7D 41 Cộng 126 8A 42 8B 44 8C 45 8D 45 Cộng 176 9A 36 9B 38 9C 36 9D 33 9E 36 Cộng 179 Như vậy để có được kết quả như trên, tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài thực hành là rất quan trọng. Hội hoạ đối với các em nói chung, học sinh nói riêng là cả một thế giới muôn hình muôn vẻ, với những nét ngây thơ và sinh động, các em không vẽ theo một quy luật nhất định nào mà vẽ dựa trên cảm xúc do môi trường thẩm mỹ tạo nên chứ không phải do hiểu biết kỹ về cuộc sống, các em thường vẽ theo trí nhớ vẽ theo các biểu tượng được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn là vẽ theo mẫu thực. Chính vì những lí do trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm thực tế giảng dạy mà tôi đ• áp dụng trong những năm vừa qua. 1. Thực trạng: Trong quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. Vì thế giáo viên phải hiểu được học sinh của mình, nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy bộ môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông tôi nhận thấy: * Học sinh chưa bắt nhịp với bộ môn, vẫn cho rằng bộ môn Mỹ thuật là môn học phụ. * Chuẩn bị phương tiện học - tập sơ sài. * Tư liệu phục vụ môn học còn hạn chế. * Vẽ theo cảm tính, suy nghĩ độc lập cá nhân. * Tinh thần tự học, sáng tạo chưa cao. 2. Nguyên nhân: Xét về nguyên nhân, tôi nhận thấy: * Trước tiên chúng ta – những người trực tiếp đang xây dựng nền tảng giáo dục – vẫn xem nhẹ tầm quan trọng môn học. * Giáo viên hướng dẫn chưa thực sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, sự tác động qua lại của phân môn với các môn học khác. * Khai thác nội dung ở khía cạnh hạn hẹp. * Tính liên hệ thực tiễn chưa cao. * Chưa khơi dậy được tính sáng tạo trong tâm hồn trẻ. * Dạy theo tính áp đặt, hoàn thành mục tiêu của bài nhưng ở mức hoàn thành thấp, chống đối. * Cụ thể, với môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập, nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát triển tốt có hiệu quả trọng môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng. 3. Giải pháp – kinh nghiệm thực tiễn: Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ của các em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh, rất hồn nhiên đầy chất ngây thơ của chính các em. Vì thế khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài . Trong phân phối chương trình môn Mỹ thuật ở bậc THCS, phân môn vẽ theo đề tài bao gồm 34 tiết: * Khối 6: 9 tiết. * Khối 7: 11 tiết * Khối 8: 10 tiết. * Khối 9: 4 tiết. Như vậy so 34/123 tiết ta thấy phân môn vẽ tranh theo đề tài chiếm 1/4 trong tổng số tiết thực học, do đó có thể khẳng định việc vẽ được một tranh vẽ theo đề tài đạt hiệu quả cao là vấn đề tương đối phức tạp cả người học lẫn người hướng dẫn. Như đ• dẫn, giữa nhận thức và lĩnh hội kiến thức của người học, hướng dẫn, định hướng của người dạy quyết định rất lớn đến kết quả bài vẽ của người học. Để có được bức tranh đề tài có kết quả cao người học sinh cần phải có một trí tưởng tượng tốt, do vậy người giáo viên cần phải trang bị học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là quan sát ghi nhớ và tưởng tượng. Tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể khác nhau sẽ có sự định hướng riêng. Song về cơ bản, hướng người học phát huy trí tưởng tượng để đóng vai trò làm tư liệu giúp ích trong việc vẽ tranh là quan trọng.Từ bài học đầu tiên môn Mỹ thuật ở bậc THCS (Luật xa gần, cách vẽ tranh đề tài), tôi luôn chú trọng người học làm quen với phân môn, biết cách sưu tầm tư liệu để phục vụ môn học. VD: Tiết 9: Vẽ tranh - Đề tài học tập (lớp 6). Học sinh là đối tượng người học nên nội dung này gắn liền với tâm lí lứa tuổi của các em. Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy tính tích cực học tập của các em? Trước tiên theo tôi nên khơi gợi một số hình ảnh quen thuộc của các em như: Học nhóm, học trên lớp, học ở nhà, học ngoài sân trường để các em định hình được nhiệm vụ của người học từ đó hình thành và cung cấp kiến thức về hình ảnh cho các em.Đối với nội dung như thế này yêu cầu ở giáo viên hướng đẫn cần nhiều tư liệu khác nhau từ tranh của họa sĩ đến tranh vẽ của học sinh để từng bước các em có những phép so sánh cụ thể hơn. Tôi xin trình bày một cách thiết kế mà tôi đ• áp dụng mang lại nhiều hứng thú và đạt hiệu qủa cao trong học tập của các em tại trường THCS Bình Lăng: I. Mục tiêu bài học: - HS thể hiện được tình cảm yêu mến thầy , cô giáo, bạn bè, trường, lớp học thông qua tranh vẽ. - Luyện cho học sinh tìm bố cục theo chủ đề. - HS vẽ được tranh vẽ về đề tài học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh của các họa sĩ và học sinh về đề tài Học tập. - Hình minh họa cách vẽ. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh có liên quan đề tài. - Đồ dùng học vẽ. III. Tiến trình dạy – học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: ? Em h•y trình bày các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - Gv giới thiệu nội dung bài học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nội dung đề tài rất phong phú. - Gv yêu cầu HS đọc phần I/SGK. -Gv cho HS quan sát một số tranh ? Nhận xét nội dung từng bức tranh. ? Nội dung của những bức tranh trên thể hiện những nội dung gì. ? Nhận xét hình ảnh chính, phụ trong các bức tranh trên. ? Màu sắc được thể hiện trên những bức tranh đó như thế nào. - GV yêu cầu một số HS nêu các hoạt động học tập. ? Em định chọn nd gì để thể hiện? ? Em định đặt mảng chính, phụ ntn, ở đâu? - GV kết luận chung. - GV giới thiệu thêm một số tranh khác và phân tích để giúp HS hình dung rõ thêm về nội dung học tập, cách tìm hình ảnh, sắp xếp bố cục, cách thể hiện màu sắc trong từng bài vẽ cụ thể. - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung học tập. - HS đọc thầm. - HS quan sát - Học sinh trả lời - HS nêu. - HS nhận xét. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS nhắc lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Chọn nội dung - Tìm bố cục - Vẽ phác hình ảnh chính, phụ. - Vẽ chi tiết, sửa hình. - Vẽ màu, hoàn thiện bài. ? Để tiến hành vẽ tranh đề tài ta tiến hành theo các bước ntn? - GV nhận xét. - GV minh họa nhanh một nội dung học tập và hướng dẫn HS thực hiện trình tự các bước. - HS trả lời. - HS nghe. - HS theo dõi. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Vẽ 1 bức tranh về đề tài học tập - Khổ giấy A4 - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS có cách sắp xếp hợp lí, chưa hợp lí. ? Nhận xét cách sắp xếp, cách thể hiện màu sắc trong các bức tranh trên. ? Trong các bức tranh trên em lựa chọn theo cách vẽ nào? Vì sao? - GV phân tích, rút ra kết luận chung. - Gv Qsát theo dõi từng bước tiến hành gợi ý giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động trong khi làm bài - Động viên HS suy nghĩ tìm bài - HS quan sát. - HS nhận xét. _ HS lựa chọn. - HS nghe, quan sát. - Học sinh làm bài Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nhận xét về nội dung, bố cục, màu sắc - Gv cho học sinh treo bài lên bảng - Gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Học sinh mang bài lên bảng- Nhận xét đánh giá bài của bạn. 4. Củng cố dặn dò : - Hoàn thiện bài vẽ. - Tập vẽ một tranh khác mà em thích. - Chuẩn bị bài học sau. Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn, chúng ta cũng không nên quá cứng nhắc áp đặt theo cách máy móc, dập khuôn dẫn đến việc các em thực hiện không có tính sáng tạo. Việc kích thích tính sáng tạo trong thực hành bài vẽ là rất cần thiết để hiệu quả bài vẽ được nâng cao. Thường thì trong quá trình hướng dẫn học sinh cách vẽ, chúng ta thường chú ý nhiều đến việc sắp xếp bố cục ra sao, hình vẽ như thế nào trong khi nội dung của đề tài không được chú ý. Vậy khai thác đề tài cần được lồng ghép thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện để các em hình dung đến hình ảnh cần vẽ từ đó mới biết cách sắp xếp hình vẽ như thế nào là phù hợp. Không những vậy, giáo viên hướng dẫn cần khơi gợi những hình ảnh liên quan để các em hình thành tính liên hệ trong bài vẽ. Với đối tượng học sinh không đồng đều nên việc hướng dẫn khai thác được khía cạnh nội dung là tương đối quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy và học luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhưng đổi mới sao cho phù hợp với lứa tuổi với điều kiện thì đòi hỏi những người giáo viên chúng ta phải tự đặt ra những câu hỏi và cùng giải quyết sao cho phù hợp với từng trường, từng cơ sở. Khi lên lớp tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê, quá trình thực nghiệm cho thấy giáo viên cởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, đặc biệt là phân môn vẽ tranh đề tài này. Năng khiếu của học sinh được bộc lộ nhiều và rõ nhất là thể hiện ở bài vẽ theo đề tài, thông qua bài vẽ của học sinh thì giáo viên có thể nhận thấy khả năng Mĩ thuật của học sinh thông qua hình vẽ, màu sắc và cách xây dựng bố cục. Vì vậy phong cách dạy vẽ theo đề tài thì cũng 1 đề tài nhưng gợi ý cho học sinh bằng nhiều cách thể hiện khác nhau, có nghĩa là các em mỗi em có cách thể hiện đề tài bằng nhiều hình tượng khác nhau trong 1 đề tài. Cách vẽ tranh khuyến khích sự sáng tạo của các em, miễn sao cho đúng được yêu cầu của thể loại và mỗi bài vẽ mà cách thể hiện nhẹ nhàng hơn. Ngoài việc khơi gợi tính sáng tạo, tạo không khí lớp học, chúng ta cần nắm vững nội dung và mục tiêu bài học để có hướng khai thác tốt hơn. Trong quá trình hướng dẫn ngoài việc khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo cần cung cấp tư liệu phong phú sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tôi xin giới thiệu một cách khai thác nội dung bài giảng Mỹ thuật lớp 9 Bài 5: Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương A. Mục tiêu bài học: * HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh. * HS biết cách tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh về tài Phong cảnh quê hương * HS yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: +Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ. +Sưu tầm tranh phong cảnh của các họa sĩ trong nước và ngoài nước. +Bài của học sinh năm trước. 2. Học sinh: +Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh. +Nghiên cứu bài học. +Giấy vẽ A4. +Màu, chì, tẩy… C. Tiến trình dạy – học: 1. ổn định. 2. Kiểm tra: ? Nêu khái niệm tranh vẽ tĩnh vật. 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức - GV giới thiệu một số tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật. ? Nhận xét về nội dung của từng tranh. ? Vậy tranh nào là tranh phong cảnh, vì sao em biết. ? Nêu khái niệm tranh phong cảnh. - GV giới thiệu thêm một số tranh phong cảnh. ? Em sẽ vẽ những hình ảnh nào trong tranh vẽ của em. - GV kết luận chung: - GV treo hình minh họa cách vẽ và thuyết giảng. - GV thực hiện nhanh trên bảng một số cảnh. - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước. ? Nhận xét về cách tìm nội dung, vẽ hình, vẽ màu. ? Em chọn cách vẽ nào, vì sao. - GV phân tích, kết luận. - GV bao quát chung. - HS quan sát. - HS nhận xét. - HS nêu. - HS quan sát. - HS kể. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS nêu lại cách vẽ. - HS theo dõi. - HS quan sát. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hành theo cá nhân trên giấy A4. I.Tìm, chọn nội dung đề tài: [...]... chung - HS đọc thầm - HS quan sát - HS trả lời - HS nhận xét - HS nêu - HS nêu - HS khác bổ xung - HS theo dõi - HS lắng nghe - HS quan sát - HS nêu - HS theo dõi - HS nhận x - HS nêu - HS thực hành theo cá nhân I.Tìm, chọn nội dung đề tài: - Tranh 1: Đi chợ tết - Tranh 2: Nấu bánh trưng - Tranh 3: Chúng em xem múa sư tử - Tranh 4: Chơi đu - Tranh 5: Trồng cây - Ngày Tết và mùa xuân II Cách vẽ: +... án:Khối 8 Bài 9: vẽ tranh Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam I./Mục tiêu: - HS hiểu được nội dung đề tài, và cách vẽ tranh - HS vẽ được tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam - Thể hiện tình cảm đối với các thầy cô giáo II./ đồ dùng: Thiết bị trình chiếu điện tử Sưu tầm các tranh về đề tài Một số tranh không thuộc đề tài ngày NGVN để so sánh Bài vẽ cuả HS năm trước III./ Tiến trình dạy - học Nội dung HĐ... mùa xuân • HS vẽ hoặc cắt, xé dán giấy màu một tranh về ngày tết và mùa xuân B Chuẩn bị: 1 Giáo viên: + Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài ngày tết và mùa xuân + Bộ tranh về đề tài ngày tết và mùa xuân MT 6 + Hình minh hoạ cách vẽ 2 Học sinh: + Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài ngày tết và mùa xuân + Đồ dùng học vẽ C Tiến trình dạy – học: 1 ổn định 2 Kiểm tra: + Đồ dùng của HS ? Nêu cách vẽ tranh đề tài + GV nhận... Tập vẽ một tranh khác mà em thích về đề tài ngày tết và mùa xuân Sưu tầm thêm các tranh , ảnh về đề tài ngày tết và mùa xuân Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét đều Chuẩn bị cho bài học sau Khối 7: Bài 4 Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh I/ Mục tiêu - HS hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ - Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh. .. Chuẩn bị: - Sưu tầm 1 số tranh về đề tài phong cảnh - Bài vẽ của HS năm trước về phong cảnh III/ Tiến trình dạy - học Nội dung HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 1 ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ (?) Nêu các bước tiến hành tạo hoạ tiết trang trí? - Y/c một bàn mang vở bài tập lên chấm - Nhận xét ý thức học bài ở nhà - 1 em lên trả lời 3 Bài mới - Ghi đầu bài a/ HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét - Cho... cảnh - Quan sát tranh HS trả lời b/ HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ: - Treo TQ: Các bước vẽ tranh phong cảnh + B1: Suy nghĩ, lựa chọn hình ảnh và phân chia mảng chính phụ + Bước 2: Vẽ phác = những nét đơn giản + B3: Vẽ chi tiết (vẽ chi tiết ở hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau) + B4: Chỉnh sửa + tô màu (Hình MH các bước vẽ tranh P.C) - Quan sát hình MH - Lắng nghe - Ghi nhớ các bước c/ HĐ3: Hướng dẫn. . .- Thể hiện những cảnh đẹp của quê hương đất nước trên mọi vùng miền thông qua suy nghĩ và cảm xúc của người vẽ II Cách vẽ: - Lựa chọn nội dung đề tài - Vẽ phác mảng cho phần hình ảnh chính, phụ - Vẽ phác hình ảnh chính, phụ - Vẽ chi tiết, sửa hình - Vẽ màu III Thực hành: - Vẽ một bức tranh phong cảnh quê hương em mà em thích theo khổ 20 x 25 cm./ D Củng cố – tổng kết: HS trưng bày kết quả bài vẽ. .. nào - GV cho HS quan sát thêm một số bức tranh khác có cùng nội dung đề tài và phân tích - GV bổ xung, kết luận chung: - GV minh hoạ một nội dung và phân tích, hướng dẫn trên hình minh hoạ - GV yêu cầu học sinh nhắc lại - GV cho HS quan sát một số cách vẽ của HS năm trước ? Nhận xét cách sắp xếp bố cục, cách khai thác nội dung, cách vẽ hình ? Em chọn cách thể hiện nào ? Vì sao - GV bổ sung, kết luận -. .. xét chung: + Cách tìm nội dung + Cách sắp xếp bố cục + Vẽ màu Động viên, khuyến khích những HS có bài làm tốt Nhắc lại nội dung bài học Rút ra bài học chung E Bài tập: Hoàn thành bài vẽ Tập vẽ một tranh khác mà em thích có cùng nội dung đề tài Chuẩn bị cho bài học sau * Hoặc khối 6: Bài 22: Vẽ tranh : Đề tài ngày tết và mùa xuân A Mục tiêu bài học: • HS yêu quê hương, đất nước thông qua việc tìm hiểu... dung cần vẽ + Vẽ phác mảng cho phần hình ảnh chính, phụ + Vẽ phác hình ảnh chính, phụ + Vẽ chi tiết, sửa hình + Vẽ màu, hoàn thiện bài III Thực hành: - Em h•y vẽ một bức tranh về đề tài ngày tết và mùa xuân mà em thích theo khổ 20 x 25cm./ D Củng cố – tổng kết: HS trưng bày kết quả học tập Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét chung, động viên khuyến khích những HS có bài vẽ đúng, đẹp Rút ra bài học chung . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ TRANH ĐỀ TÀI - TRƯỜNG THCS BÌNH LĂNG Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài Như chúng ta đã biết, dạy các môn khoa học tự. đề. - HS vẽ được tranh vẽ về đề tài học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh của các họa sĩ và học sinh về đề tài Học tập. - Hình minh họa cách vẽ. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh. dung học tập. - HS đọc thầm. - HS quan sát - Học sinh trả lời - HS nêu. - HS nhận xét. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS nhắc lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan