PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC HIỆP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ TRANH ĐỀ TÀI - Họ và tên: Tống Hoàng Phong - Ch
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC HIỆP
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ TRANH ĐỀ TÀI
- Họ và tên: Tống Hoàng Phong
- Chức vụ: Giáo viên Trường Tiểu học Phước Hiệp
Trang 2Đề tài:
NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ TRANH ĐỀ TÀI
Phần mở đầu
I Bối cảnh của đề tài:
Trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng bao gồm rất nhiều môn học, đặc trưng của mỗi môn học có khác nhau, nếu như việc dạy Toán, Tiếng việt không nhầm đào tạo học sinh thành nhà chuyên môn thì việc dạy học vẽ không nhằm đào tạo học sinh thành họa sĩ
Cùng với các môn học khác, vẽ tranh cung cấp cho học sinh những kiến thức giáo dục về thẩm mĩ , tập cho các em nhìn ra cái đẹp, tiếp đó là bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ góp phần tạo nên sự hình thành nhân cách toàn diện cho các
em
II Lý do chọn đề tài:
Theo qui luật phát triển của tự nhiên một khi đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu thẩm mĩ càng phát triển Chính vì thế trong dạy học mĩ thuật nói chung , trong vẽ tranh nói riêng phải làm sao cho học sinh biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp
Đối với các em có năng khiếu học vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn kì lạ, những bức tranh đầy sáng tạo của các em làm chúng ta từ ngạc nhiên đến cảm động, từ vui mừng đến hi vọng Không hẳn em nào thích là vẽ đẹp ngay mà cần
có sự hướng dẫn một cách khéo léo của giáo viên với những phương pháp phù hợp giúp cho các em nắm vững cách vẽ một cách hiệu quả nhất Trong những năm qua các hoạt động thi vẽ tranh được chú trọng, những ai quan tâm đến việc dạy học vẽ tranh đề tài thì luôn đặt ra câu hỏi: Có những biện pháp nào đơn giản, dễ hiểu giúp học sinh tiếp thu và làm tốt bài vẽ ? Do vậy tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu và đề ra “Những biện pháp hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài” để
nâng cao chất lượng bài vẽ
Trang 3III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình Mĩ thuật và phương pháp dạy Mĩ thuật tiểu học
- Học sinh Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5
- Tìm hiểu thái độ học tập của các em;
- Phân loại học lực môn của học sinh; kết quả học tập qua một số năm
IV Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của ngành, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn Mĩ thuật Để nâng cao nhận thức của học sinh để giờ học thật sự hấp dẫn có tính nghệ thuật nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh thông qua việc tổ chức dạy và học
- Giáo dục và rèn luyện cho học sinh yêu thích môn học giúp cho các em phát triển toàn diện các kiến thức Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và yêu quý những sản phẩm mĩ thuật do các em tạo ra
- Cung cấp cho các em một số kiến thức ban đầu về vẽ tranh, bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích làm quen một số kĩ năng cơ bản về vẽ, phát huy tính tưởng tượng, sáng tạo, yêu thích cái đẹp, nuôi dưỡng tư tưởng tình cảm về tính thẩm mĩ trong học sinh đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh tiểu học, góp phần hình thành nhân cách con người mới
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Trước đây phần đông học sinh khi thực hành vẽ tranh là vẽ ngay không theo quy trình, không phân biệt hình ảnh chính hình ảnh phụ hoặc vẽ chỉ có hình ảnh chính, hình vẽ chưa rõ nội dung Trong khi thực hiện đề tài tôi thấy bài vẽ của học sinh cho dù chưa đẹp nhưng thể hiện rõ nội dung đề tài; hình ảnh chính hình ảnh phụ rõ ràng hơn; màu sắc các em vẽ tương đối hài hòa Hình vẽ hoạt động con người thật sinh động, hài hước
Trang 4Phần nội dung
I Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:
1 Cơ sở lí luận
Để đạt được mục tiêu giáo dục, nhà trường Tiểu học đã duy trì đủ 9 môn học; môn Mĩ thuật là một trong những môn học đó Đặc trưng của môn học là không nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng Những năm qua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc Việc giảng dạy môn Mĩ thuật đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về vẻ đẹp, về nên mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác
2 Cơ sở thực tiễn :
Từ thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: Các em rất yêu thích mĩ thuật, vì qua đó các em được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng và của thiếu nhi không những ở trong nước mà cả của quốc tế Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích, tập trung trang trí góc học tập của mình, Song bên cạnh việc giảng dạy cho học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản đó thì tôi thấy còn gặp nhiều hạn chế như: nhận thức của
Trang 5phụ huynh học sinh, chưa coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ, cho nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư Vì phòng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ môn học, bàn ghế còn thô sơ, tư liệu có liên quan còn hạn chế Vì thế trong quá trình giảng dạy tôi luôn phải cố gắng chuẩn bị tốt các khâu để kích thích động viên học sinh thường xuyên, kịp thời Và tôi cũng gặt hái được một số thành quả đáng kể, phần lớn học sinh say sưa với môn học và hiểu được cái hay, cái đẹp trong môn học, góp phần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ
II Thực trạng của vấn đề:
1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt trong quá trình thực hiện đề tài
- Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình giảng dạy giúp cho tôi những kinh nghiệm thiết thực
- Ngoài ra còn có sự quan tâm động viên giúp đỡ của anh chị đồng nghiệp trong tập thể nhà trường
2 Khó khăn:
- Phần lớn trong các em vẽ sao chép theo mẫu có sẵn bên cạnh trang sách
- Cách vẽ : Có em chưa sử dụng các bước của bài vẽ một cách rõ ràng làm cho các hình vẽ thiếu cân đối hoặc vẽ theo tùy thích, ngẫu hứng dẫn đến bài vẽ chưa chặt chẽ về bố cục
- Vẽ màu: Màu sắc là một trong những phần quan trọng nhất của bài vẽ các em học tiểu học để thực hiện được bức tranh có khỏe khoắn sinh động hay buồn tẻ thì các em phải biết thể hiện màu sắc đậm nhạt, nóng lạnh trên bài, dựa vào vòng thuần sắc để pha chế màu cho phù hợp Các em phần lớn chưa nhận thấy tối sáng, đậm nhạt chỉ tô theo sở trường là thích màu nóng đỏ, hoặc tím đậm, xanh, vàng
- Thời gian: cả một bài vẽ chỉ thể hiện khoảng 35 -40 phút chưa đảm bảo
Trang 6để các em phát huy hết tính sáng tạo tích cực của mình
- Tinh thần học tập: các em chưa tích cực, vẽ cho có bài để nộp
* Nguyên nhân:
- Qua thăm dò ý kiến của một số giáo viên thì nhiều giáo viên chưa chú trọng dạy Mĩ thuật vì môn học này chưa được đưa vào nội dung các đề kiểm tra, đánh giá
- Qua việc tìm hiểu giáo án, dự giờ môn Mĩ thuật của một số đồng nghiệp tôi thấy nhiều giáo viên chưa nắm chắc phương pháp dạy Trong giờ Mĩ thuật nhiều giáo viên chỉ chú trọng cho học sinh tự tìm hiểu và tự thực hành là chính
mà ít chú ý đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng của môn học
- Giáo viên dạy tiểu học còn xem nhẹ về màu sắc chưa trang bị kiến thức sâu, kĩ như giáo viên chuyên trách mà nhà trường còn một số nơi chưa có giáo viên dạy chuyên để đảm bảo tốt hơn về môn học Mĩ thuật
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng giờ mĩ thuật ở tiểu học, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh
III Các biện pháp thực hiện:
Để giúp học sinh có hứng thú học vẽ tranh đề tài, góp phần nâng cao chất
lượng giờ học ở Mĩ thuật tiểu học, tôi xin đề xuất một số biện pháp sau:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Để cho các em nhanh chóng nắm bắt được bài vẽ và dể hiểu hơn giáo
viên cần cố gắng sưu tầm nhiều tranh ảnh minh họa cho đẹp, phong phú nhằm làm rõ lí luận về bố cục, màu sắc,
- Giáo viên chuẩn bị những tranh phù hợp, đẹp có chất lượng tương tự để làm rõ nội dung Giáo viên cần chú ý tới những đặc điểm: các hình ảnh, cách chuyển đổi màu sắc, bố cục của tranh
Ví dụ: Vẽ tranh thiếu nhi vui chơi
Chuẩn bị một số tranh có nhiều hoạt động vui chơi khác nhau
2 Gợi ý tìm chọn nội dung đề tài:
Trang 7- Các nội dung đề tài thay đổi liên tục để học sinh thấy được cái chưa được của từng bài giúp các em khắc phục được những nhược điểm nhằm nâng cao chất lượng về cách vẽ, cách nhìn sự vật cùng với sự diễn biến của nó trong cuộc sống
- Trong giảng dạy giáo viên đưa ra nhiều tranh mẫu với các câu hỏi có hệ thống dẫn dắt học sinh đi từ cái chưa định hình đến cái cụ thể để học sinh quan sát so sánh, phân tích thấy được hình ảnh chính, hình ảnh phụ
Ví dụ: Vẽ tranh đề tài: Trường em
+ Giáo viên gợi ý cho các em vẽ về phong cảnh sân trường, giờ ra chơi, giờ học trên lớp, chân dung thầy, cô giáo, lễ kỉ niệm ngày 20 tháng 11,…Như vậy bằng nhiều sự gợi ý khác nhau mỗi em có cảm nhận và ghi nhớ khác nhau, các em có thể lựa chọn khác nhau, vẽ sẽ khác nhau về bố cục lẫn màu sắc…tạo nên cái đẹp riêng cho mỗi bài
- Hướng dẫn các em tìm chọn nội dung đề tài và khai thác bằng sự gợi
mở sinh động hấp dẫn lôi cuốn các em vào sống trong trí nhớ trí tưởng tượng
Ví dụ: Vẽ tranh đề tài con vật ( con chim)
Trong hội họa học sinh chưa có khái niệm vẽ không gian, tùy theo lứa tuổi mà ý thức không gian được hình thành Để vẽ đàn chim đang bay trên bầu trời Trước tiên cho học sinh vẽ một con chim ở trên , sau đó cho vẽ cây cối , lúc
vẽ các nhánh cây chạm đến chân con chim phải dừng lại không vẽ đè lên chân con chim sau đó vẽ tiếp các con chim khác cứ như thế mà vẽ Biết cách vẽ gì trước vẽ gì sau các em biết tạo không gian cho tranh của mình
Khi vẽ tranh học sinh có nhiều biểu hiện khác nhau, có em vẽ tốt có em vẽ chưa tốt vì thế giáo viên không hướng dẫn chung chung mà phải hướng dẫn cụ thể cho từng học sinh
3 Hướng dẫn học sinh vẽ tranh:
- Hướng dẫn học sinh vẽ tranh và chỉ ra ở tranh minh họa về cách vẽ khác nhau ở cùng một đề tài, cách sắp xếp mảng chính, mảng phụ dựa vào tranh Giáo viên thao tác mẫu để học sinh nhận ra các mảng chính, mảng phụ theo từng
Trang 8bước cho đến lúc hoàn thành Giáo viên giúp học sinh tìm ra cách thể hiện bố cục, hình vẽ, màu sắc Dùng phương pháp gợi mở kết hợp với đồ dùng trực quan Câu hỏi phải mang tính khích lệ động viên nhằm gây hứng thú cho các
em
Ví dụ: Em thấy chỗ này trong tranh cần vẽ thêm gì nữa không? Hoặc giá
như vậy có thêm hình … thì tranh sẽ đẹp hơn em thử xem nào !
- Câu hỏi giáo viên đưa ra phải mềm và nghi vấn
Ví dụ: Vẽ như vầy cũng được nhưng chưa đẹp lắm em có thể vẽ khác
được không?
- Với học sinh trung bình cần gợi mở cụ thể những chỗ chưa hợp lí yêu cầu học sinh quan sát suy nghĩ và tự điều chỉnh
Ví dụ: Sắp xếp như vầy cũng được nhưng chưa đẹp lắm em có thể sắp xếp
lại được không?
- Với những học sinh khá giỏi yêu cầu học sinh tự tìm ra chỗ khuyết , chỗ chưa đẹp về bố cục, màu sắc, đường nét ở bài của mình
Ví dụ: Em tìm xem ở bài vẽ của mình chỗ nào chưa hợp lí, còn sửa được
không? Em có thể vẽ khác đi được không?
4 Trò chơi mĩ thuật:
Trò chơi mĩ thuật cũng nhằm tạo hứng thú kích thích cho học sinh tích cực học tập Giáo viên phải thường xuyên tổ chức trò chơi giúp cho các em tinh thần sảng khoái, tạo cho các em một không khí vui tươi trước khi bước vào bài học mới Thông qua trò chơi giáo viên hướng dẫn các em vào chủ đề sẽ vẽ
Ví dụ: Trong bài vẽ về con vật Cho các em chơi trò chơi tìm nhà cho con vật, bắt chước tiếng kêu của con vật,
5 Đánh giá sản phẩm:
Kết thúc giờ học học sinh treo bài lên bảng, cả lớp làm đoàn người xem triển lãm, mỗi em tự chọn bức tranh mà mình thích Vì sao? Yêu cầu tác giả của bức tranh đó nêu tình cảm của mình khi vẽ tranh đó cho cả lớp nghe Khi xem kết quả học tập của mình và của bạn, qua việc chọn tranh và giới thiệu thì các
Trang 9em đã hình thành từng bước khả năng cảm thụ cái đẹp
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Thực hiện những biện pháp trên trong những năm qua học sinh có hứng
thú học vẽ cho nên tiết học vẽ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng
- Học sinh tự tin hơn khi vẽ hình trong bài tranh đề tài
- Học sinh tiến hành bài vẽ đúng trình tự các bước, quan sát, nhận xét kĩ trước khi vẽ
- Bài vẽ của học sinh chất lượng cao hơn: hình vẽ, đậm nhạt, bố cục đều tốt hơn
- Hàng ngày các em có thói quen quan sát mọi vật xung quanh, phân tích và ghi nhớ, khi giáo viên hỏi thì các em trả lời tương đối chính xác
Cụ thể:
+ Năm học 2009 - 2010 học sinh năng khiếu 45/393 em – 11,4% 1 học sinh đạt giải kì thi vẽ tranh vòng huyện
+ Năm học 2010 - 2011 học sinh năng khiếu 55/402 em – 13,6% 1 học sinh đạt giải kì thi vẽ tranh vòng huyện
+ Học kì I năm học 2011 – 2012 học sinh năng khiếu 61/411 em – 14,84%
Hiện nay học sinh phần đông rất thích giờ học Mĩ thuật
Trang 10Phần kết luận
I Những bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
* Đối với giáo viên:
- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học
- Cần quan tâm nhiều và hướng dẫn kỹ hơn các đối tượng học sinh yếu khi thực hành
- Động viên khen thưởng kịp thời nhằm giúp học sinh phấn chấn tinh thần, tích cực thi đua hơn trong học tập
- Dạy học có phân hóa đối tượng
- Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em
- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát
- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp
* Đối với học sinh:
- Nắm vững nội dung của từng bài vẽ
- Sưu tầm tranh ảnh có phục vụ cho việc học
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua việc vẽ tranh giúp các em cảm được vẻ đẹp muôn màu của thế giới, hướng các em vào việc chọn nội dung tranh sử dụng màu sắc, hiểu được bố cục, cách chọn hình ảnh
- Qua cách học vẽ tranh đề tài, giúp trẻ khám phá thêm về thế giới xung quanh, thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô
- Giúp học sinh phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình với cuộc sống qua các bài vẽ của chính bản thân