1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45

73 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 493,5 KB

Nội dung

Đặt vấn đề Bệnh lao gắn liền với sự phát triển loài người, trước đây được xem là bệnh di truyền và không chữa được.Năm 1882 Robert Koch tìm ra vi khuẩn lao là nguyên nhân gây bệnh thì bệnh lao được xác định là bệnh nhiễm trùng và chữa được. Đặc biệt việc tìm ra các loại thuốc chống lao làm cho công tác chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao hiệu quả hơn, bệnh lao giảm nhanh chóng ở các nước phát triển, y học đã hy vọng có thể giải quyết được bệnh lao trước khi hiểu biết đầy đủ về sinh bệnh học bệnh lao. Tuy nhiên với sự bùng nổ của đại dịch HIV/ AIDS ,sù kháng thuốc của vi khuẩn lao bệnh lao đã bùng phát trở lại trên toàn cầu. Tháng 4 năm 1993 WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về nguy cơ quay trở lại và sự gia tăng của bệnh lao [1,2]. Lao phổi mới là một vấn đề cần được quan tâm, số lượng bệnh nhân lao phổi mới AFB(+)được phát hiện hằng năm chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số bệnh nhân lao được phát hiện khoảng 29,5% [7]. Đây là thể bệnh thường gặp nhất trong bệnh học lao, đặc trưng là các tổn thương ở phổi, với các mức độ từ nhẹ (thâm nhiễm không hang, nốt không hang) đến nặng và trở thành mạn tính (xơ, hang xơ) thì vấn đề điều trị trở nên khó khăn, tốn kém, khả năng khỏi bệnh lại thấp, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao [5]. Lao phổi thâm nhiễm là thể lao phổi mới, thường gặp trên lâm sàng, nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời đúng nguyên tắc bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Ngược lại nếu chẩn đoán muộn, điều trị muộn không đúng nguyên tắc bệnh để lại nhiều di chứng và dễ chuyển sang các thể lao khác nặng hơn như lao xơ hang, lao nốt, lao nhiều bộ phận… [11,13,14,15,50]. Trong cuộc chiến đấu thanh toán bệnh lao thì hoá trị liệu đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một khâu cơ bản để cắt đứt nguồn lây, làm hạ thấp 1 tỷ lệ mắc lao và làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh lao gây ra.Từ khi có các thuốc chữa lao ra đời cho đến nay, để điều trị bệnh lao hiệp hội bài lao và bệnh phổi quốc tế(IUATLD) đã đưa ra nhiều phác đồ điều trị và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ năm 1972, phác đồ HTNN ra đời đã cho phép giảm thời gian điều trị từ 18-24 tháng xuống còn 6-9 tháng và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới [77]. HTNN có ưu điểm âm hoá nhanh vi khuẩn lao trong đờm, tăng tỷ lệ khỏi bệnh, giảm tỷ lệ tái phát, hạn chế phát sinh các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc [17,62,87]. Ở nước ta, cũng như các nước khác trên thế giới lứa tuổi từ 16 đến 45 là lực lượng lao động chính, hoạt động và làm việc nhiều bận công việc Ýt quan tâm đến sức khoẻ, khi bị bệnh thường không chịu đi khám, tự điều trị vì vậy khi được phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn, tổn thương phổi rộng, việc điều trị khó khăn và thường để lại các di chứng, bệnh nặng làm mất sức lao động trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, đồng thời còn là nguồn lây truyền vi trùng lao lâu dài cho những người thân trong gia đình, trong cộng đồng [12]. Đi sâu tìm hiểu về lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45 là việc làm cần thiết, nhằm hiểu hơn về thể bệnh này giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và kiểm soát bệnh lao hiệu quả hơn, hạn chế sự tiến triển thành lao xơ hang và các thể lao khác, giảm được nguồn lây trong cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi mới AFB (+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45. 2. Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45. 2 Chương 1 tổng quan 1.1. tình hình bệnh lao hiện nay 1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới Khi chưa có thuốc chữa lao bệnh lao không chữa được và gây ra nỗi khiếp sợ cho loài người. Khi thuốc chữa lao ra đời: SM (1944), INH (1952), PZA (1952), RMP(1966) việc điều trị và kiểm soát bệnh lao đạt hiệu quả rõ rệt. Bệnh lao có xu hướng giảm, nhưng từ năm 1990 đến nay, số người mắc lao lại tăng lên ở nhiều nước, bệnh lao quay trở lại và bùng phát [6,51]. Hội nghị toàn cầu về bệnh lao lần thứ 23 (1990) ở Boston (Hoa Kỳ), WHO cảnh báo bệnh lao đang gia tăng. Năm 1993, WHO báo động sù quay trở lại của bệnh lao, năm 1998 nhấn mạnh “Bệnh lao đang đe doạ trên toàn cầu” [54]. Theo WHO năm 2005, hiện nay trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người nhiễm lao, chiếm 1/3 dân số thế giới, hiện có khoảng 15,4 triệu bệnh nhân lao (245/100.000), trong đó 6,9 triệu trường hợp là lao phổi AFB (+) (109/100.000), hằng năm có thêm 8-9 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao [56]. Khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh lao gia tăng ở 33 nước trong khu vực. Đông Âu và Liên Xô cũ bệnh lao còng tăng lên sau nhiều thập kỷ giảm đều đặn [49,52] . Theo Khomenko A.G (1999) ở Nga năm 1997 tỷ lệ mắc lao là 73,9/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 16,7/100.000 dân, tăng gấp đôi so với năm 1991 [53]. Ở Châu Phi bệnh lao gia tăng nặng nề. Tanzania từ 1990-1994 số bệnh nhân lao tăng 86%. Tại Malawi và Zambia từ 1984-1990 tăng 180% và 154% [55]. 3 Theo ước tính của WHO, có 1/3 dân số thế giới nhiễm lao, hàng năm có khoảng 10 triệu trường hợp nhiễm lao mới và 3 triệu người chết do lao [8]. Bệnh lao không chỉ gia tăng ở các nước đang phát triển, mà ở cả các nước phát triển. ở Hoa Kỳ từ năm 1953 – 1985, số bệnh nhân lao giảm từ 84.304 trường hợp xuống còn 22.255. Đến năm 1993 số bệnh nhân lao đã tăng lên 63.800 bệnh nhân[23,60,75]. Tỷ lệ chết do lao đã giảm đi nhiều trong những năm trước đây và chủ yếu ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Nhưng tỷ lệ này trong những năm gần đây đã tăng từ 0,3 lên 2,8/100.000 dân. Ở Châu Âu từ năm 1990 trở lại đây bệnh lao cũng tăng trở lại. Ở Anh năm 1980 có khoảng 6.000 bệnh nhân lao, nhưng năm 1992 đã có 7.000 bệnh nhân [27,65]. Từ năm 1986 đến 1990 số bệnh nhân lao ở Thuỵ Sỹ tăng 33,3%, Đan Mạch tăng 30,7% [23,65]. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương bệnh lao cũng phát triển mạnh, số bệnh nhân được phát hiện trong năm 1994 là 46,3/100.000 dân, tăng lên 58/100.000 vào năm 1996 [82,83]. Từ khi đại dịch HIV/AIDS lan tràn trên thế giới, không những làm cho bệnh lao quay trở lại, mà còn làm cho bức tranh về bệnh lao của toàn cầu trở nên tồi tệ hơn [85]. Vi rus HIV khi xâm nhập vào cơ thể, sẽ phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể làm giảm số lượng tế bào lympho T CD4 , T CD8 và các tế bào lympho B, tế bào NK, đồng thời làm giảm chức năng miễn dịch của các tế bào này [27,30,31,62,68]. Như vậy vi rus HIV đã tấn công vào những tế bào có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể không bị bệnh lao, điều này giải thích vì sao khi một người bị nhiễm HIV thì có nhiÒu nguy cơ bị nhiễm lao và bị bệnh lao. Một người bị nhiễm lao, khả năng bị bệnh lao chỉ là 10% trong cả cuộc đời, nhưng khi cơ thể đồng nhiễm cả lao và HIV thì nguy cơ bị bệnh lao sẽ là 10% năm, tăng gấp 30 lần so với người chỉ bị nhiễm lao [18,27,30]. 4 Theo WHO (1997) ước tính trên thế giới có chừng 2 tỷ người đã nhiễm lao, 16 triệu người nhiễm HIV, khoảng 5- 6 triệu người đã nhiễm cả lao và HIV. Ở một số nước, số lao mới xuất hiện hàng năm đã tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm qua [90]. Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội hàng đầu ở những bệnh nhân HIV/AIDS. Có tới 50% người nhiễm HIV sẽ bị lao trong cuộc đời của họ [23,86]. Dolin, Raviglione và Kochi (1993) ước tính: trong tình hình nhiễm HIV tăng, bức tranh về bệnh lao trên toàn cầu từ năm 1990 đến 2005 như sau [23,27]: Tỷ lệ bệnh lao tăng từ 16,3% năm 1995 lên 57,8% vào năm 2005, tỷ lệ HIV(+) ở bệnh nhân lao từ 4,2% năm 1990 tăng lên 13,8% vào năm 2000. Lao và HIV là đôi bạn song hành, là sự phối hợp cực kỳ nguy hiểm, chúng tác động hiệp đồng trong sự phá huỷ hệ thống miễn dịch cơ thể theo cấp số nhân. Bệnh lao đã được xác định là biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân HIV/AIDS. Mặt khác bệnh lao cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV. Theo WHO cứ 3 người chết vì AIDS thì một là chết do lao [27,86]. Trong năm 1990 chỉ có 4,6% bệnh nhân AIDS chết vì lao, đến năm 2000 sẽ có 14% bệnh nhân AIDS chết vì lao [65,68,75]. WHO cũng dự báo rằng: nếu thế giới thất bại trong việc ngăn chặn lao và đại dịch HIV thì tình hình sức khoẻ toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bước sang thế kỷ 21 [86]. 1.1.2.Tình hình bệnh lao ở Việt Nam Hội nghị tổng kết CTCLQG giai đoạn 2001-2005 tổ chức tại Hà Nội: Bệnh lao ở nước ta còn phổ biến ở mức cao, đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao và xếp thứ 3 trong khu vực Tây Thái Bình Dương [8], ở Việt Nam theo WHO nguy cơ nhiễm lao hàng năm là 1,7%, phía Bắc 1,2%, phía Nam 2,2% [7]. Theo CTCLQG: chỉ số ARTI tính chung cho cả nước hiện nay khoảng 1,7%, theo cách tính của Styblo, tình hình bệnh lao ở nước ta hiện nay như sau: Số mới mắc lao(mọi thể) trong 1 năm: 145.000 5 Sè lao phổi mới AFB (+): 65.000 Tổng số trường hợp lao: 221.000 Tổng số trường hợp lao phổi có vi khuẩn: 78.000 Tử vong do lao hàng năm: 20.000 Ở Việt Nam cũng như trên thế giới số bệnh nhân lao không ngừng gia tăng năm sau cao hơn năm trước, năm 1990 số bệnh nhân lao được phát hiện và quản lý điều trị là 47.536 người, 1994 là 51.763, 1996 là 74.711, 1998 là 87.468 [2]. Đại dịch HIV/AIDS xâm nhập vào Việt Nam từ năm 1990 và phát triển với tốc độ nhanh. ở Việt Nam năm 1990 mới có một trường hợp nhiễm HIV thì đến tháng 8/1997 đã có 6.588 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 882 trường hợp AIDS [18,27]. Tháng 12/1992 từ trường hợp mắc lao kèm nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam, đến năm 1996 đã có 230 bệnh nhân lao/HIV(+) [27]. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao có chiều hướng gia tăng , năm 1994 chỉ có 24,2% người nhiễm HIV bị lao đến năm 1996 tỷ lệ này đã tăng lên 25%. Tỷ lệ tử vong do lao ở người nhiễm HIV năm 1996 là 25% [18]. Theo số liệu của uỷ ban phòng chống AIDS ở Việt Nam tính đến 30/10/1998 đã có 10.622 người nhiễm HIV, 963 trường hợp lao/HIV, 61/61 tỉnh thành có bệnh nhân HIV, tỷ lệ chết do lao ở người HIV(+) năm 1997 là 30%[25]. 1.2. lịch sử điều trị bệnh lao Trước khi có các thuốc chữa lao, bệnh lao được điều trị chủ yếu bằng ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện…để tăng cường sức khoẻ của cơ thể chống lại bệnh lao, tuy nhiên các biện pháp trên đều không tác dụng trực tiếp tới vi khuẩn lao và kết quả chữa bệnh rất hạn chế. Năm 1944 Waksman tìm ra SM có tác dụng diệt vi khuẩn lao, thời gian đầu điều trị các triệu chứng lâm sàng cũng như số lượng vi khuẩn trong đờm đều giảm nhanh, sau đó số lượng vi khuẩn lại tăng lên và bệnh lại nặng hơn. Như vậy vi khuẩn lao đã có hiện tượng kháng lại SM. 6 Năm 1946 Lehmann tìm ra PAS và sự phối hợp giữa SM với PAS trong điều trị lao đã ngăn ngừa được hiện tượng vi khuẩn lao kháng với SM, tuy nhiên tỷ lệ thất bại và tái phát còn cao. Năm 1952, tác dụng chữa lao của INH được chứng minh và INH đã có một vai trò quan trọng trong điều trị lao vì hiệu quả cao giá lại rẻ. Năm 1956 qua khảo sát tại trung tâm hoá trị liệu Madras (Ên Độ) thấy bệnh nhân điều trị ngoại trú cũng tốt như nội trú, đã giúp cho các nước nghèo có khả năng điều trị hàng loạt số đông bệnh nhân của nước mình. Năm 1961 các nhà khoa học ở labo Lederle (New York) tìm ra EMB có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn lao và được dùng vào điều trị lao. Năm 1964 phác đồ dùng thuốc cách quãng được chứng minh có tác dụng không kém gì phác đồ dùng thuốc hàng ngày. Năm 1966, tìm ra RMP có tác dụng diệt khuẩn mạnh, hiệu quả điều trị cao, đem lại hy vọng cho công cuộc thanh toán bệnh lao. Nhờ RMP đã cho phép rút ngắn thời gian điều trị từ 18-24 tháng xuống còn 9-12 tháng và hiện nay là 6 tháng. Năm 1978, tìm ra PZA có tác dụng diệt vi khuẩn lao, đặc biệt là thể nằm trong tế bào với môi trường acid đã tạo cơ sở cho hoá trị liệu ngắn ngày. Tại hội nghị Bruxelles (1978) vai trò của hoá trị liệu ngắn ngày được đề cao. 1.3. cơ sở khoa học của hoá trị liệu 1.3.1. Cơ sở vi khuẩn học 1.3.1.1. Số lượng vi khuẩn Số lượng vi khuẩn thay đổi rất lớn tuỳ theo tổn thương, trong mét hang lao kích thước 2cm thông với phế quản có khoảng 10 8 vi khuẩn lao, trong khi đó một nốt lao có vỏ bọc cùng kích thước chỉ chứa 10 2 vi khuẩn lao [26,28,29]. Khi vi khuẩn lao phát triển đến một số lượng nhất định thì xuất hiện một số vi khuẩn đột biến kháng thuốc, quần thể vi khuẩn càng lớn thì khả năng đột biến kháng thuốc tự nhiên càng cao, tỷ lệ này tuỳ từng loại 7 thuốc là 10 -8 với RMP, 10 -6 với INH, SM, 10 -4 với EMB, đây là nguyên nhân thất bại của điều trị và là lý do cần phối hợp thuốc trong điều trị lao [26,28]. 1.3.1.2. Chuyển hoá của vi khuẩn lao Sự phát triển của vi khuẩn lao chịu ảnh hưởng của đặc điểm tổn thương: hang, bã đậu…, pH, phân áp O 2 . Mitchison (1985) đã chia quần thể trực khuẩn lao trong tổn thương thành 4 nhóm khác nhau tuỳ theo mức độ sinh sản nhanh hay chậm, nồng độ pH của môi trường và tác dụng của thuốc lao lên từng quần thể [29,73] : Quần thể A: là những vi khuẩn nằm ngoài tế bào phát triển nhanh và mạnh. Vi khuẩn khu trú ở vách hang lao, có pH trung tính, giàu O 2 , thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, quần thể này bị tiêu diệt nhanh bởi RMP, INH, SM. Quần thể B: là những vi khuẩn lao đã bị đại thực bào thôn tính, vi khuẩn nằm trong tế bào, pH toan vi khuẩn phát triển chậm, chỉ có PZA mới diệt được, RMP và INH Ýt tác dụng còn SM thì hầu như không có tác dụng. Quần thể C: là những vi khuẩn nằm trong ổ bã đậu, môi trường yếm khí nên vi khuẩn sinh sản rất chậm, chỉ chuyển hoá từng đợt ngắn. Chỉ có RMP mới có tác dụng diệt những vi khuẩn này. Quần thể D: là những vi khuẩn nằm trong các tổn thương xơ, vôi, không chuyển hoá, không phát triển gọi là vi khuẩn “ngủ”, không có thuốc lao nào có tác dụng. Song quần thể vi khuẩn này không lớn tự khả năng miễn dịch cơ thể có thể tiêu diệt được. Bệnh lao tái phát là do những vi khuẩn từ quần thể B và C. Cho nên mục tiêu quan trọng trong điều trị lao là giải quyết triệt để hai quần thể đó. 1.3.2. Hiệu lực của các thuốc chống lao Hiệu lực của các thuốc chống lao được tính theo mức độ sinh sản của vi khuẩn. Theo Grosset (1995) hiệu lực của các thuốc lao được thể hiện: Thuốc chống lao Tác dụng diệt vi khuẩn Sinh sản mạnh Sinh sản chậm Vi khuẩn ngủ pH acid pH trung tính SM +++ 0 0 0 8 INH ++ + 0 0 RMP ++ + + ± EMB +/- ± 0 0 PZA 0 ++ 0 0 +;++;+++ : hiệu lực diệt khuẩn nhẹ, vừa, mạnh. +/- : hiệu lực kìm khuẩn. 0 : không có tác dụng. Qua bảng trên cho thấy trong một phác đồ điều trị cần phối hợp nhiều thuốc chữa lao và phải có các thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh. 1.3.3. Nguyên tắc điều trị: Cã 2 nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh lao [73,78] * Phải dùng Ýt nhất 2 thuốc mà vi khuẩn còn nhạy cảm, một trong hai thuốc là loại diệt khuẩn để giảm tỷ lệ đột biến kháng thuốc của vi khuẩn. * Phải có một thời gian đủ để diệt được những vi khuẩn nằm vùng, đó là những vi khuẩn nằm trong tế bào sinh sản chậm. Điều trị không đủ thời gian sẽ dẫn tới khả năng tái phát sau điều trị mặc dù đã được kết luận là khỏi bệnh. Do đó một phác đồ điều trị bệnh lao phải gồm hai giai đoạn: giai đoạn tấn công và giai đoạn củng cố. Giai đoạn tấn công kéo dài từ 2-3 tháng, nên dùng phối hợp 4 loại thuốc chữa lao để giảm nhanh số lượng vi khuẩn đang phát triển mạnh và những vi khuẩn ở trạng thái nửa ngủ trong tổn thương, hạn chế đột biến kháng thuốc, làm giảm thất bại điều trị do đột biến kháng thuốc gây ra, âm hoá nhanh vi khuẩn lao trong đờm, rút ngắn thời gian lây của vi khuẩn lao trong cộng đồng. Giai đoạn củng cố: kéo dài từ 6-8 tháng nhằm mục đích loại trừ nốt những vi khuẩn lao còn trong tổn thương, làm giảm tỷ lệ tái phát và thất bại trong quá trình điều trị. Ở giai đoạn này, số lượng vi khuẩn lao còn trong tổn thương không nhiều nên Ýt có cơ hội đột biến kháng thuốc, nên thuốc cần dùng trong giai đoạn này Ýt hơn. 9 Hiện nay ở các nước phát triển, công thức HTNN 6 tháng đang được sử dụng rộng rãi. Ở nước ta, công thức HTNN 8 tháng (2SRHZ/6HE) được sử dụng từ năm 1988 đến năm 1998 đã triển khai ở 61 tỉnh thành trong cả nước với số dân được bảo vệ là 95,5% [16]. Từ năm 1980, HTNN được bổ sung thêm phần giám sát sử dụng thuốc, trở thành HTNN có kiểm tra trực tiếp (DOTS) đã làm tăng hiệu quả điều trị của HTNN và được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Tanzania (Châu Phi) nhờ áp dụng DOTS đã làm tăng tỷ lệ điều trị khỏi từ 43% (năm 1977) lên đến 79% (năm 1994) [81]. Trung Quốc cũng nhờ có DOTS đã làm tỷ lệ điều trị khỏi từ 59,9% (năm 1986) lên 92,7% (năm 1995) [64,81]. DOTS cũng được thực hiện ở Việt Nam từ khi bắt đầu triển khai HTNN. Nhờ có việc giám sát điều trị đã làm tăng tỷ lệ điều trị khỏi ở bệnh nhân lao từ 67,24% ở phác đồ chuẩn lên 88% ở phác đồ HTNN [89]. 1.4. các thuốc chống lao WHO quy định 6 loại thuốc chống lao chủ yếu là: INH, RMP, PZA, SM, EMB và Thiacetazone [24,62,87,88,90]. Đây là những thuốc chống lao được dùng phổ biến trong các phác đồ điều trị lao, dựa vào tác dụng của thuốc người ta chia thành hai nhóm: diệt khuẩn và kìm khuẩn [62,84,87]. Bên cạnh đó còn có các thuốc chống lao thứ yếu như Ethionamid, Prothionamid, PAS….Những thuốc này tác dụng diệt khuẩn yếu hoặc chỉ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn lao trong tổn thương, mặt khác chúng có nhiều độc tính khi sử dụng cho nên Ýt được dùng trong các phác đồ điều trị lao [24,34,84,87]. Hiện nay chương trình chống lao quốc gia ở Việt Nam chủ yếu dùng 5 loại thuốc chữa lao là: RMP, INH, PZA, SM, EMB [24,26]. 1.4.1. Các thuốc chữa lao chủ yếu 1.4.1.1. INH (isoniazid) 10 [...]... [22 ] cng nghiờn cu cụng thc 2SRHZ/6HE trong iu tr ngoi trỳ lao phi ngay t u cho 25 7 bnh nhõn lao phi mi AFB(+) ti H Ni, cho kt qu khi 92, 22% , tht bi 1,56%, tỏi phỏt sau 1 nm 2, 53% Nguyn Xuõn Thc v Phm C (1991) [ 32] iu tr cho 179 bnh nhõn lao phi mi AFB(+) bng cụng thc 2SRHZ/6HE ti Ngh An kt qu khi t 92, 7% So sỏnh kt qu iu tr bnh nhõn lao phi mi gia phỏc chun (3SHZ/6S2H2) v phỏc HTNN ca CTCLQG (2SRHZ/6HE)... tr vi AFB (+) trong m Lao phi mn tớnh: Bnh nhõn vn cũn vi khun lao trong m sau khi ó dựng cụng thc tỏi tr cú giỏm sỏt cht ch vic dựng thuc 1.6.1 .2 Phõn loi ca Lope De Carvalho [41, 42, 43] Tn thng lao c chia thnh cỏc th sau 1a Lao thõm nhim khụng cú hang 1b Lao thõm nhim cú hang 2a Lao nt khụng cú hang 2b Lao nt cú hang 3 Lao kờ 22 4a Lao x 4b Lao x hang 23 1.6.1.3 Phõn loi lõm sng lao ca Liờn Xụ c nm... (1988) [20 ] nghiờn cu cụng thc 2SHRZ/6HE 693 bnh nhõn lao phi mi AFB (+) ti H Ni cho thy t l khi t 92, 4%, tht bi 1% Nguyn Vn Tiờm v Kiu Mnh Thng (1989-1990) [33] nghiờn cu cụng thc 2SHRZ/6HE 22 7 bnh nhõn lao phi mi AFB(+) ti H Tõy cho kt qu khi t 92% 20 Nguyn Vit C v Hong Th Hin (1990) [19] nghiờn cu cụng thc 2SHRZ/4R2H2Z2 cho 70 bnh nhõn lao phi mi AFB (+) ti vin lao v bnh phi T cho kt qu khi t 94 ,2% ... tin theo bệnh án nghiên cứu Nhận xét đặc điểm lâm sàng Nhận xét đặc điểm cận lâm sàng Điều trị theo phác đồ 2SHR2/6HE Nhận xét sự thay đổi về LS, CLS sau 2 tháng điều trị Kết luận: - Đặc điểm LS - Đặc điểm CLS - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công ... hang l 42, 1% v 26 ,3%; tn thng phi hp thng gp l lch khớ qun 23 ,7% v 18,5% Chng 2 i tng v phng phỏp nghiờn cu 2. 1 i tng nghiờn cu 2. 1.1 Bnh nhõn nghiờn cu : Nghiờn cu c tin hnh d kin trờn 60 bnh nhõn tui t 16 n 45 c chn oỏn lao phi mi AFB (+) th thõm nhim iu tr ti Bnh vin lao bnh phi Trung ng v H Ni t thỏng 9 /20 08 n 9 /20 09 2. 1 .2. Tiờu chun la chn Tiờu chun chn oỏn lao phi mi AFB (+): Theo Hip hi chng lao. .. loi ny khỏ phc tp vi lao phi gm cỏc th sau: - Lao phc hp x nhim do phi - Lao cỏc hch bch huyt trong lng ngc - Lao phi tn mn - Lao nt - Lao thõm nhim - U lao - Lao hang phi - Lao x hang phi - Lao x phi Mi th lao trờn õy li c chia thnh nhiờự giai on: Thõm nhim, phỏ hu, lan trn, x hoỏ, vụi hoỏ 1.6 .2 Nghiờn cu v lao phi mi 1.6 .2. 1 Trờn th gii Theo Borikic D.J (1996) [93] nghiờn cu v lao phi mi Belgrade... 94 ,2% Lờ Thanh Hi (1991) [21 ] nghiờn cu cụng thc 2SHRZ/4R 2H2 cho 75 bnh nhõn lao phi mi AFB (+) ti vin lao v bnh phi cho t l khi t 97,8%, tht bi 2, 2% Nguyn Nh Trung (1991) [34] nghiờn cu cụng thc 2SRHZ/6HE 300 bnh nhõn lao phi mi AFB(+) ti Hi Phũng, t l khi t 84,56%, tht bi 5,36% Lờ Anh Tun, Nguyn Khc Bt, Lu Th Liờn (19 92) [35] ỏp dng HTNN 2SRHZ/6HE iu tr cho 126 bnh nhõn lao phi mi AFB (+) ti H Ni,... 3,5 àmol/l 2, 5 7,0 mmol/l 44 - 106 àmol/l 2. 3.3 ỏnh giỏ kt qu sau 2 thỏng iu tr tn cụng 35 Trong thi gian iu tr cỏc bnh nhõn c theo dừi ỏnh giỏ s thay i cỏc triu chng lõm sng sau 1 thỏng v sau 2 thỏng iu tr tn cụng Lm xột nghim m tỡm AFB bng soi kớnh trc tip sau 2 tun, sau 1 thỏng v sau 2 thỏng iu tr tn cụng ỏnh giỏ s õm hoỏ AFB trong m so vi trc iu tr Chp phim Xquang phi thng chun sau 2 thỏng iu... cú hang chim t l 23 ,3% nhúm 1 v 20 % nhúm 2, t l lao x hang thp ch chim 10% nhúm 1 v 3,3% nhúm 2, mc tn thng hay gp l 1 v 2 chim 86,7% nhúm 1 v 93,3% nhúm 2; tn thng cú hang l 70% nhúm 1 v 50% nhúm 2 Phm Vn Hong (20 00) [48], Nghiờn cu ỏp dng cụng thc RSHZ cho 2 nhúm gm 76 bnh nhõn lao phi mi AFB(+) iu tr ni trỳ v ngoi trỳ thy : t l mc lao phi c hai nhúm nam gii cao hn n gii 2, 5 ln; la tui... gan, thn sau 1 thỏng v sau 2 thỏng iu tr tn cụng so vi trc iu tr 2. 4 x lý v phõn tớch s liu X lý s liu bng chng trỡnh EPI INFO 6.04 Phõn tớch s liu bng phng phỏp thng kờ thng kờ y hc s dng thut toỏn kim nh 2 , T - test 36 S NGHIấN CU 60 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) Thu thập thông tin theo bệnh án nghiên cứu Nhận xét đặc điểm lâm sàng Nhận xét đặc điểm cận lâm sàng Điều trị theo phác đồ 2SHR2/6HE . sàng của lao phổi mới AFB (+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45. 2. Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45. 2 Chương 1 tổng. [ 32] điều trị cho 179 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) bằng công thức 2SRHZ/6HE tại Nghệ An kết quả khỏi đạt 92, 7%. So sánh kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới giữa phác đồ chuẩn (3SHZ/6S 2 H 2 ). thức 2SHRZ/6HE ở 22 7 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại Hà Tây cho kết quả khỏi đạt 92% . 19 Nguyễn Việt Cồ và Hoàng Thị Hiền (1990) [19] nghiên cứu công thức 2SHRZ/4R 2 H 2 Z 2 cho 70 bệnh nhân lao

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Hoàng Minh (1998), “Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS”, Nhà xuất bản y học Hà Nội, Tr 7-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS
Tác giả: Hoàng Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản yhọc Hà Nội
Năm: 1998
12. Hoàng Minh và CS (1991),”Bệnh phổi người già tại khoa hồi sức cấp cứu viện lao và bệnh phổi 1987-1988”, Nội san lao và bệnh phổi, tập 8, Tr 61-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội san lao và bệnh phổi
Tác giả: Hoàng Minh và CS
Năm: 1991
13. Lê Thành Phúc (1999), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình kháng thuốc của bệnh nhân lao phổi điều trị lại sau bỏ trị , Luận văn thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàngvà tình hình kháng thuốc của bệnh nhân lao phổi điều trị lại sau bỏ trị
Tác giả: Lê Thành Phúc
Năm: 1999
14. Hỷ Kỳ Phoóng và CS (1998), “Nhận xét mối liên quan giữa vi khuẩn lao – hình ảnh tổn thương phổi – lâm sàng và kết quả điều trị phác đồ 2SRHZ/ 6HE cho bệnh nhân lao phổi mới có vi khuẩn dương tính ở Hà Nội năm 1998”, đề tài nghiên cứu cấp nghành, Hà Nội, Tr 8-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét mối liên quan giữa vi khuẩnlao – hình ảnh tổn thương phổi – lâm sàng và kết quả điều trị phác đồ2SRHZ/ 6HE cho bệnh nhân lao phổi mới có vi khuẩn dương tính ở HàNội năm 1998”, "đề tài nghiên cứu cấp nghành
Tác giả: Hỷ Kỳ Phoóng và CS
Năm: 1998
15. Bùi Văn Tám (1998), “Bệnh lao hiện nay”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội , Tr 17-195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lao hiện nay
Tác giả: Bùi Văn Tám
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1998
16. Chương trình chống lao quốc gia (1998), “Hội nghị thực hiện DOTS trong CTCLQG các tỉnh phía Bắc và miền trung”, Bé y tế - Chương trình chống lao quốc gia tháng 12 – 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị thực hiện DOTStrong CTCLQG các tỉnh phía Bắc và miền trung
Tác giả: Chương trình chống lao quốc gia
Năm: 1998
17. Nguyễn Việt Cồ (1996), “Tổng kết công tác chống lao giai đoạn 1991 – 1995 và phương hướng hoạt động 1996 – 2000”, Hội thảo khoa học, Hà Nội 9 – 1996, Tr 3, 12, 15 – 17, 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết công tác chống lao giai đoạn 1991– 1995 và phương hướng hoạt động 1996 – 2000
Tác giả: Nguyễn Việt Cồ
Năm: 1996
18. Nguyễn Việt Cồ (1997), “Bệnh lao và HIV/AIDS”, Hội thảo quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống lao, Hà Nội 11 – 1997, Tr 20, 22, 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lao và HIV/AIDS
Tác giả: Nguyễn Việt Cồ
Năm: 1997
20. Bùi Đức Dương, Hồ Sỹ Dưỡng (1994), Nhận xét 693 bệnh nhân điều trị công thức 2SRHZ/6HE, Nội san lao và bệnh phổi 1994, Tr 17, 114-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét 693 bệnh nhân điều trịcông thức 2SRHZ/6HE
Tác giả: Bùi Đức Dương, Hồ Sỹ Dưỡng
Năm: 1994
21. Lê Thanh Hải (1993), Một số nhận xét về hoá trị liệu lao phổi ngắn ngày qua nghiên cứu điều trị cho 75 bệnh nhân, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, ĐH y Hà Nội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về hoá trị liệu lao phổi ngắnngày qua nghiên cứu điều trị cho 75 bệnh nhân
Tác giả: Lê Thanh Hải
Năm: 1993
22. Nguyễn Phương Hoa (1995), Hiệu quả của hoá trị liệu ngắn ngày 2SRHZ/6HE trong điều trị ngoại trú lao phổi ngay từ đầu tại Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, ĐH Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của hoá trị liệu ngắn ngày2SRHZ/6HE trong điều trị ngoại trú lao phổi ngay từ đầu tại Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Phương Hoa
Năm: 1995
23. Đỗ Hứa (1997), “Tình hình bệnh lao và HIV ở một số nước trên thế giới”, Hội thảo quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống lao, Hà Nội, Tr 30-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh lao và HIV ở một số nước trên thếgiới
Tác giả: Đỗ Hứa
Năm: 1997
24. Nguyễn Đức Khoan (1994), “Điều trị nội khoa bệnh lao”, Bệnh học lao và bệnh phổi, Tr 204-216 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị nội khoa bệnh lao
Tác giả: Nguyễn Đức Khoan
Năm: 1994
25. Nguyễn Duy Linh (11/1998), “Tình hình lao/HIV ở Việt Nam”, Thông báo của chương trình chống lao quốc gia. Đơn vị nghiên cứu lao/HIV- AIDS. Viện lao và Bệnh phổi TƯ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình lao/HIV ở Việt Nam”, "Thôngbáo của chương trình chống lao quốc gia
26. Hoàng Minh (1996), “Giải đáp bệnh lao”, Nhà xuất bản y học, Tr 292 – 293 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải đáp bệnh lao
Tác giả: Hoàng Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1996
27. Hoàng Minh (1998), “Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS”, Nhà xúât bản y học, Tr 108, 111 – 114, 121, 158, 225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS
Tác giả: Hoàng Minh
Năm: 1998
28. Phạm Khắc Quảng (1989), “Bài giảng bệnh lao dùng cho sinh viên năm thứ tư”, Hà Nội, Tr 157-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng bệnh lao dùng cho sinh viênnăm thứ tư
Tác giả: Phạm Khắc Quảng
Năm: 1989
30. Trần Văn Sáng, Nguyễn Xuân Nghiêm (1995), “Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS”, Nhiễm HIV/AIDS: y học cơ sở , lâm sàng và phòng chống, Nhà xuất bản y học, Tr 118-120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lao và nhiễmHIV/AIDS”," Nhiễm HIV/AIDS: y học cơ sở , lâm sàng và phòng chống
Tác giả: Trần Văn Sáng, Nguyễn Xuân Nghiêm
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1995
31. Trần Văn Sáng (1997), “Bệnh lao: quá khứ – hiện tại và tương lai”, Nhà xuất bản y học, Tr 21 – 32, 56- 59, 63-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lao: quá khứ – hiện tại và tương lai
Tác giả: Trần Văn Sáng
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1997
32. Nguyễn Xuân Thức, Phạm Cử (1994), “Hoá trị liệu ngắn ngày tại Nghệ An”, Nội san lao và bệnh phổi, Tr 135-137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá trị liệu ngắn ngày tạiNghệ An”, "Nội san lao và bệnh phổi
Tác giả: Nguyễn Xuân Thức, Phạm Cử
Năm: 1994

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (Trang 36)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (Trang 37)
Bảng 3.3. Thời gian phát hiện bệnh. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.3. Thời gian phát hiện bệnh (Trang 38)
Bảng 3.7. Bệnh lao ngoài phổi phối hợp. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.7. Bệnh lao ngoài phổi phối hợp (Trang 39)
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện (Trang 39)
Bảng 3.5. Cách khởi phát bệnh. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.5. Cách khởi phát bệnh (Trang 39)
Bảng 3.8. Bệnh phối hợp ngoài lao. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.8. Bệnh phối hợp ngoài lao (Trang 40)
Bảng 3.11. Đối chiếu mức độ AFB(+) với thời gian phát hiện bệnh. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.11. Đối chiếu mức độ AFB(+) với thời gian phát hiện bệnh (Trang 41)
Bảng 3.12. Kết quả phản ứng Mantoux. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.12. Kết quả phản ứng Mantoux (Trang 42)
Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương cơ bản trên phim XQ phổi chuẩn. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương cơ bản trên phim XQ phổi chuẩn (Trang 43)
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của tổn thương đến các bộ phận khác. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của tổn thương đến các bộ phận khác (Trang 43)
Bảng 3.22. Giá trị trung bình của các chỉ số sinh hoá máu thăm dò chức năng gan, thận. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.22. Giá trị trung bình của các chỉ số sinh hoá máu thăm dò chức năng gan, thận (Trang 45)
Bảng 3.24. Cân nặng trung bình của bệnh nhân sau 1 tháng và sau 2 tháng  điều trị tấn công . - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.24. Cân nặng trung bình của bệnh nhân sau 1 tháng và sau 2 tháng điều trị tấn công (Trang 45)
Bảng 3.26. Thay đổi mức độ tổn thương Xquang phổi trước và sau 2 tháng điều trị tấn công. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.26. Thay đổi mức độ tổn thương Xquang phổi trước và sau 2 tháng điều trị tấn công (Trang 46)
Bảng 3.25. Mức độ tăng cân trung bình của các bệnh nhân trong quá trình điều trị tấn công  (sau 1 thángvà sau 2 tháng). - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.25. Mức độ tăng cân trung bình của các bệnh nhân trong quá trình điều trị tấn công (sau 1 thángvà sau 2 tháng) (Trang 46)
Bảng 3.28. Diễn biến AFB của bệnh nhân trong quá trình điều trị tấn công. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.28. Diễn biến AFB của bệnh nhân trong quá trình điều trị tấn công (Trang 47)
Bảng 3.29. Giỏ trị trung bỡnh của cỏc chỉ số sinh hoỏ theo dừi chức năng gan thận trong thời gian 2 tháng điều trị tấn công. - Đánh giá kết quả sau 2 tháng điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) thể thâm nhiễm ở lứa tuổi từ 16 đến 45
Bảng 3.29. Giỏ trị trung bỡnh của cỏc chỉ số sinh hoỏ theo dừi chức năng gan thận trong thời gian 2 tháng điều trị tấn công (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w