1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quang hình học lớp 11

134 3,5K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Quang hình học lớp 11

TP. Hồ Chí Minh – 2009 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THẾ DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý Mã số : 60 14 10 THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI HỌC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” LỚP 11 - BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC TRONG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LIÊN HỆ THỰC TẾ CỦA HỌC SINH . PHẠM THỊ DUY BẢO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) khoa Vật lý, phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Phước Long, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi tôi đang công tác. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Phạm Thế Dân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng t ôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, bàn bè, những người đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành luận văn này. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Suốt mấy thập kỷ qua, đa số giáo viên chúng ta cứ mãi sử dụng kiểu dạy học lấy người dạy (giáo viên) làm trung tâm, mà mục tiêu được quan tâm trước hết là trang bị cho học sinh một trình độ kiến thức. Giáo viên xem trách nhiệm chính của mình là truyền đạt sao cho hết nội dung đã quy định trong chương trình sách giáo khoa. Nội dung dạy học thiên về những kiến thức lý thuyết của các môn học. Phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình, giảng giải; thầy nói trò ghi. Vì vậy giáo viên tranh thủ truyền thụ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình; học sinh tiếp thu thụ động, thỉnh thoảng trả lời những câu hỏi giáo viên nêu ra về những vấn đề đã và đang giảng. Giáo án được thiết kế theo đường thẳng, chung cho mọi học sinh, trên lớp giáo viên chủ động một mạch theo các bước đã chuẩn bị. Bài lên lớp đư ợc tiến hành trong phòng học mà bàn giáo viên và bảng đen là trung tâm thu hút sự chú ý của mọi học sinh. Giáo viên là người độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh và thường chú ý chủ yếu tới khả năng ghi nhớ và tái hiện các thông tin. Với kiểu dạy học trên tuy phần nào đã mang lại những kết quả hết sức khích lệ , nhưng trong một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bã o , thì kiểu dạy học ở trên đã bộc lộ những hạn chế của nó. Bởi vì, lúc này việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển mạnh sang dạy phương pháp học. Disterwerg đã viết “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giá o giỏi dạy cách tìm ra chân lý”[1, tr50]. Giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức có sẵn mà cần phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, tổ chức cho học sinh tự mình tìm ra tri thức đó, giúp học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà còn nắm được phương pháp đi tới kiến thức. Nội dung dạy học phải chú trọng tới các kỹ năng thực hành, vận dụng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìm kiếm việc làm , hòa nhập vào sự phát triển của cộng đồng. Giáo án cần được thiết kế theo kiểu phân nhánh, linh hoạt, với sự tham gia tích cực của học sinh. Hình thức bố trí lớp học có thể thay đổi cho phù hợp với hoạt động trong tiết học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều tiết; học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Nội dung kiến thức phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản vừa dài lại vừa liên hệ nhiều với thực tiễn cuộc sống, do vậy nếu giáo viên cứ mãi tìm cách làm sao để truyền thụ hết kiến thức đó c ho học sinh thì thuyết trình hay diễn giảng sẽ là những phương pháp được chọn lựa nhiều nhất và kết quả là học sinh chỉ kịp ghi bài, về nhà học thuộc, rồi cho tái hiện lại khi kiểm tra. Quá trình dạy học như thế quả là thiếu chiều sâu, thiếu tính ứng dụng, không phát huy được tính tích cực, tự lực trong học tập và không rèn luyện được kỹ năng liên hệ thực tế của học si nh. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh” nhằm đưa ra một tiến trình dạy học mới có thể khắc phục được kiểu dạy học truyền thống lấy người dạy làm trung tâm; giúp học sinh có cơ hội phát huy những khả năng của mình, làm quen với cách làm việc theo tổ nhóm để rồi cùng nhau liên hệ bài học với thực tế cuộc sống. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục đích chủ yếu của đề tài là thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần “Qua ng hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh . III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khách thể: Học sinh khối 11 trường THPT Phước Long Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình học tập phần “Quang hình học” lớp 11 _ ban Cơ bản. 2. Đối tượng nghiên cứu: Tiến trình dạy học một số bài học phần “ Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh . IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được tiến trình dạy học một cách phù hợp trên cơ sở vận dụng sáng tạo các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và r èn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh thì sẽ phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh đồng thời rèn luyện được cho học sinh kỹ năng liên hệ thực tế trong quá trình học tập. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tiến trình giảng dạy một số bài học phần “Quang hình học”, lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học si nh. - Vận dụng những nghiên cứu đó vào trong việc dạy học ở trường THPT Phước Long, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh. VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh; để từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức quá trình dạy học một số bài học phần: “Q uang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản. - Nghiên cứu cấu trúc logic về nội dung kiến thức trong phần: “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản cùng mối liên hệ của nó với các phần khác. Những kiến thức nào học sinh cần nắm vững sau khi học xong phần này. - Tìm hiểu thực tế dạy học các kiến thức phần: “Q uang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản ở một số trường THPT trong Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra những khó khăn cũng như những sai lầm mà học sinh thường gặp phải. - Sọan thảo tiến trình dạy học một số bài học phần: “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học si nh. - Thực hiện thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Phước Long để xác định mức độ phù hợp, tính khả thi, phạm vi áp dụng của đề tài. - Nhận xét và một số ý kiến đề xuất thêm. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học hiện đại, cách tổ chức họat động nhận thức của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh. - Nghiên cứu những mục tiêu, phương pháp chung…của giáo dục phổ thông; chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên,… nhằm nắm được cấu tr úc logic về nội dung kiến thức mà học sinh cần học, từ đó thiết kế tiến trình dạy học sao cho phù hợp. - Tìm tòi các thí nghiệm về những hiện tượng vật lý vừa vui lại vừa mang tính vận dụng kiến thức được học; những câu chuyện lịch sử về sự ra đời của một kiến thức vật lý, về cuộc đời sự nghiệp các nhà bác học vật lý để phục vụ việc gây hứng t hú cho học sinh trong dạy học vật lý. 2. Phương pháp điều tra - Điều tra về thực tế dạy học phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản ở một số trường phổ thông trong thành phố về phương pháp, hình thức tổ chức tiết học, cách đánh giá kết quả của học sinh, những kết quả đạt đư ợc,… - Điều tra những sai lầm , khó khăn của học sinh khi học phần này. 3. Thực nghiệm sư phạm - Vận dụng các tiến trình dạy học được thiết kế vào quá trình dạy học cho học sinh lớp 11 trường THPT Phước Long, Quận 9, TpHCM. - Phân tích những diễn biến cụ thể diễn ra trước, trong và sau giờ học. - Phân tích kết quả các bài kiểm tra. - Xử lý kết quả từ những phân tích trên. - Đề xuất những ý kiến khác sau khi tiến hành thực nghiệm. - Đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi của đề tài khi áp dụng ở trường phổ thông hiện nay. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC TRONG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LIÊN HỆ THỰC TẾ CỦA HỌC SINH 1.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm 1.1.1. Nguồn gốc của dạy học lấy học sinh làm trung tâm Chúng ta đều biết quá trình dạy học luôn gồm hai mặt quan hệ chặt chẽ với nhau: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Chính vì điều đó mà đã có khá nhiều quan niệm khác nhau về vai trò của giáo viên và học sinh nhưng nhìn chung cũng chỉ là hai hướng: hoặc tập trung vào vai trò của GV tức là lấy giáo viê n làm trung tâm hoặc tập trung vào vai trò của người học sinh tức là lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, những năm gần đây trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã và đang chuyển dần từ kiểu dạy học truyền thống giáo viên làm trung tâm sang kiểu dạy học mới học sinh làm trung tâm, đây cũng là một quá trình chuyển biến tất yếu của lịch sử giáo dục. Từ xa xưa, ở xã hội nông nghiệp hay tiền nông nghiệp, thời gia n do chu kỳ mặt trăng hay mặt trời quyết định; quá khứ đi vào hiện tại và tự nó lặp lại trong tương lai; việc chuẩn bị cho một đứa trẻ vào đời là trang bị cho chúng những kỹ xão, những bí quyết mang tính cha truyền con nối, kiến thức được truyền một cách thụ động thông qua gia đình hoặc các thể chế tôn giáo…Trong thời kỳ này người đóng vai trò thầy giáo luôn là sự chú ý của mọi học trò, thầy giá o chi phối toàn bộ quá trình dạy học, áp đặt hoặc nhồi nhét những giá trị đạo đức, kiến thức hay kỹ xão như là lời kinh thánh hay lời giáo huấn; trò chỉ việc công nhận, học thuộc lòng rồi lặp lại lời thầy. Riêng ở Việt Nam ta, tiếp theo đó là kiểu dạy học theo nhóm nhỏ với nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau, có thể là những đứa bé mới bắt đầu học cũng có thể là những m ôn sinh học để đi thi tú tài hay cử nhân…Thầy giáo bấy giờ là những ông đồ Nho, rất coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và tìm cách thích hợp để chỉ dạy những đứa học trò đó. Với kiểu làm này vai trò chủ động tích cực của học trò được đề cao, tuy nhiên hiệu suất thấp vì không có hệ thống, tổ chức và quản lý. Thời đại cơ khí hình thành và phát triển đã làm biến đổi tất cả những điều nói trên, bởi vì lúc này xã hội đòi hỏi những người mới phải thích ứng với thế giới mới, thế giới của ống khói xăng dầu và tiếng ồn (do sự xuất hiện của nhiều nhà m áy, xí nghiệp, công trình,…); thế giới của lao động với máy móc, điều kiện sống chật hẹp; thế giới mà thời gian do tiếng còi nhà máy và đồng hồ quyết định và được gọi là thế giới công nghiệp …Từ đó một cấu trúc giáo dục mới mô phỏng thế giới công nghiệp ra đời: số người học đông hơn, có t hầy giáo, có trường lớp, có chuông hay trống báo hết giờ, học sinh trong cùng một lớp có cùng lứa tuổi và trình độ ngang nhau. Trong giờ học thầy giáo và học sinh mặt đối mặt với nhau…, đây chính là mô hình nhà trường cổ truyền. Nhưng cũng bắt đầu từ đây giáo viên (thầy giáo) khó có điều kiện chăm lo hay giảng dạy cặn kẽ cho từng học sinh. Do vậy m à hình thành nên kiểu dạy học thông báo- đồng lọat. Với kiểu dạy này giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành nhiệm vụ của mình là truyền đạt cho hết nội dung chương trình và sách giáo khoa theo đúng qui định, cố gắng làm cho mọi học sinh trong lớp hiểu và nhớ những gì thầy giáo (giáo viên) giảng. Kết quả là kiểu học tập một cách thụ động của học sinh dần được hình thành, học sinh thiên về nhiệm vụ là ghi nhớ hơn là phải suy nghĩ. Tình trạng này ngày một phổ biến làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả giảng dạy, đặc biệt là không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với một lọai sản phẩm đặc biệt- sản phẩm giáo dục của nhà trường- Để khắc phục tình trạng này người ta thấy cần phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, cần qua n tâm đến nhu cầu và lợi ích của mỗi học sinh hơn. Phương pháp dạy học tích cực lấy người học (học sinh) làm trung tâm đã ra đời trong bối cảnh đó. 1.1.2. Bản chất của dạy học lấy học sinh làm trung tâm Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà giáo dục về kiểu dạy học này, nhưng điểm chung của các quan niệm cũng có thể đư ợc xem như là bản chất của dạy học học sinh làm trung tâm là dạy học hướng vào người học, nhấn mạnh hoạt động và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, giáo viên không phải là người quyết định toàn bộ quá trình dạy học mà chủ yếu là đóng vai trò người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ học sinh, học sinh mới là người đóng vai trò chủ động, quyết định phần lớn đến công việc học tập của mình. Theo quan điểm này thì giáo viên phải quan tâm đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh, cố gắng tạo cơ hội cho tất cả học sinh trong học tập và rèn luyện, còn học sinh người đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học : - Học phải tự lực, học để khám phá và làm giàu kiến thức. - Học phải tăng cường sự trao đổi giữa giáo viên và các học sinh khác. - Học phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình tìm tòi và khám phá tri thức. - Phải mạnh dạn trình bày những ý tưởng và kinh nghiệm mới mẻ. - Phải đư ợc tạo cơ hội và được rèn luyện kỹ năng liên hệ kiến thức được học với thực tế cuộc sống và khoa học kỹ thuật. 1.1.3. Đặc điểm của dạy học lấy học sinh làm trung tâm 1.1.3.1. Về mục tiêu dạy học Xuất phát từ mục tiêu chung của dạy học, quá trình dạy học học sinh làm trung tâm ngoài việc hướng tới nhiều mục đích phát triển cá nhâ n mà mỗi học sinh có thể đạt được ở các mức độ khác nhau còn phải hướng học sinh chuẩn bị thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập vào cộng đồng đang phát triển như vũ bão về mọi mặt, có công ăn việc làm phù hợp với sở trường và năng lực của mình. Muốn thế học sinh phải luôn được đặt trước những tình huống thực tế, cụ thể của cuộc sống. Để làm được điều đó, người giáo viên phải định hướng, cố vấn c ho học sinh tự mình khám phá tri thức cũng như cách để tìm ra tri thức đó. 1.1.3.2. Về nội dung dạy học Do dạy học không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn phải hướng dẫn học sinh cách tìm ra tri thức, cách liên hệ những tri thức đó với thực tế cuộc sống và khoa học kỹ thụât. Vì thế nội dung và chương trình giảng dạy phải hướng vào việc cho từng cá nhân học sinh t ham gia vào quá trình dạy học. Muốn thế, cần phải đặt học sinh trước những tình huống thực tế, cụ thể của cuộc sống, chú trọng khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức lý thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, cũng cần hết sức chú ý rằng nội dung dạy học còn phải tôn trọng nhu cầu, phù hợp khả năng, kích thích hứng thú, phục vụ lợi ích cho người học. 1.1.3.3. Về phương pháp dạy học Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với: sự bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bã o. Do vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên không thể nhồi nhét vào đầu học sinh một khối lượng kiến thức ngày càng nhiều đó mà phải quan tâm đến việc dạy học sinh phương pháp học sao cho học sinh có thể lần lượt khám phá lại những kiến thức đó. Công việc này đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện. Vì thế, nó phải đư ợc bắt đầu ngay từ bậc tiểu học và càng lên cao càng phải được chú trong. Mặt khác, xuất phát từ quan điểm dạy học học sinh làm trung tâm: coi những học sinh khác nhau với đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Do vậy phương pháp dạy học phải được lựa chọn sao cho từng học sinh có thể phát triển tốt nhất (phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh). Dựa trên quan điểm đó, phương phá p dạy học chủ yếu là hướng dẫn tổ chức cho học sinh họat động độc lập theo nhóm (có thể là thảo luận, làm thí nghiệm hoặc quan sát thực tế,…). Thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm được tri thức, kỹ năng mới đồng thời rèn luyện được phương pháp tự học, cũng như tập dượt cho phương pháp nghiên cứu sau này. Với phương pháp này thì bước cuối cùn g luôn là việc giáo viên góp ý nhằm hòan thiện một tri thức hay kỹ năng và khẳng định những tri thức khoa học đó. Giáo án lên lớp chủ yếu tập trung vào hoạt động của học sinh, cách tổ chức các hoạt động cũng như diễn biến và những khả năng xảy ra các hoạt động của học sinh. Mặt khác giáo án phải linh hoạt và có thể điều chỉnh cho phù hơp với hoạt động dạy, với từng đối tuợng học sinh khác nhau. Đồng thời qua đó tạo điều kiện để học sinh bộc lộ những khuyết điểm cũng như những năng lực riêng của mình. 1.1.3.4. Về phương tiện và hình thức tổ chức dạy học [...]... các phần mềm dạy học là những phương tiện dạy học được xem là hiện đại với những đóng góp to lớn trong việc phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh trong học tập Do vậy lớp học không nhất thiết phải là những dãy bàn học sinh được kê ngay ngắn và hướng về phía trước có bảng đen và bàn ghế giáo viên, mà lớp học có thể xếp theo hình tròn, hình chữ U, lớp học cũng có thể là phòng thí nghiệm, sân trường,... làm học sinh ý thức được trách nhiệm của mình), thường thì không học sinh nào dám mang một phiếu học tập còn trống rỗng đến lớp Tuy nhiên, không yêu cầu học sinh phải hiểu biết hết tất cả những nội dung trong đó Khi tự nghiên cứu, học sinh có thể gặp nhiều vấn đề khó khăn hoặc chưa hiểu, lúc đó học sinh có thể mang đến lớp để cùng các bạn thảo luận b Phiếu học tập trên lớp Các phiếu học tập trên lớp. .. Tự lực học tập là tự lực thu lượm kiến thức được xây dựng bằng trí nhớ, tư duy và sự phát triển trí tuệ của học sinh Tự lực học tập sẽ giúp học sinh hiểu thấu đáo nội dung một kiến thức nào đó, là cơ hội thuận tiện để học sinh phát huy tính sáng tạo Tự lực học tập tuy là khả năng riêng của mỗi học sinh nhưng nó sẽ càng được phát huy hơn nếu có thêm động cơ học tập đúng đắn nhằm tạo hứng thú học tập... Vì thế nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tập tốt thì hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ bị kéo theo xuống mức thấp nhất Ngược lại, nếu giáo viên rèn luyện cho học sinh có được những phương pháp học tập đúng, kỹ năng, thói quen, ý chí tự lực trong học tập sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, nhờ đó kết quả học tập sẽ được... loại phiếu học tập a Phiếu học tập ở nhà Nội dung phiếu học tập ở nhà có thể là hệ thống các câu hỏi, yêu cầu học sinh phải ôn tập lại kiến thức của những bài trước, những năm trước, thậm chí là ở những môn học khác; cũng có thể là yêu cầu học sinh tự nghiên cứu nội dung bài mới để cùng tham gia xây dựng bài trên lóp Mục tiêu của phiếu học tập ở nhà là chuyển giao nhiệm vụ học tập đến từng học sinh,.. .Hình thức tổ chức dạy học phải thật linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thời tiết, đối tượng học sinh,… Phương tiện dạy học có thể là tranh ảnh (ảnh tĩnh, ảnh động,…), là dụng cụ thí nghiệm,…và lớp học cũng được xem là một trong những phương tiện phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Ngày nay, máy vi tính và các phần mềm dạy học là những phương... tiêu chính của bài học, được thực hiện bằng hình thức hợp tác, thảo luận để thống nhất ý kiến Vì thế, phiếu học tập trên lớp phải được thiết kế sao cho nhiệm vụ học tập phải được sắp xếp một cách có lôgic theo sự phát triển của bài học; học sinh từng bước mở rộng vốn hiểu biết, rèn luyện được kỹ năng; đồng thời phải phát huy cao nhất tính tích cực, tự lực trong học tập vật lý của học sinh Ngoài ra,... hay khoa học, buộc con người phải xây dựng một kiến thức vật lý khác để lý giải và phục vụ chính mình Trong trường học, khi quá tải với nhiều môn học cùng lúc, học sinh thường đặt ra câu hỏi: học môn đó, kiến thức đó để làm gì?” Câu hỏi trên sẽ được học sinh tự trả lời và không bao giờ đặt ra nữa nếu như học sinh thấy được mối liên hệ giữa những điều đã học với thế giới tự nhiên, thế giới khoa học mà... lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong lớp học, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, kiểm định, rồi tán thành hoặc bác bỏ Nhờ đó học sinh nâng mình lên một trình độ mới mà vẫn duy trì học hỏi vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của thầy giáo 1.1.3.5 Về đánh giá quá trình dạy học ● Đối với học sinh: Trong quá trình tự mình tìm ra tri thức hay kỹ năng, sản phẩm đầu tay của học sinh bao giờ... tính tích cực, tự lực trong học tập vật lý của học sinh Chúng ta đều biết tính tích cực, tự lực trong học tập của học sinh biểu hiện ở sự nỗ lực của từng học sinh trong khi tương tác với các học sinh khác hoặc với giáo viên; ở sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, những biểu hiện tâm lý (hứng thú, chú ý, kiên trì,…); … Biểu hiện của tính tích cực, tự lực trong học tập vật lý của học sinh có thể thông qua . trình học tập phần Quang hình học lớp 11 _ ban Cơ bản. 2. Đối tượng nghiên cứu: Tiến trình dạy học một số bài học phần “ Quang hình học lớp 11_ ban. học phần: “Q uang hình học lớp 11_ ban Cơ bản. - Nghiên cứu cấu trúc logic về nội dung kiến thức trong phần: Quang hình học lớp 11_ ban Cơ bản cùng

Ngày đăng: 15/03/2013, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Giải thích rõ hơn bằng hình vẽ - Quang hình học lớp 11
i ải thích rõ hơn bằng hình vẽ (Trang 57)
Quan sát hình vẽ. - Quang hình học lớp 11
uan sát hình vẽ (Trang 72)
Dựa vào hình vẽ và áp dụng công thức tam  giác đồng dạng.  - Quang hình học lớp 11
a vào hình vẽ và áp dụng công thức tam giác đồng dạng. (Trang 76)
Đối với mắt bình thường (mắt không có tật) thì ngắm chừng thế nào? Vẽ hình.  HS : ngắm chừng ở vô cực vì mắt không có tật có cực viễn  ở vô cực, muốn  vậy phải điều chỉnh để vật ở tiêu điểm vật chính F của kính lúp - Quang hình học lớp 11
i với mắt bình thường (mắt không có tật) thì ngắm chừng thế nào? Vẽ hình. HS : ngắm chừng ở vô cực vì mắt không có tật có cực viễn ở vô cực, muốn vậy phải điều chỉnh để vật ở tiêu điểm vật chính F của kính lúp (Trang 90)
  kết hợp với việc tính góc trông ảnh từ hình vẽ để tính số bội giác.   - Quang hình học lớp 11
k ết hợp với việc tính góc trông ảnh từ hình vẽ để tính số bội giác. (Trang 94)
- Kết quả bài kiểm tra được ghi trong bảng 3.1. - Quang hình học lớp 11
t quả bài kiểm tra được ghi trong bảng 3.1 (Trang 106)
Bảng 3.1- Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra - Quang hình học lớp 11
Bảng 3.1 Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra (Trang 107)
Bảng 3.2- Bảng phân bố tần suất - Quang hình học lớp 11
Bảng 3.2 Bảng phân bố tần suất (Trang 108)
Bảng 3.3- Bảng phân bố tần suất tích luỹ - Quang hình học lớp 11
Bảng 3.3 Bảng phân bố tần suất tích luỹ (Trang 109)
Bảng 3.6- Thống kê % các câu trả lời đúng của đề kiểm tra. - Quang hình học lớp 11
Bảng 3.6 Thống kê % các câu trả lời đúng của đề kiểm tra (Trang 111)
3.5. Kết luận của chương 3 - Quang hình học lớp 11
3.5. Kết luận của chương 3 (Trang 112)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w