Quy mô sản xuất nông sản hàng hóa và vai trò của nông hộ Cách thức mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa ở nước ta không chỉ dựa vào việc mở rộng quy mô diện tích hay số đầu gia súc của chủ thể sản xuất, nhất là trong điều kiện hiện nay, chủ thể chủ yếu là các nông hộ. Theo khuyến cáo định hướng của ông cha ta: "Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền" thì ý nghĩa của việc mở rộng diện tích trên không còn chuyên canh cây lúa. Ðịa phương nào cũng có những mô hình chứng minh ý nghĩa đúng đắn của chiến lược phát triển sản xuất nông sản trên. Ở vùng U Minh Thượng và Hạ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, như trường hợp nông hộ anh Minh ở ấp Thạnh Ðông, xã Vĩnh Phong thuộc huyện Vĩnh Thuận, khi mới ra ở riêng chỉ có 1,6 ha đất mặn phèn, chuyên trồng lúa, bữa no bữa đói. Từ năm 2002 chuyển sang một vụ lúa một vụ tôm, riêng vụ tôm trong ba tháng thu nhập được 80 triệu đồng, nhiều hộ cùng ấp thu nhập 100 - 200 triệu đồng. Mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa theo cách nào thì cũng có một thể hiện chung nhất ở quy mô khối lượng sản lượng với hiệu quả kinh tế và tổng thu nhập tính trên một đơn vị sản xuất ngày càng cao, bằng cách hạ giá thành sản xuất và tăng năng suất và phẩm chất với những thương hiệu tín nhiệm bền vững. Như trước đây đã có thời mở hàng loạt nông trường quốc doanh, rồi lại chuyển về chủ thể là nông hộ với các hình thức khác nhau để có hiệu quả cao. Nhiều Nghị quyết của Ðảng, như Chỉ thị 100 ngày 13-1-1981 về cải tiến công tác khoán, Nghị quyết 10 ngày 5-4-1988 về đổi mới quản lý nông nghiệp đã đi vào cuộc sống và tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển sản xuất bảo đảm an ninh lương thực và sản xuất nông sản hàng hóa. Sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng 17 triệu tấn, chiếm già nửa sản lượng lúa của cả nước, và lượng gạo xuất khẩu (3,5 - 4 triệu tấn) từ vùng này chiếm tới 95% - 97%. Toàn bộ lượng lúa gạo trên, kể cả số nông trường quốc doanh, như Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Ðỏ thuộc TP Cần Thơ , đều được sản xuất quy mô nhỏ ở các nông hộ ở các địa phương. Ngay như ở một số nước phát triển như Nhật Bản sản xuất lúa của họ cũng được thực hiện "nhỏ lẻ" bởi các gia đình. Nhân lực trẻ khỏe ở những nước này di động sang khu vực công nghiệp (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III) có hiệu quả kinh tế tăng nhanh, có tác động mạnh đến CNH, HÐH nông nghiệp, bằng cách trợ giá cao trực tiếp hay gián tiếp. Nước ta đất hẹp người đông, hướng quy tụ diện tích để có sản xuất lớn theo xu thế chung cũng cần phải có giải pháp và bước đi thích hợp điều kiện riêng. Cũng như vậy đối với sản xuất gia cầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tìm cách hỗ trợ các hộ chăn nuôi gia cầm sau dịch cúm H5N1, đàn gia cầm của các nông hộ đã đáp ứng được nhiều khoản tiền cần chi tiêu bức thiết, như cho con cái học hành, giỗ Tết , mà dịch cúm gia cầm vừa qua đâu có phải từ nông hộ, mà là từ nơi nuôi tập trung là chính. Phong trào cánh đồng, hoặc nông hộ đạt doanh thu 50 triệu đồng/năm do tỉnh Thái Bình đề xướng ngày càng được hưởng ứng rộng rãi. Phong trào này đang "kích thích" người nông dân tăng giá trị nông sản bằng nội lực của mình. Mặc dù bình quân một ha sản xuất cây trồng mới có doanh thu khoảng 20 - 25 triệu đồng, nếu chuyên canh lúa còn thấp hơn nữa, nhưng số lượng mô hình cũng như diện tích đạt và vượt mức doanh thu 50 triệu đồng/ha ngày một tăng nhanh. Hơn nữa, vùng nào cũng có những mô hình đạt hàng trăm triệu đồng/ha, trong đó có những mô hình đạt 500 - 700 triệu đồng/ha hay một hộ, và cao hơn, như những mô hình trồng cây ăn quả, luân canh lúa - màu, luân canh lúa - tôm/cá, trồng rau, hoa, nhất là trong trường hợp nuôi tôm càng xanh, tôm sú, cá tra, cá ba-sa ở đồng bằng sông Cửu Long. Bước phát triển tiếp theo của phong trào đạt doanh thu 50 triệu đồng/ha hay /hộ như trên sẽ có thể là phong trào tổng doanh thu trừ chi phí đạt lãi thuần (lời, lãi ròng) cao, có thể gọi bằng một cụm từ ngắn gọn hơn, như phong trào đạt lãi thuần 30 - 50 triệu đồng/ha hay /hộ Ðể có lãi ròng cao, người nông dân không những phải phấn đấu đạt tổng thu nhập cao, mà còn phải tham gia vào các phong trào cải tiến công nghệ sản xuất, như phong trào ba tăng ba giảm, phong trào áp dụng IPM trước đây được FAO tài trợ, để chi phí đầu tư ít nhất và đạt năng suất và chất lượng nông sản cao nhất, theo hướng giảm đầu tư phân bón hóa học và thuốc sát trùng đến mức tối thiểu để gìn giữ môi trường trong lành. Các phong trào phát triển sản xuất trên đều bao gồm các biện pháp kỹ thuật được xác định là có tác dụng tốt với năng suất và phẩm chất nông sản ở địa phương, như với sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long thường là giống tốt, sạ lúa theo hàng bằng máy, bón phân và dùng thuốc trừ sâu bệnh đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách, làm khô lúa hè thu bằng cách dùng máy sấy thay cho biện pháp phơi nắng tự nhiên dẫn đến thất thoát cả về số lượng lẫn chất lượng. . Quy mô sản xuất nông sản hàng hóa và vai trò của nông hộ Cách thức mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa ở nước ta không chỉ dựa vào việc mở rộng quy mô diện tích hay. Mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa theo cách nào thì cũng có một thể hiện chung nhất ở quy mô khối lượng sản lượng với hiệu quả kinh tế và tổng thu nhập tính trên một đơn vị sản xuất. đi vào cuộc sống và tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển sản xuất bảo đảm an ninh lương thực và sản xuất nông sản hàng hóa. Sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng 17 triệu