KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI Quá trình hình thành và phát triển của Viện.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC.DOC (Trang 29 - 31)

- Có thể gây ra những thiệt hại.

1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI Quá trình hình thành và phát triển của Viện.

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện.

Tính đến tháng 9/2008, Viện Kinh tế thế và chính trị thế giới tròn 25 tuổi. Tiền thân của Viện là Ban Kinh tế thế giới trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập tháng 12/ 1980, do đồng chí Võ Đại Lược làm Trưởng ban. Trước nữa là Ban Nghiên cứu Kinh tế thế giới, từ những năm 1960 do Giáo sư Đào Văn Tập làm Trưởng ban, trong đó có các bộ phận Nghiên cứu hệ thống xã hội chủ nghĩa, bộ phận Nghiên cứu hệ thống tư bản chủ nghĩa và bộ phận Nghiên cứu các nước đang phát triển thuộc Viện Kinh tế học.

Viện Kinh tế và chính trị thế giới trực thuộc Ủy bạn Khoa học xã hội Việt Nam được chính thức thành lập theo Nghị định số 96/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, do đồng chí Võ Đại Lược làm Phó Viện trưởng phụ trách và năm 1987 làm Viện trưởng. Năm 1993, Viện được tái khẳng định lại theo Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ, với tên giao dịch quốc tế là: INSTITUTE OF WORLD ECONOMY.

Viện Kinh tế thế giới có chức năng, nhiệm vụ được ghi trong Quyết định thành lập là: Nghiên cứu những vấn đề kinh tế thế giới dưới giác độ của kinh tế chính trị học Mác-Lênin, nhằm làm sáng rõ những đặc điểm, quy luật và cơ chế vận động của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó đóng góp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước; phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế ở trong nước.

1.2. Cơ cấu của Viện

Để đáp ứng chức năng nhiệm vụ trên, cơ cấu tổ chức đã có sự thay đổi căn bản

từ việc tập trung nghiên cứu kinh tế các nước, các khu vực trước đây, sang tập trung nghiên cứu các lĩnh vực, các vấn đề. Cơ cấu tổ chức của Viện hiện có 16 phòng (10 phòng nghiên cứu và 6 phòng chức năng nghiệp vụ). Trong 10 phòng nghiên cứu có 4 phòng mới thành lập: phòng Nghiên cứu chính trị quốc tế, phòng Nghiên cứu tài chính-tiền tệ quốc tế, phòng Nghiên cứu kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, 3 phòng được đổi tên: phòng Nghiên cứu các nước SNG và Đông Âu đổi thành phòng Nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi, phòng Kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế thành phòng Các tổ chức quốc tế và phòng Nghiên cứu các nước Đông Dương thành phòng Nghiên cứu kinh tế và quan hệ đối ngoại của Việt Nam và thành lập thêm 1 phòng chức năng cơ cấu tổ chức đó, Viện Kinh tế thế giới hiện đang đệ trình Chính phủ để được đổi tên Viện thành Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.

1.3. Hiệu quả của hoạt động đạo tạo phát triển.

Sau hơn 10 năm thành lập, vào đầu những năm 1990, Viện đã xây dựng được một dội ngũ cán bộ có đủ năng lực và điều kiện để thành lập cơ sở đào tạo sau đại học nhằm trực tiếp đào tạo và bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho cán bộ trong và ngoài viện có trình độ trên đại học. Là một trung tâm nghiên cứu đầu ngành về kinh tế thế giới, việc gắn nghiên cứu và đào tạo các nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Từ năm 1994, Viện chính thức được Chính phủ giao niệm vụ đào tạo tiến sỹ, chuyên ngành Kinh tế thế giơí và Quan hệ kinh tế quốc tế và là cơ sở đào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Qua gần 10 năm nhiệm vụ được giao, từ chỗ chỉ có 7 giảng viên thuộc biên chế chính thức của Viện, đến nay, số lượng giảng viên chính thức có đủ tiêu chuẩn lên tới gần 30 người, trong đó có 1 Viện sỹ đồng thời là tiến sỹ khoa học, 8 phó giáo sư có học vị tiến sĩ và 14 tiến sĩ. Hơn nữa một nửa số tiến sỹ hiện nay

của cơ sở đào tạo từ các nước có nền khoa học tiên tiến như Nga, Mỹ, Đứ, Úc. Không chỉ am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực chuyên môn, các giảng viên, cán bộ khoa học tham gia công tác đào của Viện Kinh tế thế giới còn có trình độ ngoại ngữ cao.

Tính đến hết tháng 9/2003, Cơ sở đào tạo của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đã tuyển được tổng cộng 41 nghiên cứu sinh, gồm cả nghiên cứu sinh đào tạo theo chế độ ngắn hạn. Có 7 nghiên cứu sinh đào tạo theo chế độ ngắn hạn và 13 nghiên cứu sinh đào tạo hình thức chính quy tập trung ( tổng cộng là 20 người) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, trong đó có nhiều người đã bảo vệ thành công luận án với kết quả xuất sắc.

1.4. Các đặc điểm về phương hướng đào tạo của Viện trong thời gian tới.

Để đảm bảo chất lượng và mục tiêu là đào tạo ra các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, lãnh đạo Viện ngay từ đầu đã hết sức coi trọng bốn vấn đề cơ bản của công tác đào tạo là:

- Định hướng đào tạo gắn liền với những định hướng nghiện cứu của Viện. - Các vấn đề nghiên cứu và nghiên cứu sinh thực hiện trong quá trình đào tạo cần phải gắn với việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với kinh tế Việt Nam.

- Hết sức coi trọng việc tuyển chọn những cán bộ nghiên cứu và giảng dạy có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu, khả năng sáng tạo cao.

- Đào tạo và tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ và giảng viên luôn là yếu tố quyết định đối với chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC.DOC (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w