Một số kiến nghị khác có liên quan đến công tác đào tạophát triển nguồn nhân lực tại Viện.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC.DOC (Trang 84 - 87)

- Cơ quan chủ quản ( Bộ, ngành, Viện Khoa học Xã hội) Các tổ chức trong nước và quốc tế.

4. Một số kiến nghị khác có liên quan đến công tác đào tạophát triển nguồn nhân lực tại Viện.

nguồn nhân lực tại Viện.

- Để có thêm nguồn kinh phí bổ sung nêu trên mà không ảnh hưởng làm tăng ngân sách nhà nước chi cho đào tạo, nhà nước chỉ nên cấp kinh phí đào tạo NCS ngoài nước trong một số ngành thật sự mũi nhọn mà trong nước không có khả năng đào tạo. Thay vào đó, nên dành phần kinh phí còn lại tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất và nhân lực cho các cơ sở đào tạo trong nước để vừa tiết kiệm ngân sách, vừa nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo hiện nay.Viện Kinh tế và Chính trị thế giới là một cơ sở cần được rót vốn.

- Để có thể nâng cao năng lực nghiên cứu của NCS, ngoài việc tổ chức cải tiến chương trình, nâng cao chất lượng trong nước, Nhà nước cần tạo điều kiện cho NCS có cơ hội đi khảo sát và thư thực tập ở nước ngoài, phù hợp với đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu. Nhà nước cần bố trí khoản kinh phí hợp lý cho mục đích này.

-Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đào tạo sau đại học:

Việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy là điều kiện cần thiết hiện nay. Đây chủ yếu là nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Để thực hiện được điều này, hàng năm, các cơ sở đào tạo phải có chương trình đào tạo lại và đào tạo

sau tiến sỹ. Cơ sở đào tạo cần tổ chức các khoá đào tạo trong nước hoặc tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài.

KẾT LUẬN

Qua những phân tích trong bài viết trên, một lần nữa ta có thể khăng định ý nghĩa của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong sự phát triển của tổ chức. Một tổ chức lớn mạnh không thể tồn tại một đội ngũ cán bộ nhân viện trì trệ, thiếu kĩ năng và không có chuyên môn. Nắm vững và vận dụng lý thuyết đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng tổ chức là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo thắng lợi của tổ chức đó. Tuy vậy, việc ứn dụng lý thuyết vào thực tế xây dựng được một chương trình đào tạo hay, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực lại là một khó khăn, thử thách mới mà tổ chức cần phải nỗ lực tìm ra.

Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới là một cơ quan đầu ngành nghiên cứu về những vấn đề kinh tế và chính trị, có vai trò to lớn trong việc góp ý cho chính phủ xây dựng chương trình phát triển kinh tế của đất nước, là cơ quan tham mưu quan trọng, do đó vai trò của nguồn nhân lực lại càng được đề cao hơn bao giờ hết. Trong qúa trình tìm hiểu thực trạng, tôi đã đề xuất một số giải pháp hi vọng góp phần hữu ích trong công tách đào tạo và phát triển ở Viện.

Trong quy mô nhỏ của đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức xong với sự hiểu biết và trình độ lý luận còn hạn chế nên chuyên đề còn có những thiếu sót nhất định, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo Viện để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC.DOC (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w