Phương pháp đào tạo.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC.DOC (Trang 57 - 61)

- Đào tạo về kĩ năng máy tính: trong giai đoạn 20052008 số lượng cán bộ tham gia lớp đào tạo về tin học do Viện Khoa học và Xã hội tổ chức là

3.3.1Phương pháp đào tạo.

3 BỒI DƯỠNG THI NÂNG NGẠCH

3.3.1Phương pháp đào tạo.

Trên thực tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới sử dụng hai phương pháp đào tạo chủ yếu sau:

* Phương pháp 1: Đào tạo trong công việc.

- Có thể hiểu đây là phương pháp đào tạo do Viện Kinh tế và Chính trị thế giới tự đứng ra tổ chức thực hiện. Viện áp dụng các chương trình đào tạo sau: chương trình định hướng lao động mới, phương pháp kèm cặp trong công việc nhằm giúp các cán bộ mới có thể làm quen với những thay đổi trong nghề nghiệp, giúp cán bộ mới thuyên chuyển công tác thích nghi với vị trí mới. Phương pháp này vẫn còn mang nặng tính truyền thống và còn nghèo nàn, chậm đổi mới.

- Điểm lưu ý ở Viện đó là: mặc dù người kèm cặp chỉ bảo có chức vụ như trưởng phòng, phó phòng và có thâm niên công tác nhưng vẫn hướng dẫn người mới vào theo lối mòn cũ, chậm sửa đổi. Ví dụ trong công tác thông tin thư viện, cô văn thư cũ chỉ bảo cho nhân viên mới cách làm việc kém khoa học, cứng nhắc.

- Ngoài phương pháp kèm cặp chỉ bảo thì Viện không linh động trong việc ứng dụng các phương pháp khác như luân chuyển và thuyên chuyển công việc, đào tạo kiểu học nghề…nên nhân viên phải mất nhiều thời gian hơn để học nghề và khi không được thuyên chuyên công tác thì chỉ biết đầy đủ về 1 công việc duy nhất.

* Đào tạo ngoài công việc:

Điều đáng chú ý là trong giai đoạn 2004-2008 thì cán bộ trong Viện được đào tạo theo hình thức này là chủ yếu. Phương pháp được Viện áp dụng bao gồm:

- Tham gia các khoá đào tạo do Viện Khoa học và xã hội tổ chức như các khoá đào tạo thạc sĩ ,tiến sĩ…

- Cán bộ của Viện ( cả cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu) tham gia các hội nghị, hội thảo ngắn ngày ở trong nước và ở nước ngoài, tham gia các khoá tập huấn theo dự án hoặc theo thư mời. Theo thông kê thì đây là một chương trình

thu hút được nhiều cán bộ tham gia nhất do tính chất của các khoá đào tạo ngắn, hấp dẫn và phù hợp với chuyên ngành đào tạo của người học.

Qua đây ta thấy, do đặc thù của công tác nghiên cứu nên việc sử dụng phương pháp ngoài công việc tỏ ra phù hợp hơn. Từ đó Viện nên tổ chức nhiều hơn nữa những khoá đào tạo gắn như vậy và cần phải tiếp tục phát triển công tác đào tạo này một cách có hiệu quả hơn.

3.3.2. Lựa chọn và đào tạo giáo viên.

* Lựa chọn giáo viên cho chương trình đào tạo:

Để lựa chọn được giáo viên Viện cũng tuân theo đúng quy trình là trước tiên sẽ tìm hiểu và phân tích về nội dung khoá học. Ví dụ nếu là đào tạo cơ bản thì giáo viên là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành của Viện, nếu đào tạo tiếng anh thì giáo viên thuê ngoài hoặc do các tổ chức bên ngoài cung cấp. Tiếp theo là lựa chọn giáo viên dựa theo một số tiêu chí như kinh nghiệm, trình độ chuyên

môn, kinh phí… Tóm lại, Viện đã cơ bản làm tốt khâu chuẩn bị giáo viên cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

* Đào tạo giáo viên:

Viện chỉ có trách nhiệm đào tạo giáo viên là nhân sự trong viện, không phải là giáo viên thuê ngoài. Đội ngũ cán bộ giảng viên là một nhân tố quyết định đối với chất lượng đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngay từ khi cơ sở đào tạo mới thành lập, Lãnh đạo Viện đã bố trí những cán bộ nghiên cứu lâu năm, có kinh nghiệm và công tác giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, Viện đã mời các nhà khoa học đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, thế hệ nghiên cứu sinh đầu tiên đã hoàn thành và bảo vệ luận án thành công. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Viện cũng đặt trọng tâm vào việc khẩn trương bồi dưỡng và bổ sung đội ngũ cán bộ giảng viên là tiến sĩ đào tạo cơ bản chính quy từ nhiều nguồn khác nhau. Trong 4 năm qua, số cán bộ giảng viên của Viện ngày càng tăng, nhờ được bổ sung bởi cán bộ nghiên cứu mà viện cử đi đào tạo ở nước ngoài về, và từ các cán bộ được đào tạo chính tại Viện. Từ chỗ chỉ có 7 giảng viên thuộc biên chế chính thức của Viện, đến nay, số lượng giảng viên chính thức có đủ tiêu chuẩn lên tới 26 người, trong đó có 1 viên sỹ đồng thời là tiến sĩ khoa học, 8 PGS có học vị tiến sỹ và 17 tiến sỹ. Một số tiến sỹ tham gia giảng dạy hiện nay được đào tạo chính quy tại Viện Kinh tế và Chính trị thế giới. Không chỉ am hiểu trong lĩnh vực chuyên môn, các giảng viện, cán bộ khoa học tham gia công tác đào tạo của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới còn có trình độ ngoại ngữ cao. Đây là một trong những đòi hỏi quan trọng đối với cán bộ giảng viên của Viện xuất phát từ tính đặc thù của chuyên ngành đào tạo là cán bộ khoa học, các chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực kinh tế.

Như vậy, chất lượng của đội ngũ giáo viên trong viện là khá cao, tạo ra uy tín của cơ sở đào tạo sau đại học của Viện, thu hút nhiều NCS trong cả nước.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC.DOC (Trang 57 - 61)