Đánh máy thư thương mại một cách mau lẹ và chính xác.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC.DOC (Trang 79 - 82)

cách mau lẹ và chính xác.

-Thực hiện phân trang mau lẹ và chính xác.

Mô hình 6: Mục tiêu cho công việc soan thảo văn bản.

Nguồn: Phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, NXB Thống Kê, 2000.

2.3. Xác định đối tượng đào tạo.

Chương trình đào tạo phải xác định đúng đối tượng bồi dưỡng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của khoá học. Đối tượng đào tạo đúng là người thiếu hụt về kiến thức kỹ năng thực hiện công việc, phải có đủ khả năng về thời gian và sức khoẻ để hoàn thành khoá học. Đối tượng đào tạo cũng phải là người có nhu cầu thực sự thì họ mới thực sự hiểu được lợi ích của khoá học. Ngoài ra, người học cũng phải là người được đề bạt vào vị trí mới mà chưa có kinh nghiệm làm việc ở những vị trí này.

2.4. Xây dựng chương trinh và lựa chọn phương pháp đào tạo.

Cán bộ phụ trách công tác đào tạo cần phải phối hợp với giáo viên giảng dạy để xây dựng một chương trình đào tạo cho phù hợp với công việc, mục tiêu đào tạo, nhu cầu đào tạo. Chương trình giảng dạy cần phải lên kế hoạch trước như sau:

NGÀY/BUỔI NỘI DUNG THỜI GIAN GIÁO VIÊN

GIẢNG DẠY

Về nội dung đào tạo: nên lựa chọn các nhiều phương pháp đa dạng, phù hợp với hoạt động của Viện như khoá bồi dưỡng tiền công vụ cho cán bộ mới, bồi dưỡng theo kiểu học nghề, bồi dưỡng theo kiểu mô phỏng, bồi dưỡng thoát ly khỏi công vụ một thời gian,…Ngoài ra, đối với cơ sở đào tạo sau đại học của

Viện thì cần tiến hành trao đổi đào tạo và giảng dạy với các cơ sở nước ngoài, từ đó, dần dần tiến tới đào tạo NCS người nước ngoài. Đây không chỉ là mong muốn mà là yêu cầu cần thiết để cơ sở có thể bắt kịp với xu hướng liên kết quốc tế trong vấn đề đào tạo nhân lực và phát triển mạng lưới khoa học. Là một viện nghiên cứu đầu ngành về quan hệ kinh tế quốc tế có quan hệ quốc tế rộng rãi với các các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy nước ngoài, cơ sở đào tạo của Viện cần tranh thủ những thuận lợi này để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tiến tới có thể tuyển nghiên cứu sinh là người nước ngoài vào học tập và nghiên cứu tại Viện. Điều đó cần có những điều kiện nhất định như chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng viên và quản lý có trình độ ngoại ngữ cao, cơ sở và trang thiết bị hiện đại. Trước mắt, cơ sở đào tạo chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể nhận các hóc viên nứoc ngoài tới nghiên cứu, thực tập ngắn hạn phục vụ cho việc hoàn thành luận án.

Đối với chương trình đào tạo và nghiên cứu, Viện phải tiến hành cải tiến chương trình đào tạo và phương pháp bổ sung kiến thức cho NCS, chủ yếu tập trung vào việc chọn lựa các chuyên đề tiến sỹ vừa phục vụ trực tiếp cho đề tài nghiên cứu, vừa giúp cho NCS có kiến thức chuyên sâu hữu ích. Hiện Viện đã xây dựng hệ thống đề tài mang tính định hướng, vừa gắn với định hướng và nhiệm vụ nghiên cứu trung và dài hạn của Viện, vừa thiết thực và phù hợp với thực tiễn của Việt nam, để cho NCS lựa chọn khi làm luận án. Đây là công việc thường xuyên nhằm làm cho chương trình đào tạo theo kịp sự chuyển biến của các xu hướng phát triển hiện nay.

2.5. Dự tính về chi phí đào tạo.

Biết rằng đầu tư cho đào tạo là hoạt động rẻ nhất mà mang lại hiểu quả lớn nhất vì thể Viện nên có những kế hoạch về nguồn kinh phí cho đào tạo. Ngoài kinh phí đào tạo do Nhà nước cấp thì Viện cần phải lập ra một quỹ đào tạo

- Trích một phần kinh phí hoạt động của Viện do Nhà nước cấp. - Đóng góp củ cán bộ nghiên cứu thông qua các dự án, đề tài.

- Trích từ kinh phí hoạt động hợp tác của Viện với các tổ chức khác.

Khi đã thành lập ra quỹ này thì Viện phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và phải được phân bổ hợp lý, công khai, đúng đối tượng.

2.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên.

Giáo viên đào tạo có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy tuỳ theo loại hình đào tạo, đối tượng đào tạo và nguồn kinh phí cho hoạt động này mà lựa chọn nguồn giáo viên cho công tác giảng dạy từ các nguồn sau:

- Các giáo viên từ trong trường đại học. - Các cán bộ có kinh nghiệm tại Viện.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC.DOC (Trang 79 - 82)