Nhân tố Bộ máy vùng

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 99 - 103)

3. Kết cấu của luận án

3.3.3. Nhân tố Bộ máy vùng

3.3.3.1. Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

Xây dựng mạng lưới thông tin vùng Quyết định phân bổ ngân sách cho dự án LKV Đảm bảo các cam kết được thực thi Cân bằng lợi ích giữa các địa phương Giúp nâng cao nhận thức CQĐP về lợi ích LKV Tạo tin tưởng LKCQĐP Điều phối hoạt động LKCQĐP * Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

38,1 35,7 26,2 69,6 17,4 13 43,5 34,8 21,7 40,8 42,9 16,3 18,4 30,6 51 28,6 36,7 34,7 32,7 22,4 44,9 12,6 34,4 53 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100% Không có và có rất ít vai trò Có vai trò Có vai trò quan trọng

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Hình 3.6: Cảm nhận của CQĐP và chuyên gia về vai trò của BCĐ Tây Nam Bộ trong thúc đẩy liên kết vùng

Khi hỏi nhóm đối tượng CQĐP và chuyên gia vùng về cảm nhận của họ liên quan tới vai trò của BCĐ Tây Nam Bộ, chỉ có 12,6% số người được hỏi không đồng tình cho rằng BCĐ có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong thúc đẩy LKV. Tuy nhiên, nếu xem xét vai trò của BCĐ đối với từng vấn đề cụ

thể thì sẽ có sự đánh giá khá khác nhau. Cụ thể, số người được hỏi cho rằng BCĐ không có vai trò hoặc có rất ít vai trò (mức từ 0-2) trong việc quyết định phân bổ ngân sách cho các dự án LKV chiếm 69,6%; trong việc đảm bảo các cam kết hợp tác vùng được thực thi trên thực tế chiếm 43,5%; trong việc cân bằng lợi ích giữa các địa phương tham gia liên kết chiếm 40,8%; trong việc xây dựng mạng lưới thông tin vùng chiếm 38,1%; và trong việc điều phối hoạt động LKCQĐP trong vùng chiếm 32,7%. BCĐ Tây Nam Bộ được đánh giá có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong việc giúp nâng cao nhận thức của các CQĐP trong vùng về lợi ích của LKV (với 81,6% số người trả lời) và giúp tạo dựng sự tin tưởng hợp tác giữa các CQĐP trong vùng (với 71,4% số người trả lời).

- Xây dựng mạng lưới thông tin vùng - Quyết định phân bổ ngân sách cho cho các …

- Đảm bảo các cam kết/thỏa thuận hợp tác … - Cân bằng lợi ích giữa các địa phương tham…

- Giúp nâng cao nhận thức của các địa … - Tạo dựng sự tin tưởng hợp tác giữa các địa … - Điều phối hoạt động liên kết giữa các địa … * Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

67,5 32,5 33,3 66,7 59 41 66,7 33,3 85,7 14,3 76,2 23,8 69 31 89,2 10,8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100% Có vai trò và rất có vai trò Không có và có vai trò rất ít

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Hình 3.7: Cảm nhận của CQĐP về vai trò của BCĐ Tây Nam Bộ trong thúc đẩy liên kết vùng

Cảm nhận riêng của 13 tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL đối với vai trò của BCĐ Tây Nam Bộ, phản hồi của các địa phương nhìn chung tích cực hơn so với cảm nhận của các chuyên gia vùng. Bằng chứng là có tới 89,2% số người được hỏi trong nhóm CQĐP cho rằng BCĐ có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong thúc đẩy LKV. Các địa phương cũng đánh giá vai trò rất thấp của BCĐ trong một số vấn đề như: quyết định phân bổ ngân sách cho các dự án LKV (với

66,7%); đảm bảo các cam kết/thỏa thuận hợp tác vùng được thực thi trên thực tế (với 41%); cân bằng lợi ích giữa các địa phương tham gia liên kết (33,3%); xây dựng mạng lưới thông tin vùng (32,5%); điều phối hoạt động liên kết giữa các địa phương trong vùng (31%). Các địa phương cũng đánh giá cao vai trò của BCĐ Tây Nam Bộ trong việc giúp nâng cao nhận thức của các địa phương về lợi ích của LKV (với 85,7% số người trả lời) và giúp tạo dựng sự tin tưởng hợp tác giữa các địa phương trong vùng (với 76,2% số người trả lời).

3.3.3.2. Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Khi hỏi cả 3 nhóm đối tượng về cảm nhận của họ liên quan tới vai trò của BCĐ điều phối phát triển vùng, thì có 39,5% số người được hỏi cho rằng BCĐ điều phối phát triển vùng thực sự không có vai trò hoặc có vai trò rất nhỏ trong thúc đẩy liên kết vùng (từ mức 0-2). Mức đánh giá này cho thấy, rõ ràng BCĐ điều phối phát triển các vùng KTTĐ chưa thực sự có vai trò lớn trong thúc đẩy LKV so với BCĐ Tây Nam Bộ.

Nếu xem xét vai trò của BCĐ điều phối các vùng KTTĐ đối với từng vấn đề cụ thể thì sẽ thấy có vấn đề BCĐ điều phối các vùng KTTĐ đã được đánh giá cao, nhưng cũng có nhiều vấn đề dường như vai trò của BCĐ vẫn còn thiếu vắng. Cụ thể, số người được hỏi cho rằng BCĐ điều phối các vùng KTTĐ không có vai trò hoặc có vai trò rất ít trong việc trở thành trọng tài giải quyết tranh chấp/xung đột giữa các CQĐP chiếm 60,7%; trong việc cân bằng lợi ích giữa các vùng (chiếm 58,8%); trong quyết định phân bổ ngân sách cho vùng (chiếm 54,9%); trong xây dựng mạng lưới thông tin quốc gia và vùng (38%); trong tạo dựng sự tin tưởng hợp tác giữa các CQĐP trong vùng (37,8%); trong phối hợp tổ chức thực hiện quy hoạch, thực hiện LKV (35,8%) và trong nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch và khung chính sách phát triển vùng (24,6%).

70 60 50 40 30 20 10 0 N/cứu, đề

xuất CP, Phối hợp Tạo dựng Cân bằng Quyết định Xdựng

TTCP tầm Trọng tài mạng lưới

nhìn, CL, thực hiệntổ chức giải quyết tưởng hợpsự tin giữa cáclợi ích ngân sáchphân bổ thông tin QH và QH, LKV xung đột tác vùng cho vùng QG và

khung CS vùng

vùng

BCĐ + ĐP 22,2 32,6 59,1 32,6 54,6 54,6 31,8

Chung 24,6 35,8 60,7 37,8 58,8 54,9 38

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Hình 3.8: Cảm nhận của các đối tượng về vai trò của BCĐ điều phối các vùng KTTĐ trong thúc đẩy LKV

Mặc dù, có sự khác biệt đôi chút về tỷ lệ phần trăm số người được hỏi đánh giá về vai trò của BCĐ điều phối các vùng KTTĐ trong từng vấn đề cụ thể giữa nhóm đại diện BCĐ Tây Nam Bộ và CQĐP, tuy nhiên về cơ bản thì nhóm đại diện BCĐ Tây Nam Bộ và CQĐP cũng có cùng cảm nhận giống như kết quả điều tra chung về thứ tự các vấn đề mà BCĐ điều phối các vùng KTTĐ có rất ít hoặc thậm chí không có vai trò gì.

3.3.3.3. Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long

Liên quan tới câu hỏi về vai trò của Hội đồng vùng KTTĐ ĐBSCL đã có 42% số người được hỏi đồng tình cho rằng Hội đồng vùng KTTĐ ĐBSCL có rất ít vai trò hoặc không có vai trò gì trong thúc đẩy LKCQĐP vùng KTTĐ. Với tỷ lệ người đồng tình như vậy cho thấy vai trò của Hội đồng vùng KTTĐ ĐBSCL dường như bị đánh giá thấp hơn so với vai trò của BCĐ điều phối các vùng KTTĐ và BCĐ Tây Nam Bộ.

Xây dựng mạng lưới thông tin vùng Quyết định phân bổ ngân sách cho dự án LKV Đảm bảo các cam kết được thực thi Cân bằng lợi ích giữa các địa phương Giúp nâng cao nhận thức CQĐP về lợi ích LKV Tạo tin tưởng LKCQĐP Điều phối hoạt động LKCQĐP * Vai trò Hội đồng vùng KTTĐ ĐBSCL 47 29,4 23,6 71,5 18,3 10,2 53 24,5 22,5 40,8 42,9 16,3 33,4 33,3 33,3 45,1 31,4 23,5 35,1 29,8 35,1 42 29 29 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100% Không có và có rất ít vai trò Có vai trò Có vai trò quan trọng

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Hình 3.9: Cảm nhận của các đối tượng về vai trò của Hội đồng vùng KTTĐ ĐBSCL trong thúc đẩy liên kết vùng

Hội đồng vùng KTTĐ ĐBSCL được cho là không có vai trò hoặc có vai trò rất thấp đối với vấn đề như: quyết định phân bổ ngân sách cho các dự án LKV (với 71,5% số người được hỏi đồng tình) và đảm bảo các cam kết hợp tác vùng được thực thi trên thực tế (với 53%). Hội đồng vùng KTTĐ ĐBSCL được đánh giá cao nhất trong vai trò giúp nâng cao nhận thức của các địa phương về lợi ích của LKV, với tỷ lệ số phiếu cho điểm ở mức độ từ 3-5 là 66,6%.

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w