Khái quát quá trình hình thành vùng ở Việt Nam từ năm 1976

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 79 - 80)

3. Kết cấu của luận án

3.1.1.Khái quát quá trình hình thành vùng ở Việt Nam từ năm 1976

Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 63 tỉnh/thành, tương đương với 63 đơn vị quản lý hành chính. Mỗi tỉnh/thành có thể coi là một vùng và thiết chế vùng này được đánh giá là chặt chẽ và có hiệu lực nhất ở Việt Nam. Do điều kiện tự nhiên, dân số, lịch sử, xã hội, đặc điểm phát triển và phân bố sản xuất khác nhau nên quy mô diện tích và dân số của các vùng cấp tỉnh/thành có sự khác biệt. Để không gian kinh tế không bị thu hẹp, chia cắt và tận dụng được thế mạnh chung của các tỉnh; cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã chia lãnh thổ thành các loại vùng khác nhau. Chẳng hạn như: Vùng KTXH (gồm 6 vùng), Vùng KTTĐ (gồm 4 vùng), Vùng hành lang kinh tế (hành lang Đông-Tây, hành lang kinh tế Hà Nội-Lào Cai-Hải Phòng-Quảng Ninh-Vân Nam), …

Trong lịch sử phân vùng, Việt Nam đã có nhiều phương án phân vùng, với số lượng các vùng có sự khác nhau tuỳ theo mục đích phân chia và tuỳ theo từng giai đoạn. Nhìn chung, việc phân thành các vùng nông nghiệp được chú trọng nhiều hơn và sớm hơn việc phân theo vùng KTXH hay vùng KTTĐ bởi do đặc điểm kinh tế thuần nông của Việt Nam trước đây. Vì vậy, ngay từ năm 1976, Việt Nam đã đưa ra hệ thống phân vùng với 7 vùng nông-lâm-nghiệp. Trong giai đoạn 1976-1980, Việt Nam đã thiết kế thành 8 vùng kinh tế tổng hợp, gồm: (1) Đồng bằng và trung du Bắc Bộ; (2) Quảng Ninh; (3) Tây Bắc; (4) Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Thái; (5) Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên; (6) Tây Nguyên và DH Trung Bộ; (7) Đông Nam Bộ; và (8) ĐBSCL. Tiếp đến giai đoạn 1981-1985, Việt Nam có hệ thống 4 vùng kinh tế tổng hợp và 7 tiểu vùng. Từ 1986,

Việt Nam duy trì hệ thống 8 vùng, gồm: (1) Đông Bắc (thêm Quảng Ninh); (2) Tây Bắc; (3) Đồng bằng sông Hồng; (4) Bắc Trung Bộ; (5) Duyên hải Nam Trung Bộ; (6) Tây Nguyên; (7) Đông Nam Bộ (thêm Ninh Thuận và Bình Thuận) và (8) ĐBSCL.

Từ những năm 1990 trở lại đây, các vùng công nghiệp và vùng du lịch mới bắt đầu được chú trọng nhiều hơn do gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Từ năm 2006, để phục vụ cho hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển KTXH theo lãnh thổ, cũng như để quản lý các quá trình phát triển KTXH trên mỗi vùng của đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH và theo Nghị định này, Việt Nam hình thành 6 vùng KTXH (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Dân số và diện tích 6 vùng kinh tế-xã hội ở Việt Nam

Vùng Diện tích Dân số (2016) Tổng (km2) % Tổng (người) % 1. Vùng TD và MN phía Bắc (14 tỉnh) 95.222,3 28,75 11.984.300 12,92 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh) 21.260,3 6,42 21.133.800 22,83 3. Vùng BTB- DH miền Trung (14 tỉnh) 95.871,3 28,94 19.798.800 21,35 4. Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh) 54.508,0 16,46 5.693.200 6,14 5. Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh) 23.552,6 7,11 16.424.300 17,71 6. Vùng ĐBSCL (13 tỉnh) 40.816,3 12,32 17.660.700 19,05

Nguồn: Niêm giám Thống kê Việt Nam 2016

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 79 - 80)