3. Kết cấu của luận án
2.2.1. Khái niệm, phân loại nhân tố liên kết các địa phương trong vùng
2.2.1.1. Khái niệm nhân tố liên kết các địa phương trong vùng
Các nghiên cứu về quản trị vùng nói chung và LKCQĐP nói riêng thường đặt ra các câu hỏi: “Tại sao một số LKCQĐP rất thành công trong khi một số khác lại thất bại?” hay “Nhân tố gì tạo ra sự LKCQĐP thành công?”,… Danh sách các nhân tố cũng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu.
Khái niệm nhân tố LKCQĐP đã được nhìn nhận tương đối giống nhau trong nhiều nghiên cứu. Trong LA, khái niệm về nhân tố LKCQĐP trong vùng cũng được hiểu là nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hoặc gây cản trở sự liên kết giữa các CQĐP cấp tỉnh trong vùng. Tuy có sự thống nhất trong quan niệm về nhân tố LKCQĐP nhưng trong cách phân nhóm các nhân tố thì có sự khác nhau. Sự khác biệt trong cách phân nhóm các nhân tố LKCQĐP là do quan niệm của từng học giả và cách gắn kết các nhân tố vào từng trường hợp nghiên cứu. Dù các nghiên cứu có phân nhóm hay đề cập các nhân tố theo các cách khác nhau, song những nhân tố thường được nêu nhiều nhất, đó là: lịch sử liên kết; vị thế và năng lực của các bên tham gia; động cơ của các bên tham gia; khung pháp lý về LKV; vai trò của lãnh đạo nói riêng và vai trò của tổ chức quản trị vùng nói chung; khoảng cách giao thông và sự tương đồng về kinh tế, xã hội.
2.2.1.2. Phân loại nhân tố liên kết các địa phương trong vùng
Các nghiên cứu về quản trị liên kết nói chung và LKCQĐP đã đưa ra nhiều cách phân loại nhân tố LKCQĐP tùy theo mục tiêu và cách tiếp cận của từng nghiên cứu (xin xem phần tổng quan công trình nghiên cứu đã công bố). Để phần nào lột tả các vấn đề LKCQĐP trong vùng ở Việt Nam, LA này phân thành 2 nhóm nhân tố, đó là: nhóm nhân tố bên trong (nhóm nhân tố nội tại của CQĐP,
nhìn nhận từ góc độ nhận thức của CQĐP về chi phí tham gia LKV) và nhóm nhân tố bên ngoài (gồm: quy định pháp lý về LKCQĐP và bộ máy vùng).