. Mục tiêu cụ thể Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Tú Xuyên. Phân tích những thuận lợi khó khăn, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu. 3. Yêu cầu của đề tài Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ và các đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Tú Xuyên Huyện Văn Quan Tỉnh Lạng Sơn. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu. Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra bài học kinh nghiệm thực tế để phục vụ trong công tác sau này. Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học tập và nghiên cứu. Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn. Đánh giá được đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xã Tú Xuyên. Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã Tú Xuyên nói riêng, góp phần ổn định xã hội nói chung.
Trang 1BQLĐ Bình quân lao động
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CN – TNCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Trang 2MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Yêu cầu của đề tài 3
4 Ý nghĩa của đề tài 3
4.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu 3
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỐI TƯỢNG 4
1.1 Cơ sở lý luận của đối tượng 4
1.1.1 Một số khái niệm về hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ 4
1.1.1.1 Khái niệm hộ 4
1.1.1.2 Khái niệm về hộ nông dân 4
1.1.1.3 Khái niệm kinh tế hộ nông dân 5
1.1.1.4.Khái niệm kinh tế hộ: 5
1.1.1.5 Phát triển: 5
1.1.1.6 Phát triển kinh tế: 5
1.1.1.7.Phát triển nông thôn: 5
1.1.1.8 Khái niệm phát triển bền vững: 5
1.1.2 Vai trò của kinh tế hộ 6
1.1.3 Đặc trưng của kinh tế hộ 6
1.1.4 Phân loại hộ nông dân 7
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ 8
1.1.5.1 Nhóm yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên 8
1.1.5.2.Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý 9
Trang 31.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 12
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở thế giới 12
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở một số địa phương trong nước 13
1.2.3 Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta 15
1.2.4 Các bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam nói chung và cho xã Tú Xuyên nói riêng 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
2.1.2.1 Không gian 19
2.1.2.2 Thời gian 19
2.2 Nội dung nghiên cứu 19
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 19
2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 19
2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 20
2.3.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 21
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh tế 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 23
3.1.2 Khí hậu – Thủy văn 23
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 24
3.1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Tú Xuyên giai đoạn 2011 - 2013 24
Trang 43.2 Đánh giá tình hình kinh tế hộ theo nhóm hộ điều tra 34
3.2.1 Khái quát chung về nhóm hộ điều tra 34
3.2.2 Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra 38
3.2.3 Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra 41
3.2.4 Các phương tiện sản xuất chủ yếu của hộ 45
3.2.5 Các khó khăn gặp phải của các hộ điều tra 46
3.2.2.9 Tình hình chi tiêu và tích lũy của nhóm hộ điều tra 48
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hộ tại xã Tú Xuyên 50
3.3.1 Các nhân tố về nguồn lực 50
3.3.2 Yếu tố về đất đai 51
3.3.3 Vốn đầu tư sản xuất 51
3.3.4 Về thị trường 52
3.3.5 Về khoa học – công nghệ 53
3.3.6 Về cơ sở hạ tầng 53
3.4 Phân tích SWOT 55
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ TÚ XUYÊN 56
4.1 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Tú Xuyên 56
4.1.1 Định hướng phát triển kinh tế hộ tại xã Tú Xuyên 56
4.1.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ dân tại xã Tú Xuyên 57
4.1.2.1 Giải pháp về đất đai 57
4.1.2.2 Giải pháp về vốn 57
4.1.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 58
4.1.2.4 Giải pháp về khoa học kỹ thuật 59
Trang 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 64
2.1 Đối với Nhà nước 64
2.2 Đối với cơ quan quản lý địa phương 65
2.3 Đối với người dân 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 6Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Tú Xuyên giai đoạn 2011 - 2013 29
Bảng 3.4 Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra năm 2013 35
Bảng 3.5 Năng suất, sản lượng bình quân một số cây trồng chính của nhóm hộ điều tra 38
Bảng 3.6 Số lượng vật nuôi chính của các hộ điều tra 41
Bảng 3.7 Hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra 43
Bảng 3.8 Các loại phương tiện sản xuất chủ yếu của các hộ điều tra 45
Bảng 3.9 Những khó khăn của các hộ điều tra 47
Bảng 3.10 Chi phí sinh hoạt của nhóm hộ điều tra năm 2013 49
Bảng 3.11 Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra năm 2013 50
HÌNH VẼ Hình 3.1: Biểu đồ các nhóm hộ phân theo dân tộc 37
Hình 3.2: Biểu đồ trình độ văn hóa của chủ hộ điều tra 38
Hình 3.3 Biểu đồ doanh thu trong sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 44
Hình 3.4 Biểu đồ các loại phương tiện sản xuất chủ yếu trong hộ 46
Hình 3.5 Biểu đồ các khó khăn thường gặp của các hộ điều tra 48
Trang 7MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, đời sống người dân đang ngàycàng được nâng cao Trong cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh đầy nghiệtngã, mỗi con người đều lựa chọn cho mình những cách làm giàu chính đáng,đối với bà con nông dân tài sản quý giá trong tay không có gì hơn ngoàinhững tấc đất, mảnh vườn, mẫu ruộng Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tếcòn đang diễn biến phức tạp như hiện nay, nông nghiệp - nông dân - nôngthôn tiếp tục được khẳng định là một động lực quan trọng để giữ vững sự ổnđịnh và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta
Nước ta hiện nay có trên 13 triệu dân, lực lượng này là nền tảng của kinh
tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị - xã hội.Kinh tế hộ gia đình đã đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa gạođạt tỷ suất hàng hóa khoảng trên 50%, cà phê 45%, cao su 85%, chè trên 60%,.Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ gia đình đang loay hoay trongcảnh sản xuất tự cung tự cấp, thậm chí còn nhiều hộ sản xuất tự nhiên, nhất là ởvùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nền kinh tế hàng hóa phát triển đồngthời dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo Về lương thực thực phẩm, tỷ lệ hộ nghèo
cả nước là 28.9%, trong đó nông thôn chiếm 35.7% (thấp nhất là vùng ĐôngNam Bộ 22%, cao nhất là vùng Tây Bắc 68.7%) Hiện nay, cả nước vẫn còn trên
1 triệu hộ nghèo Vì vậy, việc nghiên cứu các mô hình kinh tế hộ gia đình sảnxuất hàng hóa nhằm nâng cao năng lực sản xuất của các hộ kinh tế nông nghiệptrong giai đoạn hiện nay là rất cấp thiết
Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu
to lớn, song chính trong bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bảncần được giải quyết đó là:
Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là họat động sản xuất nôngnghiệp, yêu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bị kìm hãm bởi diệntích đất manh mún và quy mô nhỏ lẻ do kết quả của việc chia đất bình quân
Trang 8Mâu thuẫn giữa tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp với tính thời vụtrong nông nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến năng suất laođộng bình quân thấp.
Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chungcủa các hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sửdụng sao cho có hiệu quả
Những khó khăn này tồn taị chủ yếu ở các tỉnh miền núi, các vùng dântộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,…đã gây nhiều trở ngại cho tiến trình pháttriển của đất nước
Tú Xuyên là một xã miền núi thuộc Huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơnnền sản xuất của xã nói chung vẫn là dựa vào nông nghiệp Kinh tế nôngnghiệp nói chung và kinh tế hộ của xã nói riêng đang phát triển theo đà pháttriển chung của cả nước nhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫntồn tại cần được giải quyết
Tú Xuyên là một xã miền núi, đất đai rộng lớn chủ yếu là đất đồi núi,trình độ sản xuất thấp, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của hộ nôngdân vẫn còn chưa tốt
Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân đang được cấp ủy Đảng, chínhquyền, đoàn thể các ngành và các nhà khoa học quan tâm Những vấn đề cầnlàm rõ là: Hiện trạng kinh tế hộ nông dân xã Tú Xuyên- Huyện Văn Quan-Tỉnh Lạng Sơn ra sao? Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộnông dân? Đó là một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải quyết
Xuất phát từ thực trạng trên em xin tiến hành nghiên cứu đề tài:”Thựctrạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Tú Xuyên –Huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn”
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá được thực trạng và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dântại xã từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề khókhăn, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ tại xã trong thời gian tới
Trang 92.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Tú Xuyên
- Phân tích những thuận lợi khó khăn, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triểnkinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiêncứu
3 Yêu cầu của đề tài
Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ và các đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Tú Xuyên - HuyệnVăn Quan - Tỉnh Lạng Sơn
4 Ý nghĩa của đề tài
4.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra bài học kinh nghiệm thực tế đểphục vụ trong công tác sau này
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học tập và nghiên cứu
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viêntrong quá trình nghiên cứu
4.2 Ý nghĩa thực tiễn.
- Đánh giá được đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xã Tú Xuyên
- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng cuộcsống cho người dân trong xã Tú Xuyên nói riêng, góp phần ổn định xã hộinói chung
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1.1 Cơ sở lý luận của đối tượng
1.1.1 Một số khái niệm về hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ
Hộ nông dân đã có và tồn tại từ rất lâu đời, nó gắn liền với sự tồn tạicủa xã hội loài người và trải qua nhiều hình thức khác nhau Nó là một trongnhững đối tượng được các nhà khoa học, các tổ chức trên các lĩnh vực khácnhau quan tâm Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, họ đưa ra những quan điểmkhác nhau về hộ
1.1.1.1 Khái niệm hộ
Trên phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng:”Hộ là tất cảnhững người sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và cùng chung mộtngân quỹ”
Theo Raul Hunnena giáo sư đại học tổng hợp Lisbon thì :”Hộ là nhữngngười cùng chung một huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quátrình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng”
1.1.1.2 Khái niệm về hộ nông dân
“Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn chỉnh cao” [3]
“Nông hộ là tế bào kinh tế của xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” [7]
“Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” [8]
“Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,…)
và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp” [2]
Trang 111.1.1.3 Khái niệm kinh tế hộ nông dân
“Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực đất đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung; mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển” [6]
1.1.1.4.Khái niệm kinh tế hộ:
Tại điểm 1, mục II cả nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000:
“Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệpnông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng caohiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”
1.1.1.7.Phát triển nông thôn:
“Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiệnsống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể là người nghèo ở vùngnông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ởcác vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ phát triển” [1]
1.1.1.8 Khái niệm phát triển bền vững:
Là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hóa và môitrường, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương
Phát triển ý tưởng của Liên Hợp Quốc, Ủy ban quốc tế về phát triển vàmôi trường (1987) đã định nghĩa: “Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế
hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệtương lai”[1]
Trang 121.1.2 Vai trò của kinh tế hộ
Kinh tế hộ đã có từ lâu đời cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển.Trải qua mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì kinh tế hộ biểu hiện dưới nhiềuhình thức khác nhau, càng ngày nó càng khẳng định được tầm quan trọng vàvai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân
Kinh tế hộ là tế bào của xã hội, sự phát triển của nó giúp nâng cao đờisống của người dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước
Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đổi mới côngnghệ sản xuất Hộ là nơi tích lũy kinh nghiệm sản xuất truyền thống cũng lànơi áp dụng công nghệ mới vào sản xuất Khi chuyển sang sản xuất hàng hóa,xuất hiện cạnh tranh thị trường, hộ buộc phải đổi mới công nghệ nhằm tạo rasản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá thành rẻ hơn Việc đổi mới công nghệtrước hết phải nhằm khai thác tốt kinh nghiệm truyền thống từ lâu đời
1.1.3 Đặc trưng của kinh tế hộ
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quá trình quản lý và sửdụng các yếu tố sản xuất Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mọithành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có,cũng như các tài sản khác của hộ.Mặt khác dựa trên cơ sở kinh tế chung và cócùng chung ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rấtcao và việc bố trí sắp xếp công việc cũng rất linh hoạt, hợp lý Từ đó dẫn đếnhiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông hộ rất cao
- Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao Do kinh tế
hộ có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hơn so với các doanh nghiệp nôngnghiệp khác Nếu gặp điều kiện thuận lợi hộ có thể tập trung mọi nguồn lựcvào sản xuất để mở rộng sản xuất, khi gặp điều kiện bất lợi họ dễ dàng thuhẹp quy mô, thậm chí hộ có thể trở về sản xuất tự cung, tự cấp
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích người laođộng Trong kinh tế hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế lẫnhuyết tộc và có chung ngân quỹ nên dễ dàng có được sự nhất trí, sự đồng tâmhiệp lực để cùng nhau phát triển kinh tế hộ của mình Vì vậy có sự gắn bóchặt chẽ giữa kết quả sản xuất với người lao động Lợi ích kinh tế đã thực sự
Trang 13trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng caohiệu quả sản xuất của kinh tế hộ.
- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất nhỏ nhưng lại rất hiệu quả, quy mô nhỏkhông đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp Trên thực tế, nông hộ vẫn cókhả năng ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới để nâng cao năngsuất lao động
- Kinh tế hộ nông dân sử dụng lao động và tiền vốn của chủ hộ là chủ yếu
1.1.4 Phân loại hộ nông dân
Trong sản xuất nông nghiệp kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tếđược phát triển từ thấp đến cao, từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa Vìvậy, nếu căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế hộ ta có thể chia thành cácnhóm sau:
- Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: Là dạng phát triển thấp của kinh tế hộ,các
hộ thuộc nhóm này chỉ sản xuất một số loại cây trồng vật nuôi nhằm duy trìcuộc sống của gia đình họ Họ hầu như không có hoặc có rất ít vốn, công cụsản xuất thì thô sơ, lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp và họ tiến hànhsản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
- Nhóm kinh tế hộ tự túc: Nhóm này sản xuất ra lương thực thực phẩmcung cấp cho nhu cầu gia đình hàng ngày, sản xuất còn manh mún, lạc hậukhông chịu tìm tòi học hỏi, luôn bằng lòng với bản thân nên hiệu quả trongsản xuất của hộ này còn rất thấp
- Nhóm hộ sản xuất nhỏ: Trong quá trình sản xuất có một bộ phận nôngdân làm ăn khá giả, ngoài phần sản xuất để cung cấp cho bản thân còn thừa đểbán ra ngoài thị trường Đây là nhóm hộ phần nào biết làm ăn, chịu khó họchỏi nhưng vẫn chưa thực sự mạnh dạn đầu tư, vay vốn để làm ăn
- Nhóm kinh tế hộ sản xuất hàng hóa lớn: Đây chính là những loại hộsản xuất hàng hóa, nên các hộ thuộc nhóm này đã biết đầu tư phát triển loạihình kinh tế mang đặc trưng của mô hình kinh tế trang trại
Trên đây là các nhóm hộ thuần nông Các hộ có thu nhập chủ yếu từngành trồng trọt và chăn nuôi Đặc trưng của các hộ này là chịu ảnh hưởnglớn của điều kiện tự nhiên Ngoài các hộ thuần nông còn có hộ kiêm ngành
Trang 14nghề, dịch vụ đây là những hộ ngoià sản xuất nông nghiệp còn biết tận dụngnhững cái có sẵn của ông cha để lại như ngành nghề truyền thồng được kếthừa từ đời này sang đời khác nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình và tậndụng lao động lúc nông nhàn ở nông thôn Vì vậy, loại hình này có vốn đểđầu tư cho sản xuất kinh doanh và có kiến thức về thị trường.
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ
1.1.5.1 Nhóm yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và đất đai
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự pháttriển của kinh tế hộ nông dân Những hộ nông dân có vị trí địa lý thuận lợinhư: Gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trườngtiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn…sẽ có điềukiện phát triển kinh tế
Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp Đất đai là yếu tốquan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân Cuộc sống của họgắn liền với ruộng đất Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thaythế trong quá trình sản xuất Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chấtnông hóa thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới từng loại nông sản phẩm, tớigiá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được
- Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Điềukiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng… có mối quan hệ chặtchẽ đến sự hình thành và sử dụng các loại đất Thực tế cho thấy ở những nơikhí hậu thời tiết khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế nhữngbất lợi và rủi ro, có cơ hội để phát triển kinh tế
Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển hộ nông dân, nhất
là nguồn nước Bởi vì những loài cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luậtsinh học, nếu môi trường thuận lợi cây trồng, con gia súc phát triển tốt, năngsuất cao còn ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đódẫn đến hiệu quả sản xuất thấp kém
Trang 151.1.5.2.Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý
Đây là nhóm nhân tố có liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủyếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và pháttriển kinh tế hộ nông dân nói riêng
- Trình độ học vấn và kĩ năng lao động
Người lao động phải có trình độ học vẫn và kĩ năng lao động để tiếpthu những tiến bộ khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm sản suất tiên tiến Trongsản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật trình độ quản lý mới mạnh dạn
áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuậncao Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sảnxuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của người dámlàm kinh doanh
- Vốn
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điềukiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuât, vật tư nông nghiệp cũngnhư thuê nhân công để tiến hành sản xuất Vốn là điều kiện không thể thiếu, làyếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Công cụ lao động
Công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biệnpháp kĩ thuật sản xuất Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sửdụng công cụ phù hợp Ngày nay với kĩ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sảnxuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao trongsản xuất Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên, chất lượng sảnphảm tốt hơn Do đó, công cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vàhiệu quả sản xuất của các nông hộ
- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: Đườnggiao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị nôngnghiệp… Đấy là những yếu tố quan trọng trong phát triến sản xuất kinh tế của
Trang 16hộ nông dân Thực tế cho thấy nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển thì ở đó sản xuấtphát triển, thu nhập tăng, đời sống của người dân được ổn định và cải thiện.
- Thị trường
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? Với sốlượng là bao nhiêu? Và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? Trong cơ chếthị trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thịtrường cần trong điều kiện sản xuất của họ Từ đó, kinh tế hộ nông dân mới
có điều kiện phát triển
1.1.5.3 Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Kỹ thuật canh tác
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng là khác nhau, với yêucầu giống cây, con giống khác nhau đòi hỏi phải có kĩ thuật canh tác khác nhau.Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương
có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hộ
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
Sản xuất của hộ nông dân không thế tách rời những tiến bộ khoa học kỹthuật Vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt.Thực tế cho thấy những hộ nhạy cảm với những tiến bộ kĩ thuật về giống,công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận nhữngrủi ro trong sản xuất nông nghiệp, họ giàu lên rất nhanh Nhờ có công nghệ
mà các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiếtkhí hậu kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp Như vậy, ứng dụngcác tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sảnxuất hàng hóa phát triển, thậm chí những tiến bộ kĩ thuật làm thay đổi hẳnbằng sản xuất hàng hóa
1.1.5.4 Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm chính sách, chủ trương của Đảng và Nhànước như: Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giánông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách vay vốn, giải quyếtviệc làm, chính sách đối với những đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới…các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ là công
Trang 17cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, tạođiều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế.
Tóm lại: Từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân cóthể khẳng định rằng: Hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp muốn phát triểnkinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sảnxuất với quy mô lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tưđưa tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động cóhiệu quả
1.1.6 Chỉ tiêu phân loại nhóm hộ nghèo từ năm 2001 đến nay
Tiêu chí
Giai đoạn
Thông tư quyết định
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Năm 2001 –
2005
QĐsố1143/2000/QĐ–LĐTBXH
Dưới 500 Dưới 400
501 - 650 401 - 520
Căn cứ vào quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo trên đồngthời kết hợp với tiêu chí xét hộ nghèo ở xã Tú Xuyên, chia các hộ ra làm 3nhóm như sau:
- Nhóm hộ khá-giàu: Là những hộ có mức thu nhập bình quân520.000đ/người/tháng trở lên
- Nhóm hộ trung bình: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ401.000 - 520.000đ/người/tháng
- Nhóm hộ nghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân dưới400.000/người/tháng
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trang 181.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở thế giới
* Thái Lan
Trong những năm gần đây Thái Lan là một nước đứng đầu về xuấtkhẩu gạo trên thế giới Là một trong những nước nông nghiệp phát triển ổnđịnh Ở Thái Lan kinh tế hộ phát triển mạnh và hầu hết là những nông trại sảnxuất hàng hoá Để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển chính phủ Thái Lan đã cónhững điều tiết vĩ mô như sau: chính sách giá cả thị trường: Khi giá nông sảnthấp, chính phủ thường dung quỹ bình ổn giá cả bằng cách đặt mức giá tốithiểu, tạo điều kiện dự trữ và điều tiết hạn ngạch xuất khẩu gạo, đặc biệt đểgiảm bớt sự bóc lột của tầng lớp trung gian, thương nhân, chính phủ hạ thấpgiá mua vật tư, nâng giá bán buôn nông sản
Về mặt thị trường chính phủ không ngừng nâng cấp và hoàn thiện hệthống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển hệ thống đại lý tạo nên cáckênh phân phối liên tục từ nông thôn đến các thành phố lớn Tăng cườngthông tin thị trường, quảng cáo và tổ chức các kháo đào tạo để nâng cao kiếnthức về thị trường cho người sản xuất Chính sách đầu tư cho nông nghiệp:Đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể trong đầu tư của chính phủ vàtập trung vào 3 lĩnh vực lớn đó là: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thônđối với các trung tâm kinh tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tươisống Khoản đầu tư thứ hai mà chính phủ Thái Lan hết sức trú trọng đó làxây dựng hệ thống thủy lợi Bên cạnh đó chính phủ Thái Lan còn quan tâmcung ứng phân bón cho các nông trại Trong thời kì thực hiện cuộc “cáchmạng xanh” Thái Lan đã cho phép nhập khẩu phân bón không tính thuế.chính sách tín dụng nông nghiệp: Thái Lan là nước thành công trong việccung cấp tín dụng nông nghiệp thông qua các tổ chức tín dụng như ngân hàngquốc gia, ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp và các hợp tác xãnông nghiệp Ngoài ra còn có các tổ chức phi chính phủ khác tham gia cungcấp tín dụng cho nông dân với lãi suất phải chăng
Malaysia: Mục tiêu của Malaysia là xây dựng một nền nông nghiệphiện đại, sản xuất hàng hóa có giá tri cao Vì thế chính sách nông nghiệp củaMalaysia tập trung chủ yếu vào khuyến nông và tín dụng Bên cạnh đó, chính
Trang 19phủ Malaysia cũng trú trọng việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản.Nhờ đó một vài năm gần đây kinh tế hộ của người dân nước này có thu nhậpcao và ổn định.
Trung Quốc:
Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân.Chính vì vậy kinh tế hộ được chính phủ quan tâm hàng đầu Trong 15 năm trởlại đây kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
Để đạt đực những thành tựu đó Trung Quốc đã đặc biệt coi trọng kinh tế hộvới 3 mũi nhọn cơ bản đó là: Dựa vào đầu tư, chính sách, khoa học kĩ thuật
+ Về chính sách: Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành giao quyền sửdụng đất lâu dài cho hộ nông dân Tiếp sau đó là chính sách khuyến khích mởrộng ngành nghề dịch vụ, phát triển hàng hóa, khuyến khích các thành phầnkinh tế trong nông thôn cùng phát triển
+ Về đầu tư: Đầu tiên là việc tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất kĩthuật Bên cạnh đó còn tăng cường đầu tư tài chính, mở nhiều hình thức tíndụng để nông hộ có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất
+ Về chuyển giao khoa học kỹ thuật:
Việc kết hợp khoa học kỹ thuật với tiềm năng kinh tế đã huy động và tậndụng mọi năng lực sẵn có trong dân đặc biệt là nguồn vốn tự bỏ ra để khôngngừng nâng cao mức sống của hộ và xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa
Trên đây là những kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở một số nướctrong khu vực có điều kiện tự nhiên gần giống với nước ta Qua việc tìm hiểu.Xem xét những kinh nghiệm đó chúng ta có thể tìm thấy những bài học quýgiá, đồng thời xác định được sự khác biệt về đặc điểm kinh tế xã hội riêng củanước mình để đưa ra những chủ trương, đường lối phát triển sao cho phù hợp
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở một số địa phương trong nước
- Ninh Bình:
Hội nông dân Ninh Bình đang thực hiện nhiều phương thức giúp ngườinông dân phát triển kinh tế hộ: hỗ trợ vốn cho nông dân thông qua quỹ hỗ trợnông dân của các cấp hội, phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội , Ngân
Trang 20hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp hộ nông dân vay vốn trồngtrọt, chăn nuôi và phát triển sản xuất.
Hội nông dân các cấp trong tỉnh đã thành lập được 848 “tổ tiết kiệm”
để thực hiện việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn đến với từng nông dân côngbằng và hiệu quả hơn Những “tổ tiết kiệm” này sẽ cho các hộ nông dân trongthôn, xóm vay để phát triển kinh tế theo hình thức quay vòng vốn, đến nay đã
có trên 40 nghìn hộ nông dân được hỗ trợ vay 340 tỷ đồng
Hội nông dân tỉnh rất trú trọng tới việc mở các lớp tập huấn, chuyểngiao khoa học kỹ thuật giúp bà con có kiến thức và phương pháp để sử dụngnguồn vốn có hiệu quả
- Bắc Ninh:
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Ninh có nhiều nỗlực trong thực hiện chủ trương cho hộ vay sản xuất, trở thành một trongnhững động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, đóng góp tích cựcvào công cuộc xây dựng và phát triển địa phương
Từ đó đến nay, hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn đã được tiếp cậnnguồn vốn vay ngân hàng Với thủ tục vay vốn ngày càng đơn giản, thuậntiện, thời gian nhanh hơn, số tiền vay nhiều hơn, phong cách phục vụ tận tình,chu đáo hơn, ngân hàng đã luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các hộnông dân thúc đẩy phát triển trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hìnhtrang trại tạo việc làm, thu nhập ổn định, từng bước xóa đói giảm nghèo, vươnlên làm giàu
- Hưng Yên: Tư tưởng cần phải chia ruộng tốt-xấu, xa-gần, cao-thấp đểđảm bảo công bằng của thời kì đầu nhận đất nông nghiệp khoán đến hộ nôngdân nay không còn phù hợp Sự manh mún, nhỏ hẹp dó đã trở thành lạc hậu,đang bị đẩy lùi để nhường chỗ cho cách làm tiên tiến hơn, đó là nông dân đangrất cần những thửa ruộng đủ lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất, vươn tớimột nền nông nghiệp hàng hóa thực sự Muốn vậy phải tích tụ ruộng đất
Ruộng đất manh mún là nguyên nhân chính kìm hãm việc áp dụng cơgiới hóa và tiến bộ khoa họckĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, kìm hãm tiếntrình sản xuất nông nghiệp hàng hóa cũng như tiêu thụ nông sản theo hợp
Trang 21đồng Chính vì thế, để phát huy những thành tựu đã đạt được sau khi dồn thửađổi ruộng năm 2003 cũng như khắc phục những hạn chế trong quá trìnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiến đến xây dựng nền nông nghiệp phát triểnbền vững Định hướng đến năm 2020, Ban thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tụcthực hiện dồn thửa đổi ruộng, khuyến khích tích tụ đất đai trên cơ sở thỏathuận, góp vốn bằng đất để sản xuất nông nghiệp theo đúng pháp luật Cùngvới đó, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ hỗ trợ cho chủ córuộng đất phát huy được tư liệu sản xuất Lối mở này đang mở ra tương lai tốtđẹp hơn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thêm cơ hội làm giàu vàtừng bước giải phóng sức lao động cho người nông dân.
1.2.3 Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta
Theo quy luật tất yếu của mọi sự vật hiện tượng thì nhu cầu của conngười ngày càng tăng trong khi đó nguồn lực sản xuất thì có giới hạn đặc biệt
là đất đai Vì thế trong cơ chế kinh tế mới, nông nghiệp nông thôn sẽ phải cónhững bước đi mới Hiện nay ở nông thôn quá trình chuyển quyền sử dụngđất và tích tụ đất dang diễn ra và dần diễn ra ở quy mô càng lớn hơn.Việc tích
tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong việc sản xuấtnông nghiệp, tiến tới một nền sản xuất hàng hóa với quy mô lớn Cùng với xuhướng chung của nền kinh tế nông nghiệp, để khẳng định mình kinh tế hộ cóthể phát triển theo 2 xu hướng sau:
+ Xu hướng 1: Một bộ phận nông dân sẽ trở thành các chủ thể sản xuấtkinh doanh độc lập, sẵn sàng chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hànghóa Kết quả của quá trình tích tụ ruộng đất sẽ dẫn đến sự hình thành cáctrang trại nông nghiệp, các trang trại này sẽ có điều kiện đầu tư tiến bộ khoahọc, kĩ thuật mới, đầu tư vốn đem lại lợi nhuận cao, đưa nền nông nghiệpnước ta sang một giai đoạn mới
+ Xu hướng 2: Một bộ phận nông hộ còn lại sau khi thực hiện quá trìnhchuyển quyền sử dụng đất, sẽ chuyển lao động sang các ngành nghề phi nôngnghiệp hoặc đi làm thuê Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp nông thôn là sự hình thành các dịch vụ kinh tế kỹ thuật, phục vụ
Trang 22cho nghề nông thương phẩm và đời sống của dân cư nông thôn Đây là quátrình kinh doanh tách khỏi ruộng đất.
Ở nông thôn hiện nay, hiện tượng một số hộ chuyển quyền sử dụng đấthoặc đi làm thuê đang diễn ra và dần tăng lên Quá trình tích tụ ruộng đất càng rõnét ở đồng bằng Sông Cửu Long, còn ở đồng bằng sông Hồng sự tích tụ ruộngđất chưa diễn ra trên quy mô hộ mà chỉ là các lao động trên cùng một hộ Toàn
bộ ruộng đất chỉ do một hoặc hai lao động, đảm nhận, các lao động còn lạichuyển sang làm ngành nghề khác.Đây là xu hướng chung của quá trình pháttriển kinh tế hộ nói riêng và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung Quá trìnhchuyển đổi này chỉ là bước đi đầu tiên của nền nông nghiệp hiện đại, nó ra đờiđòi hỏi chính sự nỗ lực của bản thân nông hộ với sự kết hợp đồng bộ của hệthống chính sách về nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới
1.2.4 Các bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam nói chung và cho xã Tú Xuyên nói riêng
* Đối với Việt Nam
Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài chokinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng
đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ dân Có như vậy các hộ nông dân mới yêntâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao lâu dài của mình.Từ đódiện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách căn bản,nhất là ngày càng có nhiều đóng gópcho việc giải phóng sức sản xuất, nângcao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập
Trong kinh tế thị trường việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hànghóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệpmấy năm gần đây cũng khó khăn không kém Đã thế thị trường đầu vào củasản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên caoliên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên gây khó khăn trong việc mua giáthấp với khối lượng lớn(mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhàcung cấp tin cậy và ổn định và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọnphương án tối ưu Vì thế, để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển, nhà
Trang 23nước cần có chế độ chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nôngnghiệp và thông tin về nhu cầu của thị trường.
Từ thực tế cho thấy để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững và cóhiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nôngnghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinhhoc, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống
Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất trong sản xuất nông nghiệp củangười nông dân, để làm được điều này nhà nước cần định hướng, hõ trợ, tưvấn cho người nông dân trong phát triển kinh tế nông hộ
Đối với xã Tú Xuyên:
Xã Tú Xuyên là một xã thuộc khu vực miền núi, so với các xã khác vềđiều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thách thức về thiên tai , hạn hán lũlụt bất thường, mùa đông rét đậm rét hại kéo dài Nhưng trên tinh thần đó,được sự quan tâm của cấp ủy đảng, sự giám sát của hội đồng nhân dân cùngvới sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã đã đạtđược một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội kinh tế tiếp tục phát triển và đời sống của người dântừng bước được nâng lên, các vấn đề xã hội được giải quyết kịp thời Tuynhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn tồn tại những mặt yếu kémnhư cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém , tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên cònảnh hưởng nhiều về nền kinh tế - xã hội và mọi lĩnh vực liên quan đến sảnxuất Để phá vỡ được tính tự phát trong sản xuất của người nông dân hạn chếđược những bất lợi cho các hộ nông dân, giá chi phí lên cao liên tục lại thiếunhững nhà cung cấp tin cậy và ổn định, thiếu thông tin để có cơ hội lựa chọntối ưu Vì giao thông khó khăn, nguồn vốn có ít, việc bán sản phẩm với khốilượng lớn nhưng giá cả thấp không tườn xứng với sản phẩm làm ra
Nhà nước cần phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho ngườinông dân trong phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với việc giảiquyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Coiphát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội vàtiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản của nhà nước đã đặt ra:”Dân giàu
Trang 24nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” Nắm vững đường lối, chủ trươngcủa Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của xã để đẩy mạnh pháttriển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân.Trong quá trình sản xuấtnông nghiệp và kinh tế hộ nông dân, đang bộ UBND xã đã chỉ đạo các banngành tìm mọi cách góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, xây dựng cơcấu giống cây trồng hợp lý, phù hợp với từng loại đất, áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật trong canh tác.
Xã cần có chủ trương, giải pháp đúng đắn là khuyến khích nông dântích cực sản xuất, khai thác triệt để nguồn đất hiện có, thực hiện các chínhsách hỗ trợ cho người dân có thể mở rộng khai hoang ruộng đất, có chính sáchvay vốn hợp lý để người dân yên tâm đầu tư sản xuất Tập trung thực hiện,chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển dịch đất trồng lúa kém hiệu quảsang trồng cây hoa màu khác thực hiện đa dạng cây trồng, vật nuôi
Cán bộ khuyến nông xã Tú Xuyên xuống tận các hộ nông dân để tìmhiểu những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của các hộ để có thểgiúp các hộ đưa ra các giải pháp khắc phục Phát triển các ngành dịch vụ phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển
Trang 25CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là kinh tế hộ nông dân của các dân tộc trên địabàn xã Tú Xuyên - Huyện Văn Quan- Tỉnh Lạng Sơn
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kinh tế hộ gia đình tại xã Tú Xuyên – Huyện Văn Quan –Tỉnh Lạng Sơn
2.1.2.1 Không gian
Đối tượng nghiên cứu 3 thôn: Bó Cáng, Hang Nà, Lũng Cải thuộc xã
Tú Xuyên mang những đặc trưng đại diện cho xã
2.1.2.2 Thời gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu về sự phát triển kinh tế
hộ từ năm 2011-2013, số liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2013
- Thực tập từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2014
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển kinh tế của các hộ tại
xã Tú Xuyên
- Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ điều tra
- So sánh các nguồn lực và mức độ đầu tư giữa các hộ
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triểncủa hộ nông dân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tạiđịa phương
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thu thập được từ ủy ban nhân dân xã Tú Xuyên, các tổ chức xãhội trong xã, các công trình khoa học, các báo cáo của cơ quan chức năng vềmặt dân số, lao động, đất đai, vốn và kết quả sản xuất kinh doanh Tình hình
Trang 26hộ nông dân như sản xuất, đời sống, nguồn vốn, việc làm, mở rộng ngànhnghề phi nông nghiệp, nhà ở, trình độ văn hóa,…
Thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết năm của UBND xã Tú Xuyênthu thập thông tin từ tạp chí, tổng hợp từ internet…
2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua những phương pháp sau:+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chọn hộ điều tra: Sau khi khảo sát điều tra tình hình kinh tế, dân số,chính trị,…của xã Tú Xuyên tôi thấy có 3 thôn: Bó Cáng, Hang Nà, Bản Mù
là 3 thôn mang những nét đặc trưng đại diện được chọn để tiến hành điều tra.Những tiêu chí và kết quả lựa chọn thôn:
- Dân số đông nhất toàn xã
- Đời sống người dâncòn hạn chế
- Các hộ làm nôngnghiệp kiêm ngành nghềnhư làm gạch
- Dân số khá đông
- Nằm gần trungtâm xã
- Dân trí khá cao -Đời sống ngườidân đa phần khá giả
- Các hộ chủ yếu làcán bộ viên chức,làm nông nghiệpkiêm ngành nghềnhư sửa chữa vàkinh doanh
Kết quả chọn hộ: Toàn xã có 625 hộ trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm34,56%, cận nghèo chiếm 31,52%, trung bình chiếm 21,76% và 12,16% hộkhá Dựa vào đó tôi chọn 60 hộ điều tra tương ứng với 3 thôn mang tính đạidiện cho xã dựa trên tỷ lệ nhóm hộ khá, trung bình, cận nghèo và nghèo của
xã Số lượng hộ điều tra bao gồm 8 hộ khá, 14 hộ trung bình, 18 hộ cận nghèo
và 20 hộ nghèo
Trang 27- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điềutra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu về tên giớitính, dân tộc, trình độ học vấn, tình hình hoạt động sản xuất, giá cả và đờisống cũng như nhận thức của hộ…
+ Phương pháp PRA
Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại địa bàn nghiên cứu đặt ra nhữngcâu hỏi, những vấn đề người dân quan tâm từ đó tiến hành đàm thoại, phỏngvấn nhằm thu những thông tin, nắm được thực trạng của sản xuất, kinh doanh,đời sống vật chất tinh thần, những khó khăn và nhu cầu của người dân
+ Phân tích SWOT
Xác định những thuận lợi và khó khăn bằng cách phân tích những ảnhhưởng bên trong (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng bên ngoài (cơ hội,thách thức) mà nó tác động đến quá trình phát triển
2.3.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôitiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp, phươngpháp so sánh
Toàn bộ số liệu sau điều tra và thu thập được lưu giữ và xử lý bằngphần mềm Excel
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh tế
Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh
tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Tổng giá trị sản xuất: GO (Gross Output) là toàn bộ các giá trị hàng hóa
và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1năm) Là tổng thu của hộ
Trang 28GO: Tổng giá trị của cải vật chất hộ thu được
Chi phí trung gian (Intermediate Costs) Chi phí trung gian là toàn bộcác khoản chi phí vật chất và dich vụ được sử dụng trong quá trình sinh hoạt,sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định
Công thức tính:
IC=∑Ci
Trong đó:
Ci là các khoản chi phí thứ i trong quá trình sản xuất
Giá trị gia tăng: VA (Valu-Added) là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùngcủa quá trình sản xuất kinh doanh
Công thức tính:
VA=GO-IC
Trong đó:
GO là giá trị sản xuất
IC là chi phí trung gian
Giá trị gia tăng (VA) phản ánh bộ phận giá trị mới tạo ra của các hoạtđộng sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của hộ làm ra
Giá trị gia tăng/người/tháng: Chỉ số phản ánh mức thu nhập của hộtrong năm
Giá trị tích lũy của hộ: Là chỉ số phản ánh giá trị tích lũy được của hộsau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và sinh hoạt
Công thức tính:
Giá trị tích lũy= VA-chi phí sinh hoạt
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 293.1 Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu
+ Phía Nam giáp xã Tri Lễ và xã Bình Phúc
+ Phía Đông giáp thị trấn Văn Quan và xã Xuân Mai
+ Phía Tây giáp xã Lương Năng huyện Văn Quan và xã Tân Văn(huyện Bình Gia)
Toàn xã có 8 thôn bao gồm (Thôn Bó Cáng, Khòn Coọng, Hang Nà,Lũng Cải, Bản Mù, Nà Lốc, Nà Đông, Thanh Lạng) Với vị trí gần huyện lỵ
và có tuyến đường quốc lộ 1B chạy qua địa bàn xã với tổng chiều dài 7kmnên vị trí của trung tâm xã thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, vănhóa xã hội
Xã Tú Xuyên là xã miền núi có địa hình phức tạp, độ cao trung bìnhcủa xã so với mặt nước biển là 497m, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đấtxen kẽ các thung lũng nhỏ theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, địa hình hiểmtrở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động, khe suốingang dọc…
3.1.2 Khí hậu – Thủy văn
Xã Tú Xuyên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền bắc, nằm trongvùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng mang đậm những nét độc đáo riêngbiệt Trong năm, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô; mùa
hè nóng ẩm và mưa nhiều Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,20C Tháng 8
có nhiệt độ cao nhất là 380C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 50C Độ ẩmkhông khí bình quân hàng năm là 82,5% Lượng mưa trung bình trong năm là1500mm với khoảng 140mm ngày mưa Tháng có lượng mưa cao nhất làtháng 6 (280mm) Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 (24mm) Độ ẩmtương đối bình quân năm là 82,5% Lượng bốc hơi bình quân là 811mm, sốngày có sương muối trong năm không đáng kể chỉ 2-3 ngày
Trang 30Xã Tú Xuyên là xã có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú Xã có 3con suối lớn là suối Nà Lốc, Hang Nà, Nà Chuông và một số các nhánh suốinhỏ rải khắp trên địa bàn Nhìn chung, hệ thống suối tương đối dốc chảy khắp
xã, lượng mưa lớn, có tốc độ chảy lớn và lượng mưa trung bình thay đổi theomùa và đây cũng chính là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nôngnghiệp của xã
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Tú Xuyên giai đoạn 2011 - 2013
Xã Tú Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.878,23ha, chủ yếu làrừng và đồi núi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc
và thuận lợi cho việc làm nương rẫy
Qua bảng 3.1 ta thấy Xã Tú Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là4.878,23ha và không có sự biến động qua 3 năm Trong đó, đất nông nghiệpchiếm tỉ lệ tương đối cao trong tổng quỹ đất đai của xã, chiếm 58,60% và có
xu hướng giảm dần qua 3 năm nhưng giảm không đáng kể Tổng diện tích đấtnông nghiệp năm 2012 so với năm 2011giảm xuống 2,69 ha và tiếp tục giảmxuống 2,87 ha trong năm 2013 Trong diện tích đất nông nghiệp thì có đất câyhàng năm chiếm tỷ lệ tương đối cao (435,51 ha) chủ yếu là đất trồng lúa,trồng rau và hoa màu Diện tích đất trồng cây lâu năm tương đối thấp chiếm93,54 ha và có xu hướng giữ nguyên qua các năm Như vậy thông qua cơ cấu
sử dụng đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm như lúa, rau màu vẫn làchủ yếu Vì nơi đây là vùng núi nên đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng
số đất nông nghiệp cụ thể chiếm 47,63% Đất phi nông nghiệp chiếm diệntích thấp nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên và có xu hướng tăng dần quanăm Đất phi nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng từ 198,98 ha lên
201, 67ha và tăng từ 201,67 năm 2012 lên 204,54ha năm 2013
Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên là1.821,00ha và có xu hướng giữ nguyên không giảm qua 3 năm
Như vậy, qua bảng trên ta thấy cơ cấu sử dụng đất đai của xã là tươngđối hợp lý và ổn định Đa số người dân nơi đây vẫn dựa vào sản xuất nôngnghiệp, tập trung chủ yếu vào sản xuất trồng lúa Xã cần tận dụng những lợi
Trang 31thế để phát triển nông nghiệp cũng như phát triển đồi rừng của địa phươngtrong phát triển kinh tế hộ.Tuy nhiên, trong thời gian tới cần đưa một phầndiện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng cho phát triển hệ thống đường giaothông ,cũng như các công trình công cộng phục vụ đời sống văn hóa giáo dụckinh tế xã hội cho nhân dân trên địa bàn xã.
Trang 32Bảng 3.1.Tình hình sử dụng đất của xã Tú Xuyên giai đoạn 2011 - 2013
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
sản
II.Đấtphi nông 198,98 4,08 201,67 4,13 204,54 4,19 101,35 101,42 202,77
Trang 332.Đất chuyên dùng 94,26 1,93 96,95 1,99 99,82 2,04 102,85 102,96 102,903.Đất nghĩa trang,
Trang 343.1.3.2.Tình hình dân số và lao động
Cùng với đất đai, lao động cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng trongtrong mọi quá trình sản xuất của tất cả các ngành nghề, điều này càng thểhiện rõ trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước
độ dân trí của ngừơi dân đã và đang được nâng cao, thông qua các cuộc vậnđộng học tập, thực hiện toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư…
Trang 35Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Tú Xuyên giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượn g
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
(Nguồn: UBND xã Tú Xuyên)
Trang 36Số nhân khẩu trong nông nghiệp năm 2011 là 2.304 người chiếm 85,5%,năm 2012 là 2.330 khẩu chiếm 85,2%, năm 2013 là 2.365 khẩu chiếm 85,4%.Như vậy số nhân khẩu nông nghiệp của xã đang tăng qua từng năm nhưngkhông nhiều Ngoài ra còn có cả phi nông nghiệp những khẩu này vừa hoạtđộng sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động các dịch vụ buôn bán nhỏ và có xuhướng tăng nhẹ từ năm 2011 đến năm 2012, nhưng sang năm 2013 lại có xuhướng giảm Tổng số hộ của xã trong 3 năm tăng, số nhân khẩu/hộ tăng từ4,32 năm 2011 lên 4,41 năm 2013 Cùng với đó số lao động/hộ có xu hướngtăng, bình quân 3 năm tăng lên 2,76% Qua tìm hiểu tình hình dân số và laođộng của xã qua 3 năm cho thấy khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệpchiếm tỉ lệ tương đối cao Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành cầnchú trọng trong phát triển kinh tế của xã nói chung và kinh tế hộ nói riêng.Nhưng bên cạnh đó xã cần phát triển ngành nghề, đa dạng hóa ngành nghềtăng thu nhập cho người dân, giảm bớt sự dư thừa lao động trong lúc nôngnhàn Nhìn vào một số chỉ tiêu bình quân ta thấy đất canh tác tính trên khẩugiảm dần, mặc dù giảm đáng kể song đó cũng là dấu hiệu đáng mừng chứng
tỏ trong xã đang có sự chuyển đổi về cơ cấu theo chiều hướng tích cực, thoátdần khỏi nông nghiệp nông thôn
3.1.3.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trìnhsản xuất Nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả trong quátrình sản xuất kinh doanh Thời gian gần đây UBND xã và người dân địaphương đã cùng nhau cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật một cách hoànthiện và có nhiều thay đổi
* Về hệ thống đường giao thông – Thủy lợi
Về giao thông: Toàn xã có74km đường giao thông trong xã bao gồm :Tuyến tỉnh lộ 240B đi qua địa bàn xã với chiều dài 3,2km Đường liên xã
có 2 tuyến với chiều dài 12km hiện trạng là đường đất Đường liên thôn cótổng chiều dài 11km hiện trạng là đường đất, mùa mưa đi lại rất khó khăn.Đường nội thôn, ngõ xóm tổng chiều dài là 41,1km hiện nay đã được bê tônghóa 9,15km Đường giao thông nội đồng dài 6,7km, bê tông hóa được 0,1km