CHƯƠNG 4 KHUNG PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG
4.4 PHÂN TÍCH CỤM NGÀNH
Cụm ngành là một tiếp cận được sử dụng nhiều trong việc phân tích các ngành hay sản phẩm để phát triển cho một địa phương. Khi nhìn vào sơ đồ cụm ngành thì có thể biết được hiện tại nó đang ở đâu, những gì cần phải làm để nâng cao khả năng cạnh tranh của nó, nhất là khi kết hợp với Mô hình Kim cương của Porter.
Hình 5: Cụm ngành du lịch*
Các cơ quan nhà nước Các tổ chức giáo dục Các nhóm ngành:
như hiệp hội du lịch
* Cụm ngành du lịch vùng Cairns, tại Bang Queenland của Úc, được Porter và Viện Chiến lược và Cạnh tranh thuộc HBS sử dụng thường xuyên để minh họa về cụm ngành du lịch. Nguồn: Viện Chiến lược và Cạnh tranh của Trường Kinh doanh Harvard
Trên cơ sở cụm ngành được phác họa theo (Hình 4), để phân tích các cấu phần và các nhân tố cụ thể hơn, có thể sử dụng Mô hình Kim cương Hình 5) với bốn nhân tố gồm: (1) các điều kiện hay nhân tố đầu vào; (2) bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp; (3) những điều kiện cầu, và (4) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan.
Hình 6: Mô hình kim cương về khả năng cạnh tranh của Michael Porter
Nguồn: Porter (2008)
Thứ nhất, các điều kiện hay nhân tố đầu vào chính là các nhân tố sản xuất mà nó bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, tài nguyên vốn, cơ sở hạ tầng vật chất, cơ sở hạ tầng quản lý, cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ. Các lợi thế cạnh tranh của một địa điểm về khía cạnh năng suất sẽ gia tăng từ các đầu vào chất lượng cao, đặc biệt là các đầu vào chuyên biệt như các khối kỹ năng, kỹ thuật ứng dụng, cả ở hạ tầng vật chất, các thể chế điều tiết, trình tự pháp lý, thông tin và các nguồn vốn được cắt tỉa để phù hợp với các nhu cầu của các ngành cụ thể.
Thứ hai, bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: môi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư và nâng cấp bền vững thích hợp, và cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ tại địa phương. Những nơi có lợi thế trong cạnh tranh năng suất nếu bối cảnh của các quy Ađịnh, ước lệ xã hội và các khuyến khích đẩy mạnh đầu tư ổn định và các hình thức
phù hợp với một ngành đặc biệt nào đó. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp địa phương là một nhân tố hết sức quan trọng. Kết hợp với môi trường kinh doanh thuận lợi, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp địa phương có lẽ là một lợi thế quan trọng nhất của một địa điểm.
Thứ ba, các điều kiện cầu được xác định bởi những khách hàng sành sỏi và đòi hỏi khắt khe. Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như những nhu cầu dị biệt hay khác thường hết sức quan trọng. Đòi hỏi cao từ nhu cầu gây áp lực cho các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu mà kết quả là tạo ra nấc thang mới cho năng lực cạnh tranh mà nó được thể hiện ở năng suất. Các chính sách của nhà nước cũng tác động đáng kể đến vấn đề này như điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ sẽ buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách đảm bảo để đáp ứng theo yêu cầu.
Thứ tư, các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan. Sự hiện hữu của các nhà cung cấp nội địa có năng lực và sự hiện hữu của các cụm ngành thay vì các ngành cô lập là yếu tố vô cùng quan trọng. Sự hiện hữu của các nhà cung cấp địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó giúp làm giảm các chi phí giao dịch, giảm thiểu vấn đề trễ nải hay những khó khăn khi xử lý các vấn đề phát sinh đối với các nhà cung cấp xa cách.