Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Tổng giá trị sản xuất: GO (Gross Output) là toàn bộ các giá trị hàng hóa và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Là tổng thu của hộ.
Công thức tính:
GO =∑Qi * Pi Trong đó:
Qi: Số lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i
GO: Tổng giá trị của cải vật chất hộ thu được
Chi phí trung gian (Intermediate Costs) Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dich vụ được sử dụng trong quá trình sinh hoạt, sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
Công thức tính:
IC=∑Ci Trong đó:
Ci là các khoản chi phí thứ i trong quá trình sản xuất.
Giá trị gia tăng: VA (Valu-Added) là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Công thức tính:
VA=GO-IC Trong đó:
GO là giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian
Giá trị gia tăng (VA) phản ánh bộ phận giá trị mới tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của hộ làm ra.
Giá trị gia tăng/người/tháng: Chỉ số phản ánh mức thu nhập của hộ trong năm.
Giá trị tích lũy của hộ: Là chỉ số phản ánh giá trị tích lũy được của hộ sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và sinh hoạt.
Công thức tính:
Giá trị tích lũy= VA-chi phí sinh hoạt
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Xã Tú Xuyên là xã miền núi của huyện Văn Quan, cách trung tâm huyện 7km về phía Tây. Diện tích tự nhiên là 4.878.23ha, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Hồng Thái huyện Bình Gia và xã Hòa Bình huyện Văn Quan.
+ Phía Nam giáp xã Tri Lễ và xã Bình Phúc.
+ Phía Đông giáp thị trấn Văn Quan và xã Xuân Mai.
+ Phía Tây giáp xã Lương Năng huyện Văn Quan và xã Tân Văn (huyện Bình Gia).
Toàn xã có 8 thôn bao gồm (Thôn Bó Cáng, Khòn Coọng, Hang Nà, Lũng Cải, Bản Mù, Nà Lốc, Nà Đông, Thanh Lạng). Với vị trí gần huyện lỵ và có tuyến đường quốc lộ 1B chạy qua địa bàn xã với tổng chiều dài 7km nên vị trí của trung tâm xã thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
Xã Tú Xuyên là xã miền núi có địa hình phức tạp, độ cao trung bình của xã so với mặt nước biển là 497m, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, địa hình hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động, khe suối ngang dọc…
3.1.2. Khí hậu – Thủy văn
Xã Tú Xuyên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền bắc, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng mang đậm những nét độc đáo riêng biệt. Trong năm, khớ hậu chia làm 2 mựa rừ rệt: mựa đụng lạnh và khụ; mựa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,20C. Tháng 8 có nhiệt độ cao nhất là 380C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 50C. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 82,5%. Lượng mưa trung bình trong năm là 1500mm với khoảng 140mm ngày mưa. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 (280mm). Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 (24mm). Độ ẩm tương đối bình quân năm là 82,5%. Lượng bốc hơi bình quân là 811mm, số ngày có sương muối trong năm không đáng kể chỉ 2-3 ngày.
Xã Tú Xuyên là xã có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú. Xã có 3 con suối lớn là suối Nà Lốc, Hang Nà, Nà Chuông và một số các nhánh suối nhỏ rải khắp trên địa bàn. Nhìn chung, hệ thống suối tương đối dốc chảy khắp xã, lượng mưa lớn, có tốc độ chảy lớn và lượng mưa trung bình thay đổi theo mùa và đây cũng chính là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của xã.
3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Tú Xuyên giai đoạn 2011 - 2013 Xã Tú Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.878,23ha, chủ yếu là rừng và đồi núi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc và thuận lợi cho việc làm nương rẫy.
Qua bảng 3.1 ta thấy Xã Tú Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.878,23ha và không có sự biến động qua 3 năm. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối cao trong tổng quỹ đất đai của xã, chiếm 58,60% và có xu hướng giảm dần qua 3 năm nhưng giảm không đáng kể. Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011giảm xuống 2,69 ha và tiếp tục giảm xuống 2,87 ha trong năm 2013. Trong diện tích đất nông nghiệp thì có đất cây hàng năm chiếm tỷ lệ tương đối cao (435,51 ha) chủ yếu là đất trồng lúa, trồng rau và hoa màu. Diện tích đất trồng cây lâu năm tương đối thấp chiếm 93,54 ha và có xu hướng giữ nguyên qua các năm. Như vậy thông qua cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm như lúa, rau màu vẫn là chủ yếu. Vì nơi đây là vùng núi nên đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đất nông nghiệp cụ thể chiếm 47,63%. Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích thấp nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên và có xu hướng tăng dần qua năm.
Đất phi nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng từ 198,98 ha lên 201, 67ha và tăng từ 201,67 năm 2012 lên 204,54ha năm 2013.
Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên là 1.821,00ha và có xu hướng giữ nguyên không giảm qua 3 năm.
Như vậy, qua bảng trên ta thấy cơ cấu sử dụng đất đai của xã là tương đối hợp lý và ổn định. Đa số người dân nơi đây vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào sản xuất trồng lúa. Xã cần tận dụng những lợi
thế để phát triển nông nghiệp cũng như phát triển đồi rừng của địa phương trong phát triển kinh tế hộ.Tuy nhiên, trong thời gian tới cần đưa một phần diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng cho phát triển hệ thống đường giao thông ,cũng như các công trình công cộng phục vụ đời sống văn hóa giáo dục kinh tế xã hội cho nhân dân trên địa bàn xã.
Bảng 3.1.Tình hình sử dụng đất của xã Tú Xuyên giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
12/11 13/12 BQ A.Tổng diện tích đất
tự nhiên
4.878,23 100 4.878,23 100 4.878,23 100 100 100 100 I.Tổng diện tích đất
nông nghiệp
2.858,25 58,60 2.855,56 58,54 2.852,69 58,48 99,90 99,89 99,90 1. Đất nông nghiệp
SX
529,05 10,84 528,94 10,84 528,51 10,83 99,98 99,91 99,95 1.1.Đất trồng cây
hàng năm
435,51 8,93 435,40 8,92 434,97 8,91 99,99 99,90 99,95
-Đất trồng lúa 268.98 5,51 268,91 5,51 268,79 5,51 99,97 99,95 99,96
-Đất trồng cây hàng năm khác
166,53 3,41 166,53 3,42 166,18 3,40 100,00 99,78 99,89
1.2.Đất trồng cây lâu năm
93,54 1,92 93,54 1,92 93,54 1,92 100,00 100,00 100,00
2.Đất lâm nghiệp 2.323,46 47,63 2.320,88 47,58 2.318,44 47,52 99,88 99,90 99,89 3.Đất nuôi trồng thủy
sản
5,74 0,11 5,74 0,11 5,74 0,11 100,00 100,00 100,00
II.Đấtphi nông 198,98 4,08 201,67 4,13 204,54 4,19 101,35 101,42 202,77
nghiệp
1.Đất ở 39,92 0,82 39,92 0,82 39,92 0,82 100,00 100,00 100,00
2.Đất chuyên dùng 94,26 1,93 96,95 1,99 99,82 2,04 102,85 102,96 102,90
3.Đất nghĩa trang, nghĩa địa
4,54 0.1 4,54 0.1 4,54 0,1 100,00 100,00 100,00
4.Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
60,26 1,24 60,26 1,24 60,26 1,24 100,00 100,00 100,00
III. Đất chưa sử dụng 1.821,00 37,32 1.821,00 37,32 1.821,00 37,32 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: UBND xã Tú Xuyên)
3.1.3.2.Tình hình dân số và lao động
Cùng với đất đai, lao động cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong trong mọi quá trình sản xuất của tất cả các ngành nghề, điều này càng thể hiện rừ trong sản xuất nụng nghiệp nhất là khi trỡnh độ cơ giới húa ở nước ta còn thấp.
Chính vì vậy để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và hiệu quả cao thì việc xem xét đánh giá tình hình dân số, lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số và lao động của xã Tú Xuyên trong 3 năm 2011 - 2013 được thể hiện qua bảng 3.2.
Theo số liệu thống kê đến đầu năm 2013 xã Tú Xuyên có 625 hộ với tổng số nhân khẩu là 2.763 người, số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 1.798 người trong đó 1.534 lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 85,3% trong tổng số lao động. Dân cư được phân bố đều ở 8 thôn, gồm 3 dân tộc chính là Tày, Nùng, Kinh. Dân số toàn xã năm 2013 tăng so với năm 2011 và lực lượng lao động tăng. Cụ thể dân số năm 2012 là 2.732 năm 2013 tăng lên 2.763 người. Mật độ dân số là 56 người/km2, lực lượng lao động là 1.798 người và chủ yếu là lao động nông nghiệp 1.534 người còn lại 264 lao động phi nông nghiệp. Nền kinh tế của xã Tú Xuyên tương đối phát triển so với mặt bằng chung của toàn huyện. Cụ thể trong tổng số 625 hộ trên địa bàn xã thì có 220 hộ nghèo và cận nghèo. Số hộ nghèo trên địa bàn xã có nguyên nhân chủ yếu là do đông con, thiếu kinh nghiệm làm ăn. Trình độ dân trí thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Tuy nhiên trong những năm gần đây trình độ dân trí của ngừơi dân đã và đang được nâng cao, thông qua các cuộc vận động học tập, thực hiện toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư…
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Tú Xuyên giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu
ĐVT
2011 2012 2013 So sánh (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượn
g
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
12/11 13/12 BQ 1. Tổng số nhân
khẩu
Khẩu 2.694 100 2.732 100 2.763 100 101,41 101.13 101,27
-Khẩu NN Khẩu 2.304 85,5 2.330 85,2 2.365 85,4 101,13 101,50 101,32
Khẩuphi NN Khẩu 390 14,5 402 14,7 398 14,5 103,01 99,00 101,00
2Tổng số hộ Hộ 623 100 625 100 627 100 100,32 100,32 100,32
Hộ NN Hộ 541 86,8 539 86,2 543 86,6 99,63 100,74 100,19
Hộ phi NN Hộ 82 13,1 86 13,7 84 13,7 104,88 97,68 101,28
3.Tổng số LĐ LĐ 1.735 64,4 1.785 65,3 1.798 65,1 102,88 100,73 101,80
LĐ NN LĐ 1.652 95,2 1.517 90,0 1.534 85,3 91,83 101,12 96,48
LĐ phi NN LĐ 260 15,0 268 15,2 264 14,7 103,01 98,50 100,75
4.Một số chỉ tiêu
Nhân khẩu /hộ Khẩu/hộ 4,32 4,37 4,41 101,16 100,91 101,16
LĐ/hộ LĐ/hộ 2,7 2,8 2,8 103,70 100 101,85
Nhân khẩu/LĐ Khẩu/LĐ 1,55 1,53 1,54 98,70 100,65 99,68
(Nguồn: UBND xã Tú Xuyên)
Số nhân khẩu trong nông nghiệp năm 2011 là 2.304 người chiếm 85,5%, năm 2012 là 2.330 khẩu chiếm 85,2%, năm 2013 là 2.365 khẩu chiếm 85,4%.
Như vậy số nhân khẩu nông nghiệp của xã đang tăng qua từng năm nhưng không nhiều. Ngoài ra còn có cả phi nông nghiệp những khẩu này vừa hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động các dịch vụ buôn bán nhỏ và có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2011 đến năm 2012, nhưng sang năm 2013 lại có xu hướng giảm. Tổng số hộ của xã trong 3 năm tăng, số nhân khẩu/hộ tăng từ 4,32 năm 2011 lên 4,41 năm 2013. Cùng với đó số lao động/hộ có xu hướng tăng, bình quân 3 năm tăng lên 2,76%. Qua tìm hiểu tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm cho thấy khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối cao. Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành cần chú trọng trong phát triển kinh tế của xã nói chung và kinh tế hộ nói riêng.
Nhưng bên cạnh đó xã cần phát triển ngành nghề, đa dạng hóa ngành nghề tăng thu nhập cho người dân, giảm bớt sự dư thừa lao động trong lúc nông nhàn. Nhìn vào một số chỉ tiêu bình quân ta thấy đất canh tác tính trên khẩu giảm dần, mặc dù giảm đáng kể song đó cũng là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ trong xã đang có sự chuyển đổi về cơ cấu theo chiều hướng tích cực, thoát dần khỏi nông nghiệp nông thôn.
3.1.3.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất. Nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thời gian gần đây UBND xã và người dân địa phương đã cùng nhau cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật một cách hoàn thiện và có nhiều thay đổi.
* Về hệ thống đường giao thông – Thủy lợi
Về giao thông: Toàn xã có74km đường giao thông trong xã bao gồm : Tuyến tỉnh lộ 240B đi qua địa bàn xã với chiều dài 3,2km. Đường liên xã có 2 tuyến với chiều dài 12km hiện trạng là đường đất. Đường liên thôn có tổng chiều dài 11km hiện trạng là đường đất, mùa mưa đi lại rất khó khăn.
Đường nội thụn, ngừ xúm tổng chiều dài là 41,1km hiện nay đó được bờ tụng hóa 9,15km. Đường giao thông nội đồng dài 6,7km, bê tông hóa được 0,1km.
Tuy nhiên hiện nay hệ thống giao thông cơ bản mới bê tông hóa được một phần ngắn từ tuyến đường chớnh tới cỏc ngừ để đỏp ứng nhu cầu đi lại cho ngừơi dân. Để có được hệ thống giao thông hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu về giao thông cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì trong những năm tới xã Tú Xuyên cần phối hợp giữa các ngành cũng như các cấp tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn thiện mạng lưới đường giao thông trên địa bàn thôn xã. Ngoài việc trú trọng nâng cấp, sửa chữa và mở rộng các tuyến đường hiện có cần thực hiện quy hoạch giao thông theo quy định chung của tỉnh đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội.
* Hệ thống thủy lợi
Hiện nay xã có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú. Xã gồm 3 con suối lớn như Nà Lốc, Bản Mù, Nà Chuông và một số khe suối nhỏ chất lượng nước trung bình và thay đổi theo mùa cùng 7 đập nước tự nhiên đây là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
* Điện – Bưu chính viễn thông
Điện: Xã có hệ thống mạng lưới điện tương đối tốt. Toàn xã có 2 trạm biến áp 50 KVA; 150 KVA đặt tại thôn Lũng Cải và trung tâm xã, đến nay có 4 thôn dùng điện lưới quốc gia, còn 4 thôn vẫn chưa được sử dụng điện sinh hoạt. Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần đầu tư xây dựng các trạm biến áp, hệ thống đường dây cao thế và hạ thế để đảm bảo các hộ đều được sử dụng điện.
Bưu chính viễn thông:
Được sự quan tâm của ngành bưu điện, xã đã hình thành một điểm bưu điện văn hóa xã. Nhà văn hóa xã đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc của nhân dân. Toàn xã có 2 trạm phát sóng Vinaphone và Viettel, đài truyền hình đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc cho người dân.
* Về y tế-văn hóa và giáo dục Y tế
- Trạm y tế xã nhìn chung đã được đầu tư xây dựng ở khu vực gần UBND xã. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chú trọng, với
quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, tăng cường đầu tư thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Về giáo dục.
- Công tác giáo dục đào tạo luôn được các cấp chính quyền quan tâm, đưa vào nghị quyết của Đảng bộ xã, công tác giáo dục từng bước phát triển chung của xã hội. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì tốt, đảm bảo 100%
trẻ em đều được cắp sách tới trường. Xã Tú Xuyên hiện nay có 5 trường bao gồm một trường THCS và 2 trường tiểu học và 2 phân trường tiểu học đảm bảo được nhu cầu học hành của con em trong xã. Tuy nhiên, hiện tại trường mầm non của xã còn chưa được xây dựng nên phải mượn phòng học của trường THCS xã Tú Xuyên.
Như vậy xã Tú Xuyên có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật khá tốt, có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu trong sản xuất cũng như đời sống văn hóa tinh thần của người dân hiện nay.
3.1.3.4. Nhận xét chung . Thuận lợi
Tú Xuyên là xã miền núi thuộc huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn, cơ sở hạ tầng đang ngày càng được quan tâm đầu tư và xây dựng và hoàn thiện phục vụ sinh hoạt cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Xã có nguồn nhân lực khá dồi dào, đa số là lao động trẻ, khỏe năng động và nhiệt tình đây là nguồn nhân lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã.
Được sự quan tâm của Đảng ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) xã và các cơ quan của huyện Văn Quan các cấp,các ngành, tổ chức chính trị xã hội từ đoàn thể đến xã thôn cũng như sự nỗ lực của người dân trong xã đã phát huy được sức mạnh tổng hợp nhằm đưa xã Tú Xuyên ngày càng phát triển.
Ngoài ra Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp như hỗ trợ sản xuất, chính sách vay vốn ưu đãi, hỗ trợ xây dựng…khuyến khích người dân phát triển sản xuất.
Khó khăn
Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là:
Tuy xã có nguồn năng lực dồi dào song chất lượng lao động chưa cao, số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp đó là trở ngại trong việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kĩ thuật thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Điểm xuất phát của nền kinh tế xã còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh nói chung cũng như của huyện nói riêng đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong xã phải nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Đa số dân cư sống bằng nghề nông.Trong khi đó sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm chưa cao.
Như vậy khả năng tích lũy cho phát triển kinh tế của địa phương còn rất ít.
Các công tác khuyến nông chưa được thực hiện đồng đều tại một số cơ sở, công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cùng chính sách về nông nghiệp, thiếu phương pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng đối tượng nên chưa đem lại hiệu quả cao. Đại bộ phận các hộ gia đình đều thiếu vốn đầu tư cho thâm canh sản xuất, trình độ dân trí của người dân không đồng đều đã gây khó khăn trong quá trình phát triển xã hội.
Nhìn chung bên cạnh những thuận lợi xã Tú Xuyên còn gặp phải những khó khăn nhất định nhưng cùng với sự quyết tâm và cố gắng của chính quyền và người dân nơi đây đã tạo đà cho việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế các hộ nói riêng trên địa bàn xã đạt kết quả tốt.