1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx

45 2,1K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 339 KB

Nội dung

BÀI 1. MỞ ĐẦU I. Mục tiêu Sau khi học xong bài sinh viên phải: - Trình bày được khái niệm về đa dạng sinh học. - Trình bày được các mục tiêu nghiên cứu đa dạng sinh học. - Phân loại được các đối tượng nghiên cứu của đa dạng sinh học. II. Nội dung 1.Khái niệm đa dạng sinh học Có nhiều khái niệm khác nhau về đa dạng sinh học: Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này. Theo Công ước Đa dạng sinh học(1992), khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển, các HST nước khác và toàn bộ những tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài(đa dạng gen – đa dạng di truyền), đa dạng giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng gen hay đa dạng di truyền là toàn bộ thông tin di truyền chứa đựng trong sinh vât (động vật, thực vật, vi sinh vật). Sự đa dạng gen thể hiện ở mặt số lượng, hình thái và cấu trúc. Đa dạng loài là sự phong phú của loài và các phân loài trên trái đất, một vùng lãnh thổ, một quốc gia hay một sinh cảnh nhất định. Đa dạng hệ sinh thái là sự đa dạng các sinh cảnh, các quần xã và các quá trình sinh thái. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đa dạng sinh học Nghiên cứu về đa dạng sinh học để thấy được giá trị,vai trò to lớn của đa dạng sinh học. Nhìn nhận đa dạng sinh học trong bối cảnh thực tế để có những hành động phù hợp nhằm bảo tồn, phục hồi và nâng cao đa dạng sinh học. 1 3. Đối tượng nghiên cứu của đa dạng sinh học Đối tượng nghiên cứu của đa dạng sinh học rất rộng bao trùm từ mức độ phân tử (gen) đến hệ sinh thái . 4. Giới thiệu sơ lược một số vùng giàu đa dạng sinh học trên thế giới. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng nơi được coi là giàu tính đa dạng sinh học nhất là vùng nhiệt đới và tập trung chủ yếu ở các rừng mưa nhiệt đới. Ngoài ra các đảo san hô nhiệt đới và biển sâu cũng tìm thấy sự đa dạng phong phú của một số lớp nghành. Ví dụ rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng chúng chứa ít nhất là 50%, thậm chí có thể đến 90% tổng số loài động, thực vật của trái đất (McNeely et al, 1990 trong Phạm Nhật, 1999). Nguyên nhân tại sao vùng nhiệt đới lại có tính đa dạng cao hơn những vùng khác vẫn còn đang tranh cãi nhưng một số thuyết thống nhất lí giải như sau: + Trong suốt thời gian biến đổi địa chất thì vùng nhiệt đới có khí hậu tương đối ổn định hơn so với vùng ôn đới do vậy nhiều loài có thể đảm bảo được cuộc sống tại chỗ trong khi các loài ở vùng ôn đới thường phải di cư để tránh rét. + Các quần xã sinh vật ở vùng nhiệt đới được hình thành từ lâu đời hơn so với vùng ôn đới. Chính vì vậy các loài ở vùng nhiệt đới có thời gian tiến hoá lâu đời hơn và do vậy có khả năng thích nghi cao hơn với môi trường sống. + Nhiệt độ và độ ẩm cao ở vùng nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài mà chúng không thể tồn tại ở vùng ôn đới di chuyển đến và định cư tại vùng nhiệt đới. + Tỷ lệ giao phấn của thực vật vùng nhiệt đới cao hơn vùng ôn đới do sự hỗ trợ của khí hậu cũng như côn trùng. + Vùng nhiệt đới tiếp nhận nhiều năng lượng mặt trời trong năm hơn do đó các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới cũng có sức sản xuất sinh khối cao hơn. Chính điều này đã giúp ích cho sự phân bố của các loài, đó là cung cấp các yêu cầu cần thiết cho sự phân bố của các loài. Về thực vật đến nay đã thống kê được khoảng 90.000 loài có mặt ở vùng nhiệt đới. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu loài nhất chiếm 1/3 tổng số loài. Braxin có 50.000 loài cây có hoa; Colombia có 35.000 loài; Venezuela có 15-25.000 loài. Vùng châu Phi kém đa dạng hơn Nam mỹ; Tanzania 10.000 loài, Camơrun 8000 loài. Trong khi đó toàn bộ vùng Bắc Mỹ, Âu, Á chỉ có 50.000 loài. Vùng Đông Nam Á có tính đa dạng khá cao, theo Van Steenis, 1971 và Yap, 1994 có tới 25 000 loài chiếm 10% số loài thực vật có hoa trên thế giới, trong đó có 40% là loài đặc hữu, Inđônesia có 20. 000 loài, Malaysia và Thái Lan có 12.000 loài, Đông Dương có 15.000 loài 2 (Phạm Nhật, 1999). Tuy nhiên các nhà khoa học mới chỉ ước lượng số lượng tương đối các loài sinh vật trong các hệ sinh thái và có khoảng 80% số loài ở cạn. Con số này hoàn toàn chưa chính xác, có thể ở đại dương và các vùng bờ biển có mức đa dạng cao hơn. B ÀI 2: GEN VÀ ĐA DẠNG GEN I. Mục tiêu Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng: - Trình bày được những đặc điểm cơ bản và vai trò của nguồn gen trong đa dạng sinh học. - Hiểu biết về đa dạng gen và giải thích được những yếu tố ảnh hưởng tơí đa dạng di truyền. II. Nội dung 1. Khái niệm gen Khái niệm về gen đã phát triển qua nhiều thời kì. Các giai đoạn chính: Thời Menden(1865): Gen được hiểu như yếu tố bên trong, quyết định sự hình thành và phát triển một tính trạng bên ngoài Gen vận động từ thế hệ này sang thế hệ kia theo quy luật vận động của nhiễm sắc thể trong giảm phân, mặc dù vào thời kì đó người ta chưa biết NST và giảm phân là gì. Như vậy có thể nói ở thời kì này mỗi gên Menden là một NST. Thời Morgan(1926) cho rằng: Không phải một gen mà nhiều gen cùng nằm trên một NST. Giả thuyết “một gen một enzym ” của G.Beadle và E. Tatum: Cho rằng mỗi gen quyết định sự tồn tại và hoạt tính của một enzym Quan niệm hiện đại: 1953, Oatxon – Crick đã phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của AND. Theo đó gen được định nghĩa như sau: Gen là một oạn AND có chiều dài đủ lớn (khoảng 1000 - 2000) bazo nito đủ để mã hoá tạo ra một sản phẩm nhất định(ARN, Protein) Dưới ánh sáng khoa học hiện đại cấu tạo của gen được mô tả như sau: Gen nằm trên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào và xếp thành hàng trên NST tại những vị trí nhất định gọi là Locut. Mỗi gen là một đoạn AND gồm 2 3 sợi đơn mảnh và liên tục cấu thành từ 4 bazo nito: Adenin, Guanin, Xitozin, Timin. Trình tự sắp xếp, số lượng các bazo nito quyết định tính chất của gen. Gen thể hiện hiệu quả của mình thông qua sản phẩm mà gen sinh ra, sản phẩm trực tiếp của gen là ARN thông qua quá trình phiên mã, từ ARN thông qua quá trình giải mã hay còn gọi là sinh tổng hợp protein được sản phẩm là protein. Từ protein thể hiện ra thành các tính trạng trên cơ thể. Như vậy những biến đổi của gen sẽ dẫn tới những biến đổi của protein và tạo thành những sai khác trên tính trạng trên cơ thể các sinh vật. 2. Đa dạng gen Đa dạng gen hay còn gọi là đa dạng di truyền, là toàn bộ thông tin di truyền chứa đựng trong các cá thể động vật, thực vật, vi sinh vật. Đa dạng gen thể hiện ở mặt số lượng , hình thái và cấu trúc. Đa dạng gen thể hiện sự tách biệt về tính thừa kế trong hay giữa các quần thể sinh vật. Quần thể (population) là tập hợp các cá thể của một loài. Tuy nhiên trong quần thể có thể hình thành các quần thể địa phương hay các quần thể giao phối. Các cá thể trong quần thể thường có bộ gen khác nhau. Như vậy sự đa dạng về bộ gen có được do sự khác biệt về bộ gen của các cá thể trong quần thể, dù là rất ít. • là tập hợp những biến đổi của các gen trong nội bộ của 1 loài. • là dạng di truyền quan trọng nhất, là chìa khóa để 1 loài có thể tồn tại lâu trong tự nhiên. 3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng di truyền -Những nhân tố làm giảm đa dạng di truyền +Phiêu bạt gen Đây là quá trình thường xuất hiện trong các quần thể nhỏ, gây nên biến đổi về tần số gen. Quần thể nhỏ thường có số cá thể ít do đó khi giao phối ngẫu nhiên thì tần số gen sau giao phối đôi khi bị lệch vì các alen ở quần thể nhỏ có tần số khác với các quần thể lớn. Ví dụ một quần thể gồm 10 gen trong đó có 5A và 5B. Đối với quần thể lớn, sau giao phối ngẫu nhiên các thế hệ sau thường vẫn có tần số gen như ban đầu. Tuy nhiên với quần thể nhỏ chỉ cần một vài cá thể không tham gia vào quá trình giao phối hoặc khả năng sinh sản kém, hoặc là tỉ lệ sống kém là tần số gen có thể bị biến tiađổi hoàn toàn, lệch so với tần số gen ban đầu chẳng hạn thành 6A và 4B hoặc là 7A và 3B, thậm chí thành 9A và 1B (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999). + Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo 4 Trong quá trình tiến hoá thì bằng con đường chọn lọc tự nhiên, từ một loài tổ tiên ban đầu đã sinh ra các loài khác nhau. Tuy nhiên quá trình chọn lọc tự nhiên lại làm giảm lượng biến dị bởi vì quá trình này liên quan đến sự đào thải các cá thể kém thích nghi và giữ lại các cá thể thích nghi nhất với môi trường sống. Khác với chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo là chọn lọc có định hướng do con người tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra. Bởi vì con người chỉ chọn lọc một số cá thể và loài nhất định và lai tạo chúng để đáp ứng nhu cầu của mình cho nên sẽ làm giảm lượng biến dị di truyền. Thực tế là khi một số loài ít ỏi được gây trồng trên diện rộng sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn di truyền. Xói mòn di truyền sẽ làm giảm sự đa dạng của các nguồn gen bên trong mỗi loài và làm mất đi các biến dị di truyền cái mà các nhà chọn giống cần phải có để triển khai công tác cải thiện giống. Có thể nói rằng những giống cây trồng và vật nuôi được con người lai tạo và sử dụng đều có nền tảng di truyền hẹp hơn so với các loài hoang dã. - Những nhân tố làm tăng đa dạng di truyền + Đột biến gen Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong các gen. Các đột biến gen chính là nguồn tạo ra các gen mới và là cơ sở của biến dị di truyền. Đột biến có tác dụng làm tăng lượng biến dị, cũng có nghĩa là làm tăng tính đa dạng sinh học và đảm bảo cho sự ổn định của loài. + Sự di trú Sự xâm nhập (di trú) của các các thể lạ có thể làm thay đổi tần số gen trong quần thể tại chỗ. Mức độ thay đổi phụ thuộc vào mức độ của sự di trú và sự sai khác về tần số gen giữa các cá thể cũ và cá thể mới. Tất cả các nhân tố như là chọn lọc, đột biến, phiêu bạt gen, sự di trú, cách li chính là các yếu tố chủ chốt tham gia vào quá trình tiến hoá của sinh giới, đôi khi còn được coi là động lực chính của quá trình tiến hoá. 4. Đa dạng nguồn gen ở Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao nhât thế giới.Về nguồn gen, Việt Nam được đánh giá là một trong 8 “trung tâm giống gốc” về thực vật.Có một số lượng lớn các giống vật nuôi và cây trồng. VD Việt Nam có khoảng hàng chục giống của 14 loài gia súc và gia cầm chính. Do lịch 5 sử phát triển và phương thức canh tác lâu đời, rất nhiều giống cây trồng vật nuôi được lưu giữ và phát triển tại Việt Nam. Nhìn chung Việt Nam có nguồn gen di truyền phong phú, đặc biệt nguồn gen lúa và khoai, những loài được xem là có nguồn gốc tại Việt Nam.Nguồn gen này được xem là cơ sở cho sự lưu giư và phất triển các giống lúa và lương thực trên thế giới. Nguồn gen cây lúa được xem là nguồn gen quan trọng và có ý nghĩa nhất so với các loài cây lương thực trong nước.Khoa học sinh học hiện đại đã cho thấy nguồn gen lúa gạo của Việt Nam chứa đựng rất nhiều những gen quý hiếm. Nguồn gen bản địa là yếu tố chính tạo nên sự phong phú về đa dạng di truyền. Sự khác biệt của nguồn gen bản địa là cơ sở cho việc lai tạo thành những giống thương mại có giá trị trong tương lai. B ÀI 3: LOÀI VÀ ĐA D ẠNG LO ÀI I.Mục tiêu Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng: - Có những hiểu biết nhất định về loài và những bậc phân loại cơ bản trong sinh giới. - Nắm được ý nghĩa của đa dạng loài và những nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng loài. - Có cái nhìn khái quát về đa dạng loài ở Việt Nam. II.Nội dung 1.Khái niệm về loài Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Các bậc phân loại cơ bản : Ngành: Division Lớp: Classic Bộ: Ordo Họ:Familia Tông: Tribus Chi:Genus 6 Nhánh: sectio, Loạt: series Loài: Species Thứ: variestas Dạng:forme Một số các tiếp đầu ngữ vào các phân hạng để chỉ các bậc phụ như super(trên), sub(dưới). VD: Superordo: trên bộ Subspecies: phân loài Trong phân loại khoa học, một loài được gọi theo danh pháp gồm 2 phần, in nghiêng. Từ thứ nhất viết hoa, chỉ tên chi; từ thứ 2 chỉ tên loài, từ này thường có ý nghĩa chỉ một đặc điẻm nổi bật của loài, có thể kèm theo người phát hiện hoặc đặt tên cho loầi đó. Vd: Người: Homo sapiens Homo chỉ tên chi, sapiens chỉ đặc điểm khôn ngoan của người. Hổ: Panthera tigris Sư tử: Panthera leo Có nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về loài, theo bách khoa toàn thư(wikipedia): “Loài là một nhóm cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau( hình thái,cấu tạo, sinh lý, di truyền… ), các cá thể trong loài có khả năng giao phối với nhau và sản sinh ra thế hệ tương lai”. Việc phân loại đã được tiến hành từ rất lâu đời, phân loại thông thường dựa trên những đặc điểm hình thái, cấu tạo nên không có độ chính xác cao bởi trong thiên nhiên còn tồn tại rất nhiều loài đồng hình. Sinh học hiện đại đã giúp cho công tác này dễ dàng hơn. 2. Đa dạng loài Có lẽ trong tự nhiên, loài được xem là một cấp phân loại cơ bản (taxon), cho nên đôi khi thuật ngữ đa dạng sinh học được sử dụng rộng rãi như là đa dạng loài. Theo công ước đa dạng sinh học: Đa dạng loài là sự phong phú về số lượng loài, số lượng các phân loài trên trái đất, môt vùng địa lí, một quốc gia, một sinh cảnh nhất định. Số lượng các loài đã thống kê được có thể ước tính như sau 7 Bảng 1: Số loài sinh vật đã được mô tả trên thế giới (Wilson, 1988 có bổ sung) Nhóm Số loài đã mô tả Nhóm Số loài đã mô tả Virus 1.000 Động vật đơn bào 30.800 Thực vật đơn bào 4.760 Côn trùng 751.000 Nấm 70.000 ĐVKXS khác 238.761 Tảo 26.900 ĐVCXS bậc thấp 1.273 Địa y 18.000 Cá 19.056 Rêu 22.000 Ếch nhái 4.184 Dương xỉ 12.000 Bò sát 6.300 Hạt trần 750 Chim 9.040 Hạt kín 250.000 Thú 4.629 405.410 loài 1.065.043 loài Tổng số 1.470.453 loài Nguồn: Cao Thị Lý và Nhóm biên tập (2002 Nói chung loài là đối tượng tự nhiên nhất để xem xét tính đa dạng của sinh vật. loài cũng là sự chú ý đầu tiên của cơ chế tiến hoá và nguồn gốc cũng như sự tuyệt chủng của sinh vật. Đa dạng loài biểu thị toàn bộ số lượng loài trên toàn cầu, tuy nhiên số lượng cá thể trong từng loài cũng rất quan trọng cho việc xem xét tính DDSH. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự đa dạng loài: Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành chủ yếu qua hai con đường: đa bội hoá và quá trình hình thành loài địa lí. Sự mất loài: Nếu như sự hình thành loài mới làm tăng tính đa dạng sinh học thì sự mất loài làm giảm tính đa dạng sinh học. 3. Sự phân bố các loài: Ở những môi trường nào thích hợp cho nhiều loài sinh vật sinh sống thì ở đó có đa dang sinh học cao nhất. Những khu rừng nhiệt đới, những rạn san hô, những hồ nuớc ấm là nơi giàu có về số lượng loài. Các yếu tố lịch sử cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phân bố đa dạng các loài. Những vùng địa lý có lịch sử cổ hơn thường có số lượng các loài 8 phong phú hơn những vung địa lí trẻ. VD: Biển Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương có số lượng loài phong phú hơn vùng Đại Tây Dương trẻ hơn. Đa dạng loài cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… Trên đất liền đa dạng loài thường tập trung ở các vùng có địa hình thấp, đa dạng loài tăng theo lượng bức xạ ánh sáng mặt trời, lượng mưa và nhiệt độ. Đa dạng loài cũng tăng ở những nơi có địa hình phức tạp, đa dạng các điều kiện sinh thái 4. Đa dạng loài ở Việt Nam Việt Nam nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình phức tạp tạo nên các điều kiện sinh thái phong phú và đa dạng.Chính những đặc điểm này đã tạo cho đa dạng sinh học Việt Nam vô cùng đặc sắc. Mặc dù đã trải qua các thời kì chiến tranh khốc liệt làm các hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá nặng nề cộng thêm vào đó là các hình thức sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên không hợp lí tuy nhiên cho tới nay VN vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhât thế giới. Đa dạng sinh học VN vẫn còn giàu có về số lượng, đa dạng và phong phú về chủng loại và thành phần. Đa dạng loài thưc vật - Đa dạng cây gỗ - Đa dạng cây trồng nông nghiệp - Đa dạng cây thuốc Đa dạng loài động vật B ÀI 4: ĐA DẠNG H Ệ SINH THÁI PH ẦN 1: Khái quát về HST I. Mục tiêu Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng: - Nắm và giải thích được khái niệm hệ sinh thái. - Trình bày được các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái. - Giải thích được cấu trúc dinh dưỡng của hệ sinh thái II. Nội dung 1. Khái niệm HST Hệ sinh thái là hệ thống hoạt động chức năng của các sinh vật với môi 9 trường vô sinh. Hệ sinh thái là tổ hợp bao gồm quần xã sinh vật và môi trường phân bố của quần xã (sinh cảnh). Các hệ sinh thái khác nhau có quy mô lớn nhỏ khác nhau. HST nhỏ ví dụ như một bể nuôi cá. HST trung bình như một chiếc ao, hồ. HST lớn ví dụ như một đại dương. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt Trái đất làm thành hệ sinh thái khổng lồ - sinh quyển(sinh thái quyển). 2. Các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái Thành phần HST: Tất cả các HST đều gồm 2 thành phần cơ bản vô sinh (abiotic) và thành phần hữu sinh (biotic). Các thành phần vô sinh: Bao gồm tất cả các nhân tố môi trường như: ánh sáng, lượng mưa, nhiệt độ, dộ ẩm, chất khoáng, đất. Các nhân tố môi trường này không những cung cấp nguồn năng lượng và vật chất cần thiết mà chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sinh vật nào, sống ở đâu Các thành phần hữu sinh: Các thành phần hữu sinh có thể chia ra thành 3 nhóm trên cơ sở các hoạt động sống cơ bản: • Sinh vật sản xuất (SV tự dưỡng): Là những cây xanh có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ để nuôi sống cơ thể từ các chất vô cơ. SV sản xuất hay SV tự dưỡng (Autotrophs) có nghĩa là tự nó (auto) nuôi nó(troph). Quá trình này thực hiện nhờ quá trình quang hợp: H 2 0 + CO 2 > Hydratcacbon + CO 2 • Sinh vật tiêu thụ (SV dị dưỡng): Đây là các động vật ăn cỏ hay ăn thịt các động vật khác. Gồm 4 loại SV tiêu thụ cơ bản: + SV ăn cỏ: herbivores + SV ăn thịt: Canivores + SV ăn tạp: Omnivores + SV ăn xác chết(SV phân huỷ ): Detritivores 10 [...]... một hệ sinh thái mang đặc thù riêng, thể hiện bởi các yếu tố môi trường sinh thái quyết định đến sự hình thành đa dạng sinh học Bài 9: SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM I Mục tiêu: Học xong bài này sinh viên có khả năng: • • Việt Nam II Nội dung Phân tích được thực trạng suy thoái đa dạng sinh học Giải thích được nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở 1 Thực trạng suy thoái đa dạng sinh học ở... thảm hoạ cho cân bằng sinh thái VD: Cây mai dương, ốc bươu vàng… Bài 8: GIỚI THIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM I.Mục tiêu : Kết thúc bài học sinh viên có khả năng: + Giải thích được cơ sở để tạo nên đa dạng sinh học ở Việt Nam + Mô tả được các đặc điểm đa dạng sinh học ở Việt Nam 1 Cơ sở tạo nên đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam... không tìm đâu được nữa BÀI 6: SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC(T1) 16 I Mục tiêu: Kết thúc bài này, sinh viên có khả năng: • Trình bày được khái niệm và quá trình suy thoái đa dạng sinh học • Trình bày được thang bậc phân hạng mức đe doạ đa dạng sinh học II Nội dung 1 Khái niệm về suy thoái đa dạng sinh học 1.1 Khái niệm Suy thoái đa dạng sinh học có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao gồm sự suy giảm... bằng sinh thái VD: Cây mai dương, ốc bươu vàng… BÀI 10: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC(T1) (Phần 1: Những vấn đề cơ bản trong bảo tồn đa dạng sinh học) I.Mục tiêu Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng: Hiểu được khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học Giải thích được tầm quan trọng của việc bảo tồn và các hình thức bảo tồn II Nội dung 1 Khái niệm “bảo tồn đa dạng sinh học Về cơ bản, “Bảo tồn đa dạng sinh học. .. cụ thể mức đe doạ của chúng BÀI 7 SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC(T2) I Mục tiêu: Sau khi học xong bài sinh viên phải: Giải thích được các nguyên nhân chính gây suy thoái đa dạng sinh học II Nội dung Sự suy thoái đa dạng sinh học là do 2 nhóm nguyên nhân chính đó là hiểm hoạ tự nhiên và tác động của con người Các hiểm hoạ tự nhiên đã gây ra những tổn hại nặng nề cho đa dạng sinh học trong những kỷ nguyên... các loài sinh vật đều có một chức năng nhất định trên trái đất, do đó đa dạng sinh học có những giá trị không thay thế được Do vậy khó 13 có thể có thể xác định được hết giá trị của đa dạng sinh học Trong thực tế có nhiều cách phân chia giá trị của đa dạng sinh học khác nhau Tuy nhiên có một phương pháp khá phổ biến do McNeely và đồng nghiệp đề xuất Khi đề cập đến giá trị của đa dạng sinh học, McNeely... giá giá trị của tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học là một việc rất khó nhưng cần thiết Việc định giá giá trị của đa dạng sinh học phải dựa trên sự kết hợp các môn khoa học về kinh tế, phân tích kinh tế, khoa học môi trường và chính sách cộng đồng Các nhà khoa học gọi môn học này là kinh tế môi trường.Để diễn tả và xác định được giá trị của đa dạng sinh học, người ta thường phải sử dụng hàng loạt... , bảo vệ đa dạng sinh học hữu hiệu Bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở cộng đồng, nhấn mạnh tương tác giữa bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng Quản lí tài nguyên bền 31 vững phải kết hợp giữa nông nghiệp,lâm nghiệp và quản lí các nguồn tài nguyên khác, nâng cao việc phát triển kinh tế bền vững, giáo dục đạo đức môi trường, mình vì mọi người 2 Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học Các lý... số các sinh vật của trái đất Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những hiệu ứng xói mòn di truyền và do xác suất lai cận huyết cao BÀI 11: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC(P2) I Mục tiêu Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng: -Phân biệt được các hình thức bảo tồn: gen, loài, hệ sinh thái II Nội dung 1.Bảo tồn nguồn gen Bảo tồn nguồn gen trong trang trại Bảo tồn đa dạng sinh học đặc... suy giảm loài, nguồn gen và hệ sinh thái, từ đó làm suy giảm giá trị, chức năng của đa dạng sinh học Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện ở các mặt: - Hệ sinh thái bị biến đổi - Mất loài - Mất (giảm) đa dạng di truyền Mất loài, sự xói mòn di truyền, sự du nhập xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai, sự suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là rừng nhiệt đới đang diễn ra một cách nhanh chóng . các quá trình sinh thái. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đa dạng sinh học Nghiên cứu về đa dạng sinh học để thấy được giá trị,vai trò to lớn của đa dạng sinh học. Nhìn nhận đa dạng sinh học trong bối. các đối tượng nghiên cứu của đa dạng sinh học. II. Nội dung 1.Khái niệm đa dạng sinh học Có nhiều khái niệm khác nhau về đa dạng sinh học: Thuật ngữ " ;đa dạng sinh học& quot; được đưa ra lần. có tính đa dạng sinh học cao nhât thế giới. Đa dạng sinh học VN vẫn còn giàu có về số lượng, đa dạng và phong phú về chủng loại và thành phần. Đa dạng loài thưc vật - Đa dạng cây gỗ - Đa dạng

Ngày đăng: 24/07/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w