1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

42 5,9K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Trên thế giới hằng năm có khoảng 15triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết, trong đó 5 triệu trẻ em chết vì nhiễm khuẩn hôhấp cấp, tính ra cứ 8 giây có một trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính,

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính đường

hô hấp do virus hoặc vi khuẩn, đây là bệnh lý phổ biến và nguyên nhân gây tửvong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi Trên thế giới hằng năm có khoảng 15triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết, trong đó 5 triệu trẻ em chết vì nhiễm khuẩn hôhấp cấp, tính ra cứ 8 giây có một trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủyếu thường gặp ở các nước đang phát triển Trong các nguyên nhân gây tửvong ở trẻ em thì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm hàng đầu (37,6%), tiếpđến là tiêu hoá (26,4%), bệnh máu (4,3%), tim mạch (4,2%) và thận (1,7%),còn lại là các nguyên nhân khác, là một trong những vấn đề cần quan tâm đặcbiệt trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Tổ chức y tế thế giới đã nhận thứcđược vai trò quan trọng của bệnh này, nên từ năm 1981 đã đưa chương trìnhphòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu

Ở Việt Nam, với trẻ dưới 5 tuổi tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấpcũng không nằm ngoài khả năng ấy Hằng năm, tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh hô hấpcấp vào nhập viện tại các bệnh viện là rất cao và tỷ lệ tử vong cũng rất lớn,xếp hàng đầu trong các bệnh thường gặp ở trẻ em và một điểm đặc biệt củabệnh này là thường mắc nhiều lần trong năm trên một trẻ, gây ảnh hưởng đếnsức khoẻ của trẻ và ảnh hưởng nhiều đến ngày công lao động của cha mẹ.Theo số liệu điều tra chung của toàn quốc thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong donhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ( NKHHCT) chiếm 1/3 so với trẻ em vào khám

và chữa bệnh tại các bệnh viện Ước tính hàng năm có khoảng 20.000 25.000 trẻ chết vì bệnh lý đường hô hấp

-Nhận thức được tầm quan trọng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ

em, Việt Nam là một trong những nước trên thế giới sớm triển khai chươngtrình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, từ năm 1984 đến nay chương

Trang 2

trình đã triển khai rộng khắp trên toàn quốc và hiệu quả của chương trìnhmang lại cũng rất rõ rệt, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giảmđáng kể Tuy nhiên, tỷ lệ mắc vẫn còn cao và việc sử dụng kháng sinh chưahợp lý vẫn chưa được cải thiện.

Bình Nguyên là một xã của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thuộcvùng Duyên Hải Miền Trung, là một trong những xã của huyện mà kinh tếchủ yếu là nông nghiệp, hằng năm trẻ nhập viện do nhiễm khuẩn hô hấp cấptính vào bệnh viện huyện cũng rất cao Việc tiếp nhận, triển khai thực hiệnchương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em cũng khá sớm từ nhữngnăm 1985 Nhưng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh do nhiều yếu tố liênquan gây nên như: trẻ em suy dinh dưỡng, cai sữa sớm, tiếp xúc khói, bụi,môi trường nhà ở chật hẹp, đặc biệt là sự hiểu biết của bà mẹ và BìnhNguyên chưa có đề tài nghiên cứu xem xét vấn đề này Do vậy tôi tiến hành

đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”

Với các mục tiêu sau:

1 Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã Bình

Trang 3

Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP TRÊN THẾ GIỚI

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là mối quan tâm hàng đầu của tổ chức y tế thếgiới ( TCYTTG) vì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong rất cao, đặc biệt là trẻ em dưới

5 tuổi, bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển Theo ước tính củaTCYTTG hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong, trong

đó có khoảng 4-5 triệu chết vì NKHHCT mà chủ yếu là viêm phổi nặng hoặcrất nặng Tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao, theo số liệu nghiên cứu của một sốnước thì tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh NKHHCT đến khám và điều trị tại các cơ sở y

tế như sau: Theo số liệu của Wajula (1991) tỷ lệ đến khám vì NKHHCT ởIrak là 39,3%, Brazil 41,1%, Anh 30,5%, Autralia 34,0% và Việt Nam 30-40

% theo Nguyễn Đình Hường

Năm 1991 tại hội nghị Washington đã thông báo số lần mắc bệnh viêmphổi trẻ em mỗi năm trên 100 trẻ ở Gadchiroli Ấn Độ là 13,0; Gambia 17,0;Maragua Kenia là 18,0; Thái Lan là 7,0; Hoa Kỳ 3,6 Số lần mắc NKHHCThàng năm ở Coxta Rica là 5,9 (trẻ dưới 1 tuổi) và 7,2 (trẻ từ 1-2 tuổi), ởNigeria là 7,5; Ấn Độ là 5,6 và 5,3; ở Seattle Hoa Kỳ là 4,5 và 5,0 [5]

Chúng ta thấy số lần mắc NKHHCT mọi thể (nhẹ, nặng) không chênh lệchnhiều gữa các quốc gia, nhưng số lần mắc viêm phổi là thể bệnh nặng dễ đưađến tử vong thì giữa các nước nghèo, đang phát triển gấp 5 lần so với cácnước giàu [5]

Các số liệu trên chứng tỏ NKHHCT là bệnh phổ biến ở các nước đang pháttriển, bệnh có tỷ lệ tử vong cao Vì vậy, đầu năm 1983 TCYTTG đã cóchương trình phòng chống NKHHC ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu Đặc biệt

Trang 4

là các nước đang phát triển, với mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong và sau đó giảm

tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưói 5 tuổi

Vào năm 1984, theo số liệu của Pio, Leowsky và Ten Dam báo cáo tại hộinghị Sydney, hội nghị khu vực Nam Á đầu tiên về NKHH, số trường hợp mắcbệnh viêm phổi mỗi năm trên 100.000 trẻ < 5 tuổi như sau: Tại Đông Quan(Trung Quốc) là 74,6; tại bang Punjab (Ấn Độ) là 94,1; tại vùng Tari Basin,Papua Niu Ghinê là 256% ở trẻ < 1 tuổi và 62 ở trẻ từ 1-4 tuổi [6]

Mặc dù NKHHC có tỷ lệ mắc cao, nhưng hơn 70 % các trường hợp chỉ làNKHH trên (ho, sốt đơn thuần), tức là không viêm phổi Chỉ còn khoảng 25-30% trường hợp là viêm phổi theo phân loại của TCYTTG Theo số liệuthông báo tại hội nghị Washington (1999 chương trình NKHHC trẻ em)

1.2 TÌNH HÌNH NKHHCT TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam NKHHCT ở trẻ em cũng là bệnh có số lần mắc nhiềunhất trong năm, trung bình 3-5 lần/trẻ/năm Hàng năm, tính trên 100.000 trẻ

có khoảng 3.000-5.000 trẻ mắc bệnh Theo cập nhật của Phạm Quốc Vưọngthì hàng năm ở Việt Nam có hơn 30 triệu lượt trẻ em mắc bệnh NKHHC cácthể, trong đó khoảng hơn 6 triệu lượt trẻ bị viêm phổi hoặc viêm phổi nặng Tại thành phố Hồ Chí Minh theo bác sỹ Thái Thành Nhơn (1992) tổnghợp số liệu năm 1991đã thấy tình hình như sau: số trẻ khám do bệnh hô hấp138.020, do tiêu chảy 31.092, và vào điều trị do bệnh hô hấp 29.258 và ỉachảy 12.182 về tử vong, có 236 trẻ do hô hấp, xếp số 1; 82 do SDD, số 2 và

45 do tiêu chảy, số 3 [6]

Một điều tra khá quy mô qua thăm hỏi tại gia đình, tiến hành ở 5 tỉnhphía nam ( Long An, Bến Tre, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai) Với 13.245trẻ, số liệu tổng hợp của Bs Lê Văn Nhi tỷ lệ mắc bệnh trong 2 tuần trước đó

là 47%, tỷ lệ tử vong chung 12,7/1000, tử vong do hô hấp 5,2/1000, chiếm40,8% [6]

Trang 5

Theo Nguyễn Tấn Viên và cộng sự viêm phổi chủ yếu xảy ra trẻ nhỏ dưói

12 tháng tuổi, trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong càng cao, chủ yếu dưới 1 tuổi72,28% [18], trẻ có thể mắc nhiều lần trong một năm

Trên cơ sở thu thập số liệu của một số nghiên cứu, Phạm Quốc Vưọngđưa ra số lượt mắc ở trẻ em là:

Bảng1.1 Số lượt mắc NKHHCY tại Việt Nam

Người nghiên cứu Năm nghiên cứu Lượt mắc NKHHCT

ở trẻ < 5 tuổi

(trẻ < 2 tuổi)Hoàng thị Hiệp và cộng sự 1995 3,3 lượt,trẻ/ năm

Theo nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam, NKHHC ở trẻ em là bệnhđứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong Theo Nguyễn Đình Hường tỷ lệNKHHCT đến khám ở các cơ sở y tế là 30- 40 % Theo báo cáo của viện bảo

vệ sức khoẻ trẻ em thì tỷ lệ mắc NKHHCT vào điều trị là 44%, và tử vong dobệnh hô hấp là 37,6 % ( cao nhất) [6]

Một điều tra 5 tỉnh phía nam cho biết trẻ mắc NKHHCT là 47 % Tạibệnh viện Nhi Đồng II, theo GS Tạ Thị Ánh Hoa và BS Đoàn Vân (1989), tỷ

lệ trẻ vào bệnh viện điều trị do bệnh hô hấp trong 3 năm (1983-1985) là38,7% ; 29,5% ; và 27,9 %, so với vào viện do tiêu chảy là 16,6 % ; 15,6 %;14,4% và do SDD nặng là 5% ; 5,4% ; 5,2% Qua số liệu trên cho thấyNKHHCT được xếp hàng số 1 [6]

Trang 6

1.3 TÓM TẮT GIẢI PHẨU SINH LÝ BỘ PHẬN HÔ HẤP TRẺ EM 1.3.1 Mũi

Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm:

Các biểu mô hình trụ, giàu mạch máu và bạch huyết, tổ chức này là hàngrào của niêm mạc mũi còn yếu do khả năng sát trùng và niêm dịch còn kém,trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng, sự hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế vìmũi và khoang hầu còn tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi ống hẹp

1.3.2 Họng - hầu

Ở trẻ dưới một tuổi, vòng bạch huyết thanh quản ít phát triển, hai hạt nhâncòn bé, cuối năm đầu mới nhìn thấy rõ nên trẻ nhỏ ít bị viêm hạt nhân mạnh(amidan) Ngược lại vòng bạch huyết quanh hầu mũi lại phát triển mạnh dễ bịviêm VA (amidan vòm), đến lúc lớn tuổi vòng bạch huyết này nhỏ dần

Niêm mạc họng được phủ một lớp biểu mô rung hình trụ Vòng bạchhuyết waldayer phát triển mạnh đến tuổi dậy thì Ở trẻ nhỏ hơn một tuổi tổchức bạch huyết ít phát triển, thường thấy VA mà chưa thấy amidan pháttriển, từ 2 tuổi trở lên amidan mới phát triển rõ và nhìn thấy được

Khi tổ chức bạch huyết này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chức phậnngoài của hô hấp, trẻ phải thở bằng miệng Thở bằng miệng sẽ không sâu,không khí sẽ không được sưởi ấm

1.3.3 Thanh- khí - quản

Đặc điểm chung của thanh - khí - phế quản ở trẻ em là tương đối hẹp tổchức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiềumạch máu Vì vậy trẻ em dễ bị bệnh đường hô hấp, niêm mạc thanh – khí -phế quản dễ bị phù nề, xuất huyết và biến dạng trong quá trình bệnh lý

1.3.4 Phổi

Phổi ở trẻ em lớn dần theo tuổi, trọng lượng phổi trẻ sơ sinh từ 50-60g(1/34 – 1/54 trọng lượng cơ thể) Đến 6 tháng tuổi tăng gấp 3 lần và đến 12

Trang 7

tuổi tăng gấp 10 lần so với lúc sinh Thể tích phổi trẻ em phát triển tăng lênrất nhanh (trẻ sơ sinh là 65-75 ml đến 12 tuổi tăng gấp 10 lần) Ở trẻ sơ sinh

có 30 triệu phế nang đến 8 tuổi số phế nang tăng lên gấp 10 lần Phổi trẻ em,nhất là trẻ nhỏ có rất nhiều mạch máu, các bạch huyết và sợi cơ cũng nhiềuhơn Vì vậy, phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịchtrong phế nang và thành mao mạch

1.4 KHÁI NIỆM VỀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH

Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) ở trẻ em là bao gồmcác trường hợp nhiễm trùng ở:

- Đường hô hấp trên gồm:

- Tai giữa - Mũi - họng

- Nắp thanh quản, mốc chia đường hô hấp trên và dưới

- Đường hô hấp dưới gồm: - Thanh quản - Phế quản - Phế nang

- Phần lớn các virus có ái lực với đường hô hấp

- Khả năng lây lan của virus dễ dàng

- Tỷ lệ người lành mang virus cao

- Khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn

Các virus thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em xếp thứ tự như sau [22],[5], [23]:

Trang 8

- Respiratory SyncitralVirus.

- Virus cúm ( Influenzae virus)

- Virus á cúm (Para influenzae virus)

- Virus sởi

- Virus hạch (Adeno virus)

- Virus mũi (Rhino virus)

- Virus ruột (Entero virus)

- Corona virus

- Virus H1N1 [4]

Virus gây NKHH chủ yếu là NKHHCT trên, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.Virus là căn nguyên gây NKHHCT làm giảm sức đề kháng, gây tăng xuất tiết,giảm thực bào, giảm hoạt động của lông mao, gây phù nề và viêm loét niêmmạc nơi tổn thương tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bội nhiễm

Vi khuẩn thường gây NKHHCT thứ phát sau virus Các vi khuẩn gâyNKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi theo thứ tự thường gặp là: HaemophilusInfluenzae và Streptococus Pneumoniae là chủ yếu Ngoài ra có thể gặpStaphylococus Aureus, Bordetella pertussis, Klebsiella pneumoniae,Chlamydia tracomatis, các vi khuẩn khác [22], [5], [23]

1.7 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CHỦ YẾU ĐẾN NKHHCT

Hiện nay trên thế giới người ta đã nghiên cứu và xác định nhiều yếu tố có ảnhhưởng đến NKHHCT và xếp chúng vào 3 nhóm sau:

1.7.1 Yếu tố cơ địa ( hay yếu tố nội sinh)

Tỷ lệ trẻ thiếu cân (dưới 2.500 kg) ở các nước đang phát triển là 20-40 % sovới 5-7% ở các nước công nghiệp phát triển Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy

tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi, nếu khi sinh nặng dưới 2.500g là26,4/1.000 trẻ sống, trong lúc nếu sinh nặng trên 2.500g thì chỉ là 6,8/1.000 [5]

Trang 9

Suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ ở các nước đang pháttriển, khoảng 42% tổng số trẻ dưới 5 tuổi sống là bị SDD, mà viêm phổithường ở nhóm này rất cao (457,8/1.000) so với nhóm trẻ bình thường(37,0/1.000) [5].

Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ: Theo một nghiên cứu ở Brazin (1995)cho thấy nếu nguy cơ tương đối của tử vong do viêm phổi ở trẻ được nuôidưỡng bằng sữa mẹ là 1 thì trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cộng sữa bò là 1,2 vàtrẻ chỉ nuôi bằng sữa bò là 3,3 [5]

Tiêm chủng không đầy đủ: Theo Bùi Đức Lương và Tô Anh Toán (2001)nhóm trẻ TCMR đầy đủ mắc NKHHCT là 22,4 %, nhóm trẻ TCMR khôngđầy đủ là 25,5 % đối với trẻ dưới 5 tuổi

1.7.2 Yếu tố môi trường: ( khói, bụi, khói thuốc lá, khí hậu lạnh….)

Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nội thất, tiếp xúc với khói, bụi, khói thuốc

lá, khói bếp, nơi ở chật hẹp, khí hậu lạnh Theo nghiên cứu của Leeder(1976) cho biết trẻ mắc viêm phổi hàng năm nếu bố mẹ không hút thuốc lá là6,2 %, nếu một người hút thì tăng lên là 9,7 %, nếu cả hai người cùng hút thìtăng lên là 15,4 % [5]

1.7.3 Các yếu tố kinh tế văn hoá, xã hội và tập quán (học vấn thấp, chăm sóc kém, thiếu hiểu biết về chăm sóc, đông con, thu nhập thấp ….)

Nhà đông con, khoảng cách sinh dày, tập quán hoặc thói quen chăm sóc trẻlạc hậu, bà mẹ lớn tuổi, thu nhập thấp, học vấn thấp hoặc mù chữ Ở nhữngnơi đời sống kinh tế xã hội thấp kém như ở các nước đang phát triển thì ở đó

cơ sở hạ tầng cũng giảm sút, gây tác động lớn vào cơ sở thượng tầng nhất làchăm sóc sức khoẻ con người Đặc biệt chăm sóc trẻ em bị giảm sút, sẽ lànguy cơ cho bệnh tật, tử vong tăng trội ở trẻ em, trong đó đáng kể là viêmphổi cấp

Trang 10

1.8 CÁC DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP KHI TRẺ MẮC NKHHCT

Những dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh NKHHCT là: ho, sốt hoặc hạ thân nhiệt,chảy mũi nước, thở nhanh, khó thở, thở khò khè, rút lõm lồng ngực, cánh mũiphập phồng, tím tái, co giật, thở rít khi nằm yên, bỏ bú hoặc bú kém, ran ẩm,ran nổ tuỳ vào bệnh nặng nhẹ, vào lứa tuổi và vị trí tổn thương Quanghiên cứu của Trần Quỵ và cộng sự [24] cho thấy các dấu hiệu thường gặpkhi trẻ bị NKHHCT như sau:

1.9.1 Phân loại theo vị trí tổn thương

Lấy nắp thanh quản làm ranh giới, nếu tổn thương trên nắp thanh quản lànhiễm khuẩn đường hô hấp trên và tổn thương dưới nắp thanh quản là nhiễmkhuẩn đường hô hấp dưới [23]

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên chiếm phần lớn các trường hợp NKHHCTtrẻ em, khoảng 70-80 % và thường nhẹ, bao gồm các trường hợp ho, cảmlạnh, viêm tai giữa, viêm mũi, họng [23]

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường ít gặp hơn 20-30 % những trườnghợp này thường là nặng, bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, viêm thanh -khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi - màng phổi [23]

Trang 11

1.9.2 Phân loại theo mức độ nặng nhẹ [24], [26]

Ngưỡng thở nhanh của trẻ được xác định như sau:

- Trẻ < 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần / phút trở lên

- Trẻ 2- 12 tháng tuổi : nhịp thở từ 50 lần/ phút trở lên

- Trẻ từ 1-5 tuổi: nhịp thở từ 40 lần / phút trở lên

Đếm nhịp thở phải đếm trong vòng một phút, đếm trong lúc trẻ nằm yên

+ Phân loại theo mức độ như sau [24], [26]:

- Không viêm phổi ( ho hoặc cảm lạnh): ho, sốt đơn thuần

- Viêm phổi: ho, sốt kèm nhịp thở nhanh

- Viêm phổi nặng: ho, sốt thở nhanh, rút lõm lồng ngực

- Bệnh rất nặng: không uống được, bỏ bú hoặc bú kém, sốt hoặc hạthân nhiệt (ở trẻ dưới 2 tuổi), ngủ li bì hoặc khó đánh thức, thở rít khi nằmyên, suy dinh dưỡng thể nặng

1.10 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG NKHHCT Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI

Đứng trước thực trạng đáng báo động về tình hình mắc bệnh và tử vong

do bệnh NKHHCT đã gây cho trẻ em trên toàn thế giới, nhất là trẻ duới 5 tuổi

và ở các nước đang phát triển Năm 1982 TCYTTG đã đề nghị chương trìnhphòng chống NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi, phòng chống các bệnh cấp tínhđường hô hấp Mục tiêu chương trình là:

- Giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới

1 tuổi

- Sau đó là giảm tỷ lệ mắc viêm phổi nặng

- Mục tiêu thứ 3 là tăng tỷ lệ sử dụng thuốc hợp lý trong điều trịNKHHCT và tăng sự hiểu biết của các bà mẹ và cách phát hiện bệnh cũng nhưchăm sóc khi trẻ mắc NKHHCT Chiến lược hoạt động của chương trình để đạtđựơc mục tiêu gồm 4 hoạt động sau: huấn luyện cho cán bộ y tế các tuyến về

Trang 12

khả năng xử trí NKHHCT theo phát đồ của TCYTTG, truyền thông giáo dụcsức khoẻ cho các bà mẹ để nhận biết các dấu hiệu của bệnh cũng như cáchchăm sóc trẻ tại nhà, cung cấp thuốc và trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở Đến năm 2000 chương trình NKHHCT ở trẻ em đã triển khai 97,9 % số

xã phường thuộc 61 tỉnh, thành trong cả nước bảo vệ khoảng 97,6 % trẻ emdưới 5 tuổi

Sau 20 năm thực hiện chương trình, hiệu quả của hoạt động rất cao, tỷ

lệ tử vong do viêm phổi đã giảm xuống rất thấp, trong 2 năm 1999-2000 tổng

số trẻ tử vong do viêm phổi chỉ còn dưới 1% so với tử vong chung Hiện nay,chương trình đã phủ khắp từ xã đến huyện của 64 tỉnh thành trong cả nước

1.10.1 Nhận biết dấu hiệu và xử trí của bà mẹ khi trẻ mắc NKHHCT

Hiện nay, ở các nước đang phát triển vẫn còn nhiều bà mẹ không biếtnhận biết các dấu hiệu NKHHCT cũng như không biết chăm sóc trẻ, khi trẻmắc NKHHCT Trên thực tế, dù cán bộ y tế có giỏi và được trang bị đầy đủthuốc men, phương tiện, nhưng nếu bà mẹ không biết phát hiện dấu hiệu củabệnh mà chỉ đưa bệnh đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng, nguy kịch thì khảnăng cứu sống trẻ rất thấp Cho nên trong nhiều năm qua, một trong các chiếnlược mà TCYTTG cũng như chương trình phòng chống NKHHC ở Việt Namđưa ra là: Nâng cao khả năng phát hiện dấu hiệu của bệnh NKHHCT cho bà

mẹ để bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời và biết cách chăm sóc của bà mẹkhi trẻ bị ốm

Một tổng kết của TCYTTG về điều tra hoạt động của tuyến y tế cơ sở ở

19 nước trên thế giới (1997) cho thấy chỉ có 35 % bà mẹ biết dấu hiệu thởnhanh, khó thở, 57,6 % bà mẹ tự mua thuốc chữa cho trẻ nếu không đỡ mớiđưa đến cơ sở y tế

Theo nghiên cứu của Nguyễn Nhiệu có 78,3 % bà mẹ nhận biết đượccác dấu hiệu bệnh nặng cần đưa trẻ đi khám lại ngay, 38,9 % bà mẹ có kiến

Trang 13

thức tốt về bệnh Để bà mẹ dễ nhớ và có thể áp dụng được trong thực tiễn,TCYTTG khuyến cáo cần hướng dẫn cho bà mẹ phát hiện 2 dấu hiệu viêmphổi là xác định nhịp thở (cách đếm nhịp thở) và dấu rút lõm lồng ngực làmột dấu hiệu muộn của bệnh mà bà mẹ khó phát hiện Mặt khác, nhiều bà mẹ

đã tự ý dùng kháng sinh cho trẻ mà không cần có chỉ định của cán bộ y tế Vì

lý do đó, nhiều năm qua chương trình đã tập trung hướng dẫn cho bà mẹ một

số nội dung sau:

- Khi trẻ có sốt, ho cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị

- Phát hiện dấu hiệu thở bất thường

- Khi trẻ ho, sốt nếu thấy trẻ bất thường cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế

- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của cán bộ y tế

1.11 XÃ BÌNH NGUYÊN

Bình Nguyên là một xã thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam,nằm dọc theo quốc lộ 1A, cạnh trung tâm huyện Đây là một xã thuần nông,với dân số khoảng 6.757 người, chia làm 4 thôn, 15 tổ Toàn xã có một trạm y

tế với 6 cán bộ y tế và 15 y tế thôn bản, 1 trường cấp II đạt chuẩn quốc gia, 1trường tiểu học Mặc dầu điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khănnhưng chính quyền cũng rất quan tâm đến đời sống văn hoá, y tế, giáo dục,xây dựng xã văn hoá, hạ thấp tỷ lệ đói nghèo hàng năm, giảm tỷ lệ trẻ em suydinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 15,5% (năm 2008), và luôn phấn đấu đạt chỉ tiêucác chương trình y tế quốc gia, trong đó chương trình ARI cũng được triểnkhai khá sớm và duy trì hàng năm

Trang 14

Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sinh sống tại xã Bình Nguyên,huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi không có mặt tại địa phương trong giaiđoạn điều tra, những bà mẹ bị bệnh nặng hay một lý do nào khác không thểtham gia phỏng vấn

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Bình nguyên 2.1.4 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện vào ngày 2- 14

tháng 3 năm 2009

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang

- Nghề nghiệp của mẹ: Là nghề tạo ra thu nhập chính của người mẹ,

người mẹ dành thời gian chủ yếu cho công việc đó

Nghề nghiệp được thống kê gồm có:

Trang 15

+ Thuộc diện nghèo và không thuộc diện nghèo

Xác định diện nghèo dựa vào Quyết định Số 170/QĐ-TTg ngày8/7/2005 của Chính phủ Ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 –

2010 [30]

+ Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000đồng/người/ tháng( 2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

+ Vùng thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000đồng/người/ tháng( 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

Với xã Bình Nguyên, thuộc xã vùng nông thôn xác định hộ nghèo theotiêu chí: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/ tháng ( 2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

Dựa vào danh sách xác định hộ nghèo của xã Bình Nguyên năm 2008

- Tiêm chủng mở rộng đầy đủ: Là trẻ dưới 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vacxin

(bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, lao) theo lịch, những trẻ dưới 1 tuổiđang được tiêm phòng theo lịch (nhưng chưa đủ 6 loại vacxin nêu trên) cũngđược xem là tiêm đầy đủ Xác định dựa theo phiếu tiêm chủng của trẻ hoặchỏi gia đình con mình đã được tiêm chủng đầy đủ chưa

- Tổng số con

Trang 16

+ Là số con của hai vợ chồng cùng sống trong gia đình

- Trong nhà có người hút thuốc:

+ Hút thuốc 2 điếu/ ngày/người

- Suy dinh dưỡng (SDD):

Dựa vào danh sách cân trẻ đầu năm 2009 của xã, phiếu theo dõi cânnặng trẻ < 5 tuổi.( trẻ trên kênh A là không SDD; trẻ ở kênh B, kênh C, kênh

D là trẻ SDD

- Cai sữa sớm:

Là trẻ cai sữa sớm hơn 18 tháng, những trẻ < 18 tháng đang có bú sữa

mẹ thì được xem là bú đầy đủ

Là trong vòng 2 tuần qua trẻ có dấu hiệu ho hay khó thở hoặc/và sốt

- Hiểu biết của bà mẹ

+ Về chương trình NKHHCT

+ Về bệnh NKHHCT, cách phòng bệnh

+ Phát hiện các dấu hiệu để đưa trẻ đến cơ sở y tế (tiếp cận cán bộ y tế),gồm các dấu hiệu: Khó thở, thở nhanh, bú kém hơn, mệt hơn

- Đánh giá kết quả về mức hiểu biết về NKHHCT của bà mẹ:

Trả lời đúng trên 80% câu hỏi đạt loại hiểu tốt

Trả lời từ dưới 80% câu hỏi đạt loại hiểu chưa tốt

- Đánh giá kết quả về mức hiểu biết về chăm sóc trẻ NKHHCT của bà mẹ: Trả lời đúng trên 80% câu hỏi đạt loại hiểu tốt

Trả lời từ dưới 80% câu hỏi đạt loại hiểu chưa tốt

Trang 17

- Đánh giá về hiểu biết phòng bệnh của bà mẹ

Trả lời đúng trên 80% câu hỏi đạt loại hiểu tốt

Trả lời từ dưới 80% câu hỏi đạt loại hiểu chưa tốt

2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin

- Điều tra cộng đồng những gia đình có con dưới 5 tuổi trong cùngmột thời điểm (khoảng 2 tuần) của xã Bình Nguyên

- Dùng bảng câu hỏi phỏng vấn để thu thập các biến

- Đối với biến số có bệnh hoặc không có bệnh được thu thập bằngcách nhớ lại của bà mẹ trong vòng 2 tuần, mốc tính tại ngày điều tra

- Danh sách điều tra được xác định trước khi xuống thực địa

2.2.6 Xử lý số liệu

- Loại bỏ những mẫu không đạt yêu cầu

- Giám sát loại các đối tượng nếu có nghi ngờ

2.2.7 Phân tích số liệu

+ Các bộ câu hỏi sau khi được phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính

phù hợp, sự hoàn tất của bộ câu hỏi Dữ kiện sẽ được mã hoá và nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm EXELL

+ Phân tích kết quả:

- Thống kê mô tả tình hình chung của quần thể nghiên cứu thông qua các biến số, chỉ số, số liệu có được từ chương trình Analysis, dùng biểu đồ

- Test thống kê trong phân tích số liệu:

Trong luận văn này được sử dụng 2 test, bảng 2 hàng, 2 cột Test 2

được áp dụng khi so sánh nhiều (>2) tỷ lệ quan sát, nhiều (>2) phân phối quansát Trong trường hợp này, khi so sánh ta cần áp dụng 2 test

- Test 2 còn được áp dụng để nhận định các mối liên quan giữa hai hiện tượng có nhiều số liệu:

Trang 18

(Qi – Li)

2 = ∑

Li

Trong đó:

 Qi: Là tần số thực nghiệm (tần số quan sát)

 Li: Là tần số lý thuyết (tần số mong đợi)

c :

2 c = n ( [ad – bc ] – ½ n ) / efgh

2.2.8 Sai số và kiểm soát sai số

- Sai số đo thông tin: Hạn chế bằng cách tập huấn kỹ cho nhóm điều tra

- Sai số nhớ lại: Đối với mục có bệnh hay không có bệnh, hạn chế chỉhỏi các bà mẹ các dấu hiệu trong vòng 2 tuần gần đây

- Sai số do người điều tra: Hạn chế bằng cách kiểm tra sai sót trong

từng bảng câu hỏi, điều tra lại những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu

Chương 3

Trang 19

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH

3.2.1 Truyền thông về NKHHCT tại địa phương

Bảng 3.2 Nguồn thông tin chính bà mẹ tiếp nhận được

Trang 20

1.79

8.36 0

Biểu đồ 3.1 Nguồn thông tin chính bà mẹ tiếp nhận được

3.2.2 Sự hiểu biết về bệnh NKHHCT của bà mẹ

Bảng 3.3 Các bà mẹ có nghe nói về chương trình NKHHCT

3.2.3 Xử trí của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT

Trang 21

Bảng 3.4 Tỷ lệ về cách giải quyết của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT

Cách giải quyết

Ngày đăng: 24/07/2014, 06:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tỷ lệ NKHHCT của trẻ &lt; 5 tuổi. - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.1. Tỷ lệ NKHHCT của trẻ &lt; 5 tuổi (Trang 19)
Bảng 3.4. Tỷ lệ về cách giải quyết của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.4. Tỷ lệ về cách giải quyết của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT (Trang 21)
Bảng 3.9.  Tỷ lệ mức hiểu biết của bà mẹ về cách chăm sóc trẻ NKHHCT - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.9. Tỷ lệ mức hiểu biết của bà mẹ về cách chăm sóc trẻ NKHHCT (Trang 23)
Bảng 3.11. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo mức hiểu biết  của bà mẹ về phòng bệnh: - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.11. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo mức hiểu biết của bà mẹ về phòng bệnh: (Trang 24)
Bảng 3.12. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo mức hiểu biết - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.12. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo mức hiểu biết (Trang 24)
Bảng 3.15. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo giới của trẻ - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.15. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo giới của trẻ (Trang 26)
Bảng 3.16. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo nhóm trong nhà - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.16. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo nhóm trong nhà (Trang 27)
Bảng 3.15. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo tình trạng dinh  dưỡng của trẻ. - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.15. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo tình trạng dinh dưỡng của trẻ (Trang 27)
Bảng 3.17. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo thời gian trẻ bú  mẹ - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.17. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo thời gian trẻ bú mẹ (Trang 28)
Bảng 3.18. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo số con trong gia đình - Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam
Bảng 3.18. Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ &lt; 5 tuổi phân bố theo số con trong gia đình (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w