Nhiễm khuẩn hô hấp cấp một loại bệnh phổ biến có tỉ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi.. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ trung bình trong mộ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai Việc chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục trẻ em ngày càng được toàn cộng đồng quan tâm Trẻ em bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạng, tới sự phát triển về thể chất
mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ
Để thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn và cả các bậc cha mẹ cần
có những hiểu biết về đặc điểm sinh lí, bệnh lí và tâm vận động của các thời kì phát triển của cơ thể trẻ Cần được trang bị những kiến thức, kĩ năng
cơ bản về bệnh của trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ để từ đó có thể áp dụng vào công tác phòng bệnh, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn, biết phát hiện bệnh sớm, xử lí bước đầu và chăm sóc khi trẻ bị ốm
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp một loại bệnh phổ biến có tỉ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 4 – 9 lần, ước tính trên toàn cầu có khoảng 2 tỉ lượt trẻ mắc NKHHC, trong đó khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi Như vậy ước tính mỗi năm sẽ có từ 32 đến 40 triệu lượt trẻ mắc NKHHC và từ 22 đến 24 nghìn trẻ tử vong do viêm phổi Bệnh NKHHC có thể mắc nhiều lần trong
1 năm, vì vậy đây còn là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến ngày công lao động của các bà mẹ Bệnh NKHHC có thể được phân loại theo các cách khác nhau và biểu hiện bệnh cũng ở các mức độ khác nhau Mức độ nhẹ chăm sóc tại nhà, nếu nặng cần được điều trị tại cơ sở y tế, nếu không đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong
Nguyên nhân gây NKHHC nói chung và viêm phổi nói riêng chủ yếu
là do vi rút, vi khuẩn, lao phổi trẻ em, nấm ngoài ra do tác động của các
Trang 2yếu tố nguy cơ như ô nhiễm môi trường, nhà ở chật trội, khói thuốc lá, trẻ
đẻ nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng, tiêu chảy, thay đổi khí hậu, cán bộ y tế chưa thực hiện đúng cách xử trí khi trẻ mắc NKHHC theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh… đều làm tăng tỉ lệ mắc bệnh
và mức độ nặng của bệnh
Thực hiện tốt phòng chống NKHHC trẻ em sẽ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện cuộc sống cho nhân dân nói chung và trẻ
em nói riêng, tham gia tích cực vào việc thực hiện Luật “Bảo vệ sức khỏe trẻ em”
Mai Đình là một xã thuộc khu vực nông thôn, trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều Với 14 thôn, mật độ dân số đông, các điều kiện kinh
tế - xã hội còn nhiều khó khăn Do đó công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong công tác phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi Điều đó đã ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi giải trí và phát triển thể chất của trẻ
Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành Phố Hà Nội
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành Phố Hà Nội
3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình NKHHC trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình NKHHC ở trẻ em trên Thế giới
Hiện nay các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp vẫn là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, chủ yếu do viêm phổi Ở các nước đang phát triển, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi trẻ em trung bình trong 1 năm mắc NKHHC từ 4 – 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHC chiếm 19 – 20 % số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu Tại khu vực Đông Nam Á tử do nhiễm khuẩn hô hấp vẫn là nguyên nhân cao nhất (25%) trong các nguyên nhân tử vong ở trẻ [3], [4]
Theo Ruan I (2005), ước lượng tỉ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu trong các nghiên cứu dọc dựa vào cộng đồng cho thấy: Tỉ lệ mới mắc các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ,
ở các nước phát triển là 0,026 đợt/năm/trẻ và trên 95% các đợt viêm phổi ở trẻ em trên Thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển [5] Năm 2004, Michael Ostapchuk và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tình hình viêm phổi mắc phải ở cộng đồng thuộc Châu Âu và Bắc Mĩ cho thấy viêm phổi mắc
phải cộng đồng (Community Acquired Pneumonia – CAP) là 1 trong những
nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em với số mới mắc phải hàng năm là từ 34 – 40 ca trên 1000 trẻ Mặc dù tử vong do CAP là hiếm gặp ở các nước công nghiệp phát triển nhưng lại là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi Ở các nước đang phát triển không những tỉ lệ mắc bệnh này cao mà còn gây
tử vong cao [6] Nhiễm khuẩn hô hấp dưới là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ tại các nước đang phát triển [7] Nghiên cứu của Baqui A H và cộng sự (2007) ở Bangladesh cho thấy, tỉ lệ nhập viện ở trẻ dưới 2 tuổi là cao hơn so với trẻ lớn tuổi, và khoảng 25% các
Trang 4trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và khoảng 40% tử vong ở trẻ nhỏ liên quan tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [8]
1.1.2 Tình hình NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%) trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em, cao gấp 6 lần so với tử vong do tiêu chảy (5,1%) Nguyên nhân trẻ không được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà
mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ mắc bệnh không được chữa trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã quá nặng
Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003) đã tiến hành nghiên cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ chủ yếu của NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Thùy Dương – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế cho thấy: Tỉ lệ mắc NKHHC tại cộng đồng ở đây còn cao (39,7%), vượt trội hơn so với bệnh khác cùng thời điểm nghiên cứu và tăng cao ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, tỉ lệ NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi là 53,3%; 2 đến 3 tuổi là 35,9% và 4 đến 5 tuổi là 28,3% Tần suất mắc NKHHC cao nhất từ 4 – 6 lần/năm chiếm 47,5% từ 3 lần trở xuống/năm chiếm 36,4%, trên 6 lần/năm chiếm 16,1% [9]
Theo Niên giám thống kê Y tế năm 2007 cho thấy, viêm phổi đứng đầu trong 10 bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc [10]
Năm 2007, bệnh viện Lao và Bệnh viện phổi trung ương, Dự án NKHHC trẻ em đã tổ chức Hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt động dự án NKHHC trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 – 2010” cho thấy tình hình mắc NKHHC ở trẻ của các tỉnh miền núi là cao nhất (62,8%), sau đó đến các tỉnh miền Trung (42,9%), đồng bằng tỉ lệ mắc bệnh ít hơn (34,8%) Còn đối với tình hình tử vong ở trẻ do NKHHC thì ở miền núi (0,28‰) cao hơn so với đồng bằng (0,06‰)[11]
Trang 5Như vậy, qua một số nghiên cứu ở trên Thế giới và Việt Nam cho thấy, tình hình mắc và tử vong do NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng còn cao Tuy nhiên còn ít nghiên cứu đề cập tới tình hình mắc bệnh và tử vong do NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các khu vực nông thôn Vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em
1.2 Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là gì?
1.2.1 Đặc điểm hệ hô hấp của trẻ em [1]
Hệ hô hấp trẻ em kể từ mũi đến phế nang, chia làm 2 phần: đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, được giới hạn bởi nắp thanh quản
Về sinh lí, hệ hô hấp có chức năng giúp cơ thể hít thở khí trời để hấp thụ O2 và thải CO2 Hô hấp trên chuẩn bị điều kiện để phần hô hấp dưới hoàn thành tốt chức năng: mũi và các cuống mũi có tổ chức cương, tự động điều chỉnh diện tích tiếp xúc với khí thở vào, nên không khí vào phổi đã ấm bằng thân nhiệt cho dù không khí ngoài trời ở nhiệt độ nào Cũng nhờ hệ mạch và tổ chức cương ở mũi, không khí vào phổi đã được bão hòa hơi nước, tạo điều kiện cho đường thở loại bỏ được vi khuẩn, virus, bụi ra khỏi phổi Mỗi khi uống nước hay có vật gì va chạm vào thanh quản thì hình thành phản xạ ho bật ra làm cho dị vật không rơi vào khí quản và phổi được
Ở họng có hệ thống limphô bao gồm các amidan vòm họng (VA), vòi nhĩ, đáy lưỡi, khẩu cái (amidan) và nhiều tổ chức limphô rải rác ở niêm mạc họng, đó là hệ thống miễn dịch, có vai trò làm tăng khả năng miễn dịch, có vai trò làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể mỗi khi “va chạm” với virut và vi khuẩn, biểu hiện bằng các đợt viêm mũi họng cấp tính tái diễn nhiều lần ở trẻ Đường thở trên ngoài chức năng hô hấp còn có chức
Trang 6năng ngửi, nghe, nói, khi bị rối loạn cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người
1.2.2 Khái niệm NKHHC
Hệ hô hấp bao gồm từ mũi xuống họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi - có chức năng thu nhận không khí từ bên ngoài vào để cung cấp oxy cho cơ thể, đồng thời thải khí cacbonic ra ngoài Vì thế bộ máy hô hấp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống Người ta có thể nhịn ăn trong nhiều ngày, nhưng không thể nhịn thở được dù chỉ trong vài phút Khi bị NKHHC, nghĩa là trẻ bị viêm nhiễm ở bất cứ phần nào của đường
hô hấp như: bị viêm nhiễm ở mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản; trong đó đặc biệt viêm phổi là bệnh nguy hiểm nhất Tai cũng là một bộ phận của đường hô hấp và thông với họng, vì vậy những bệnh viêm nhiễm
ở tai cũng được xếp vào các bệnh NKHHCT [1]
1.2.3 Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây NKHHC
1.2.3.1 Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do virut và vi khuẩn, nhưng phần lớn là do virut vì đa số virut có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây lan của virut dễ dàng, tỉ lệ người lành mang virut cao, khả năng miễn dịch với virut yếu và ngắn Các virut thường gặp như virut hợp bào đường hô
hấp, virut cúm, Adenovius, virut sởi,…
Do vi khuẩn: Ở các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em Các vi khuẩn thường gặp như: liên cầu, tụ cầu, phế cầu, Hemophilus, Influenza… Đặc biệt là liên cầu Beta tan huyết nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm Những vi khuẩn được coi là nguyên nhân chính gây viêm phổi nặng ở trẻ em, bao
gồm Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Haemophylus
influenzae
Trang 7Một số ít trường hợp do nhiễm kí sinh trùng, hoặc do nấm Candida
Albicans gây nên
Virut nguy hiểm gần đây đối với trẻ nhỏ đó là H5N1, gây nên hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một bệnh đường hô hấp gây tử vong cao, do
một loại virut thuộc chủng Coronavirus gây nên
1.2.3.2 Các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh[2]
Do dinh dưỡng không tốt dẫn tới suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiễm trùng lại là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng Do đó dinh dưỡng không tốt và nhiễm trùng là một vòng khép kín làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ Trẻ không được nuôi bằng sữa
mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
Yếu tố tuổi và cân nặng: trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh Trẻ đẻ non,
đẻ thiếu cân có nguy cơ mắc bệnh và khi mắc thường rất nặng, dễ dẫn đến
tử vong
Yếu tố môi trường:
- Ô nhiễm không khí: không khí có nhiều khói bụi dễ gây bệnh, trong các
hộ gia đình, khói đun bếp củi, bếp than, khói thuốc lá cũng là nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em
- Chật chội, đông đúc: Do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhà ở chật trội, tối tăm, điều kiện vệ sinh kém Ở các vùng đông dân cư, các vùng đô thị, trường học, nhà trẻ là những nơi dễ lây lan bệnh
- Phơi nhiễm với lạnh và ẩm ướt cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ
Thời tiết, khí hậu lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột làm mất nhiệt trên da gây phản ứng co mạch, lần lượt là bàn chân, bàn tay, mặt, toàn thân Ở trẻ em, diện tích da so với cơ thể lớn hơn ở người lớn cho nên trẻ em dễ bị nhiễm lạnh hơn, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Trang 8Ngoài ra, do cán bộ y tế chưa thực hiện xử trí đúng trẻ mắc NKHHC theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc NKHHC trẻ em của cộng đồng nói chung và
bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế, do đó các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phát hiện các dấu hiệu của bệnh chậm nên khi chuyển đến cơ sở y tế đã trong trạng thái bệnh rất nặng, nhiều bà mẹ tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà không có chỉ định của cán bộ y tế
1.2.4 Đánh giá và phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi
1.2.4.1 Dựa trên tác nhân gây bệnh [2]
- NKHHC do virus: Có tiên lượng khả quan, ngoại trừ một số bệnh nặng như viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi do adenovirus ở trẻ nhỏ, có thể dẫn
đến tử vong, đa số các trường hợp này không cần đến kháng sinh
- NKHHCT do vi khuẩn: Phần lớn đều nguy hiểm và cần đến kháng sinh Ðặc biệt nguy hiểm là viêm phổi do tụ cầu vàng, viêm nắp thanh quản do
1.2.4.2.2 Thể bệnh vừa
Khi có 2 triệu chứng sau: ho, nhịp thở nhanh
Ngoài ra có thể có sốt hoặc không Trẻ không có rút lõm lồng ngực, không có dấu hiệu của bệnh rất nặng
Muốn xác định nhịp thở nhanh phải dựa vào đếm nhịp thở
Có 2 nguyên tắc đếm nhịp thở của trẻ em:
- Đếm khi trẻ yên tĩnh
Trang 9- Đếm trọn trong 1 phút
Cách đếm nhịp thở: dùng đồng hồ có kim giây hoặc đồng hồ cát Đếm nhịp thở lúc trẻ nằm yên hoặc đang ngủ Quan sát lồng ngực và đếm nhịp thở trong vòng 1 phút
Ngưỡng nhịp thở nhanh theo tuổi:
* Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
Thể viêm phổi nặng khi trẻ có 2 triệu chứng ho, rút lõm lồng ngực Ngoài ra có thể có sốt, nhịp thở nhanh hoặc không
Thể bệnh rất nặng: thể này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, hoặc là hậu quả của nhiều bệnh, trong đó phần lớn là do nhiễm khuẩn đường hô hấp gây nên Nếu được phân loại ở thể bệnh này khi có một trong các dấu hiệu sau: li bì khó đánh thức, co giật, không uống được, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng nặng
* Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi:
Thể viêm phổi nặng khi có 2 dấu hiệu chính ho, nhịp thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực Lứa tuổi này khác với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi chỉ cần nhịp thở nhanh đã phân loại là viêm phổi nặng
Thể bệnh rất nặng khi có một trong các dấu hiệu sau: bú kém hoặc
bỏ bú, co giật, li bì khó đánh thức, khò khè, thở rít khi nằm yên, sốt cao hoặc hạ nhiệt độ
Trang 101.2.4.3 Phân loại dựa trên vị trí giải phẫu học của tổn thương [2]
1.2.4.3.1 Nhiễm khuẩn hô hấp trên
- Viêm mũi họng cấp
- Viêm họng cấp và viêm họng – amidan cấp
- Viêm xoang cấp
- Viêm tai giữa cấp
1.2.4.3.2 Nhiễm khuẩn hô hấp dưới
Bao gồm những bệnh lí viêm nhiễm từ thanh quản trở xuống:
- Viêm thanh quản do virus hoặc bạch hầu
- Viêm nắp thanh quản do H.influenzae
- Viêm thanh khí phế quản cấp
- Viêm phế quản cấp
- Viêm phổi các loại
- Viêm tiểu phế quản cấp
1.2.5 Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi [1]
* Thể vừa và nặng
Khi thấy trẻ ho, sốt cao trên 38,50 C, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím tái, cần chuyển trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất
Trang 111.2.6 Các biện pháp phòng bệnh [2]
Để góp phần giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhất là trẻ em, cần lưu ý hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh sau:
1.2.6.1 Đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ
Cho trẻ bú sớm để tận dụng lượng kháng thể rất cao có từ nguồn sữa non, giúp trẻ phòng chống 1 số nhiễm khuẩn ngay từ khi mới ra đời, do sức
đề kháng còn rất kém Hướng dẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú mẹ theo nhu cầu và bú kéo dài cho đến 18 hoặc 24 tháng hoặc lâu hơn để trẻ tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, thông minh và có đầy đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật
1.2.6.2 Đảm bảo cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Đúng nguyên tắc: cho ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để trẻ thích nghi dần với thức ăn mới lạ
Hợp lý về thời gian, hợp lý về chế độ: Phải thực hiện cho trẻ ăn đầy
đủ các thành phần như trong ô vuông thức ăn, thực hiện phương pháp tô màu bát bột để trẻ được nuôi dưỡng một cách hợp lý, trẻ sẽ lớn nhanh khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật
1.2.6.3 Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
Không nên đun bếp gần phòng, hút thuốc lá trong phòng nuôi dưỡng
và chăm sóc trẻ Nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ
1.2.6.4 Giữ ấm
Giữ ấm cho trẻ về mùa đông, khi thay đổi thời tiết để trẻ không bị nhiễm lạnh Về mùa hè nên giữ trẻ thoáng mát tránh ra nhiều mồ hôi sẽ nhiễm lạnh trở lại Đó là yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
1.2.6.5 Tiêm chủng
Trang 12Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch để phòng những bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp; nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh đồng thời cũng giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh đường hô hấp gây nên
1.2.6.6 Tuyên truyền giáo dục
Tuyên truyền cho các bà mẹ và cộng đồng một cách thường xuyên, liên tục cách phát hiện sớm trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính để đưa đi khám
và có hướng xử trí, chăm sóc kịp thời
Đào tạo huấn luyện cho các cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế tham gia công tác khám và chữa bệnh về đánh giá, phân loại và xử trí đúng theo phác đồ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Ghi chép sổ sách đầy đủ về số trẻ mắc, số trẻ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại địa phương, tính ra
tỉ lệ phần trăm và báo cáo hoạt động hàng tháng
Việc phòng bệnh không tốt sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp
1.3 Khái quát về Xã Mai Đình [17]
Xã Mai Đình là xã thuộc huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1375 ha, diện tích nông nghiệp là 595ha, tổng
số hộ là 4225, nhân khẩu là 17748 người
Mai đình có 14 thôn và các thôn của xã nằm gần như tách biệt nhau, gồm có: từ Bắc xuống Nam: Đạc Tài, Ấp Cút, Đông Bài, Lạc Nông, Hương Đình Đoài, Hương Đình Đông, Hoàng Dương, Thế Trạch, Song Mai Đoài, Song Mai Đông, Mai Nội, Nội Phật, Thái Phù, Đường 2
* Vị trí địa lí: Mai Đình nằm ở trung tâm của huyện Sóc Sơn và hơi xuống
phía Nam Phía Bắc giáp với Quang Tiến; phía Đông giáp với Tiên Dược, Đông Xuân; phía Nam giáp với Phù Lỗ, Phú Minh và phía Tây giáp với Nội Bài và nằm sát sân bay quốc tế Nội Bài
*Về đặc điểm khí hậu: Mai Đình mang những đặc điểm của khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa, độ ẩm
và lượng mưa khá lớn
Trang 13* Về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường:
- Kinh tế: Xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, hoa màu Bên cạnh đó là buôn bán hàng hóa, du lịch dịch vụ, chăn nuôi Trong năm 2011 xã đã có những chuyển biến về kinh tế: tổng giá trị sản xuất ước đạt 432 tỷ đồng tăng 11,1% so với năm trước Thu nhập bính quân đầu người đạt 24 triệu/người/năm
- Văn hóa – xã hội: công tác văn hóa – xã hội của xã luôn được quan tâm chỉ đạo, xã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chào mừng và phục vụ các sự kiện lớn của đất nước và địa phương như: phục vụ và chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2011 – 2016 Tổ chức và duy trì thường xuyên các phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, quản lý tốt các dịch vụ văn hóa, lễ hội trên địa bàn; Công tác giáo dục – đào tạo với chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, xã đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học, tỉ lệ học sinh học hết trung học cơ sở được học tiếp lên trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt 98,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm Thực hiện có hiệu quả vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh; xã đã chăm lo chu đáo cho các đối tượng chính sách, người có công, các gia đình hộ nghèo, các gia đình và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn Thường xuyên quan tâm hỗ trợ các hộ nghèo và đào tạo nghề cho trên 400 lao động
- Về môi trường: Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm Đến nay các thôn đã thành lập được tổ vệ sinh môi trường tự quản làm công tác thu gom rác Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung của nhân dân không ngừng được nâng cao Có 98,6% các hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên còn một số tồn tại đó là:
Trang 14Sản xuất vẫn còn tình trạng nhân dân để diện tích đất hoang hóa không đưa vào sản xuất Diện tích trồng cây vụ đông ở hầu hết các thôn đều giảm, chưa thực hiện được việc sản xuất rau mầu hàng hóa theo vùng quy hoạch tập trung Việc thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đạt kết quả bước đầu chưa cao Tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp còn chưa mang tính bền vững Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới tiến độ triển khai còn chậm
Tình trạng đổ chất thải bừa bãi tại một số thôn còn chậm được khắc phục Tại hầu hết các thôn vẫn còn xảy ra tình trạng để vật liệu xây dựng lâu ngày lấn chiếm lòng lề đường và xây dựng bục bệ lấn chiếm lề đường chưa xử lý kiên quyết
Công tác tuyên truyền có lúc còn chưa mang tính liên tục và chưa thực sự đi vào chiều sâu Việc thực hiện nếp sống văn minh, chấp hành pháp luật, vệ sinh môi trường còn chuyển biến chậm và hạn chế Cục bộ tại một số thôn còn tiềm ẩn mức tăng các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân thực chất chưa có một chiến dịch nào đi sâu vào phòng chống NKHHC đặc biệt là cho trẻ dưới 5 tuổi
Trang 15CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội và Bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra
- Địa điểm nghiên cứu: chọn 4 thôn ngẫu nhiên (Song Mai Đoài, Đạc Tài, Nội Phật, Mai Nội ) trong 14 thôn của xã Mai Đình
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 năm 2011
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 4 thôn nghiên cứu, thông qua sổ theo dõi của trạm y tế, tổng số có 409 trẻ Tôi đã tiến hành điều tra dựa theo danh sách trên, kết quả thu được 386 trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 94,3% theo danh sách), những trường hợp còn lại không điều tra được do vắng mặt, hoặc sai lệch thông tin theo danh sách
2.2.2 Chỉ số nghiên cứu
* Chỉ số thông tin chung về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các hộ gia đình
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo trình độ học vấn
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm tuổi
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm nghề nghiệp
* Chỉ số về NKHHC của trẻ dưới 5 tuổi:
- Tỷ lệ NKHHC chung ở trẻ em dưới 5 tuổi
- Tỷ lệ NKHH trên cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi
- Tỷ lệ NKHH dưới cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo các nhóm tuổi: cách tính tuổi theo quy ước của WHO (1983) [12]
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo giới
Trang 16- Tỷ lệ NKHHC trẻ em ở gia đình có chuồng gia súc gần nhà, xa nhà
2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Số liệu về bệnh
- Thông qua sổ sách khám chữa bệnh của trạm y tế
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra
* Số liệu về các yếu tố liên quan:
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra về các yếu tố liên quan đến NKHHC của trẻ
* Các số liệu thu được được xử lý thống kê trên phần mềm M.S Excel
Trang 17CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Tình hình hiện mắc NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Mai Đình
Tổng số trẻ mắc NKHHC cao 63,5% Trong đó số trẻ mắc NKHH trên cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 80,8% trong tổng số trẻ mắc và trẻ mắc NKHH dưới cấp chiếm 19,2% Qua kết quả trên cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc NKHHC còn cao, trong đó chiếm tỷ lệ mắc nhiều nhất là trẻ mắc NKHH trên cấp
Trang 18Bảng 2: Phân bố tỷ lệ hiện mắc NKHHC của trẻ dưới 5 tuổi theo giới
NKHH trên cấp
NKHH dưới cấp
Bảng 3: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi
Tình trạng bệnh
Nhóm tuổi
n
NKHHC Chung
NKHH trên cấp
NKHH dưới cấp
Trang 19Từ kết quả bảng 3 và các biểu đồ cho thấy trẻ trong độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi mắc NKHH trên cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (63,2%), trẻ mắc NKHH dưới cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (15,8%) là trẻ trong
độ tuổi từ 2 tháng đến dưới 12 tháng tuổi Trẻ trong độ tuổi dưới 2 tháng mắc NKHH trên cấp chiếm tỷ lệ ít nhất (29,4%) và trẻ trong độ tuổi từ 35
Trang 20tháng đến 60 tháng tuổi mắc NKHH dưới cấp là chiếm tỷ lệ ít nhất (10,1%)
3.2 Phân bố tỷ lệ NKHHC theo các yếu tố liên quan
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo trình độ học vấn của mẹ
Tình trạng bệnh
Học vấn
n
NKHHC Chung
NKHH trên cấp
NKHH dưới cấp
Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC cao nhất là con của các bà mẹ mù chữ, biết
Trang 21đọc, biết viết (75,0%) và thấp nhất là trẻ là con của các bà mẹ có học vấn THPT và trên THPT ( 55,2)
Bảng 5: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo nghề nghiệp của mẹ
Tình trạng bệnh
Nghề nghiệp
n
NKHHC Chung
NKHH trên cấp
NKHH dưới cấp
Bảng 6: Phân bố tỷ lệ trẻ mắc NKHHC theo thời gian cai sữa và tiêm chủng
Tình trạng bệnh
Chỉ số NC
n
NKHHC Chung
NKHH trên cấp
NKHH dưới cấp
Trang 22Qua kết quả từ bảng trên cho thấy: trẻ cai sữa dưới 12 tháng chiếm tỷ
lệ mắc NKHHC cao (81,1%), trẻ được cai sữa trên 18 tháng tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (56,8%) Trẻ tiêm chủng không đủ và đủ nhưng không đúng lịch
tỷ lệ mắc bệnh (79,4%) cao hơn so với trẻ được tiêm đủ và đúng lịch (58,1%)
Bảng 7: Phân bố tỷ lệ NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo tình trạng vệ sinh nhà ở
Tình trạng bệnh
Chỉ số NC
n
NKHHC Chung
NKHH trên cấp
NKHH dưới cấp
Từ bảng kết quả trên cho thấy: tỷ lệ trẻ mắc NKHHC sống trong nhà
ẩm thấp (73,2%) cao hơn tỷ lệ trẻ sống trong nhà thoáng mát (60,2%), trẻ sống trong gia đình có đun bếp trong nhà có tỷ lệ mắc NKHHC (67,3%) cao hơn tỷ lệ trẻ mắc NKHHC sống trong gia đình không đun bếp trong nhà Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC trong gia đình có hút thuốc (68,1%) cao hơn tỷ
lệ trẻ sống trong gia đình không có hút thuốc (50,0%) Trẻ sống trong gia đình có chuồng nuôi gia súc gần nhà có tỷ lệ mắc NKHHC (73,7%) cao