HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NKHHCT VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG NKHHCT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 34)

4.1.1. Tỷ lệ hiện mắc NKHHCT

Qua kết quả nghiên cứu (bảng 3.1) khảo sát 335 trẻ dưới 5 tuổi, có 106 trẻ bị NKHHCT chiếm tỷ lệ 31,6%.Với tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Đức Dương [13] bệnh viện Lao và bệnh phổi TW, tại huyện Chương Mỹ- Hà Tây có tỷ lệ hiện mắc là 31,8%. Và nghiên cứu này thấp hơn so với Phạm Sỹ Hoà [23] điều tra tại xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tỷ lệ hiện mắc NKHHCT là 38,82%, Hà Văn Thiệu - Nguyễn Hữu Kỳ [33] tỷ lệ hiện mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 39,75%, Lê Hữu Giỏi [18] Nghiên cứu tại xã Ngư Lộc - Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá tỷ lệ hiện mắc là 40%.

Nhìn chung, tỷ lệ hiện mắc NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi là rất cao, từ 31 - 40%. Song các tỷ lệ này có sự chênh lệch, vì đây là nghiên cứu ngang, chỉ khảo sát tại một thời điểm, có lẽ là do ảnh hưởng của các yếu tố liên quan thời tiết hay tác nhân khác như virus,... làm cho tỷ lệ hiện mắc có những dao động nhất định.

4.2. HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NKHHCT VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG NKHHCT NKHHCT

Trong chiến lược phòng chống NKHHCT ở Việt Nam cũng như của tổ chức y tế thế giới là đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, làm sao cho các bà mẹ phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, chứ không phải để cho bị bệnh nặng nguy kịch rồi mới đưa trẻ đến cơ sở y tế, nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong do bệnh NKHHCT gây ra cho trẻ. Đồng thời, hướng dẫn cho bà mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ tại nhà khi trẻ bị

ốm như bú mẹ, ăn, uống nước hay xử lý một số triệu chứng thường gặp như ho, tắc mũi, sốt.., nhận biết được các dấu hiệu bệnh nặng để đưa trẻ đi khám,nhất là phát hiện các dấu hiệu nặng của bệnh: - trẻ thở nhanh hơn - thở trở nên khó hơn – không uống được hay bú kém - trẻ mệt hơn, đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời [1], không kéo dài thời gian bệnh nặng tại nhà và cũng giải thích cho các bà mẹ một số yếu tố nguy cơ làm dễ cho bệnh phát sinh để bà mẹ biết, chủ động phòng tránh cho con cái mình hạn chế tiếp xúc với các nguy cơ đó. Công tác truyền thông là một khâu rất quan trọng để chuyển tải kiến thức này đến với các bà mẹ.

Trong nghiên cứu này ta thấy có 73,14% thông tin đến các bà mẹ là từ cán bộ y tế; 5,37% là từ cán bộ khác; 11,34% nghe từ tivi, đài truyền thanh xã; 1,79% từ sách báo; nguồn khác là 8,36%. Theo nghiên cứu của Hồ văn Đằm, Hoàng Thi Huệ [15] thông tin đến từ cán bộ y tế là 39,16%, và tương đương với nghiên cứu của Hồ Duỵ [8] là 73,06%. Ở đây, ta thấy hoạt động của cán bộ y tế là khá nổi bật, hầu hết thông tin đến với các bà mẹ là từ cán bộ y tế. Nhưng sự phối hợp truyền thông của các đối tượng cán bộ khác là cần chú ý, tỷ lệ còn khiêm tốn, và chúng ta cũng thấy được nơi đây đa số là dân nông, họ ít chú ý đến các thông tin từ tivi, sách báo (1,79%) cũng như nghiên cứu của Lê Hữu Giỏi [20] nghe radio 1,3%, đọc sách báo 2,6%, của Hồ Duỵ [8] đọc sách báo 1,55%, không có bà mẹ nghe Radio. Do đó, cũng không nên tập trung quá nhiều nguồn lực vào các hình thức nầy mà nên tập trung truyền thông trực tiếp.

Về vấn đề “có nghe nói về NKHHCT hay không” qua khảo sát thấy 73,43% trả lời có và 26,56% trả lời không, so với nghiên cứu của Lê Hữu Giỏi [17] thì trả lời có nghe là 51,3% và không nghe là 48,7%, của Hồ Duỵ [11] có nghe là 39,46%, của Hồ Văn Đằm, Hoàng Thị Huệ [15] có nghe là 86,7% tại thành phố Huế, điều kiện có thuận lợi hơn. Trong nghiên cứu này tỷ

lệ có nghe về bệnh NKHHCT cũng khá cao, chắc chắn là nhờ có mạng lưới y tế hoạt động đều, cán bộ y tế khá đầy đủ (6 cán bộ trạm, 15 y tế thôn bản), và theo nghiên cứu ở trên ta thấy kiến thức chủ yếu đến với các bà mẹ từ cán bộ y tế là 73,14%. Nhưng nhìn chung các bà mẹ cũng trả lời có nghe nói từ cán bộ y tế, từ tivi, hay đài truyền thanh xã chứ cũng chưa hiểu một cách rõ ràng lắm. Nên ở đây có tỷ lệ nghe nói khá cao, nhưng không được chủ quan mà phải tổ chức truyền thông liên tục để nguời dân tiếp thu theo kiểu mưa dầm, thấm lâu thì tốt hơn.

Về cách giải quyết bệnh NKHHCT của bà mẹ, theo khảo sát này cũng cho thấy có 3,58% bà mẹ tự mua thuốc, 6,27% bà mẹ tự chữa không đỡ mới đưa con đi khám, 90,15% bà mẹ khi trẻ bị bệnh thì đua trẻ đi khám ngay, cũng tương đương với nghiên cứu của Hồ Duỵ [7] có 91,45%, Lê Văn Giỏi [19] là 76,1%. Ở đây ta thấy tỷ lệ bà mẹ đưa trẻ đi khám ngay trước khi dùng thuốc là khá cao là do nơi đây gần trung tâm huyện, giao thông thuận lợi, trên địa bàn ngoài trạm y tế còn có nhiều phòng khám tư và nhất là công tác truyền thông của cán bộ y tế cũng khá tốt như đã bàn ở trên.

Tỷ lệ các bà mẹ biết đếm nhịp thở là 36,12%, cũng tương đương với tổ chức y tế thế giới là 35% và nghiên cứu của Hồ Duỵ [12] là 34,72%, theo Hồ Văn Đằm, Hoàng Thị Huệ [14] tại thành phố Huế, dân trí và điều kiện khá thuận lợi hơn nên tỷ lệ là 67,1%. Đây là kiến thức khó cần truyền thông, hướng dẫn kỹ, tốt nhất là bằng băng hình video hoặc trực tiếp từ trên người bệnh khi bà mẹ nuôi trẻ bị bệnh tại cơ sở y tế.

Qua nghiên cứu này thấy tỷ lệ bà mẹ biết đưa con đi khám lại ngay khi trẻ có dấu hiệu nặng là 90,45%, với nghiên cứu của Hồ Duỵ [12 ] là 71,8% . Ở đây tỷ lệ này cũng khá cao, một lần nữa chứng tỏ hiệu quả của công tác truyền thông và sự nhiệt tình của cán bộ y tế. Từ đó cho ta thấy được truyền

thông về công tác y tế có vai trò chủ đạo và yếu tố con người đầy đủ cũng rất quan trọng cùng với các yếu tố khác.

Về vấn đề hiểu biết chung NKHHCT của bà mẹ theo khảo sát này cũng khá cao 71,94%, so với mức hiểu biết chưa tốt là 28,06%. Trong khi nghiên cứu của Nguyễn hữu Giỏi[17] là 38,7%, của Hồ Duỵ [11] là 39,64%. Ở đây ta thấy tỷ lệ bà mẹ có sự hiểu biết về bệnh khá cao có lẽ do trình độ học vấn tương đối khá cao, từ cấp II trở lên chiếm đa số 311/335, chiếm 92,84% và công tác truyền thông của y tế xã khá tốt với đội ngũ y tế khá ổn định ( 6 cán bộ y tế, 15 y tế thôn bản và chính quyền cũng rất quan tâm). Song cũng còn 7,16% bà mẹ chưa hiểu tốt về bệnh, nên phải tiếp tục truyền thông và truyền thông liên tục để các bà mẹ hiểu tốt hơn và có tính bền vững hơn.

Về công tác phòng bệnh, ở nghiên cứu này chỉ 60% bà mẹ biết cách phòng bệnh tốt cho trẻ, còn đến 40% chưa biết cách phòng bệnh tốt. Trong nghiên cứu của Lê Hữu Giỏi [17] tỷ lệ phòng bệnh tốt là 94,5%, của Hồ Duỵ [11] là 71,5%, của Nguyễn Thị Thanh Hương [26] là 76%. Qua tỷ lệ này (60%), chứng tỏ sự hiểu biết của bà mẹ nói riêng và của gia đình nói chung còn chưa chắc chắn, vì còn một tỷ lệ khá cao gia đình có người hút thuốc lá 246/335 (chiếm 73,43%), chưa loại bỏ thói quen không tốt này. Nên công tác truyền thông cần phải uyển chuyển, nhiều phương pháp thích hợp và nhiều thành phần xã hội tham gia.

Về kiến thức chăm sóc bệnh NKHHCT của các bà mẹ, qua nghiên cứu này có 57,90% bà mẹ biết cách chăm sóc trẻ tốt, khi trẻ bị NKHHCT, còn 42,10% chưa tốt, cũng tương đương với nghiên cứu của Hồ Duỵ [11] chăm sóc tốt là 53,89%, của Lê Hữu Giỏi [17] là 66,5% và của Nguyễn Thị Thanh Hương [26 ] là 70%. Nhưng tỷ lệ hiểu biết về chăm sóc này cũng chưa cao, vì ở đây đa số là dân nông 254/335 (chiếm 75,82%), bận bịu với công việc đồng áng là

chính, lo cho con ăn no, mặc ấm là đủ. Dù có hiểu biết về bệnh, nhưng đến khi con đau nặng mới lo đưa đến thầy thuốc, tất bật lo lắng, còn thời gian khác chủ yếu giao cho ông bà chăm sóc. Đúng ra tỷ lệ về hiểu biết chăm sóc này phải cao hơn, theo tổ chức y tế thế giới có tới 75% bệnh NKHHCT có thể chăm sóc tại nhà, nên kiến thức, kỹ năng chăm sóc của các bà mẹ là rất cần thiết, bà mẹ phải biết cách chăm sóc tốt mới đảm bảo trẻ không bị nặng hơn, không bị SDD .vv... Do đó cần phải truyền thông tránh thời vụ, tiếp cận được với bà mẹ, xã hội phải thực hiện xoá đói, giảm nghèo tốt, đề cao quyền lợi người phự nữ để họ có thời gian chăm sóc con cái tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 34)