Nâng cao năng lực thiết kế bài giảng và phương pháo giảng dạy cho giáo viên
Trang 1MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ
“NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY” CHO GIÁO VIÊN. Mục tiêu: Sau khi học xong chuyên đề này người học sẽ có khả năng:
Kiến thức:
- Nhận thức được vai trò của thiết kế bài giảng trong việc nâng cao chất lượng dạy học
- Giải thích được các khái niệm về dạy, học, thiết kế bài giảng theo quan điểm đổi mới PP dạy học
- xác định được mục tiêu, nội dung và lựa chọn PP thực hiện bài giảng
Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế bài giảng theo PP mới
Thái độ:
Tích cực thực hiện mục tiêu đổi mới PP thiết kế bài giảng
Trang 2I Các quan điểm mới về dạy học:
1.Học:
Học là quá trình tự biến đổi làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh
Học có 2 chức năng: Lĩnh hội và tự điều khiển mình
2 Dạy:
Dạy là quá trình giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức từ đó mà hình thành và phát triển nhân cách
Dạy có 2 chức năng: Truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học
3 Người học cần làm gì để đạt được mục tiêu ?
Tự đặt vấn đề
Tự tìm cách giải quyết vấn đề theo nhiều hướng, nhiều phương thức khác nhau
Có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng
Tự đánh giá kết quả tìm được
II Thiết kế bài giảng:
1 Khái niệm:
Thiết kế bài giảng là việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian mà người dạy tổ chức cho người học chủ động thực hiện việc chiếm lĩnh kiến thức
Trang 32 Xu hướng của việc thiết kế bài giảng hiện nay:
Xu hướng mới của việc thiết kế bài giảng hiện nay chủ yếu là thiết kế các hoạt động của người học để trong quá trình dạy học, người dạy sẽ tổ chức các hoạt động đó giúp cho người học chủ động chiếm lĩnh tri thức
3 Trước khi thiết kế bài giảng cần làm gì?
Cần trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao người học phải học bài này?
- Ai thực hiện?
- Học về cái gì?
- Dạy học như thế nào?
- Học ở đâu?
- Học khi nào, trong thời gian bao lâu?
Trang 4CÁC THAO TÁCCỦA CÁC BƯỚC THIẾT KẾBÀI GIẢNG CÁC THAO TÁCCỦA CÁC BƯỚC THIẾT KẾBÀI GIẢNG
I Xác định mục tiêu bài giảng:
1 Tại sao phải xác định mục tiêu bài giảng:
Mục tiêu bài giảng là một tuyên bố chính xác những gì mà người học có thể làm được sau bài giảng
Các mục tiêu bài giảng giúp người dạy định hướng trong việc xác định các kết quả học tập: tức là những kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi học xong, từ đó xác định những nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp
2 Cách xác định mục tiêu bài giảng:
- Các mục tiêu bài giảng thường được cụ thể hóa bởi những yêu cầu về: Kiến thức kỹ năng và thái độ
mà người học đạt được sau bài giảng
- Đó là những kết quả học tập cần đạt, là câu trả lời cho câu hỏi: “Người học phải có khả năng làm
được gì vào cuối bài học?”
Mục tiêu phải được diễn đạt bằng những động từ có thể xác định được và đo đạc được, cần tránh những từ chung chung như: nắm được, hiểu được
Có các mức độ sau đây:
Kiến thức:
- Biết: Nhắc lại được, kể tên được, trình bày được, diễn đạt được
- Hiểu: Giải thích được, chứng minhđược, phân tích được, nhận xét được, đánh giá được
Kỹ năng:
-Làm (vận dụng được, lắp ráp được, vận hành được
- Sáng tạo: Sáng tác được, cải tiến được
Thái độ: trao đổi, hỏi, trả lời, đề xuất, tích cực
Trang 5VD: Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
kế được
Kỹ năng thực hành: Xây dựng, lắp ráp, vận hành được
Thái độ: Hỏi, trả lời, đề xuất, tuân thủ
Mục tiêu phải được xem rõ ở các khía cạnh sau:
- Khả năng thực hiện
- Chuẩn tối thiểu người học đạt được về 1 loại kỹ năng
- Các điều kiện phục vụ cho việc học tập và kiểm tra đánh giá học viên
3 Tác dụng của việc xác định chính xác các kết quả học tập cần đạt:
Giúp cho giáo viên lựa chọn PP giảng dạy và các tài liệu giảng dạy
Là hướng dẫn cho giáo viên xây dựng các bài kiểm tra và các công cụ khác để đánh giá kết quả học tập của HS
Giúp cho người học định hướng rõ ràng về kết quả học tập mà họ cần đạt được và lựa chọn PP học Tạo cơ sở đánh giá khóa học và kiểm soát chất lượng của quá trình học tập
I Xác định mục tiêu bài giảng:
1 Tại sao phải xác định mục tiêu bài giảng:
2 Cách xác định mục tiêu bài giảng:
3 Tác dụng của việc xác định chính xác các kết quả học tập cần đạt:
Trang 6II Xác định nội dung bài giảng:
1 Ý nghĩa của việc xác định nội dung bài giảng:
Giúp người giảng không bị chệch hướng vào những chi tiết vụn vặt và chủ động trong việc sắp xếp thời gian hợp lý cho những nội dung đó
Sơ đồ về việc xác định tầm quan trọng của nội dung kiến thức
PHẢI BIẾT - NÊN BIÊT - CÓ THỂ BIẾT
Phải biết: Những điểm mà người học phải biết để đạt được kết quả học tập(mục tiêu)
Nên biết: Có thể là quan trọng song không nhất thiết phải biết
Có thể biết: Các thông tin khác liên quan tới kết quả học tập cần đạt song không thiết yếu
2 Lập trình tự nội dung bài giảng:
- Từ cái đã biết tới cái chưa biết
- Từ cái đơn giản đến cái phức tạp
- Từ VD cụ thể tới các quy tắc trừu tượng
- Từ các nguyên tắc chung chung tới các ứng dụng cụ thể
- Quan sát tới lập luận
- Tổng thể tới các bộ phận và từ bộ phận quay lại tổng thể
Trang 7Sử dụng công thức GLOSS
G-Get the trainees attention: Thu hút sự chú ý của HS vào bài
L-Link with things the trainees my already have experienced: Liên hệ với những gì HS biết
O-Outcomes of the session: Kết quả học tập cần đạt
S-Structure of the session: Cấu trúc bài giảng
S-Stimulate motivation: Kích thích động cơ học tập
3 Thiết kế bài giảng:
a Thiết kế phần mở bài:
Lưu ý
- Nên dành từ 3-5 phút cho phần giới thiệu với một bài giảng 45 phút
- Cần giới thiệu mục tiêu bài giảng và cấu trúc bài giảng (những việc HS sẽ làm, nội dung cho HS biết) để
họ chuẩn bị tinh thần
b Thiết kế phần thân bài:
Giáo viên cần trả lời câu hỏi: “HS cần học nội dung gì để đạt được mục tiêu?”
- Phải xác định nội dung bài giảng và quan trọng là xác định xem nội dung nào là thực sự quan trọng
để HS đạt được những điều phải biết, nên biết và có thể biết
- Lập trình tự nội dung: Lập trình tự các hoạt đông như thế nào để tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động
ht của HS
- Chọn các hoạt động để chuyển tải nội dung: Mỗi nội dung chọn 1-2 hoạt động
- Sau mỗi nội dung cần tóm tắt một số kiến thức cơ bản của nội dung đó
c Thiết kế phần kết thúc bài giảng: Sử dụng công thức OFF
Trang 8O - Các kết quả: Giáo viên tổng kết một cách cô đọng kết quả của bài giảng và xác định xem HS đã đạt được chưa bằng cách quan sát hoặc hỏi họ
F-Ý kiến phản hồi: GV hỏi ý kiến phản hồi từ HS về sự phù hợp của tài liệu, PP
F-Hướng tới tương lai: Gợi cho HS bài hôm nay gắn kết như thế nào tới bài giảng sắp tới
(Độ dài khoảng 5-10’ cho bài giảng 60’)
Nội dung chính của phần kết luận:
- Tóm tắt nội dung
- Củng cố lại các điểm chính
- Cô đọng nội dung dưới dạng ghi nhớ được
- Mời người học nêu ý kiến, quan điểm
- Mời ý kiến phản hồi 2 chiều
- Chỉ ra những mặt tích cực của HS
- Hướng tới tương lai
III Lựa chọn phương pháp dạy học:
1 Một số phương pháp thông dụng:
- Phương pháp thuyết trình
- PP thảo luận có hướng dẫn
- PP nghiên cứu tình huống
- PP động não
- PP trao đổi nhóm
- PP thảo luận tự do
- PP đóng vai
- Các PP trò chơi
- Tham quan học tập tại hiện trường
Trang 92 Lựa chọn phương pháp
Lựa chọn PPDH là khâu cực kỳ quan trọng, mang ý nghĩa sống còn của quá trình chuẩn bị bài giảng Cần biết phối hợp các PPDH cho phù hợp với các hoạt động học tập và phong cách học tập của HS
Có thể kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc lựa chon PPDH bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:
- PP có phù hợp với mục tiêu đã chọn không?
- Có phù hợp với đặc điểm của HS không?
- Có phù hợp với trang thiết bị, phương tiện ?
- Có thể tạo cơ hội thực hành, cho thông tin phản hồi, củng cố và điều chỉnh không?
- Có tạo cơ hội cho HS liên hệ với những gì đọc được không?
- Có tạo cơ hội và khuyến khích học tập tự quản k?
- Có đủ đa dạng để duy trì hứng thú của HS k?
- Có phù hợp với trình độ CM và SP của GV k?
- Có đáp ứng được yêu cầu của HS trong bài giảng k?
Trang 10Mẫu giáo án
Tên bài:
Mục tiêu học tập:
Nguồn lực:
I Mở đầu (GLOSS):
II Thân bài:
III Củng cố (OFF)
Thời gian
Nội dung
Hoạt động-PP
Trang 11
THỰC HIỆN BÀI GIẢNGLÝ THUYẾT
Với 1 bài giảng lý thuyết cần chia thông tin thành những khúc nhỏ và thực hiện theo công thức TAS: Lý thuyết + vận dụng + tóm tắt
Với mỗi khúc thông tin cần chia thành 3 loại: Phải biết, nên biêt và có thể biết
Lập trình tự các khúc thông tin
Lựa chọn các hoạt động để trình bày và áp dụng các khúc thông tin
Mô hình bài giảng lý thuyết
G
L
O
S
S
TAS
TAS
O F F
Trang 12Những dấu hiệu của 1 bài giảng tốt
Ngay lập tức khơi dậy sự tò mò của người học
Nêu rõ kết quả mà người học cần đạt (mục tiêu)
Sử dụng những thuật ngữ quan thuộc và giải thích cặn kẽ những thuật ngữ mới
Kết nối những thông tin mới với những thông tin trước đây, gắn lý thuyết với hđ thực hành
Khuyến khích sự tham gia của HS bằng những câu hỏi, thảo luận nhóm
Sử dụng hợp lý những thiết bị DH và tóm tắt những nội dung chính, những việc sẽ làm ở bài giảng tới
Giáo viên thông thái, nhiệt tình trong suốt bài giảng
THỰC HIỆN BÀI GIẢNG RÈN KỸ NĂNG
CÁC BƯỚC CỦA BÀI GIẢNG RÈN KỸ NĂNG
Thao diễn minh họa các kỹ năng cho người học
Chia nhỏ kỹ năng đó, tách bạch và minh họa chúng
Nói cho người học thấy tầm quan trọng của kỹ năng trong hoạt động
Yêu cầu cá nhân thực hành từng kỹ năng nhỏ cho đến khi thành thạo
Kết nối những kỹ năng nhỏ với nhau để hoàn chỉnh hoạt động
Phần thân bài thường được sử dụng PP trình bày có chứng minh
B1: Giới thiệu tổng quan toàn bộ các kỹ năng
B2: Minh họa các kỹ năng theo tốc độ bình thường
B3: Chứng minh chậm và mô tả từng bước
B4: Kiểm tra xem HS đã hiểu bài chưa
B5: Quan sát phần thực hành của HS
B6: Kiểm tra xem các kỹ năng đã đạt tới các tiêu chuẩn phù hợp chưa