1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân

86 657 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 5,97 MB

Nội dung

Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân

1 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014 Hoạt động của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia Công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Vương Hữu Tấn, Lê Minh Tuấn Cục ATBXHN Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân được thành lập năm 2003 và được đổi tên thành Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) vào tháng 10/2008. Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục ATBXHN (Quyết định số 2248/QĐ-BKHCN ngày 10/10/2008). Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) được Quốc hội thông qua tháng 6/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Luật NLNT đã quy định cụ thể các chức năng quản lý nhà nước của Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Quy hoạch tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24/6/2010, trong đó có nhiệm vụ kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/2/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN đã có một số nội dung thay đổi so với Nghị định số 28/2008/NĐ-CP, trong đó có thay đổi trong nội dung về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân. Vì vậy, yêu cầu sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục ATBXHN là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật NLNT, các yêu cầu mới về kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và những thay đổi trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ KH&CN. 2 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS Sự điều chỉnh mô hình tổ chức của Cục ATBXHN dựa trên đòi hỏi thực tiễn quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn an ninh hạt nhân cũng như đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế. Thực tiễn quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân Cục ATBXHN thuộc Bộ KH&CN đã giúp Bộ KH&CN thực hiện tốt công tác quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân đối với các hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế - xã hội trong giai đoạn vừa qua. Mô hình tổ chức của Cục ATBXHN được xây dựng vào năm 2003 và điều chỉnh vào 2008 chủ yếu nhằm phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động sử dụng nguồn bức xạ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thực tiễn ứng dụng bức xạ, năng lượng nguyên tử trong phát triển kinh tế xã hội đã có rất nhiều thay đổi. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng năng lượng vì mục đích hòa bình đến năm 2020, hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế xã hội đã phát triển rất mạnh trong phạm vi toàn quốc. Hàng năm, Cục đã cấp trung bình khoảng 1000 giấy phép cho các công việc bức xạ mới và các chứng chỉ liên quan. Đặc biệt, Quốc hội đã phê duyệt chủ trương xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận vào năm 2020. Chính phủ đã phê duyệt Định hướng Quy hoạch phát triển điện hạt nhân của Việt Nam đến 2030. Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân với việc xây dựng lò phản ứng nghiên cứu đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương và Hiệp định liên chính phủ với Nga về việc này đã được ký kết. Tất cả các vấn đề nêu trên đã đặt ra các yêu cầu mới về chức năng, nhiệm vụ và năng lực đối với Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân. Thực tiễn cho thấy các hoạt động ứng dụng bức xạ đã phát triển mạnh trong phạm vi toàn quốc đòi hỏi Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân cần được mở 3 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS rộng để bảo đảm có thể thực thi chức năng quản lý nhà nước một cách đầy đủ, nhanh chóng và không gây cản trở hoạt động của các doanh nghiệp; các chủ trương của nhà nước về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu mới đòi hỏi Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân phải có thêm các đơn vị chức năng mới để có thể đảm trách các chức năng quản lý của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia về an toàn hạt nhân, phóng xạ môi trường, chuẩn đo lường bức xạ, an ninh hạt nhân, thanh sát hạt nhân, thông tin hạt nhân và đào tạo cán bộ pháp quy hạt nhân. Ngoài ra, để bảo đảm hoạt động quản lý của Cục ATBXHN được thực hiện một cách hiệu quả và không gây cản trở cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc bức xạ cần phải có thêm Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật khu vực phía Nam để kịp thời giải quyết các nhiệm vụ đặt ra phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân tại các vùng miền cũng như thực hiện chức năng hỗ trợ công tác thẩm định an toàn, thanh tra, quan trắc và phân tích phóng xạ môi trường, ứng phó sự cố và bảo đảm các dịch vụ kỹ thuật về an toàn bức xạ cho khu vực. Yêu cầu hội nhập quốc tế Theo thông lệ quốc tế, Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân của các nước thường có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước của các nước (Bộ, cơ quan ngang Bộ hay cơ quan thuộc Bộ nhưng lãnh đạo cơ quan này do Thủ tướng bổ nhiệm). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước đặc biệt là các nước có điện hạt nhân đều thành lập Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia độc lập trực thuộc Tổng thống, Thủ tướng hoặc Quốc hội. Nhằm tăng cường địa vị pháp lý cũng như năng lực của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia của Việt Nam để có thể đảm đương nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân đối với Chương trình điện hạt nhân nói chung và Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng theo khuyến cáo của Đoàn đánh giá pháp quy tích hợp (IRRS) của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng như Đoàn cấp cao của Cơ quan An toàn công nghiệp, môi trường và hạt nhân Liên bang Nga (Rostechnadzor), ở giai đoạn hiện nay cần kiện toàn lại cơ cấu tổ chức của Cục ATBXHN như một bước chuyển tiếp để tiến đến thành lập Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia độc lập. Việc nâng cấp Cục ATBXHN thành Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia độc lập chỉ có thể thực hiện được khi Quốc Hội sửa đổi Luật NLNT. Như vậy, các yêu cầu thực tế và quốc tế đòi hỏi cơ cấu tổ chức của Cục ATBXHN phải được điều chỉnh để bảo đảm có đủ năng lực hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ nặng nề hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đây. Theo định hướng trên, Cục ATBXHN đã đề xuất và được Lãnh đạo Bộ đồng ý cho phép kiện toàn và thành lập các đơn vị với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Theo Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục ATBXHN đã được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt. Mô hình tổ chức mới của Cục được xây dựng trên cơ sở kiện toàn lại các đơn vị quản lý nhà nước và hình thành thêm các đơn vị sự nghiệp có chức năng hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Các đơn vị sự nghiệp này sẽ được thành lập trên cơ sở Nghị định 115 và Nghị định 96 để tạo điều kiện cho Cục có được sự tự chủ cao nhất trong việc phát triển năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. 4 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS Ngày 18/2/2014, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 217/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thay thế Quyết định 2248/QĐ-BKHCN ký ngày 10/10/2008. Theo đó, mô hình tổ chức của Cục sẽ bao gồm 8 đơn vị quản lý nhà nước là: 1. Văn phòng 2. Phòng kế hoạch và Tài chính 3. Phòng An ninh và thanh sát hạt nhân 4. Thanh tra Cục 5. Phòng Cấp phép 6. Phòng Tiêu chuẩn An toàn 7. Phòng Hợp tác quốc tế 8. Phòng Pháp chế và Chính sách Và ba đơn vị sự nghiệp là: 1. Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và ứng phó sự cố 2. Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ thành phố Hồ Chí Minh 3. Trung tâm Thông tin và Đào tạo. Để triển khai thực hiện mô hình tổ chức theo Điều lệ mới của Cục, Lãnh đạo Cục đã họp thảo luận về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của các đơn vị trực thuộc, xin ý kiến lãnh đạo các đơn vị và dự kiến trong tháng 5/ 2014 sẽ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của các đơn vị trực thuộc. Lãnh đạo Cục cũng đã họp để xem xét và thông qua việc bố trí nhân sự cho các đơn vị trong các đơn vị theo Điều lệ mới và tiến hành thủ tục bổ nhiệm thủ trưởng của các đơn vị mới thành lập hoặc bổ sung quyết định lãnh đạo cho các đơn vị cho phù hợp với thực tế (không thay đổi hoặc đổi tên hoặc giảm chức năng, nhiệm vụ). Đối với những đơn vị không còn trong mô hình tổ chức mới, Cục sẽ có các quyết định thôi giữ các chức vụ của các cán bộ lãnh đạo và bảo lưu hệ số phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật. Sau khi triển khai bổ nhiệm thủ trưởng các đơn vị, Lãnh đạo Cục sẽ xem xét việc bổ nhiệm các lãnh đạo cấp phó theo quy định, hướng dẫn bổ nhiệm cán bộ của Bộ KH&CN và các quy định pháp luật trong tháng 5/2014. Đồng thời với việc kiện toàn về tổ chức và cán bộ, Cục đang chuẩn bị để trình Bộ hai văn bản quan trọng: i) Đề án phát triển nguồn nhân lực của Cục đến năm 2020 (trong đó làm rõ nhu cầu nhân lực, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cán bộ), ii) Dự án đầu tư ODA tăng cường năng lực hỗ trợ kỹ thuật của Cục. Hai văn bản này sẽ dự kiến trình Hội đồng Khoa học và Quản lý của Bộ KH&CN thông qua trong tháng 6 để trình Bộ trưởng phê duyệt. Mô hình tổ chức hiện nay là bước chuyển tiếp để Cục tiến đến hoàn thiện theo mô hình tổ chức sẽ được quy định trong Luật NLNT sửa đổi, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của một Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia. Với việc được phê duyệt điều chỉnh mô hình tổ chức và sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Cục ATBXHN phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như hoàn thành trách nhiệm của một Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, đặc biệt trong quản lý an toàn dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân./. 5 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN Lê Quang Hiệp, Lê Minh Tuấn Cục ATBXHN I. Mở đầu Ứng dụng bức xạ và hạt nhân trong các ngành kinh tế xã hội đã mang lại các lợi ích không thể phủ nhận. Nhiều ứng dụng bức xạ trong khám, chữa bệnh đã góp phần trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng và không thể thay thế. Các ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp cũng đã đem lại các hiệu quả về kinh tế đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích đem lại, việc sử dụng bức xạ ion hóa cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ảnh hưởng môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ. Bên cạnh việc phải xây dựng một khung pháp lý đầy đủ cho quản l ý an toàn bức xạ, hạt nhân thì xây dựng cơ quan quản lý nhà nước có đủ năng lực để thực thi các nhiệm vụ quản lý là một yêu cầu quan trong để bảo đảm mục tiêu an toàn trong đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Điều này lại đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đã quyết định chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) với mục tiêu khởi công xây dựng vào năm 2014 và đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2020. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiến độ của dự án điện hạt nhân (ĐHN) đòi hỏi nhiều yếu tố trong đó yếu tố nguồn nhân lực là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của chương trình phát triển ĐHN và yêu cầu nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử ở mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia bắt đầu xây dựng NMĐHN đầu tiên. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trong năm 2013 Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) - Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Cục với mục tiêu bảo đảm để có đủ năng lực đáp ứng cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân đối với các ứng dụng bức xạ và dự án NMĐHN. II. Kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân Nhu cầu nhân lực cần thiết cho Cục ATBXHN được đánh giá trên cơ sở hoạt động thực tiễn của Cục trong những năm qua và tham khảo kinh nghiệm của các nước có ĐHN ở quy mô nhỏ và tham khảo các tài liệu hướng dẫn của IAEA (TECDOC 1254 Training the staff of the regulatory for nuclear facilities; IAEA Safety Standard GSR part 1 Governmental, Legal and Regulatory Framework for Safety; IAEA Safety Guide GS.G.1.1 Organization and Staffing of the Regulatory Body for Nuclear Facilities) và tài liệu của Uỷ ban Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (Staffing, Training and technical support for startup of a nuclear safety regulatory program, G-OI-ST, US NRC 2009). Nhu cầu nguồn nhân lực của Cục ATBXHN đến năm 2015 Nhu cầu nguồn nhân lực của Cục ATBXHN đến 2015 được xác định để đảm bảo đáp ứng được các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong giai đoạn này, cụ thể: - Bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước đối với các ứng dụng sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ. 6 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân phục vụ quản lý NMĐHN, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu giai đoạn phê duyệt địa điểm, phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép xây dựng. - Bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn đối với dự án NMĐHN, dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu giai đoạn phê duyệt địa điểm, phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép xây dựng. - Bảo đảm năng lực chuyên môn về an toàn bức xạ để hỗ trợ công tác cấp giấy phép, thanh tra đối với các hoạt động sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ. - Bảo đảm năng lực chuyên môn về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân để tổ chức, tham gia thẩm định an toàn trong phê địa điểm, phê duyệt báo cáo đầu tư, cấp giấy phép xây dựng và hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn sản xuất, chế tạo và xây dựng, lắp đặt NMĐHN, lò phản ứng nghiên cứu. Nhu cầu nhân lực đến 2015 của Cục ATBXHN được đánh giá khoảng 200 người, so với số nhân lực hiện có, thì đến năm 2015 cần tuyển dụng thêm khoảng 100 người. Nhu cầu nguồn nhân lực của Cục ATBXHN đến 2020 Nhu cầu nguồn nhân lực của Cục ATBXHN đến 2020 được xác định để đảm bảo đáp ứng được cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước mới trong giai đoạn này so với giai đoạn đến 2015, chủ yếu là các nhiệm vụ liên quan đến quản l ý an toàn NMĐHN, lò phản ứng nghiên cứu trong quá trình xây dựng, lắp đặt, chuyển giao đưa vào sử dụng và vận hành. Nhu cầu nhân lực đến 2020 của Cục ATBXHN được đánh giá là 300 người, nếu trong giai đoạn đến 2015 đã tuyển dụng đủ 200 người thì từ 2016 đến 2020 cần tuyển dụng thêm 100 người. Kế hoạch tuyển dụng cán bộ đến năm 2015 theo chuyên môn đào tạo Chuyên môn tuyển dụng Tổng c ộ ng Chuyên môn tuyển dụng Tổng cộng Chuyên ngành hạt nhân 55 Khí tượng thủy văn 2 Chuyên ngành kỹ thuật 45 Công nghệ thông tin 4 Môi trư ờ ng 6 Kinh tế, tài chính, kế toán 9 Kỹ thuật cơ khí 3 Luật 12 Kỹ thuật xây dựng 3 Ngoại ngữ, ngoại giao, quan hệ quốc tế 12 Kỹ thuật hóa và vật liệu 2 Hành chính nhà nước 6 Kỹ thuật điện và điện tử, tự đông hóa 3 Xã hội nhân văn 3 Đ ị a ch ấ t, đ ị a ch ấ n 2 Thư viện 1 Tổng cộng 168 III. Kế hoạch đào tạo nhân lực Một quốc gia khi quyết định chương trình phát triển ĐHN cần xây dựng cơ quan pháp quy có đủ nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong các chuyên ngành kỹ 7 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS thuật. Các nhân viên kỹ thuật phải có kiến thức chuyên sâu về vật lý lò, công nghệ điện hạt nhân, bảo vệ bức xạ, bảo vệ thực thể và quản lý sự cố. Cán bộ của cơ quan pháp quy cần được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn để thực thi các nhiệm vụ quản lý đối với NMĐHN. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng một số nhiệm vụ có tần suất sử dụng trong hoạt động quản lý và đòi hỏi các kiến thức kỹ thuật chuyên ngành rất sâu nên sử dụng hỗ trợ từ các đơn vị bên ngoài có thể là các chuyên gia trong nước hoặc quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia đối với các nước bắt đầu phát triển điện hạt nhân của IAEA và của US NRC, Cục ATBXHN đã xây chương trình đào tạo cán bộ của Cục đến năm 2020 với 3 loại hình chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo cơ bản cho cán bộ quản lý và hỗ trợ kỹ thuật Chương trình đào tạo cơ bản liên quan đến lĩnh vực chuyên môn quản lý sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm và là chương trình đào tạo bắt buộc cho tất cả các cán bộ chuyên môn được tuyển dụng vào làm việc tại Cục ATBXHN. Chương trình đào tạo cơ bản bao gồm các khóa với nội dung chi tiết như sau: TT Tên khóa Nội dung Thời lượng 1 Khóa đào tạo về quản lý pháp quy an toàn h ạ t nhân - Kiến thức pháp quy hạt nhân - Khái niệm cơ bản an toàn lò phản ứng hạt nhân 2 tuần 2 Khóa đào tạo về hoạt động quản lý đối với NMĐHN - Phê duyệt địa điểm - Các quá trình cấp phép - Hoạt động thanh tra trong quá trình xây dựng và vận hành - Hoạt động quản lý an toàn trong tháo dỡ 3 tuần 3 Chức năng quản lý của cơ quan pháp quy - Nguyên tắc thanh tra an toàn hạt nhân và xử lý vi phạm - Thẩm định an toàn để cấp giấy phép - Quản lý rủi ro, An ninh, bảo vệ bức xạ, kế ho ạ ch ứ ng phó s ự c ố 4 tuần 4 Công nghệ lò phản ứng - Thiết kế lò phản ứng hạt nhân: - Vận hành lò phản ứng: - Kỹ thuật trong xây dựng 3 tháng 8 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS Khoá bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phân tích tai nạn vỡ ống nước vòng I (sự cố LOCA) Chương trình đào tạo thực hành on - the job - training Một số cán bộ chủ chốt có hướng đào tạo thành các trưởng nhóm chuyên môn tại các đơn vị quản lý nhà nước (Pháp chế, thanh tra, cấp phép, thanh sát hạt nhân) sau khi hoàn thành khóa đào tạo cơ bản sẽ được lựa chọn gửi đào tạo thực hành tại nước ngoài khoảng 6 tháng tại các nước có kinh nghiệm về quản lý NMĐHN. Dự kiến trong các năm đầu mỗi năm cử đi đào tạo 1- 2 người cho mỗi nhóm chuyên môn sâu để bảo đảm có đủ nguồn nhân lực phục vụ cho dự án ĐHN Ninh Thuận. Các năm sau đó sẽ tiếp tục đào tạo theo phương thức này nhưng với số lượng khoảng 2 - 3 người. Nội dung chương trình đào tạo thực hành dự kiến thực hiện trong giai đoạn đến năm 2015 như sau: Nội dung chương trình đào tạo thực hành TT Tên khóa Thời lượng 1 Pháp quy hạt nhân 2 tháng 2 An toàn lò phản ứng hạt nhân 2 tháng 3 Quan trắc và đánh giá phóng xạ môi trường 2 tháng 4 Cấp phép và Thanh tra NMĐHN 2 tháng 5 Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân 2 tháng 6 Quản lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân 2 tháng Chương trình đào tạo chuyên sâu cho cán bộ hỗ trợ kỹ thuật Chương trình đào tạo chuyên môn sâu cho nhóm các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật sẽ được tổ chức theo các nhóm chuyên gia và chủ yếu được gửi đào tạo tại nước ngoài. Tuy nhiên, chính sách đào tạo nhân lực chuyên gia sẽ hướng tới các chuyên môn thường được sử dụng 9 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS trong hoạt động quản lý của cơ quan pháp quy đó là Vật lý lò phản ứng, Thủy nhiệt, Phân tích rủi ro, Phân tích tai nạn nghiêm trọng, Hệ thống NMĐHN. Các chuyên môn khác có thể sử dụng chuyên gia sẵn có trong nước từ các cơ quan khác. Nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật (Đào tạo chuyên gia) dự kiến thực hiện trong giai đoạn đến 2015 như trong bảng. Chương trình đào tạo chuyên gia TT Tên khóa Nội dung Thời lượng 1 Phân tích an toàn tất định (DSA) sử dụng các code tính toán - Các code tính toán và kiến thức cho phân tích an toàn tất định - 4 nhóm, mỗi nhóm 03 người đào tạo sử dụng 01 code tính toán - Mỗi năm mỗi nhóm học 4 khóa, mỗi khóa trong 2 tu ầ n và chương tr ình kéo dài trong 4 n ăm 4 năm 2 Phân tich an toàn xác suất (PSA) - Sử dụng các code tính toán cho phân tích an toàn xác xuất - Chương trình được dự kiến đào tạo cho 4 người trong 3 năm, m ỗ i năm 2 khóa trong 2 tu ầ n 3 năm 3 Phân tích sự cố nghiêm trọng - Các codes tính toán sử dụng trong phân tích sự cố nghiêm trọng 1 năm Kinh phí cần thiết cho triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch đào tạo là khoảng 20 tỷ đồng cho mỗi năm. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân đã được báo cáo Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia vào tháng 7/2013 và đang được hoàn thiện để báo cáo Chính phủ vào qu ý II năm 2014. 10 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử Đinh Ngọc Quang Cục ATBXHN I. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) Luật NLNT (Luật số 18/2008-QH12) đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Luật NLNT gồm có 93 điều quy định về các hoạt động trong lĩnh vực NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; được phân thành 11 chương. Ngoài Chương I. Những quy định chung và Chương XI. Điều khoản thi hành là 9 chương có nội dung như sau: Chương II: Các biện pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; Chương III: An toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; Chương IV: Cơ sở bức xạ; Chương V: Cơ sở hạt nhân; Chương VI: Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ; Chương VII: Vận chuyển và nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân; Chương VIII: Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; Chương IX: Khai báo và cấp giấy phép; Chương X: Ứng phó sự cố, bồi thường thiệt hại bức xạ, hạt nhân. Trong hơn 5 năm được thi hành, Luật NLNT đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và người dân về vai trò của ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh cho các ứng dụng đó. Luật NLNT đã khẳng định vai trò quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước an toàn bức xạ và hạt nhân (Điều 7, Điều 8 của Luật). Việc quản lý an toàn, an ninh đối với các cơ sở bức xạ đã được tăng cường và dần dần đi vào nề nếp. Công việc bức xạ, nguồn bức xạ và nhân viên bức xạ đã được khai báo đầy đủ; hầu hết các cơ sở bức xạ đều được cấp giấy phép sử dụng nguồn bức xạ. Nhìn chung, các cơ sở tiến hành công việc bức xạ có ý thức hơn, thực hiện nghiêm túc hơn các quy định của Luật NLNT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NLNT. Lần đầu tiên ở nước ta có một đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về NLNT, đặc biệt là về lò phản ứng hạt nhân và nhà máy ĐHN. Luật NLNT được thông qua đã tạo khung pháp luật để thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng NLNT và phát triển điện hạt nhân (ĐHN) của Đảng, Nhà nước. Luật NLNT ra đời kịp thời đã có tác dụng tích cực, làm cơ sở pháp luật cho Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng nhà máy ĐHN (tháng 11/2009) và Chính phủ đàm phán, ký kết Hiệp định hợp tác xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 với Chính phủ Liên bang Nga (tháng 10/2010), nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 với Chính phủ Nhật Bản (tháng 01/2011). Thực hiện các quy định của Luật NLNT, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và chủ đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang khẩn trương thực hiện các thủ tục về phê duyệt địa điểm, dự án đầu tư, cấp phép xây dựng để có thể sớm khởi công nhà máy ĐHN Ninh Thuận. Luật NLNT hiện hành đã bao hàm tương đối đầy đủ các nội dung theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật NLNT, đã bộc lộ một số bất cập. Đặc biệt còn một số quy định trong Luật NLNT chưa phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn [...]... triển của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Mô hình của Cơ quan Pháp quy hạt nhân quốc gia bao gồm hệ thống các đơn vị quản lý nhà nước và các tổ chức sự nghiệp thực hiện chức năng hỗ trợ kỹ thuật Ước tính số lượng cán bộ của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật liên quan cho tới năm 2020 là 30 0 -35 0 cán bộ 30 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân. .. chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ hoặc hạt nhân, vận chuyển vật liệu hạt nhân, quan trắc phóng xạ môi trường, các vấn đề liên quan đến an ninh hạt nhân, thực hiện các công ước điều ước quốc tế liên quan đến hạt nhân, các hoạt động đào tạo về an toàn hạt nhân, an ninh hạt nhân và hoạt động nghiên cứu an toàn và an ninh hạt nhân 28 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/ 2014| VARANS Để giúp Cục ATBXHN... cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia Mục tiêu tổng quan Tăng cường năng lực kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia trong việc đảm bảo an toàn, an ninh và thanh sát trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đặc biệt trong phát triển điện hạt nhân Mục tiêu cụ thể - Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Cơ quan Pháp quy hạt nhân quốc. .. của Dự án - Sản phẩm của dự án là xây dựng được Cơ quan Pháp quy hạt nhân quốc gia có năng lực với các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, các trung tâm khu vực và các văn phòng khu vực của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia; - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại của Cơ quan Pháp quy hạt nhân quốc gia; - Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Cơ quan Pháp quy hạt nhân quốc gia Tác động của dự án - Dự án sẽ đóng góp quan. .. nhân số 3/ 2014| VARANS BAN LÃNH ĐẠO CƠ QUAN PHÁP QUY Vụ Tiêu chuẩn an toàn Trung tâm An toàn hạt nhân Văn phòng Cơ quan pháp quy Vụ Pháp chế và Chính sách Trung tâm An ninh và Thanh sát hạt nhân Vụ Đăng ký và Cấp phép Vụ Kế hoạch Tài chính Trung tâm Đào tạo Thanh tra Cơ quan pháp quy Trung tâm quốc gia về chuẩn bị và ứng phó sự cố Vụ Hợp tác quốc tế Trung tâm thông tin an toàn và an ninh hạt nhân Văn... nguồn phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ, quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, vận chuyển vật liệu hạt nhân, thực hiện các công ước điều ước quốc tế liên quan đến hạt nhân, các hoạt động đào tạo về an toàn và an ninh hạt nhân và các hoạt động nghiên cứu về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân Cơ quan nhận viện trợ Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Cơ quan chủ quản Bộ Khoa học và Công nghệ Mô... các cơ quan tham gia thẩm định, cơ chế phối hợp giữa các tổ chức được tham gia thẩm định, đặc biệt chưa thấy rõ trách nhiệm và quy n hạn của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân Những mối quan hệ nêu trên cần được làm rõ hơn trong Điều 8 của Luật NLNT cũng như vai trò của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia 11 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/ 2014| VARANS Không thể giao cho Bộ. .. các quy trình thủ tục nội bộ, quản lý nội bộ) của các đơn vị này Cụ thể: - Cơ quan Pháp quy hạt nhân Nhật Bản (NRA): bộ phận quản lý của cơ quan pháp quy (nguồn nhân lực, quản lý và các cơ quan liên quan) , bộ phận thanh tra, bộ phận cấp phép; - Tổ chức An toàn hạt nhân Nhật Bản (JNES): Đánh giá và thẩm định an toàn, đảm bảo chất lượng, thanh tra, nghiên cứu và đào tạo về an toàn và an ninh hạt nhân, ... một quốc gia để tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc đảm bảo an toàn hạt nhân ở mức cao nhất Trong các yếu tố của hạ tầng an toàn hạt nhân thì khuôn khổ pháp lý, hệ thống văn bản pháp quy và hệ thống tổ chức quản lý an toàn của Chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất Điều này bao hàm việc thiết lập Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia. .. nhân quốc gia và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia - Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật - Đầu tư các phòng thí nghiệm, công cụ tính toán, thiết bị kỹ thuật phục vụ thẩm định an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, chuẩn đo lường bức xạ, kiểm soát phóng xạ môi trường, ứng phó sự cố, an ninh hạt nhân và nguồn . Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/ 2014| VARANS Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/ 2014 Hoạt động của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia Công tác kiện toàn tổ chức và bộ. bộ máy Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Vương Hữu Tấn, Lê Minh Tuấn Cục ATBXHN Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân được thành lập năm 20 03 và được đổi tên thành Cục An toàn bức xạ và hạt. 72 43 2 Chưa tốt 34 25 12 38 18 30 23 26 30 36 37 35 22 31 23 20 3 Chưa thực hiện 10 9 13 17 14 9 25 16 12 20 15 20 6 9 5 37 20 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/ 2014| VARANS

Ngày đăng: 23/07/2014, 18:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Một số hệ thống an toàn thụ động trong lò AP1000 - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Bảng 1. Một số hệ thống an toàn thụ động trong lò AP1000 (Trang 43)
Bảng 3. Một số hệ thống an toàn thụ động trong công nghệ lò VVER-1200/AES-2006 - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Bảng 3. Một số hệ thống an toàn thụ động trong công nghệ lò VVER-1200/AES-2006 (Trang 44)
Bảng 2. So sánh việc sử dụng một số hệ thống an toàn thụ  động trong 2 phiên bản của  công nghệ VVER-1200 - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Bảng 2. So sánh việc sử dụng một số hệ thống an toàn thụ động trong 2 phiên bản của công nghệ VVER-1200 (Trang 44)
Bảng 4.  Mức tiết kiệm khi sử dụng hệ thống an toàn thụ động - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Bảng 4. Mức tiết kiệm khi sử dụng hệ thống an toàn thụ động (Trang 45)
Hình 1. Sơ đồ các vùng nguồn sóng thần trên khu vực Biển Đông (theo [1]). Tên các vùng nguồn  đánh số trên bản đồ: 1 - vùng nguồn biển Đài Loan, 2 - vùng nguồn Máng biển sâu Manila, 3 -  vùng nguồn Biển Sulu, 4 - vùng nguồn Biển Selebes, 5 - vùng nguồn Bi - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Hình 1. Sơ đồ các vùng nguồn sóng thần trên khu vực Biển Đông (theo [1]). Tên các vùng nguồn đánh số trên bản đồ: 1 - vùng nguồn biển Đài Loan, 2 - vùng nguồn Máng biển sâu Manila, 3 - vùng nguồn Biển Sulu, 4 - vùng nguồn Biển Selebes, 5 - vùng nguồn Bi (Trang 55)
Hình 2.  Vị trí đới siêu đứt gẫy Máng biển sâu Manila trên Biển Đông. - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Hình 2. Vị trí đới siêu đứt gẫy Máng biển sâu Manila trên Biển Đông (Trang 56)
Bảng 1. Tham số nguồn của siêu đứt gẫy Máng biển sâu Manila (theo [2]) - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Bảng 1. Tham số nguồn của siêu đứt gẫy Máng biển sâu Manila (theo [2]) (Trang 56)
Hình 3. Độ cao sóng thần cực đại trên khu vực Biển Đông Việt Nam (theo kịch bản động đất cực đại   phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, M w =9,3) - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Hình 3. Độ cao sóng thần cực đại trên khu vực Biển Đông Việt Nam (theo kịch bản động đất cực đại phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, M w =9,3) (Trang 58)
Hình 4. Độ cao sóng thần cực đại tại vùng biển lân cận hai địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải (theo  kịch bản động đất cực đại  phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, M w =9,3) - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Hình 4. Độ cao sóng thần cực đại tại vùng biển lân cận hai địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải (theo kịch bản động đất cực đại phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, M w =9,3) (Trang 59)
Hình 5. Độ cao sóng thần cực đại tại vùng biển lân cận hai địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải (theo  kịch bản động đất cực đại  phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, M w =9,3) - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Hình 5. Độ cao sóng thần cực đại tại vùng biển lân cận hai địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải (theo kịch bản động đất cực đại phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, M w =9,3) (Trang 59)
Hình 4 . Bản đồ ngập lụt khu vực lân cận hai địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải theo kịch bản động  đất cực đại  phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, M w =9,3 - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Hình 4 Bản đồ ngập lụt khu vực lân cận hai địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải theo kịch bản động đất cực đại phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, M w =9,3 (Trang 60)
Hình 1:  Một buổi thanh tra tại cơ sở bức xạ - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Hình 1 Một buổi thanh tra tại cơ sở bức xạ (Trang 74)
Hình 2:  Chuyến công tác tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt - Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân
Hình 2 Chuyến công tác tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w