CÁC YẾU TỐ CHUNG CHO VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA

Một phần của tài liệu Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân (Trang 50 - 54)

- Về đề nghị của Việt Nam với Trung Quốc trao đổi thông tin về nhà máy điện hạt nhân xây dựng gần biên giới với Việt Nam, phía Trung Quốc đồng ý tiếp tục trao đổi ở cấp chuyên viên giữa Cụ c An toàn

1.CÁC YẾU TỐ CHUNG CHO VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA

Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới phạm vi và mức độ chi tiết của cuộc thanh tra pháp quy bao gồm:

1.1 Các điểm đặc thù của Cơ quan pháp quy

Trình độ nghiệp vụ của cơ quan pháp quy, cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, sự tồn tại của một chương trình thanh tra hiện có đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phạm vi và độ sâu của chương trình thanh tra dự kiến xây dựng.

Cơ quan pháp quy cũng có thể tính đến việc áp dụng các chương trình thanh tra pháp quy của các Quốc gia khác để giảm thiểu thời gian cần thiết cho việc xây dựng Chương trình của riêng mình. Chương trình sẽ được triển khai cần phải phù hợp với khuôn khổ pháp lý của Quốc gia sử dụng và cần phải giải quyết mọi khác biệt về các yêu cầu pháp quy và thẩm quyền được trao. Các quốc gia thành viên tiếp nhận này cần phải tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các Quốc gia mà mình định lấy khuôn mẫu chương trình của họ sử dụng để hiểu được nền tảng kiến thức của Chương trình thanh tra hiện có và để nhận được kinh nghiệm phản hồi, việc này sẽ giúp ích trong việc rà soát/điều chỉnh chương trình thanh tra của Quốc gia tiếp nhận.

Các loại hình của quá trình cấp phép cũng sẽ là một yếu tố có ảnh hưởng trong việc xây dựng các chương trình thanh tra.

1.2 Các đặc thù chung của một Chương trình Thanh tra pháp quy

Chương trình thanh tra và quy trình triển khai, cần thiết để tiến hành các hoạt động thanh tra, cần được thiết lập dưới một hệ thống quản lý thống nhất của cơ quan pháp quy. Chương trình thanh tra cần giải quyết được các vấn đề sau:

 Chính sách thanh tra;

 Đối tượng thanh tra;

 Phạm vi thanh tra;

 Các trách nhiệm liên quan;

 Mối quan hệ công tác để triển khai chương trình thanh tra;

 Kế hoạch hợp tác và liên lạc được thiết lập với các đơn vị được cấp phép;

 Hệ thống hồ sơ thanh tra;

 Quản lý nguồn lực;

 Trình độ của các thanh tra viên;

51 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS

 Những mối quan tâm trong kế hoạch thanh tra;

 Hướng dẫn cho các thanh tra viên (chẳng hạn những hướng dẫn phù hợp cần thiết cho việc chuẩn bị thanh tra, cách ứng xử, các vấn đề cần cảnh giác, đề phòng khi tiến hành cuộc thanh tra);

 Tiến hành thanh tra và các cuộc thanh tra kế tiếp (follow – up), bao gồm cả các cuộc thanh tra để hoàn tất các phát hiện thanh tra, thu thập phản hồi vềChương trình thanh tra; đánh giá và thẩm định về tính hiệu quả của chương trình thanh tra.

Tùy thuộc vào chiến lược quản lý, cơ quan pháp quy có thể ban hành một chương trình bao hàm tất cả các cơ sở và các giai đoạn hoặc xây dựng các chương trình tách biệt cho từng giai đoạn và các cơ sở khác nhau.

Một sốkhía cạnh mà cơ quan pháp quy cần phải xem xét khi tiến hành thanh tra:

 Các cấu trúc, hệ thống và thành phần cũng như vật liệu quan trọng đối với an toàn;

 Các hệ thống quản lý;

 Liên hệ công việc với các nhà thầu và các nhà cung cấp dịch vụ khác;

 Năng lực cán bộ;

 Văn hóa an toàn;

 Liên hệ với các tổ chức có liên quan để tham gia các cuộc thanh tra, khi cần thiết. Các trách nhiệm cụ thể của cơ quan pháp quy đối với các cuộc thanh tra gồm có:

 Điều phối các cuộc thanh tra theo kế hoạch ở tất cả các giai đoạn trong quá trình cấp phép;

 Triển khai các cuộc thanh tra đột xuất, nếu thấy cần thiết, tùy theo các tình huống, khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn;

 Xác định và khuyến cáo những thay đổi cần thiết cho các quy định an toàn được phê duyệt bởi cơ quan pháp quy, các điều kiện cụ thể trong giấy phép hoặc được quy định trong các văn bản pháp quy; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chuẩn bị các báo cáo để tài liệu hóa các hoạt động và phát hiện thanh tra;

 Xác minh việc tuân thủ của đơn vị vận hành các quy định pháp quy qua đó khẳng định việc liên tục bảo đảm các mục tiêu an toàn của người được cấp phép;

 Đảm bảo rằng đơn vị vận hành có thông tin về các trạng thái của nhà máy đầy đủ, toàn diện và được cập nhật và có thể chứng tỏ được tính an toàn của nó, và có một quy trình duy trì thông tin này;

 Xác minh rằng các hoạt động khắc phục đã được tiến hành bởi đơn vị vận hành để giải quyết các vấn đề an toàn đã đặt ra trước đây;

 Truy xét được các vấn đề tái diễn và không tuân thủ;

 Xây dựng các quy trình và hướng dẫn có thể cần thiết cho việc tiến hành và quản lý hành chính hiệu quả chương trình thanh tra; và

 Xác định và khuyến cáo các hành động khắc phục phù hợp khi phát hiện sự không tuân thủ các quy định.

52 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS

Chương trình thanh tra pháp quy phải toàn diện và được xây dựng trong một chiến lược pháp quy tổng thể. Các chương trình này phải có đủ độ kỹlưỡng đểcó được một mức độ tự tin cao rằng các nhà vận hành đã tuân thủ các quy định pháp quy và thực hiện việc phát hiện và giải quyết tất cả các vấn đề thực tế và tiềm năng đểđảm bảo an toàn.

Chương trình thanh tra pháp quy cần bao gồm một sự xem xét về khảnăng của đơn vị được cấp phép có thể giải quyết những vấn đề không tuân thủ (thực hiện các hành động khắc phục) trong các giai đoạn cấp phép và chuyển giao giữa các giai đoạn. Điều quan trọng là cần phải coi rằng sự quản lý của cơ quan pháp quy đối với các lĩnh vực thanh tra chính không bắt đầu và kết thúc trong một giai đoạn duy nhất mà còn tiếp tục với những mức độ nhấn mạnh khác nhau trong suốt vòng đời của nhà máy điện hạt nhân.

Trong việc xây dựng chương trình thanh tra pháp quy, cơ quan pháp quy cần phối hợp với đơn vịđược cấp phép đểcó được thông tin về lịch trình của các hoạt động của đơn vị và xây dựng kế hoạch tương ứng cho các cuộc thanh tra sao cho nguồn lực của cơ quan pháp quy phải có sẵn sàng cho các hoạt động thanh tra khi chúng được triển khai. Nếu cần thiết, cơ quan pháp quy có thể sử dụng các biện pháp pháp quy khác nhau - ví dụ như thành lập các điểm dừng (hold point) - để đảm bảo có đủ thời gian thanh tra các hoạt động quan trọng trước khi đơn vịđược cấp phép có thể tiến hành các giai đoạn tiếp theo của công việc.

Đểcho phép cơ quan pháp quy lập kế hoạch hiệu quả các hoạt động thanh tra và ưu tiên các nguồn lực cần thiết cho các hoạt động này, đơn vịđược cấp phép cần được yêu cầu nộp lịch trình và cập nhật định kỳ hoạt động xây dựng, phê duyệt đưa vào vận hành, kiểm tra, thử nghiệm,v.v. của mình cho cơ quan pháp quy. Ở một số Quốc gia, cơ quan pháp quy đính kèm các điều kiện vào một giấy phép trong đó ghi rõ các yêu cầu đã được đề cập trên đây về việc trình kế hoạch của đơn vị được cấp phép liên quan tới sản xuất, chế tạo, lắp đặt, kiểm tra, đưa vào vận hành các hệ thống, các cấu trúc và các bộ phận đã được thỏa thuận hoặc được yêu cầu. Thêm vào đó, cơ quan pháp quy cần thông báo trước cho người được cấp phép về kế hoạch thanh tra của mình bao gồm bất kỳ điểm dừng và điểm tự chứng nhận (witness point) nào để người được cấp phép có thể kết hợp các hoạt động này vào lịch trình chung của họ. Các kênh thông tin liên lạc giữa cơ quan pháp quy và đơn vị được cấp phép phải được thiết lập, theo kênh chính thức và với yêu cầu chi tiết cho các thông báo và xác nhận kịp thời.

Ví dụ, các cơ quan pháp quy của một số Quốc gia yêu cầu người được cấp phép trình thông báo và thông tin liên quan đến một số cuộc kiểm tra nhất định do người cấp phép dự kiến tiến hành vài tuần hay vài ngày trước ngày kiểm tra. Ở một số nước các cuộc thanh kiểm tra pháp quy có thể được trao một phần cho các tổ chức thanh tra được công nhận khác. Do đó các thông tin hữu ích được yêu cầu cung cấp ngay từ khá sớm. Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy rằng các hiệu quả đáng kể có thểđược thực hiện bởi cả hai bên khi cơ quan pháp quy có được khảnăng xem việc lập kế hoạch công việc của người được cấp phép trong thời gian thực (nghĩa là truy cập vào phần mềm máy tính). Chẳng hạn, cơ quan pháp quy có thể sử dụng lịch trình của đơn vị được cấp phép để vạch ra chương trình thanh kiểm tra và lên kế hoạch hiệu quả cho các hoạt động thanh tra của mình. 2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA

Thiết lập một khuôn khổ tổ chức hiệu quả là bước đầu tiên của một cơ quan pháp quy đối với việc phát triển và triển khai một chương trình thanh tra. Các vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền của các tổ chức và các đơn vị khác nhau của cơ quan pháp quy bao gồm cảnhững sự bố trí phối hợp và trao đổi thông tin cần được thiết lập rõ ràng. Cần xem xét để phân công trách nhiệm quản lý cho một cá nhân hoặc đơn vị duy nhất.

53 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS

Quá trình thực hiện việc giao thẩm quyền pháp lý cho các thanh tra viên cần được xác định. Trong trường hợp cơ quan pháp quy thuê tổ chức tư vấn bên ngoài trong quá trình thực hiện chương trình thanh tra, các vai trò và trách nhiệm của các tổ chức tư vấn bao gồm việc cam kết bảo mật cần được thiết lập. Việc bố trí cho họ tiếp cận các cơ sở và thông tin cần được thống nhất với người được cấp phép. Trách nhiệm và quá trình đánh giá công việc của các tổ chức tư vấn bởi nhân viên cơ quan pháp quy phải được xác định trước tiên. Nếu các quy định pháp luật xác định các tổ chức khác ví dụnhư các tổ chức được giao thẩm quyền thanh tra thì những tổ chức này phải được tham khảo ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình thanh tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Development of a Regulatory Inspection Programme for a New Nuclear Power Plant Project, IAEA, 2012

54 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS

Nguy hại sóng thần trong khảo sát địa điểm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Nguyễn Hồng Phương

Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam

1. Mởđầu

Theo Tiêu chuẩn về “An toàn hạt nhân – Khảo sát, đánh giá khí tượng, thủy văn trong đánh giá địa điểm đối với nhà máy điện hạt nhân” của Việt Nam ban hành năm 2012, “... đối với động đất gây ra sóng thần, nên sử dụng phương pháp phân tích tất định hoặc phương pháp phân tích xác suất hoặc tốt nhất là cảhai phương pháp đểđánh giá hiểm họa sóng thần. Việc lựa chọn cách tiếp cận sẽ phụ thuộc vào một số các nhân tố”. Hai địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam nằm trên địa bàn các xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải thuộc tỉnh Ninh Thuận. Do vị trí của cảhai địa điểm này (dưới đây sẽ gọi tắt là NT1 và NT2) đều nằm ngay sát bờ biển, nên đểđảm bảo an toàn cho các nhà máy trong tương lai, cần thiết phải đánh giá độ nguy hiểm sóng thần cho các địa điểm này ngay trong quá trình khảo sát địa điểm và chọn lựa phương án thiết kế sao cho nhà máy được an toàn ngay cả trong điều kiện phải chịu sóng thần nguy hiểm nhất.

Mặc dù từ trước tới nay chưa có một tài liệu chính thức nào được công bố về thiệt hại do sóng thần gây ra đối với các vùng bờ biển và hải đảo của Việt Nam trong quá khứ, các chuyên gia vẫn không loại trừ khả năng hiểm họa sóng thần có thểđến từ ngay bên trong khu vực Biển Đông. Trên cơ sở nghiên cứu các đặc trưng kiến tạo địa động lực khu vực Đông Nam Á, chín vùng nguồn sóng thần có khảnăng gây thiệt hại tới các vùng bờ biển Việt Nam được xác định trên khu vực Biển Đông và các vùng biển lân cận (Hình 1). Trong số các vùng nguồn sóng thần nêu trên, vùng nguồn

Một phần của tài liệu Tập san thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia công tác kiện toàn tổ chức và bộ máy cục an toàn bức xạ và hạt nhân (Trang 50 - 54)