- Về đề nghị của Việt Nam với Trung Quốc trao đổi thông tin về nhà máy điện hạt nhân xây dựng gần biên giới với Việt Nam, phía Trung Quốc đồng ý tiếp tục trao đổi ở cấp chuyên viên giữa Cụ c An toàn
HỆ THỐNG AN TOÀN THỤ ĐỘNG TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠ T NHÂN M Ớ
Nguyễn An Trung, Trần Dương
natrung@varans.vn; tduong@varans.vn Phòng An toàn hạt nhân, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân
Vào giữa những năm thập niên 80, ý tưởng về việc áp dụng nguyên lý an toàn thụđộng được đặt ra với mục tiêu đơn giản hóa và giảm thiểu chi phí thiết kếnhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Năm 1991, Hội nghị về “An toàn năng lượng hạt nhân: chiến lược cho tương lai” do IAEA tổ chức đã thống nhất rằng việc sử dụng hệ thống an toàn thụ động tại các NMĐHN mới là một cách tiếp cận nhằm đơn giản hóa và tăng cường độ tin cậy của các chức năng an toàn chính. Hiện nay, hệ thống an toàn thụ động đã được áp dụng phổ biến tại các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến thế hệ III và III+ như AP1000, VVER 1200, EPR, v.v. cũng như dự kiến ứng dụng trong các lò phản ứng thế hệ IV.
Với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, do đặc thù khoa học công nghệ chưa phát triển mạnh, tính kỷ luật, văn hóa công nghiệp, văn hóa an toàn chưa cao, nhiều chuyên gia của Việt Nam cho rằng cần xem xét yếu tố mức độ áp dụng nguyên lý an toàn thụđộng là một trong những ưu tiên khi xem xét, lựa chọn công nghệ cho Dựán ĐHN Ninh Thuận. Vậy việc áp dụng triệt để nguyên lý an toàn thụđộng trong thiết kếNMĐHN có phải là giải pháp tin cậy tuyệt đối để giải quyết vấn đề an toàn, đặc biệt khi xảy ra các sự cốtương tựnhư đã xảy ra tại Fukushima? Hay nên chăng cần cân nhắc một cách thận trọng về việc sử dụng một cách hài hòa cả hệ thống chủ động và thụ động trong thiết kế. Bài viết này sẽđưa ra một góc nhìn về những vấn đề cần quan tâm khi xem xét hệ thống an toàn thụđộng trong nhà máy điện hạt nhân.