26 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
vật liệu hạt nhân phải được điều chỉnh bằng pháp luật, nhưng cũng không để ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành công nghiệp một cách không cần thiết.
Tại Hội nghị lần này, 15 sáng kiến đa phương tự nguyện đã được đề xuất.
2. Tham dự và những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân An ninh hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự cả ba Hội nghị và đọc tham luận tại các Phiên toàn thể.
Phát biểu tại các Hội nghị, Thủ tướng khẳng định Việt Nam chủ trương chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và phát triển điện hạt nhân nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng quốc gia; đề cao ý thức trách nhiệm và các nỗ lực, hợp tác quốc tế của Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn và an ninh hạt nhân từ sau HNTĐ ANHN lần thứ nhất. Thủ tướng đã đề xuất nhiều quan điểm được các nước ủng hộ, như: để giảm nguy cơ về an toàn và an ninh hạt nhân thì giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân là những nhân tố quan trọng nhất, đồng thời mỗi quốc gia cũng có quyền chính đáng trong việc sử dụng năng lượng và công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình; cần đề cao vai trò của các cơ chế đa phương toàn cầu như Liên hợp quốc, IAEA và tăng cường mối liên kết giữa hệ thống ứng phó an ninh an toàn hạt nhân quốc tế và hệ thống điều phối nhân đạo quốc tế để sẵn sàng trước các tình huống khẩn cấp.
Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ANHN lần thứ 3
Thủ tướng cũng nêu rõ những đóng góp của Việt Nam vào sự thành công trong tiến trình của Hội nghị. Cụ thể là Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật về an ninh hạt nhân, bảođảm kiểm soát các nguồn phóng xạ, đào tạo đội ngũ cán bộ và xây dựng văn hóa an ninh cho các cơ quan có liên quan, đồng thời tích cực tham gia các công cụ pháp lý và sáng kiến quốc tế có liên quan đến hạt nhân. Từ Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất năm 2010 và lần thứ hai năm 2012 đến Hội nghị lần thứ ba, Việt Nam đã phê chuẩn Nghịđịnh thư bổ sung (9/2012); gia nhập và phê chuẩn Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần Sửa đổi (10/2012); hợp tác với IAEA, Liên bang Nga và Hoa Kỳ hoàn thành việc chuyển trả toàn bộ số nhiên liệu uran có độlàm giàu cao đã qua sử dụng về Liên bang Nga, kết thúc thành công chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt (7/2013); gia nhập Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn quản lý chất thải phóng xạ (10/2013).
27 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
Trong khi cùng lãnh đạo các nước thông qua Thông cáo chung của các Hội nghị, Thủ tướng khẳng định đây là các cam kết chính trị sẽ được các nước thực hiện trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với khả năng của mình.
Tại Hội nghị lần thứ hai, Việt Nam đã tham gia Sáng kiến về An ninh thông tin và Sáng kiến xây dựng Bộ hướng dẫn Pháp lý quốc gia về An ninh hạt nhân. Tại Hội nghị lần thứ ba, Việt Nam tham gia thêm 06 sáng kiến, đó là các sáng kiến về: Tăng cường an ninh của chuỗi cung ứng đường biển, Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, Tăng cường thực hiện an ninh hạt nhân, Tuyên bố chung về loại bỏ urani có độ làm giàu cao, Tuyên bố chung an ninh mở rộng, Tuyên bố chung về các Trung tâm đào tạo và hỗ trợ an ninh hạt nhân.
3. Tương lai của Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân
Tại Hội nghịthượng đỉnh lần thứ ba, các Nhà lãnh đạo đã có một Phiên toàn thể không chính thức để thảo luận về tương lai của Hội nghị. Để làm cơ sở thảo luận, Hà Lan đã mời Trưởng đoàn Pakistan, Trung Quốc, Kazakhstan và Hung-ga-ri đọc tham luận. Quan điểm của các nước này có mức độ khác nhau vềcơ chế Hội nghịthượng đỉnh. Kazakhstan ủng hộ mạnh mẽcơ chế này và đề nghịđược đăng cai Hội nghị tiếp theo sau năm 2016. Hung-ga-ri cũng ủng hộ việc tổ chức Hội nghị. Pakistan đề nghị giãn việc tổ chức Hội nghịthượng đỉnh và giữa các Hội nghị thượng đỉnh có thể tổ chức các Hội nghị cấp Bộ trưởng. Trung Quốc cho rằng cần thể chế hóa các cam kết của Hội nghịthượng đỉnh. Tuy nhiên, đa số các nước tham gia các cuộc họp Sherpa chuẩn bị cho Hội nghịthượng đỉnh (các nước trong phong trào không liên kết, các nước không có vũ khí hạt nhân) không nhất trí việc tiếp tục tổ chức Hội nghịthượng đỉnh vì lo ngại các nước lớn sẽ lợi dụng cơ chếnày để gây sức ép với các nước khác và vì vậy muốn kết thúc cơ chế này tại Hội nghịthượng đỉnh lần thứtư. Vì vậy, tại Hội nghị này, các Nhà lãnh đạo nhất trí năm 2016 sẽ tổ chức Hội nghị tại Hoa Kỳ.
Thay cho lời kết
Trong tiến trình các Hội nghịthượng đỉnh An ninh hạt nhân, các nước đã nỗ lực đểtăng cường an ninh hạt nhân trong nước trên cơ sở Kế hoạch hành động đã được thống nhất tại HNTĐ Oa-sinh-tơn, trong đó đưa ra nhiều biện pháp và hành động cần thực hiện. Tại Hàn Quốc, nhiều hành động đã được đưa thêm vào Thông cáo chung Xê-un. Tiến trình HNTĐ ANHN là một tiến trình liên tục và từ năm 2009 đến nay, các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng như các nhà ngoại giao đã dành nhiều quan tâm hơn đối với vấn đề an ninh hạt nhân.
28 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
Hoạt động chuẩn bị dựán ODA đầu tư tăng cường năng lực kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia
Vương Hữu Tấn, Lưu Nam Hải, Nguyễn An Trung
Cục ATBXHN
Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 phê duyệt đầu tư
dựán điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận, trong đó nêu rõ tổ máy điện hạt nhân đầu tiên dự
kiến được khởi công xây dựng vào năm 2014 và vận hành phát điện thương mại năm 2020. Cùng
với Chủđầu tư là Tập đoàn điện lực Việt Nam đang triển khai dự án, Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân (ATBXHN) được Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) giao là đơn vị chuẩn bị cơ sở hạ
tầng an toàn cho chương trình phát triển điện hạt nhân, trong đó đặc biệt quan tâm tới xây dựng một cơ quan pháp quy có đủnăng lực và thẩm quyền để quản lý an toàn cho chương trình điện hạt nhân, thực hiện theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và theo thực tiễn tốt nhất từ các cơ quan pháp quy của các quốc gia có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển. Dựán “Tăng cường năng lực kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân Việt Nam” sử
dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản được bắt đầu xây dựng từ tháng 7/2012 nhằm
đáp ứng nhu cầu cấp bách trên.
Tính cấp thiết của Dự án
Trong khi trách nhiệm về an toàn của nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) trước tiên phải thuộc về tổ chức vận hành thì Chính phủ phải có trách nhiệm xây dựng được một cơ sở hạ tầng đầy đủ nhằm bảo đảm an toàn đối với chương trình điện hạt nhân quốc gia. Theo báo cáo INSAG-22 của IAEA, cơ sở hạ tầng an toàn hạt nhân là một hệ thống các yếu tố và các điều kiện về kỹ thuật, tổ chức và luật pháp được thiết lập trong một quốc gia để tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc đảm bảo an toàn hạt nhân ở mức cao nhất.
Trong các yếu tố của hạ tầng an toàn hạt nhân thì khuôn khổ pháp lý, hệ thống văn bản pháp quy và hệ thống tổ chức quản lý an toàn của Chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất. Điều này bao hàm việc thiết lập Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia nhằm đảm bảo kiểm soát pháp quy có hiệu quảđối với các cơ sở và các hoạt động từ việc sử dụng các nguồn phóng xạđến chương trình điện hạt nhân. Đây chính là trách nhiệm của Chính phủ hay phần của Chính phủ đối với “cơ sở hạ tầng an toàn hạt nhân”.
Việt Nam đang chuẩn bị cho việc triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, bao gồm NMĐHN Ninh Thuận 1 và 2. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng an toàn hạt nhân quốc gia của Việt Nam vẫn chưa đầy đủ so với các yêu cầu từ tài liệu hướng dẫn của IAEA về “Cơ sở hạ tầng an toàn
cho chương trình điện hạt nhân” (SSG-16). Như vậy, việc đáp ứng các yêu cầu của SSG-16 mà cụ thể là xây dựng và phát triển năng lực kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập, hiệu quả là nhu cầu cần thiết, khách quan đểCơ quan này có thể thực hiện được chức năng quản lý nhà nước vềan toàn đối với chương trình điện hạt nhân quốc gia.
Với nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước được quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử, Cục ATBXHN phải chịu trách nhiệm hầu hết các nhiệm vụ về cơ sở hạ