- Về đề nghị của Việt Nam với Trung Quốc trao đổi thông tin về nhà máy điện hạt nhân xây dựng gần biên giới với Việt Nam, phía Trung Quốc đồng ý tiếp tục trao đổi ở cấp chuyên viên giữa Cụ c An toàn
3. Các văn bản do các Bộ ban hành
Năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệđã ban hành được 4 thông tư sau:
- Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạmôi trường quốc gia (Thông tư số 16/2013/TT-BKHCN ngày 30/7/2013);
- Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế về việc áp dụng thanh sát theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Thông tư số 17/2013/TT-BKHCN ngày 30/7/2013);
68 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
- Thông tư quy định quy trình, thủ tục kiểm tra, thanh tra an toàn hạt nhân trong quá trình khảo sát, đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân (Thông tư số 20/2013/TT-BKHCN ngày 06/9/2013);
- Thông tư quy định việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hạt nhân trong lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành và tháo gỡ tổ máy điện hạt nhân (Thông tư số 21/2013/TT-BKHCN ngày 12/9/2013).
BộCông Thương đã ban hành 2 thông tư sau:
- Thông tư quy định nội dung, quy trình thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình nhà máy điện hạt nhân (Thông tư số 23/2013/TT-BCT ngày 18/10/2013)
- Thông tư quy định danh mục, quản lý, sử dụng hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân (Thông tư số 24/2013/TT-BCT ngày 21/10/2013).
Năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn lập và báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dựán nhà máy ĐHN. Đối với nhiệm vụ trên, BộTài nguyên và Môi trường đã hoàn tất việc hướng dẫn lập và báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án nhà máy ĐHN và ban hành tại Công văn số 5065/BTNMT-TCMT ngày 28/12/2012.
69 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
Trang địa phương
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ TẠI HẢI PHÒNG Bùi Xuân Tuấn Bùi Xuân Tuấn Phạm Minh Đức Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng Hải Phòng là thành phố Cảng có vùng bờ, biển và đảo rộng lớn với 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội thủy. Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong nhiều năm đổi mới, Hải Phòng luôn là địa phương đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hiện nay, Hải Phòng tiếp tục xây dựng để trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cảnước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để các hoạt động ứng dụng bức xạ và nguồn phóng xạ phát triển, và cũng đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về An toàn bức xạ và hạt nhân phải được tăng cường để quản lý có hiệu lực và hiệu quả.
Thực tế trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ nói chung, công tác an toàn bức xạ, hạt nhân nói riêng đã được các cấp lãnh đạo của thành phố, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ quan tâm hơn, chỉđạo kịp thời. Từ việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý với việc đào tạo cơ bản, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao luôn phấn đấu trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng quản lý hành chính cũng như chuyên môn. Bên cạnh đó, sự cố gắng nỗ lực cùng với nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ ngày càng cao, do vậy công tác quản lý nhà nước về về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với những nội dung nổi bật nhưsau:
Về nguồn bức xạ:
Trong y tế, tính đến 30/12/2013, có 80 cơ sở y tế có giấy phép tiến hành công việc bức xạ. Trong đó đơn vị công lập là 36 cơ sở chiếm 45,0%, đơn vịtư nhân có 36 cơ sở chiếm 45,0% và 08 đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp (công ty cổ phần) chiếm 10,0%; quản lý và sử dụng
70 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
trên 170 thiết bị X quang các loại trong chẩn đoán hình ảnh. Phần lớn là các thiết bị chụp chẩn đoán tổng hợp và 02 nguồn phóng xạ60Co và một sốdược chất phóng xạtrong công tác điều trịung thư.
TT Loại thiết bị/nguồn Số lượng Tỷ lệ Tình trạng Sử dụng Lưu giữ A Thiết bị bức xạ 163 100.00% 143 20 1 Chụp chẩn đoàn tổng hợp - cốđịnh 115 70.55% 107 8 2 Chụp chẩn đoàn tổng hợp - di động 10 6.13% 5 5 3 Chụp răng 11 6.75% 8 3 4 Chụp vú 5 3.07% 4 1 5 Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) 13 7.98% 11 2 6 Tăng sáng truyền hình 7 4.29% 7 0
7 Chụp tim mạch can thiệp 1 0.61% 1 0
8 Đo mật độxương 1 0.61% 0 1