1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lăng Ba Vành - 2 pptx

96 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Lăng Ba Vành - 2 Ở các bài nghiên cứu công bố gần đây chúng tôi đã chứng minh lăng Ba Vành hội đủ các yếu tố của một lăng vua Tây Sơn. Như thế chủ nhân của lăng Ba Vành phải là vua Quang Trung và lăng Ba Vành chính là lăng Đan Dương. Nếu lăng Ba Vành là Đan Dương lăng thì lăng ấy từng bị vua Gia Long quật phá để “tận pháp trừng trị” và trấn yểm.Thế thì lăng Ba Vành tất phải có di vật, di chứng trị tội và trấn yểm của vua Gia Long (?). Vua Gia Long từng “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn suốt hai năm Tân Dậu [1801], Nhâm Tuất [1802] và nhà vua tuyên bố việc làm ấy nhằm “trả thù cho Miếu Xã”. Thật vậy, từ tháng 5 Tân Dậu [1801] đến tháng 11 năm Nhâm Tuất [1802], dẫu Nguyễn Vương đã tái chiếm Phú Xuân nhưng vì quân chủ lực Tây Sơn vẫn còn tập trung ở Qui Nhơn và Thăng Long nên Nguyễn Vương có những bước đi rất thận trọng khi ở Phú Xuân. Qui Nhơn là cái nôi của phong trào Tây Sơn, các tướng tài Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng… còn đứng chân vững vàng. Thăng Long dẫu sao vẫn còn vua Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản, tiết chế Nguyễn Quang Thùy, đại tư mã Nguyễn Văn Tứ, nữ tướng Bùi Thị Xuân… đang củng cố và phát triển lực lượng. Và một thế lực mà Nguyễn Vương không thể xem nhẹ, Thanh triều, đứng đầu là hoàng đế Gia Khánh, đang “tọa san quan hổ đấu”. Trong bối cảnh ấy Nguyễn Vương, rồi sau đó là vua Gia Long, đã tiến hành trị tội vua quan Tây Sơn rất bài bản; vừa trả thù, vừa thị uy, vừa thu phục nhân tâm, vừa làm vừa lòng Thanh triều để chặt vây cánh của Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản. Nguyễn Vương đã quật phá Đan Dương lăng của vua Quang Trung và lăng bà Tả cung họ Phạm, kéo quan tài khỏi huyệt mộ bằng đường toại đạo, đưa hai quan tài của vua Quang Trung và bà Tả Cung họ Phạm về thành Phú Xuân, bổ quan tài, lấy xác ướp ra để nhận diện và tất nhiên cố ý triệt bỏ nguồn phát đế vương của Tây Sơn. Có khả năng việc này được tiến hành từ tháng 5 Tân Dậu [1801], nhưng Nguyễn Vương phải chờ xem thái độ của Thanh triều, và sau khi có dụ của vua Gia Khánh (ban trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11), đến tháng 11 Tân Dậu[1801] mới bố cáo công khai cho dân chúng biết. Sau đó giam hài cốt vua Quang Trung và bà Tả cung ở Nhà đồ ngoại gần một năm, đợi khi bắt được vua tôi Quang Toản, lại đem hài cốt vợ chồng vua Quang Trung và Nguyễn Nhạc trị tội công khai một lần nữa, trong lễ Hiến Phù, vào tháng 11 năm Nhâm Tuất [1802]. Còn lăng mộ bị quật phá thì có những ấn chứng trừng trị theo pháp luật và trấn yểm theo thuật phong thủy (?). Do chính sử ghi chép quá ít về việc quật phá lăng mộ vua Quang Trung nên chúng tôi không những dựa vào nguồn tư liệu chính sử mà còn bổ sung những dữ kiện rút từ những lá thư của những nhân chứng phương Tây và tư liệu điền dã. Chưa kể định kiến của một số nhà nghiên cứu trước đây, rằng vua Gia Long “tận pháp trừng trị” triều Tây Sơn bằng cách “phá tan thành bình địa”, “đốt sạch”, “giết sạch”… tất cả những gì thuộc về Tây Sơn, buộc chúng tôi phải xem xét quan điểm ấy có đúng hay không. Lăng Ba Vành có đủ di vật, di chứng của một lăng vua bị vua Gia Long “tận pháp trừng trị” hay không ? Tại sao ngôi lăng Ba Vành không bị xóa sạch hoàn toàn ? Xin được trình bày phần nghiên cứu của chúng tôi về những vấn đề đã nêu. Bài nghiên cứu được bố cục như sau: A. Vua Gia Long đã tận pháp trừng trị nhà Tây Sơn như thế nào ? 1 - Sơ lược những trận đánh khốc liệt của hai phe không đội trời chung vào năm 1801 và lòng căm thù Tây Sơn của vua Gia Long. 2 - Bắt bớ giam cầm và xử tội con cái tướng tá Tây Sơn đợt I [1801]. 3 - Bắt bớ và tận pháp trừng trị vua quan Tây sơn đợt II trong lễ Hiến Phù [1802] 4 - Tận pháp trừng trị như thế nào ? 5 - Triều Nguyễn trị tội những thân nhân đã quá cố của tội phạm như thế nào? 6 - Tại sao vua Gia Long không “phá tan thành bình địa” Đan Dương lăng ? B. Kiểm chứng giả thuyết công tác: Lăng Ba Vành là Đan Dương lăng dưới góc độ ngôi lăng bị vua Gia Long quật phá và trấn yểm: 1- Lăng Ba Vành bị quật phá nặng nề. 2- Lăng Ba Vành còn có những ấn chứng trị tội chủ nhân ngôi lăng và người phụng lập. a. Ấn chứng trị tội trên bia phụng lập. b. Ấn chứng trị tội với sợi xích đắp bằng vôi mật trên nấm mai rùa. 3- Dấu hiệu trấn yểm ở lăng Ba Vành. A - VUA GIA LONG ĐÃ TẬN PHÁP TRỪNG TRỊ NHÀ TÂY SƠN NHƯ THẾ NÀO ? Để tiếp cận phương cách và mức độ vua Gia Long trừng trị và trả thù vua quan triều Tây Sơn, ngoài sự kiện Tây Sơn tiêu diệt dòng họ chúa Nguyễn và đào phá lăng mộ các chúa Nguyễn, thiết nghĩ nên điểm qua những trận đánh cuối cùng trong các năm 1801, 1802 nhằm loại trừ nhau giữa Tây Sơn và quân Nguyễn Vương Phúc Ánh. Do những trận một mất một còn này, thái độ của các tướng lĩnh Tây Sơn khi bị bắt, làm tăng thêm căm hờn Tây Sơn trong lòng vua Gia Long. Và cũng trong phần này chúng tôi làm rõ hai lần trong hai năm 1801, 1802, vua Gia Long đều “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn vào tháng 11âm lịch. Vì chính sử triều Nguyễn chép vua Gia Long khi trị tội nhà Tây Sơn đều dựa vào pháp quyền nên phải xem xét luật định thời Gia Long đối với các trọng phạm như thế nào, từ đó biết mức độ “tận pháp trừng trị” Tây Sơn của vua Gia Long. 1-Sơ lược những trận đánh khốc liệt của hai phe từ năm 1801 đến 1802: a-Tái chiếm cựu đô và việc cần làm ngay: Ngày 3 tháng 5 Tân Dậu [1801], đại đồn của Tây Sơn ở núi Linh Thái, bên cửa Tư Hiền, do phò mã Trị chỉ huy, bị tấn công trực diện, từ sáng đến chiều, bất phân thắng bại. Đợi đêm đến, Tả quân Lê Văn Duyệt cho kỳ binh bí mật vác thuyền nhẹ và khí giới vượt qua các làng dọc bờ biển gần cửa Tư Hiền, vào phá Hà Trung, đánh bọc hậu ban đêm, đại quân Tây Sơn phòng thủ ở núi Linh Thái bị thua, phò mã Trị bị bắt sống…vua tôi Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đang đưa quân tiếp ứng ra khỏi thành nghênh chiến mặt đông, hoảng hốt chạy ra bắc, không kịp mang ấn An Nam quốc vương, và nhiều ấn tín khác…Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh vào thành Phú Xuân sáng ngày 4 tháng 5 năm Tân Dậu [1801]. Ảnh 1 Qui Sơn (Linh Thái) nơi có đại đồn của Tây Sơn, bị quân Lê Văn Duyệt đánh bại Ảnh 2 Ảnh chụp vệ tinh khu vực có Túy Vân Sơn và Qui Sơn. Riêng Qui Sơn nằm chơ vơ bên bờ biển, hai bên là hai cửa, một cửa Ông cũ (tây bắc núi), một cửa Ông mới (đông nam núi). Nguyễn Vương trở lại cựu đô Phú Xuân trong bối cảnh quân Tây Sơn hai đầu bắc, nam còn mạnh và tất nhiên Nguyễn Vương vừa điều binh khiển tướng ở các mặt trận, vừa lo việc củng cố những vùng đất mới chiếm được, vừa lo việc ngoại giao với lân bang, trong đó chủ yếu là Thanh triều. Dẫu sao Nguyễn Vương vẫn kiêng dè nhà Thanh, bằng chứng Nguyễn Vương sớm thăng chức cho Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Hoàng Ngọc Uẩn …để sung chánh phó sứ của sứ bộ sang Trung Hoa dâng sớ nói rõ sự phục thù của vương đối với Tây Sơn, đồng thời dâng nạp các tên chỉ huy bọn cướp biển miền duyên hải Quảng Đông (từng được Tây Sơn dung túng), nạp ấn An Nam quốc vương do vua Cảnh Thịnh để lại ở kinh thành Phú Xuân…Thắng lợi ngoại giao của Nguyễn Vương là vua Gia Khánh triều Thanh đã ra chỉ dụ khen ngợi Nguyễn Vương, không những thế y còn ra dụ chỉ rõ nguyên do tội phúc diệt của Nguyễn Quang Toản. Đối với triều Thanh tội phúc diệt của Tây Sơn nặng nhất là tội khi quân: đưa Quang Trung giả sang triều kiến, không theo điển lễ Thanh triều trong việc tế thiên địa, táng vua Quang Trung ở Phú Xuân lại dâng sớ báo cáo vua Càn Long rằng đã an táng vua cha ở Thăng Long, dung túng bọn giặc Tề Ngôi để đánh phá miền duyên hải Trung Quốc Ảnh 3 Sau khi quân Tây Sơn bị vỡ mặt trận Linh Thái-Cửa Ông, các đội quân Tây Sơn án ngữ những cửa như cửa Nhuyễn ( Thuận An), cửa sông An Cựu…đều bỏ trốn hoặc đầu hàng. Trở lại Phú Xuân hỏi chuyện và chứng kiến cảnh lăng mộ các chúa Nguyễn bị Tây Sơn quật phá, vứt hài cốt xuống sông, trong đó có mộ của Nguyễn Phúc Luân (thân phụ của Nguyễn Vương), Nguyễn Vương càng đau lòng càng căm hận Tây Sơn. Hầu như lăng mộ các chúa và các bà vợ của chúa đều phải làm phép “chiêu hồn nhập xác” vào “hài cốt giả” tạo bởi “gáo dừa, rẹn dâu” khi tôn tạo. Chỉ có đầu lâu của Nguyễn Phúc Luân là do cha con ông Nguyễn Ngọc Huyên, người làng Cư Hóa, vớt được và bí mật táng lại. Sự kiện này giúp hậu thế hiểu được vì sao vua Gia Long đã “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn. Ảnh SEQ Ảnh_ \* ARABIC 4 Lăng Cao Hoàng (tục gọi là Lăng Sọ), chủ nhân là Nguyễn Phúc Luân, thân phụ của vua Gia Long. Ảnh 5 Vua Gia long. b-Phá vỡ những âm mưu quân sự lớn của Tây Sơn: Khi nghe tin quân Nguyễn đánh Phú Xuân, Trần Quang Diệu tổ chức ngay một đạo quân, cử Tư Khấu Định, Tham mưu Can chỉ huy… hành quân bí mật và gấp rút, từ nam trung bộ, theo đường thượng đạo để tập kích Phú Xuân một cách bất ngờ. Phải mất 12 ngày mới đến vùng núi gần làng Cao Đôi (Cầu Hai) thì tạm nghỉ trong núi. May mắn cho Nguyễn Vương, có người chăn trâu phát hiện được toán quân đang ngủ, đi báo cho quân Nguyễn Vương. Sau khi được tin báo, Nguyễn vương sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất chỉ huy một đạo quân đến vây bắt quân Tây Sơn, phá được âm mưu tái chiếm Phú Xuân của Trần Quang Diệu. Ảnh 6 Bản đồ hành quân của quân Tây Sơn ra đánh Phú Xuân và quân Nguyễn vây bắt quân Tây Sơn. Trên đây là mưu mô của quân tướng Tây Sơn ở phía nam. Còn ở bắc với sự phò tá của Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Quang Thùy, Bùi Thị Xuân, Đại Tư mã Tứ…Hoàng đế Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đã lấy Thăng Long làm kinh đô, đổi niên hiệu Bảo Hưng I vào năm Tân Dậu [1801] và tiến hành một số cải cách để thu phục nhân tâm, tuyển quân để củng cố và phát triển lực lượng. Hoàng đế Quang Toản cho đúc tiền Bảo Hưng thông bảo để lưu thông, lập gò Viên Khâu phía nam cửa Liễu Thị để tế Trời vào ngày Đông Chí, và dựng đàn Phương Trạch ở phía Tây Hồ để tế Đất vào ngày Hạ Chí. Ảnh 7 Tiền Bảo Hưng thông bảo được đúc khi Nguyễn Quang Toản ra Thăng Long. Ảnh 8 Dấu Đại tư mã chi ấn của Đại tư mã Tứ ( Ảnh tư liệu của TS. Nguyễn Công Việt ) [...]... tháng 11 Nhâm Tuất [18 02] có thể lấy từ Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam thực lục chính biên, Quốc sử di biên… Đặc biệt một nguồn sử liệu khác là thư của các nhân chứng phương tây của giai đoạn ấy Trước hết dựa vào lá thư của Barisy gửi Marquini và Letondal ngày 1 6-7 -1 801 có thể biết được trong hơn một tháng kể từ ngày 2- 5 Tân Dậu(1 2- 6 -1 801) đến ngày 6-6 Tân Dậu (1 6-7 -1 801) Nguyễn Vương đã bắt... chung quanh có hồ bao bọc, chỉ có một cửa duy nhất để ra vào Khám Đường có một số dãy nhà để giam tội nhân Đặc biệt có phòng giam ba cái vò đựng ba cái sọ của ba tiếm vương Tây Sơn Các chủ ngục, lính canh ngục và các tù nhân đã bí mật lập bàn thờ để thờ ba “Ông Vò”, nhằm cầu đảo khi gặp tai ương…Từ 1 822 đến 1885, hằng tháng đều có ban kiểm soát của triều đình đến Khám Đường để kiểm tra ba cái vò nói trên... Đại học nông lâm Huế Ba cái vò giam ba sọ của ba tiếm vương bị giam ở Vũ Khố (tiền thân là Nhà đồ ngoại) từ 18 02 đến 1 822 Sau đó vua Minh Mệnh ra lệnh đưa 3 cái vò vào giam ở Khám đường Theo Miche, J.B Roux, Nguyễn Đình Hòe, Phan Thuận An thì khám đường ở phường Tây Lộc, góc tây nam của phòng thành Huế Thời Gia Long, nó được gọi là Ngục Thất Chính vua Minh Mạng , vào năm thứ 6(1 825 ), đã đổi tên Ngục... trị tội tiếp trong lễ Hiến Phù 3- Bắt bớ giam cầm và “tận pháp trừng trị” vua quan Tây Sơn đợt II trong “ Lễ Hiến Phù”: Sau khi tạm ổn định tình hình, ngày 2 tháng 5 Nhâm Tuất( 1 2- 6 -1 8 02) Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (chưa chính thức) lấy niên hiệu Gia Long nguyên niên ở Kinh Thành Phú Xuân và sau đó đưa đại quân ra Bắc để tiêu diệt vua Tây Sơn Bảo Hưng Ngày 23 tháng 6 năm Nhâm Tuất vua Gia... xong triều Tây Sơn Mùa đông năm Nhâm Tuất [18 02] , sau khi bắt sống vua Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản, xa giá vua Gia Long từ Thăng Long trở về Phú Xuân và “tận pháp trừng trị” vua quan Tây Sơn… Đại Nam thực lục chính biên chép: “Tháng 11, Nhâm Tuất [18 02] làm lễ tuyên cáo võ công Ngày quí dậu [611.ÂL, 3 0-1 1D.L], tế thiên địa thần kỳ Ngày giáp tuất [ 7-1 1 Â.L, 1-1 2] hiến phù ở Thái miếu “Sai Nguyễn Văn Khiêm... trường Ảnh 23 Cổng trường Đại học nông lâm thuộc Viện Đại học Huế Trường được xây dựng trên phần đất của Vũ Khố xưa Sọ vua Quang Trung từng ở trong vò và bị giam ở Vũ Khố từ 18 02 đến 1 822 Ảnh 24 Giếng cổ của Vũ Khố xưa, ở ngay sân trường Đại học nông lâm Huế Giếng này được giữ lại, không lấp, theo tục lệ xưa, khi xây dựng trường Nông lâm súc Huế ( tiền thân của trường Đại học nông lâm Huế) Ảnh 25 Tảng... đường là vài viên đá kê cột lộ thiên, chỉ có một viên đá kê cột to, còn hai viên đá kê cột nhỏ Ảnh 26 Ảnh chụp vệ tinh phường Tây lộc của phòng thàmh Huế, nơi có Khám đường, từng giam giữ ba sọ của ba tiếm vương Tây sơn Ảnh 27 Cửa An Hòa ở phía nam phòng thành Ảnh 28 Cửa Chánh Tây phía tây phòng thành Ảnh 29 Trường tiểu học Tây Lộc, dựng trên nền cũ của Khám Đường Ngục Thất Ảnh 30Đá kê cột loại to, một... luật pháp để xử tội nhà Tây Sơn trong hai năm 1801 và 18 02 Trước hết dựa vào thông tin do Wikipedia cung cấp, chúng tôi xin tóm lược một số dữ liệu cần thiết: Bộ luật Gia Long thời Nguyễn có điều luật 22 3: Phàm kẻ mưu phản và đại nghịch và những kẻ cùng mưu, không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều lăng trì xử tử (róc thịt, phanh thây, tùng xẻo)… Lăng trì còn gọi là Tùng xẻo hay Xử bá đao, là một trong... Duyệt, Lê Văn Chất…để thấy vua Gia Long có ra lệnh quật phá lăng Đan Dương nhưng không đến mức “cuồng nộ” rồi ra lệnh “ xóa sạch” toàn bộ lăng vua Quang Trung Ảnh 22 Trước giờ hành quyết trọng phạm 5 -Triều Nguyễn trị tội những thân nhân quá cố của tội phạm như thế nào? a-Trị tội vua Quang Trung và bà Tả cung họ Phạm: Trên đây là luật lệ thời phong kiến trong việc xử các trọng phạm Nhờ thư của giáo sĩ... 15 Di chỉ thành Hoàng Đế được giới KCH phát lộ Ảnh 16 Mộ Võ Tánh trong khu Thành Hoàng Đế (Cẩm nang du lịch Bình Định) 2- Bắt bớ giam cầm và xử tội con cái trướng tá Tây Sơn đợt I: Hơn 25 năm vào sinh ra tử, thân bằng quyến thuộc đa phần phải chết vì Tây Sơn và hận nhất là toàn bộ lăng mộ của các chúa Nguyễn và mộ cha mình từng bị Tây Sơn quật phá, vứt hài cốt xuống sông nên Nguyễn Vương đã quyết trả . Lăng Ba Vành - 2 Ở các bài nghiên cứu công bố gần đây chúng tôi đã chứng minh lăng Ba Vành hội đủ các yếu tố của một lăng vua Tây Sơn. Như thế chủ nhân của lăng Ba Vành phải là. Quang Trung và lăng Ba Vành chính là lăng Đan Dương. Nếu lăng Ba Vành là Đan Dương lăng thì lăng ấy từng bị vua Gia Long quật phá để “tận pháp trừng trị” và trấn yểm.Thế thì lăng Ba Vành tất phải. hết dựa vào lá thư của Barisy gửi Marquini và Letondal ngày 1 6-7 -1 801 có thể biết được trong hơn một tháng kể từ ngày 2- 5 Tân Dậu(1 2- 6 -1 801) đến ngày 6-6 Tân Dậu (1 6-7 -1 801) Nguyễn Vương đã

Ngày đăng: 23/07/2014, 18:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình phạt này còn có một biến thể khác là  ngũ mã phân thây với con ngựa - Lăng Ba Vành - 2 pptx
Hình ph ạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w