Lăng Ba Vành còn những ấn chứng trị tội tiếm ngụy của chủ nhân và người phụng lập.

Một phần của tài liệu Lăng Ba Vành - 2 pptx (Trang 76 - 96)

phụng lập.

a-Ấn chứng trị tội trên bia phụng lập:

Trong bài viết trước chúng tôi đã làm rõ chức năng của hai cái bia ở lăng Ba Vành. Và nếu lăng Ba Vành là Đan Dương lăng của vua Quang Trung thì “số phận” của hai bia, dưới góc độ ngôi lăng bị trị tội, như sau :

Bia thờ: Bia nguyên thủy không còn nữa, nhưng các bô lão của làng Cư

Chánh (xưa là Cư Hóa) đều kể lại sự kiện quan trọng; rằng khi chưa có lăng Hiếu Đông (mẹ vua Thiệu Trị), lăng vua Thiệu Trị, lăng bà Từ Giũ, lăng bà vợ đầu vua Thiệu Trị thì khi xây dựng lăng Ba Vành, người xưa tạo tác bia thờ ở chỗ khác. Người xưa đã cho voi kéo bia thờ thuộc vào loại lớn, chân bia dài. Ngang ngã ba

thuộc làng Cư Hóa, voi rống to và không chịu kéo nữa, dẫu nài voi đã cố điều khiển. Người xưa quyết định hớt bớt chân bia để làm phép hoặc đỡ vướng. Khúc chân bia bằng đá để lại bên vệ đường gần ngã ba. Dân sở tại thường xuyên thắp hương để thờ tảng đá thần này. Về sau làng Cư Hóa lập miếu thờ. Hiện nay miếu đã dời vào vài mét, gạch xây miếu vẫn còn xếp một đống, tảng đá thần vẫn còn. Cụ Nguyễn Ngọc Tiên thuộc chánh hệ của An Ninh Bá Nguyễn Ngọc Huyên kể chuyện này. Như vậy bia thờ và nhà bia thờ hoàn toàn bị phá hủy bởi tận pháp trừng trị.

Ảnh 78 Bia thờ đã bị băm nát các văn khắc chữ Hán, đầu, chân, tai, hông

bia dã bị đục bỏ về sau kẻ gian khắc thêm 4 chữ “SƠN NHẠC CHUNG LINH” để làm bia thờ thổ của ngôi mộ giả.

Ảnh 79 Một phần chân bia thờ của lăng Ba Vành bị cắt bớt, để lại bên vệ

đường thuộc làng Cư Hóa. Dân sở tại liền lập miếu thờ từ 1793 cho đến nay ( ký ức dân gian về miếu thờ đá này này do cụ Nguyễn Ngọc Tiên của làng Cư Chánh kể).

Cái bia nhỏ có hai mặt, một mặt bị băm nát, thô tháp, nhưng một mặt có khắc bốn chữ Hán rất đẹp: “SƠN NHẠC CHUNG LINH”. Chúng tôi phát hiện một dấu hiệu đáng ngờ trên tấm bia này. Tại sao khắc 4 chữ đại tự đẹp mà khung chữ nhật được viền chung quanh thì quá vụng về. Người khắc chỉ viền ba phía, còn một phía để trống. Hơn nữa, bia này lại đặt trong nhà bia có nền chữ thập, đắp bằng vôi vữa. Nơi đây chúng tôi phát hiện nhiều cục than to, nằm trong kẻ nứt của nền… dẫn chúng tôi đi đến một giả thuyết công tác khảo cổ: Bia này mới là bia thờ của chủ nhân ngôi mộ, có minh văn với nhiều chữ Hán được khắc. Vì vậy bia đã bị băm nát, cắt đầu triệu, gọt tai bia, hủy đế bia… còn 4 chữ Sơn Nhạc Chung Linh là do kẻ gian, có tổ chức, mới khắc sau này để biến nó thành bia thờ thổ thần của mộ giả của Lê Quang Đại. Người thiết kế lăng Ba Vành không thể tạc một cái bia, văn

khắc thì hay, đẹp, mà tạo dáng cái bia, dù bia thờ thổ thần, quá ư cẩu thả! Với góc nhìn phong thủy và đăng đối dịch lý, chúng tôi tin rằng bia này nguyên thủy là bia thờ, đai diện cho linh hồn chủ nhân ngôi mộ. Khi đoàn khảo sát của Nguyễn Thiệu Lâu đến thực địa lăng Ba Vành, bia này đã bị phá nát, giống như một tảng đá, không có văn khắc. Nếu có 4 chữ “SƠN NHẠC CHUNG LINH” to và đẹp thì ông hay học trò ông đã phát hiện. Chi tiết này cho phép chúng tôi khẳng định, 4 chữ ấy là do kẻ gian mới cho khắc nhằm mục đích làm sai ý đồ thiết kế của ngôi lăng.

-Bia ghi năm phụng lập :

Nếu bia thờ và nhà bia thờ ở bên trái nấm mộ mai rùa thì bia ghi năm phụng lập được dựng trước nấm mộ.

Ảnh 80 Dòng chính giữa bị đục, về sau kẻ gian cố ý nhấn trên chữ đã bị đục một

Dòng chính giữa nguyên thủy là « CẢNH THỊNH NGUYÊN NIÊN TỨ NGUYỆT CÁT NHẬT TẠO ». Người xưa đã dùng búa đục nát, và về sau kẻ gian đã cố tình trát xi măng, trước khi trát lại cố nhấn trên nền chữ « THỊNH » và chữ « NGUYÊN » đã bị đục thành chữ « HƯNG » với chữ « THẤT ».

Cụ Nguyễn Thiệu Lâu là người phát hiện và công bố dữ kiện về bia này đầu tiên trên BKSG[1960]; ông viết:

“Một anh:Thành này kiểu lạ, có ba thành hình tròn ôm lấy nhau. Ba cửa mở

theo một hướng.

Tôi: Sau cửa mở vào, có một cái bia to. Bia này bằng đá dày, rắn lắm. Anh nào khá chữ Hán, thử cố đọc mà xem. Mấy anh xúm xít lai đọc. Họ lấy khăn chùi bia. Họ chẳng đọc được chữ gì cả.

Một anh: Bia này mòn.

Tôi: Anh nhìn kỹ đi. Bia này không thể mòn được một cách nhanh chóng vì chất đá rắn lắm. Anh nhìn kỹ xem. Các chữ khắc sâu ở trong bia đã bị các nhát búa rấp đi.

Vết các nhát búa đó vẫn còn, tuy bia ở ngoài trời, chịu mưa chịu nắng không biết đã từ bao nhiêu năm rồi.”

Năm 1986, chúng tôi đã cạo rữa lớp rêu trên mặt bia thì phát hiện ở góc trái phía trên chữ « LA » và dòng lạc khoản bên phải « NHÂM TUẤT MẠNH ĐÔNG »(Tháng 11năm Nhâm Tuất[1802] ». Góc phải của bia bị bạt và trên mặt

cắt, sau khi bạt, người xưa đã đục chìm lưỡi đao. Dòng ở giữa bị đục sâu, chữ « LA » với ý nghĩa « BẮT ĐƯỢC », bạt góc và lưỡi đao là biểu tượng trãm quyết và ghi năm tháng trị tội đúng năm tháng vua Gia Long làm lễ Hiến Phù nhằm tận pháp trừng trị nhà Tây Sơn.

Còn chữ « PHÚ » khắc trên đầu chữ « NHÂM », cố ngang hàng chữ LA và dòng lạc khoản bên trái , phía dưới, « TỰ TÔN VÕ BÁ ĐẠM PHỤNG LẬP » là do kẻ gian thêm vào sau này để đánh lạc hướng( chúng tôi sẽ lý giải trong bài tới).

Ảnh 82 Dòng “Nhâm Tuất Mạnh Đông”(Tháng 11 năm Nhâm Tuất [1802]) được

khắc năm 1802.

Ảnh 84 Ảnh chụp phần bên trái của lăng bị quật phá để

trị tội.

Việc quật phá nêu ở phần I nói trên là một bằng chứng về trị tội của vua Gia Long đối với lăng vua Quang Trung. Nhưng bằng chứng rõ ràng nhất, thuyết phục nhất là vết đục mới và văn tự mới khắc trên bia phụng lập.

b-Vòng xích đắp bằng vôi mật trên nấm mai rùa:

Như chúng ta đã biết, vua Gia Long đã cầm tù ba đầu lâu của ba tiếm vương trong ba cái vò, có xích sắt và bùa chú để làm phép thì trên nấm mai rùa ở lăng Ba Vành người xưa cho đắp nổi một sợi xích bằng vôi mật, hiện nay vẫn còn dấu vết khá rõ.

Ảnh 85 Nấm mai rùa ở lăng Ba Vành, vẫn còn những vết vôi màu trắng của vòng

xích .

Khoảng năm 1960 vòng xích quấn trên nấm mai rùa vẫn còn. Các cụ Châu Mậu, Trần Phương ở Ngũ Tây, thời trẻ đi săn, vào lăng Ba Vành vẫn còn thấy vòng xích bằng đắp bằng vôi mật, vắt ngang trên nấm mai rùa. Các cụ đã làm chứng về việc này và đã làm đơn xác nhận có công chứng.

Ảnh 86 Các cụ Trần Phương và Châu Mậu đứng bên nấm mai rùa ở lăng Ba Vành,

làm chứng vệ sự tồn tại của sợi xích đắp nổi bằng vôi mật đến 1961.

Ảnh 88 Đơn xin xác nhận, có công chứng, của cụ Trần Phương

3-Những dấu hiệu lăng Ba Vành bị trấn yểm:

a-Đôi nét về trấn yểm theo thuật phong thủy :

Người xưa và thậm chí hiện nay thường tin vào thuật phong thủy. Trong thuật phong thủy có phép tránh họa bằng bùa chú trấn yểm . Ở Việt Nam và Trung quốc thuật phong thủy về cơ bản là giống nhau. Trong sách “Bí ẩn của phong thủy”( Vương Ngọc Đức, Nhân Dân Quảng Tây xuất bản xã, 1993) do Trần Đình Hiến dịch từ nguyên bản tiếng Trung, có đoạn: “ Phép tránh tai họa:Trong thuật tướng địa, đặc biệt là về âm trạch, nếu có triệu chứng hung họa, hoặc đã xảy

ra chuyện không hay, các thầy phong thủy thường có một số biện pháp cứu vãn, biến hiểm nguy thành yên ổn, biến hung thành cát. Cảnh Tín đời Bắc Chu, tại “Cảnh tử sơn tập”-“Tiểu viên phú”: “ Dùng mai thạch trấn trạch thần, dùng gương soi trấn sơn tinh”. “Thạch” và “kính”(gương) ở đây dùng để tránh tai họa…

Thông thường là dùng bùa yểm. Nghe nói người phát minh ra “phù”(bùa)là Hoàng công Thạch, vẽ bùa lên thân cây đào, mận, hạnh, hoặc vẽ bùa trên giấy đeo vào người, hoặc treo trước nhà, hoặc để trong nhà, hoặc chôn dưới đất, để trừ họa…”(s đ d, tr. 538).

Ảnh 90 Bùa Trấn Trạch Luong Huu Thuong (Theo Khongtu.com)

Ảnh 91 Hóa cốt phù

Sách “Phong thủy địa lý Tả Ao”,Tập II, do tác giả Vương Thị Nhị Mười soạn, nhà xuất bản Cà Mau, 2006 có thuật việc vua Đường lệnh cho Cao Biền xem xét phong thủy nước ta và tìm cách trấn yểm: “ Cách đây 1200 năm vua Đường Trung Tông phong Cao Biền làm An Nam Đô Hộ Sứ sang cai trị nước ta. Trước khi Cao Biền đi nhà vua cho triệu vào ngự điện nhắn nhủ:

Khanh học địa lý tối vi linh diệu, trẫm nghe An Nam có nhiều quý địa kết phát tới Thiên Tử, sản xuất ra nhiều nhân tài, anh kiệt nên luôn luôn nổi lên chống đối ta. Đến nơi, khanh nên tường suy phong thủy kiến lãm sông núi xem xét các đất kết bên đó và làm tờ biểu tấu kèm theo lời diễn ca các kiểu đất bên An Nam gửi về cho trẫm trước. Rồi bên đó khanh đem tài kinh luận, đoạt thần công cải thiên mệnh, trấn áp các kiểu đất lớn đó đi, đó là cách nhổ cỏ thì nhổ cả gốc, để tránh hậu hoạn sau này…”(s đ d, tr.520). Đoạn trích này cho thấy người Việt rất tin phong thủy và các việc đào kênh, mở đường… của Cao Biền đều làm người Việt nghi ngờ y trấn yểm nước ta. Bằng chứng Lý Tế Xuyên khi viết sách “VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP” (năm Kỷ Tị, Khai Hựu nguyên niên, 1329) có chép thần Quảng Lợi Thánh Hựu Uy Tế Phu Cảm đại vương, vị thần đã tỏ sức mạnh của mình trước phép thuật của Cao Biền.

Người xưa trấn yểm dương cơ âm phần theo phong thủy là chuyện có thật. Xin trích lại nguyên văn bài viết của tác giả Giao Hưởng trên Việt Báo: “Ngôi mộ hợp chất nằm trên tuyến san ủi mặt bằng để làm đường (ven Công viên Biên Hùng) thuộc khóm 3, phường Trung Dũng, TP Biên Hòa vừa được Nhà Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức khai quật. Ở độ sâu 0,5 mét đã chạm phần âm (đáy dưới) của mộ, với lớp hợp chất dày 0,6 mét gồm vôi, cát, mật và than hoạt tính. Đào xuống gần 2 mét thấy mộ trống không. Khảo sát chung quanh, ở phía tây có một ít tóc màu trắng cùng hai miếng kim loại đường kính 2,5 cm - 3 cm, xa hơn tìm thấy đồng tiền với chữ "Đại gia bảo" bên trên. Theo các nhà khảo cổ và cán bộ khai

quật, đây là "mộ yểm" không chôn thi hài, chỉ chứa các vật mà thầy pháp xưa kia thường dùng, được đắp với kích thước như ngôi mộ thật, dùng bảo vệ khu lăng mộ của danh nhân Trịnh Hoài Đức và thân tộc chôn gần đó”.

Ảnh 92 Lăng mộ Trịnh Hoài Đức

Nhà nghiên cứu Phan Duy Kha thừa nhận lăng mộ Tây Sơn bị triều Nguyễn trấn yểm:

Chúng ta biết rằng, nhà Nguyễn khi khai quật phá lăng mộ của nhà Tây Sơn đều đào “huyệt yểm” làm cho “đứt long mạch”, làm cho nhà Tây Sơn không thể “ngóc đầu dậy được” (một quan niệm về tâm linh). Ngay mộ tổ 4 đời của Quang Trung ở làng Thái Lão (Hưng Nguyên, Nghệ An) sau khi bị đào bới, quật phá cũng đã bị yểm huyệt, cho đến năm 1978, người ta còn thấy cái “huyệt yểm” đó.

Đối với cụ tổ 4 đời còn bị đối xử như thế thì đối với lăng mộ Quang Trung, việc đào huyệt yểm là không thể bỏ qua. Từ những phân tích trên, tôi cho rằng, muốn tìm lăng mộ Quang Trung phải thỏa mãn hai điều kiện:

- Lăng mộ phải ở trên đỉnh núi.

- Lăng mộ đó sau khi bị quật phá đã bị yểm huyệt.”( * Phan Duy Kha (CAND)”

b-Việc trấn yểm ở lăng Ba Vành:

Việc quật phá ở lăng Ba Vành về phía tả rất bài bản, có qui tắc hẳn hoi, không tùy tiện, nói lên quyền uy của một hoàng đế xử “tả đao” đối với kẻ “tiếm ngụy”: bia thờ hoàn toàn bị hủy, bia phụng lập thì bị bạt góc trái, hầm chứa đồ tùy táng bị phá nát, con giao long bên trái bị cắt đầu, uynh thành hai bên trái bị chặt ngang lưng, nấm mai rùa bị bạt chéo một phần tư về phía trái, quan tài có thi thể (ướp xác) bị kéo ra khỏi hầm mộ bằng đường toại đạo, nhà bia bị giựt sập...

Thế thì những di chứng về việc trấn yểm ở lăng ba vành có hay không? Chữ “LA” trên góc trái phía trên của mặt bia phụng lập, ngoài ý nghĩa “bắt được” còn có chức năng trấn yểm.

Ảnh 93 Chữ “ LA” ở góc trái phía trên mặt bia phụng lập ở lăng Ba Vành( khắc

thêm năm 1802)

Vết khắc chìm “lưỡi đao” trên mặt cắt khi bạt góa trái bia phụng lập ngoài ý nghĩa “chặt đầu” còn dùng để yểm.

Ở uynh thành ngoài, mặt trong, có mặt của một tảng đá gần cổng, người xưa đã khắc những nét tượng trưng “phong thủy của lăng Ba Vành” và khắc những vết cắt xéo lên những đường nét biểu trưng “long mạch”.

Ảnh 95 Tảng đá ở gần cổng lăng, ở uynh thành ngoài, khắc “bùa yểm”.

Do những người đi đào sắt thép, để lại những hố đào ở minh đường lăng Ba Vành, chúng tôi phát hiện những mảnh vỡ của những cái om bằng gốm cổ. Có khả năng đây là những om chứa những thứ trấn yểm thuộc loại chôn dưới đất với mục đích không cho linh hồn vất vưỡng của tội nhân vào “nhà cũ”.

Ở thành ngoài phía trước lại có mặt của một tảng đá, người xưa lại đục 3 vạch song song, tượng quẻ càn, có khả năng là bùa trấn yểm, không cho ngôi lăng của kẻ “tiếm ngụy” chiếu tướng “kinh thành Phú Xuân”. Dẫu sao lăng Ba Vành nằm trên đường thần đạo của kinh thành!

Ảnh 97 Tảng đá ở thành ngoài phía trước của lăng Ba Vành, có khắc quẻ càn.

Ở “não đường”, góc trái phía sau của lăng Ba Vành có dấu vết một đường rãnh lớn, đây là huyệt yểm “long mạch” của kẻ “tiếm ngụy”. Và lại có một hố đào khá lớn, thành một cái hồ hình chữ nhật, phải chăng đây là hố đào để trấn yểm lăng Ba Vành?

Ảnh 98 Hồ đào hình chữ nhật và cái rãnh dùng để yểm lăng Ba Vành.

Thay lời kết:

Một giả thuyết khoa học được xây dựng trên một số cơ sở nhất định, có thể chưa đủ sức thuyết phục, muốn hoàn thiện nó thì phải tìm thêm tư liệu bổ sung dần dần. Nếu giả thuyết đặt đúng hướng thì khi có thông tin từ những tư liệu mới, những thông tin ấy sẽ phù hợp với giả thuyết, kéo theo độ tin của giả thuyết sẽ tăng dần. Ngược lại, giả thuyết khoa học đã sai hướng thì dễ vấp vấn nạn khi gặp những thông tin mới. Các nhà nghiên cứu tìm kiếm lăng Đan Dương của vua Quang Trung thường đưa ra những tiêu chí như lăng Đan Dương phải ở trên núi, ở nam kinh thành Phú Xuân, nam sông Hương, gần sông Hương, có nhà hộ lăng, có giếng nước để sinh hoạt, bị “tận pháp trừng trị”, bị yểm và tất nhiên kiến trúc phải có những biểu trưng lăng vua và kiểu thức thuộc về triều Tây Sơn.Qua bài viết này và những bài viết trước chúng tôi đã kiểm chứng lăng Ba Vành hội đủ những tiêu

Một phần của tài liệu Lăng Ba Vành - 2 pptx (Trang 76 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)