B-LĂNG BA VÀNH BỊ QUẬT PHÁ, TRỊ TỘI, BỊ YỂM.

Một phần của tài liệu Lăng Ba Vành - 2 pptx (Trang 63 - 74)

f- Mộ ông nội của Nguyễn Nhạc:

B-LĂNG BA VÀNH BỊ QUẬT PHÁ, TRỊ TỘI, BỊ YỂM.

1- Lăng Ba Vành bị quật phá nặng nề nhưng đúng bài bản pháp luật:

a-p; a-Tân nguyệt trì bị phá:

Căn cứ vào lượng đá trái nằm ở bờ tân nguyệt trì, trước cổng tam quan cho thấy ngày xưa tân nguyệt trì có bờ kè đá, lòng hồ cũng được lát đá và tất nhiên có lan can thấp quanh hồ. Nhiều người lớn tuổi của làng Cư Chánh đều cho biết hồ trước lăng Ba Vành có đáy lát đá và nước trong xanh. Người lớn dặn dò người trẻ đừng tắm ở hồ ấy vì hồ của lăng cổ. Hiện nay tân nguyệt trì vẫn còn dấu vết của những bậc cấp xây bằng đá dẫn xuống hồ…Tất nhiên tân nguyệt trì từng bị phá để trị tội, nhưng vẫn bảo lưu hình dạng “tân nguyệt” (biểu tượng lăng vua) để chứng tỏ sự tiếm ngụy vậy

.

Ảnh 58 Ảnh chụp tân nguyệt trì của lăng Ba Vành khi có nước nhìn từ hông phải.

b.Cổng tam quan bị giựt sập, các biểu trưng lăng bị xóa:

Cổng tam quan, chứng tỏ lăng vua, của lăng Ba Vành bị giựt sập hoàn toàn. Cổng này từng có một tảng đá có khắc tên hiệu của lăng, khắc theo lối chữ triện, đã bị đục xóa tỉ mỉ. Lại có ba tảng đá dài vừa làm lăng tô cho ba cửa vừa làm phông của ba bức phù điêu đắp nổi trên mặt đá. Bốn trụ được xây bằng đá lớn, nhưng vòm cổng xây bằng gạch bìa 14x22x3 cm, gạch múi bưởi, gạch vuông 20x20x 5cm không nung mà chỉ ép lực . Chắc chắn trên cùng của cổng tam quan có đắp nổi hai đầu rồng chầu mặt trời. Hiện nay chỉ còn hai trụ hai bên đã bị phá đầu trụ nhưng vẫn còn dấu vết bản lề của cửa lăng. Hai trụ giữa bị xóa sạch chỉ còn dấu vết móng trụ.

Ảnh 59 Cổng tam quan sau khi phát quang, phát lộ dấu vết của hai móng của hai

trụ giữa, chứng tỏ cổng tam quan bị tàn phá nặng nề.

Ảnh 60 Ảnh chụp một đầu trụ trong trạng huống “dậu đổ bìm leo”

Ảnh 61 Ảnh chụp má trụ ngoài bên trái, từ trong lăng nhìn ra, còn dấu vết của bản

lề của cửa lăng.

Ảnh 63 Tảng đã xanh từng có khắc tên lăng, bị đục nát không còn đọc được, nhưng có thể biết được tên lăng từng được khắc theo lối chữ triện.

Ảnh 64 Ảnh chụp tảng đá có đắp nổi phù điêu bằng vôi vữa, dấu vôi vuông vắn

Ảnh 65 Ảnh chụp tảng đá dài làm lăng tô của cổng tam quan của lăng.

c. Sân chầu, chiếm nửa mặt bằng của bửu thành lăng Ba Vành, bị tàn phá do

con người và do thời gian.

Sân chầu cùng bái đình chiếm gần nửa bình đồ của lăng Ba Vành, tính từ cổng tam quan của lăng đến móng của bình phong. Sân chầu còn dấu vết của gạch bìa mỏng, chứng tỏ sân chầu vừa có lát gạch, đá trên lối đi và có chỗ trồng cỏ, hoa. Trừ hoa dại, trong lăng còn di chứng hoa trang đỏ. Một phần của sân chầu bị chiếm bởi ngôi mộ giả của Hộ bộ kiêm Binh bộ Lê Quang Đại, mà chúng tôi sẽ lý giải trong bài viết sau.

Ảnh 66 Ảnh chụp sân chầu đã bị tàn phá và cổng ngôi mộ giả .

d.Bình phong tiền bị đập phá, đến năm 1960 vẫn còn nền móng

Các cụ già ở làng Cư Chánh từng vào lăng Ba Vành săn bắn trong khoảng 1940- 1960 vẫn còn thấy một bình phong tiền khá cao và rộng, chưa có ngôi mộ giả.

Hiện nay không còn bình phong tiền nữa, nhưng ngôi mộ giả của Lê Quang Đại được dựng bằng đá và gạch của bình phong tiền.

Ảnh 67 Cửa mộ của ngôi mộ giả, được xây bằng đá của bình phong. Trước năm

1961 không có ngôi mộ giả này

f. Ba uynh thành

Uynh thành trong bên trái, nhìn từ trong của lăng, ban đầu là con cù dậy

hoặc rồng lá cách điệu, bị “chém đầu”. Nhưng nửa uynh thành còn lại, bên phải nhìn từ trong lăng, là một con cù dậy hay rồng cách điệu, được giữ nguyên như một bằng chứng về tội “ tiếm ngụy”.

Uynh thành thứ nhì cơ bản được giữ nguyên, hai đầu uynh có 4 bức phù

điêu đắp nổi 4 con rồng cách điệu. Tuy nhiên uynh thành này cũng bị cắt phía trái một đoạn.

Uynh thành ngoài là hai con rồng mà hai đầu rồng tì trên 4 trụ của cổng tam

quan. Đầu rồng bị phá hoàn toàn và con rồng bên trái cũng bị chém ngang lưng. Như thế cả ba uynh thành của lăng đều bị phá theo kiểu trị tội chứ không xóa sạch. g. Nấm mai rùa:

Mộ có nấm mai rùa thuộc loai quí hiếm, thường không có chủ nhân. Khi phát hiện được chủ nhân của những ngôi mộ có nấm mai rùa thì họ thường là phụ mẫu của các quan Tây Sơn khi còn phục vụ triều Tây Sơn hoặc khi đã về hàng vua Gia Long. Lăng Ba Vành có nấm mai rùa bị bạt một góc trái theo lối trãm để trị tội. Một số nhà nghiên cứu bị nhầm lẫn khi cho rằng nấm mai rùa bị quật để kéo quan tài ra khỏi mộ. Thực ra khi ninh lăng hay lấy quan tài ra khỏi mộ, người ta đều dùng đường toại đạo ( đường hầm).

Ảnh 68 Nấm mai rùa bị bạt góc trái, theo kiểu chém “tả đao”, không phải đục để

kéo quan tài ra khỏi mộ. Quan tài bị kéo ra khỏi mộ bằng đường toại đạo.

Ảnh 69 Ảnh chụp nấm mộ mai rùa bị trãm ở góc trái. Đầu cù trái bị chặt đầu

h. Hầm lưu giữ chứa đồ thờ

Giữa uynh thành trong và uynh thành giữa, trên trục vuông góc với đường thần đạo có một hầm hình hộp, được xây bằng gạch, nấp hầm tạo tác bằng đá. Hầm này bị phá hoàn toàn. Nấp hầm bị kéo ra khỏi bửu thành, vứt ở bờ tân nguyệt trì. Hiện nay đã bị mất nhưng vẫn còn ảnh chụp. Mặt trên thô ráp nhưng mặt dưới ghè đẽo vuông vắn.

Ảnh 70 Ảnh chụp nấp hầm bằng đá ở bờ tân nguyệt trì (hiện nay đã thất lạc). i.Nhà bia có đế chữ thập, mái che lợp ngói và tôn trí bia thờ.

Nhà bia chứa bia thờ hoàn toàn bị triệt giải, chỉ còn nền nhà bia có đế chữ thập. Năm 1986, nền đủ 4 góc vuông khuyết, rõ ràng bình đồ của nền là chữ thập. Mái che không còn nhưng chúng tôi phát hiện nhiều mảnh ngói liệt quanh nền nhà bia. Vẫn còn mảnh pha lê của đồ tự khí và bia thờ bị đục nát, dấu vết của việc cắt đầu bia, tai bia vẫn còn. Hiện nay bia này được bảo tàng Huế lưu giữ trong kho .

Ảnh 72 Nhà bia vẫn còn dấu vết của nền chữ thập.

Ảnh 74 Vật liệu xây dựng nhà bia gồm có đá, gạch, ngói.

Như thế tấm bia nằm trên đường thần đạo, trước nấm mai rùa, sau bình phong tiền, bằng đá granit là bia phụng lập. Bia này trước đây ở liếp trên, gần nấm mai rùa, hiện nay được kéo xuống ở liếp dưới và bị đổ nghiêng về phía trước.

Một phần của tài liệu Lăng Ba Vành - 2 pptx (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)