1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lăng Ba Vành - 1 doc

76 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Lăng Ba Vành - 1 Để khẳng định chủ nhân lăng Ba Vành là Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại một số nhà nghiên cứu ở Huế dựa vào cứ liệu duy nhất là hương phổ làng Đồng Di và gia phả họ Lê Quang thuộc làng Đồng Di, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Thực tế họ Lê Quang làng Đồng Di không có gia phả chép các vị tổ trước 1930 và các thư tịch như hương phổ và tư văn nghi tiết tế lễ của làng, soạn trước năm 1966, không hề có ngài Hộ bộ kiêm Binh Bộ Ý Đức Hầu Lê quí công. Có người làng Đồng Di đọc báo Bách Khoa Sài Gòn năm 1961, thấy bài viết của cụ Bửu Kế nói về ngài Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Ý Đức Hầu họ Lê là người làng, có mộ là lăng Ba Vành nên làng đã ghi thêm vào hương phổ vị nhân thần này từ 1966. Còn quan Hồng lô tự khanh Vũ Bá Khương từng đưa hài cốt thân phụ Vũ Bá Bình của ông vào chôn ở nấm lăng Ba Vành vào năm 1917. Bị ông Án Chất tố giác việc cải táng mộ cha, ông Vũ Bá Khương phải nhờ con trưởng là Hàn lâm biên tu Vũ Bá Đạm chạy án, nhờ tòa khâm sứ Pháp can thiệp với Nam triều, mới khỏi trọng tội. Ông Vũ Bá Khương phải đưa hài cốt của cha khỏi lăng Ba Vành ngay trong năm 1917. Bộ Lễ Nam triều khi trả lời ông R.Orband thì cho rằng ông Vũ Bá Khương đã đưa Hộ Bộ kiêm Binh Bộ vào chôn ở lăng Ba Vành. Chẳng có tờ khai với bút tích của Đinh Như Nghi, Vũ Bá Khương! Cụ Bửu Kế chẳng chụp ảnh và công bố các tư liệu. Trong vụ việc này có phần mờ ám!!!. Trong khi đó ngài Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại là nhân vật lịch sử duy nhất, thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, có mộ táng tại làng Xuân Hòa, bia đá có khắc chức vụ và nơi ngài từng làm quan. Chúng tôi đã công bố đầy đủ tư liệu cho phép khẳng định chủ nhân đầu tiên của lăng Ba Vành không phải Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại. Như vậy cho đến nay [2009], lăng Ba Vành vẫn chưa có chủ nhân. Thế thì chủ nhân đầu tiên của lăng Ba Vành là ai? Để trả lời câu hỏi hóc búa này, chúng tôi sẽ lần lượt công bố các bài viết sau đây: 1. Lăng Ba Vành hội đủ các tiêu chí của lăng vua. 2. Lăng Ba Vành là lăng vua bị quật phá để trị tội và bị yểm. 3. Lăng Ba Vành bị người đời sau tìm cách che giấu khi giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu dựa vào gợi ý của linh mục Cadiere, đã công bố chủ nhân của lăng là vua Quang Trung vào năm 1961. 4. Lăng Ba Vành là công trình kiến trúc thời Tây Sơn. Bài viết này gồm có 8 mục: A. Cảnh quan phong thủy lăng Ba Vành hội đủ yếu tố địa cuộc đế vương. B. Tân nguyệt trì chỉ có ở lăng vua hay lăng mẹ của vua. C. Chỉ lăng vua mới có cổng tam quan trước bửu thành. D. Nấm mộ hình mai rùa dành cho bậc tôn quí: đại quan, vua. E. Nhà bia ở lăng vua có nền chữ thập và mái che. F. Lăng vua chúa có toại đạo. G. Lăng vua có nhà hà hộ lăng, vườn lăng, giếng nước sinh hoạt. H. Motip rồng được trang trí ở lăng Ba Vành thuộc về thời Tây Sơn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Chúng tôi dựa vào những tư liệu thành văn, quan sát những lăng vua, chúa, đại quan qua các thời, nhất là thời cuối Lê đầu Nguyễn, so sánh đối chiếu để tìm qui luật bất thành văn. Sau đó vận dụng cho lăng Ba Vành. Mục A chúng tôi đã công bố trên diễn đàn “Chim Việt cành Nam” qua bài “Lăng Ba Vành dưới góc nhìn địa lý phong thủy”. Còn mục H khá tỉ mỉ và dài, xin công bố thành một bài riêng sau bài [1]. B. TÂN NGUYỆT TRÌ CHỈ CÓ Ở LĂNG VUA VÀ LĂNG MẸ VUA Nghiên cứu những tiêu chí lăng vua, cha mẹ vua trong kiến trúc lăng mộ cổ sẽ giúp ngành khảo cổ học phát triển phương pháp giám định chủ nhân những lăng mộ cổ bị tàn phá. Một trong những tiêu chí sẽ được xét trong bài này là cấu kiện tân nguyệt trì. Một lăng vua trên bình đồ có thể chia làm hai phần :  Bửu thành và tân nguyệt trì ;  Vườn lăng. Bửu thành và Tân nguyệt trì là cấu kiện có trục đối xứng hình học. Bửu thành tượng nhật, tân nguyệt trì tư  ợng nguyệt, nhật hợp nguyệt là minh [ ]; hàm ý chủ nhân ngôi mộ là bậc minh quân. Bao quanh Bửu thành và Tân nguyệt trì là Vườn lăng. Vườn lăng bao gồm các cấu kiện khác của lăng như nhà bia, điện thờ, hồ, nhà thủy tạ… và tùy theo địa hình địa thế mà xây dựng, trang trí; không cần đối xứng hình học giữa các cấu kiện trong vườn lăng. Tân nguyệt trì? Tân nguyệt trì có khi gọi là hồ tân nguyệt, là ao trăng non, nó không phải là hồ bán nguyệt, tức hồ nửa hình tròn mà là hồ hình hạt đậu quyên.Tân nguyệt trì trước Bửu thành, cùng trục đối xứng với Bửu thành và Bửu thành thì bao bọc che chở nấm mộ. Các chúa Nguyễn của Đàng Trong chưa bao giờ được triều Thanh phong vương, chỉ một số vua Đinh, Lê, Lý, Trần, Tây Sơn, các vua đầu triều Nguyễn mới được Thanh triều phong An Nam quốc vương, Việt Nam quốc vương. Vì thế các lăng của các chúa Nguyễn không bao giờ có tân nguyệt trì. Tẩm mộ của các bà vợ của chúa Nguyễn cũng không có tân nguyệt trì, nhưng nếu có hồ thì đó chỉ là hồ bán nguyệt. Quan sát các lăng vua như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định hoặc lăng mẹ vua, tức người sinh ra vua, như lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên, lăng Hiếu Đông của bà Hồ Thị Hoa, lăng Xương Thọ của bà Từ Dũ… thì thấy trước bửu thành đều có tân nguyệt trì. Tuy nhiên lăng mộ thân phụ của vua mà không từng làm vua thì trước bửu thành cũng không có Tân nguyệt trì như lăng Cơ Thánh (lăng Cao Hoàng), lăng Thoại Thái Vương, lăng Kiên Thái Vương, dẫu Nguyễn Phúc Luân là cha của vua Gia Long, Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y là cha của vua Dục Đức, Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai là cha của vua Đồng Khánh. Để minh họa xin được trích một số ảnh chụp các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định, phía trước lăng có tân nguyệt trì: Hình1: Lăng Gia Long phía trước có tân nguyệt trì Hình 2: Tân nguyệt trì của lăng Minh Mạng Hình 3: Tân nguyệt trì khá rõ của lăng Thiệu Trị. Hình 4: Toàn cảnh bình đồ lăng Tự Đức, có Hồ Tân Nguyệt trước Bửu Thành Hình 5: Tân nguyệt trì trước bửu thành lăng vua Tự Đức. Hình 6: Một bờ của tân nguyệt trì trước An Lăng của vua Dục Đức Hình 7: Một đoạn bờ tân nguyệt trì trước cửa lăng vua Đồng Khánh (ảnh của Ph. Eberhardt) [...]... Ba Vành nằm, ông này có tân nguyệt trì trước mộ, hóa ra ông là vua ư? Vũ Bá Khương dời ngay hài cốt của ông Vũ Bá Bình ra khỏi lăng Ba Vành trong năm 19 17 HọVũ Bá sau năm 19 17 không ai dám trở lại lăng Ba Vành! !! Hình 14 : Tân nguyệt trì trước bửu thành lăng Ba Vành (nhìn từ cổng lăng) Hình 15 :Tân Nguyệt Trì của lăng Ba Vành ( nhìn bên hông) Hình 16 : Tân nguyệt trì có nước (chụp phía hông ) Lăng Ba. ..Hình 8: Lăng Khải Định đang xây dựng dở dang, trước lăng có khe (sẽ tạo tân nguyệt trì cho lăng) Hình 9: Tân nguyệt trì trước lăng Thiên Thọ hữu, lăng mẹ vua Minh Mạng Hình 10 : Tân nguyệt trì trước lăng Hiếu Đông (lăng mẹ vua Thiệu Trị),đã cạn, nhưng phần kè đá vẫn còn Hình 11 : Tân nguyệt trì trước Xương Thọ Lăng của đức Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) Nhưng lăng thân phụ các vua như lăng Cơ Thánh (lăng cha... hay cổng ba cửa? Nhưng thời Nguyễn, dân sở tại cùng với sự hỗ trợ của các quan trấn nhậm của triều Nguyễn, đóng góp công của để tôn tạo lăng vua Lý, lăng các vua Lê… thì cổng lăng phải là cổng tam quan Hình 17 : Cổng tam quan vào lăng vua Lý Thái Tổ Hình 18 : Cổng tam quan vào lăng vua Lê Thái Tổ Khảo sát các lăng vua triều Nguyễn thì thấy rằng cổng vào lăng là cổng tam quan Nhưng khảo sát lăng của... tần thì cổng lăng chỉ có một cửa Đây là một lệ thời phong kiến, dẫu bất thành văn nhưng có thể kiểm chứng ở hằng trăm lăng mộ cổ ở Thừa Thiên Huế Các lăng vua Nguyễn dù to hay nhỏ bao giờ cũng có cổng tam quan Hình19: Cổng tam quan trước Điện Minh Thành của lăng Thiên Thọ ( lăng Gia Long) (chụp năm 19 50, tư liệu của P.T.A) Hình 20: Cổng tam quan ở Hiếu Lăng ( lăng vua Minh Mạng) Hình 21: Cổng tam quan... Xương Lăng ( lăng vua Thiệu Trị ) Hình 22: Cổng tam quan trước bửu thành Khiêm Lăng ( lăng vua Tự Đức) Hình 23: Cổng tam quan trước bửu thành An Lăng ( lăng vua Dục Đức) Hình 24: Cổng tam quan ở trước Tư Lăng (lăng vua Đồng Khánh) Hình 25: Cổng tam quan trước lăng Khải Định Triều Lê gần triều Nguyễn Một số lệ luật triều Nguyễn vẫn kế thừa triều Lê Một vị đại quan họ Phan có lăng mộ ở Bắc Giang, có khu lăng. .. Ba Vành có tân nguyệt trì chứng tỏ lăng này là lăng vua! C CHỈ LĂNG VUA MỚI CÓ CỔNG TAM QUAN TRƯỚC BỬU THÀNH Lăng, tẩm, mộ có uynh thành tất có cửa lăng, cửa tẩm, cửa mộ Một vấn đề chúng tôi quan tâm là cổng lăng của hoàng đế và cổng lăng của các vương có gì khác nhau? Xem xét cổng lăng của các vua Lý, các vua Lê của Đại Việt, thường được các vua Tống, vua Minh phong “An nam quốc vương” thì cổng lăng. .. Việt Nam quốc vương thì mới có cổng tam quan Còn lăng các quốc chúa, thân vương với cổng lăng chỉ có một cửa” Từ những nhận định trên, chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên khi đến khảo sát lăng Ba Vành Bửu thành lăng Ba Vành to hơn lăng các chúa Nguyễn và uynh thành ngoài cùng có hai trụ cổng rất lớn, dù đã bị phá Má trong hai trụ cổng cách nhau 6 mét Một cổng lăng như thế thật là hiếm Khi phát hiện những tảng... nguyệt trì” Thế thì lăng Ba Vành có tân nguyệt trì trước bửu thành là một điều không thể bỏ qua Các cụ già như cụ Châu Mậu, Nguyễn Phương ở Ngũ Tây đều nhớ hồ trước bửu thành lăng Ba Vành được kè đá, có nước bốn mùa Lăng các chúa Nguyễn không có tân nguyệt trì, lăng ông quan Hộ bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại, thời các chúa Nguyễn Phúc Chu, chúa Nguyễn Phúc Khoát, dám xây tân nguyệt trì trước lăng ư? Vua chúa... đường thần đạo của lăng Ba Vành Hai móng này chứng tỏ ở cổng lăng từng có hai trụ giữa, cùng với hai trụ lớn ở hai bên chống đỡ vòm cổng, tạo nên cổng tam quan Hình 35 : Dấu vết hai trụ giữa của cổng tam quan thuộc lăng Ba Vành Hình 36: Bậc thềm trước cổng tam quan phủ đầy gạch vỡ của cổng bị phá Trên vòm cổng tam quan từng có những tảng đá dài làm lăng tô :  Tảng đá lớn hình thoi, dài1,5m, để chế tác... cổng lăng này thuộc loại cổng tam quan (?) Hình 34: Hai trụ cổng còn lại của lăng Ba Vành với hai má trong cách nhau 6 mét Nếu cổng lăng chỉ có một cửa rộng 6 mét thì rất khó tạo tác và không mỹ thuật, chưa kể vi phạm điều tối kỵ trong thuật phong thủy cổ Vậy cổng này phải có 3 cửa, dĩ nhiên cửa giữa to và hai cửa hai bên nhỏ Chúng tôi đã cho phát quan, làm cỏ và dọn lớp đất đá ở cổng lăng Ba Vành . dám trở lại lăng Ba Vành! !! Hình 14 : Tân nguyệt trì trước bửu thành lăng Ba Vành (nhìn từ cổng lăng) Hình 15 :Tân Nguyệt Trì của lăng Ba Vành ( nhìn bên hông). Hình 16 : Tân nguyệt. lượt công bố các bài viết sau đây: 1. Lăng Ba Vành hội đủ các tiêu chí của lăng vua. 2. Lăng Ba Vành là lăng vua bị quật phá để trị tội và bị yểm. 3. Lăng Ba Vành bị người đời sau tìm cách che. khi vào lăng Ba Vành nằm, ông này có tân nguyệt trì trước mộ, hóa ra ông là vua ư? Vũ Bá Khương dời ngay hài cốt của ông Vũ Bá Bình ra khỏi lăng Ba Vành trong năm 19 17. HọVũ Bá sau năm 19 17 không

Ngày đăng: 23/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w