1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỊA CHÍ - LỊCH SỬ SÓC TRĂNG pdf

8 614 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 31,28 KB

Nội dung

Trong giai đoạn này xứ Sóc Trăng ngày nay lúc đó được gọi là Ba Thắc.. - Nói về Ba Thắc, đây là một trong bốn tỉnh của Chân Lạp thời bấy giờ gồm cả 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu ngày nay.

Trang 1

ĐỊA CHÍ - LỊCH SỬ SÓC

TRĂNG

Các cột mốc Địa giới chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng xưa

PHẦN I: TỪ TRƯỚC NĂM MẬU TUẤT 1658 ĐẾN CUỐI NĂM 1836

Năm Mậu Tuất 1658

Kênh đào Maspero xưa Ảnh sưu tầm

- Việc bang giao giữa Việt Nam và Chân Lạp bắt đầu từ năm 1658, dưới thời chúa Nguyễn Hiền Vương Người Việt từ miền Trung vào Nam khai khẩn đất hoang ở Mô Xoài ( Bà Rịa) và Đồng Nai ( Biên Hòa) Lúc này vua Chân Lạp là

Trang 2

Nặc Ông Chân ( Ramma Thuppdey Chan) nhận lệ triều cống chúa Nguyễn và bênh vực người Việt trong lãnh thổ của mình ( Nặc Ông Chân là cháu ngoại của Chúa Nguyễn, con của Công Nương Ngọc Vạn và Vua Prea Chey Chetta II) Trong giai đoạn này xứ Sóc Trăng ngày nay lúc đó được gọi là Ba Thắc

- Nói về Ba Thắc, đây là một trong bốn tỉnh của Chân Lạp thời bấy giờ gồm cả

2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu ngày nay Ba Thắc lúc đó đặt dưới quyền cai trị của một chủ tỉnh gọi là Snet Phubal Vị quan này trực thuộc Binh Bộ Thượng Thư Châu Lạp thời đó Vùng Ba Thắc thời đó được chia ra làm 5 quận, mỗi quận do một quận trưởng cai trị gọi là Krapéa và được phân bổ như sau:

a Viên thứ nhất là Oknha Thuk Séna, cai trị vùng Trà Nho (tiếng Khmer gọi là Chụi Nhua), Bạc Liêu (Po Léo), Trà Cuôn (Prek Tra Cuon) nay thuộc về vùng Vĩnh Châu, Trà Cuôn và Bạc Liêu

b Viên thứ hai là Oknha Thuk Sang Kéam cai trị xứ Prek Koi (rạch Gòi) và Bãi Xàu, nay thuộc về Long Phú và Mỹ Xuyên

c Viên thứ ba là Oknha Montrey Âuchít cai trị miền Sráiume hay là

Swaichrume (Xoài Cả Nã) và Beng Kok, bây giờ là Đại Tâm và Bưng Cóc

d Viên thứ tư là Oknha Montrey Sncha, cai quản vùng Srok Khl'eang, Ksach

và Péam Mosénn nay là Sóc Trăng, Kế Sách và Đại Ngãi

e Viên thứ năm là Oknha Vo Gsa Satroy, trấn tại vàm cái Dầy (Cái Giầy?) và sông Cà Mau Trọn vùng này bấy giờ là mấy làng Châu Hưng, Châu Thới (Thạnh Trị, Sóc Trăng) và các vùng kế cận thuộc Bạc Liêu

Viên đại diện là Snet Phubal kiểm soát cả 5 quận Về sau, Quốc Vương Cao Miên phái một một viên lãnh binh gọi là Chauvai Srok, phụ tá cho vị đại diện là Snet Phubal và coi về binh bị Chauvai Srok có nhiệm vụ đánh đuổi bọn cướp

Mã Lai, Ấn Độ thường đến quấy nhiễu duyên hai Rạch Gòi, Trà Nho và Bạc Liêu Chúng thường bắt dân chài lưới đem về xứ

Trang 3

Lâu ngày viên Chauvai Srok lấn quyền Snet Phubal ChauVai Srok có danh xưng là Lâm, tục gọi là Lim, cai trị vùng Sóc Trăng và cho đào nhiều kinh như rạch Beng Kok (rạch Bưng Cóc) ở làng Phú Mỹ và kinh Tà Lim

Năm 1827 Chauvai Lim làm loạn, khuấy rối ở vùng Bưng Tróp (ở gần Ngã Ba

An Trạch, đi từ hướng Sóc Trăng lên Cần Thơ đến Ngã Ba An Trạch rẽ trái thì vào Bưng Tróp còn rẽ phải thì đi Kế Sách) Tháng 4 năm 1840, có sự xung đột giữa người Miên và người Việt Người Việt xây đồn Bảo ở Bãi Xàu (Srok Bai Chau) và đánh với binh Miên ở Mahatup (sau gọi là Mã Tộc), thuộc giồng Hòa Đức, bên Miên thua to

Tháng 9 năm 1840, binh ta thắng ở Trà Vinh, thừa thế đánh Chauvai Lim ở Sóc Trăng chạy về Chân Lạp Nhưng năm sau, năm 1841, dịch hạch nổi lên làm hao dân nhiều Lúc đó một đứa con nít chỉ đổi được một giạ lúa (theo Vương Hồng Sển và "Văn Hóa Nguyệt San số 13 tháng 7 năm 1956, bài của Đào Văn Hội)

- Ba Thắc là tên Nôm của vị thần người Miên (ông Tà, Nặc Tà) mà tiếng Khmer gọi là (Neak hay Néa Bàsàk, Pháp gọi là Bassac) Tương Truyền ông là một Hoàng Tử người Lào, không biết vì lý do gì ông đến ngụ tại nơi có ngôi chùa thờ ông trên đường đi Tham Đôn, Mỹ Xuyên và mất ở đấy nay vẫn còn miếu thờ và đề là "Ba Thắc Cổ Miếu" tiếng Khmer gọi là "Vat Luong Bassac" Miếu này lúc đầu cất bằng cây theo kiến trúc Khmer Năm 1927, ông Lê Văn Quạnh

là người gốc Tàu và một số thân hào trong vùng quyên tiền cho cất lại miếu theo kiến trúc Trung Hoa dạng "bán cổ - bán kim" làm mất đi di tích xưa

1674

- Năm 1674, Nặc Ông Nộn (Ang Non)nối ngôi Nặc ông Chân nhưng bị một Hoàng thân là Nặc ông Đài nhờ nước Xiêm sang đánh, Nặc Ông Nộn bỏ kinh

đô chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khanh (Khánh Hòa) Chúa Nguyễn Hiền sai

Cơ Đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phát làm

Trang 4

tham mưu đem binh chia ra làm 2 đạo đánh Nặc Ông Đài và phá được đồn Sài Gòn rồi tiến lên thành Nam Vang Nặc ông Đài bỏ thành chạy vào chết trong rừng Nặc Ông Thu ra hàng Vì Nặc Ông Thu là dòng con trưởng nên dược lập làm Chánh Quốc Vương đóng ở Long Uc (Long Vek), để Nặc Ông Nộn làm Đệ Nhị Quốc Vương đóng ở Sài Gòn, hàng năm phải triều cống

- Từ đó, cứ vài năm lại có chuyện cướp ngôi tranh giành thiên hạ trong hoàng tộc Chân Lạp Quân nhà Nguyễn phải sang cứu viện và thiết lập trật tự Cứ mỗi lần như thế thì vua Chân Lạp phải cắt đất tạ ơn

1698

- Theo Phủ Biên Tạp Lục, trang 439 - 440 thì năm 1698 chúa Nguyễn mới bắt đầu cho quan đi kinh lý và bắt đầu lập Phủ, Huyện Gia Định lúc đó đã có "đất đai trên ngàn dặm, dân dư tứ vạn hộ" Xứ Nam Kỳ lúc đó hầu như hoang vu

1753

Năm Quý Dậu (1753), Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thông sứ với Chúa Trịnh ngoài Bắc để lập mưu đánh chúa Nguyễn Võ Vương hay được, bèn sai Đạm

Am Nguyễn Cư Trinh cất binh đánh trước Nặc Nguyên thua chạy, sang cầu cứu với Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên và dâng 2 phủ Tầm Bôn (vùng Châu Đốc ) và Lôi Lạp (vùng Soài Rạp đến Đồng Tháp Mười) để chuộc tội vào năm 1756

1757

- Năm 1757, Nặc Nguyên từ trần, Nặc Nhuận nắm quyền nhiếp chính và xin cắt đất dâng Chúa Nguyễn đất Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng & Bạc Liêu) để cầu Chúa Nguyễn ban cho tước Vương

- Với sự kiện cắt đất Trà Vinh - Ba Thắc và vùng Tầm Phong Long để tạ ơn chúa Nguyễn, trong vòng hơn nữa thế kỷ (1697 - 1757) Chúa Nguyễn đã đặt xong bộ máy hành chính trên xứ Nam Kỳ và cương thổ nước Việt Nam thời đó

Trang 5

có hình dạng gần giống với cương thổ ngày nay

PHẦN II: SÓC TRĂNG - TỪ GIAI ĐOẠN CHÚA NGUYỄN LẬP HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN ĐẾN NĂM 1953

1779

Tháng 10 mùa Đông năm Kỷ Hợi (1779) , Nguyễn Ánh cho họa địa đồ cắt địa giới 3 dinh Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định) và Long Hồ (Vĩnh Long

và An Giang) cho liền lạc với nhau, lúc này Sóc Trăng chính là Ba Thắc và trực thuộc dinh Long Hồ

1820

Đến năm 1820, Đất Ba Thắc thuộc về huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (bao gồm cả đất Cần Thơ và Sóc Trăng ngày nay) Lúc này huyện Định Viễn có 37 thôn điếm nhưng đất đai rộng, dân thưa nên chưa chia tổng

1832

Năm 1832, Vua Minh Mạng ra chỉ dụ lập ra Phủ Ba Xuyên gồm cả mấy khu hiện thời là Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh và Châu Đốc Như vậy đất Ba Thắc có tên là Ba Xuyên kể từ năm

1832

1840

Năm 1840, theo ông Trương Vĩnh Ký thì lúc này phủ Ba Xuyên tục gọi là Sóc Trăng được hình thành gồm 3 huyện Phong Nhiêu (Bãi Xàu), Phong Thạnh (Nhu Gia) và Vĩnh Định (Ba Xuyên) Như vậy, dựa theo tài liệu của ông Trương Vĩnh Ký thì đến năm 1840 địa danh Ba Xuyên (Sóc Trăng) mới xuất hiện

Trước năm này chưa thấy tài liệu nào của Triều Nguyễn nhắc đến đất Ba

Xuyên hoặc giả là các Châu Bản Địa Bạ triều Nguyễn bị thất lạc nên không

Trang 6

thấy ông Nguyễn Đình Đầu nhắc tới mảnh đất này trong quyển "Tổng Kết

Nghiên Cứu Địa Bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh"

1855

Đến 1855, không biết vì lý do gì mà phủ Ba Xuyên chỉ còn lại có 2 huyện (15 năm trước là 3 huyện) với với 10 tổng và 83 xã thôn gồm:

+ Huyện Phong Nhiêu: 3 tổng, 17 xã thôn

+ Huyện Vĩnh Định: 4 tổng, 19 xã thôn

1859

Năm 1859, quân Pháp chiếm thành Gia Định (cũng gọi là thành Sài Gòn) Triều đình Huế phải ký nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường

1867

- Năm 1867, Pháp vi phạm 'hòa ước" và chiếm nốt 3 tỉnh miền tây là Vĩnh

Long, An Giang và Hà Tiên Sau đó Pháp xóa bỏ lề lối cai trị và phân ranh

huyện cũ

- Theo nghị định ngày 05-01-1876, Pháp bãi bỏ Lục Tỉnh, chia Nam Kỳ ra làm 4 khu vực với 19 hạt (arrondissement) ( Sóc Trăng là hạt thứ 19) và 2 thành phố lớn là Sài Gòn và Chợ Lớn

- Đến năm 1878, hạt Sóc Trăng (huyện Ba Xuyên) với dân số là 56.877 người, chia ra làm 11 tổng, 135 làng, 5 nhà trạm, 1 trường học, 3 chợ

1915

- Hồi 1915, Pháp chia Nam Kỳ ra thành 20 tỉnh, 2 thành phố, 1 đặc khu Côn

Trang 7

Đảo, 40 quận hành chính, 227 tổng, 2.000 làng xã Kể từ năm này cho đến năm 1959, quận Vĩnh Châu thuộc về Bạc Liêu

- Năm 1915 - Tỉnh Sóc Trăng:

* Tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng

*Dân số:

+ 135.328 người Việt

+ 67 người Âu (kể cả trại lính)

+ Gồm 10 tổng, 92 xã, có 32.245 dân tịch

+ Trạm hành chính: Phú Lộc, Bang Long, Đại Ngãi, Bố Thảo, Nhu Gia, Bãi Xàu

1930

- Năm 1930, tỉnh Sóc Trăng chia làm 3 quận:

* Quận Sóc Trăng coi các tổng: Nhiêu Hòa, Nhiêu Khánh, Nhiêu Mỹ, Nhiêu Phú, Thạnh An và Thạnh Lợi

* Quận Quận Kế Sách coi các tổng: Định Hòa, Định Khánh, Định Tường

* Quận Long Phú coi các tổng Định Chí, Định Mỹ, Định Phước

1953

- Năm 1953, tỉnh Sóc Trăng gồm 5 quận Sóc Trăng, Kế Sách, Long phú, Lịch Hội Thượng và Thạnh Trị

Trang 8

* Dân Số:

+ 118.717 người

+ 43.674 người Việt

+ 65.565 người Miên

+ 9.425 người Hoa

+ 49 người Âu

+ 5 người Ấn

* Sản xuất: xay lúa

* Diện tích trồng lúa: 121.950 ha

Đến đây tạm kết thúc phần nghiên cứu về Lịch Sử Hình Thành Địa Giới Sóc Trăng Từ Năm 1953 Về Trước Tưởng rằng "Địa bàn Lục Tỉnh từ năm 1836 đến nay đã được phân thiết thay đổi - cả địa phận lẫn địa danh - về mặt hành chánh nhiều lần phức tạp, khi dồn nhập, lúc chia cắt Phải có một công trình nghiên cứu địa lý lịch sử nghiêm túc mới nắm vững được quá trình phân thiết diên cách" (Nguyễn Đình Đầu)

Do đó, với một sự nghiên cứu còn hạn chế nhiều về nguồn tư liệu, bài nghiên cứu của tôi chắc chắn sẽ có nhiều sai sót Đây chỉ là một nỗ lực cá nhân tôi nhằm tìm hiểu về lịch sử mảnh đất quê hương Sóc Trăng của tôi và đem ra chia sẽ với quý vị Nếu bài viết của tôi có điểm nào sai, điểm nào chưa xác thực thì cũng kính mong quý vị nào nhận ra chỗ sai sót ấy chỉ điểm cho để tôi

có dịp học hỏi thêm.a

Ngày đăng: 23/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w