1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt lịch sử Sóc Trăng

16 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

Lịch sử sóc trăng, một số vấn đề về lịch sử sóc trăng, tên gọi sóc trăng, Lịch sử sóc trăng, một số vấn đề về lịch sử sóc trăng, tên gọi sóc trăng, Lịch sử sóc trăng, một số vấn đề về lịch sử sóc trăng, tên gọi sóc trăng, Lịch sử sóc trăng, một số vấn đề về lịch sử sóc trăng, tên gọi sóc trăng, Lịch sử sóc trăng, một số vấn đề về lịch sử sóc trăng, tên gọi sóc trăng,

Trang 1

A Người Khmer Có Họ Từ Khi Nào?

Dưới triều Nguyễn, tổng số người Việt gốc Miên chưa tới 150.000 người, nhưng vẫn được coi là một sắc dân có đủ quyền lợi như người Việt Vua Gia Long đặt 5 nhánh họ: KIM, THẠCH, SƠN, LÂM, DANH để người Khmer đặt tên con cháu hầu dễ tra tầm gia phả Trước đây người Khmer không có họ, người cha đặt

họ cho con bằng tên của mình và đứa con sau này lấy tên của nó làm họ cho con

nó Năm họ trên đây được người Khmer gìn giữ cho đến ngày nay Sau này người Khmer còn có thêm họ CHÂU do họ CHAU của Cao Miên mà ra ( Lê Hương)

Trong quyển sách "Người việt Gốc Miên" thì nhà khảo cứu Lê Hương đã cho biết nguồn gố "họ" của người Khmer do đâu mà có! Như vậy theo ông, họ người Khmer là do Vua Gia Long đặt ra từ 5 chữ "KIM, THẠCH, SƠN, LÂM, DANH" và sau này có thêm họ "CHÂU" là từ họ "CHAU" bên Cao Miên mà ra Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Đầu thì người Khmer không phải chỉ có 6 họ như trên mà họ người Khmer trong sổ bộ triều đình có là:

1 Hoa

2 Đôn

3 Thạch

4 Cần

5 Tầm

6 Hòa

7 Sơn

8 Giáp

9 Nam

10 Tham

Trang 2

11 Sa

12 Ngãi

13 Trà

14 Trác

15 Côn

16 Lộc

17 Thuận

18 Nhượng

19 Mậu

20 Dương

Như vậy số liệu của 2 nhà khảo cứu này đưa ra không khớp với nhau Có thể mỗi người dựa trên một nguồn sử liệu khác nhau mà đưa ra số liệu Đối với bản tổng kết của nhà giáo Nguyễn Đình Đầu thì số liệu có lẽ là xác thực vì đó là những con số do ông biên dịch lai từ hệ thống "Châu Bản Địa Bạ" triều Nguyễn Còn đối với số liệu của Lê Hương thì có thể đây là nguồn tài liệu cũ chưa được cập nhật ( 1969 đến nay) chăng? Hoặc là đã có cập nhật nhưng bản thân tôi chưa có được những tài liệu mới? Kính mong quý vị nào am hiểu chỉ giáo cho Cảm ơn!

B Sự Tích Lễ Chol Chnam Thmay

Chịu ảnh hưởng của đạo Bà la Môn và của đạo Phật hệ phái Tiểu Thừa, người Khmer ăn Tết khác hơn người Việt, người Trung Quốc hay người Tây Âu Ngày tết của đồng bào Khmer được gọi là "Chol Chnam Thmey"

Theo khoa thiên văn truyền từ Ấn Độ sang thì người Khmer tính ngày đầu năm bằng hai lối vào:

CHOL: tính theo sự vận chuyển của Mặt Trăng và đánh dấu việc thay

đổi 12 con thú tượng trưng của 12 con giáp trong một kỳ ( người Khmer cũng lấy hình tượng 12 con như người Việt để tính năm nhưng chỉ khác là

Trang 3

họ lấy hình tượng con Thỏ thay cho con Mèo và con Bò thay vì con Trâu như người Việt)

CHNAM: tính theo sự vận chuyển của Mặt Trời và đánh dấu bước

đầu năm mới

Thường CHOL được tính vào đầu tháng CHÉTT là tháng 5 âm lịch của người Việt, nhằm khoảng giữa tháng 4 dương lịch còn CHNAM thì thay đổi tùy theo Trăng tròng và khuyết nhằm ngày 12, 13 hay 14 âm lịch

Giờ vào năm mới của người Khmer không giống giờ của người Âu hay Á là

cứ vào nữa đêm lúc không giờ là giao thừa mà giờ cứ thay đổi luôn Năm 1966, giờ giao thừa nhằm 9 giờ đêm ngày 13 tháng 4, năm 1967 giao thừa vào 5 giờ 21 phút sáng ngày 14 tháng 4

Giữ gìn đúng theo tập quán nghìn xưa, người Khmer cứ ăn tết vào những ngày khác nhau như thế, luôn luôn được tổ chức ở những ngôi chùa thờ Phật và nhờ những quyển Đại Lịch để bói xem năm mới tốt hay xấu Điều này là do tin vào huyền thoại Bà la Môn về vị thần Bốn Mặt như sau

C Truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng

Nói về địa danh Sóc Trăng khì không ai biết rõ cái tên này ra đời khi nào Nhưng dựa theo những bộ lịch sử Viêt Nam như Khâm Định Đại Nam Hội Điển

Sự Lệ, Địa Bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh hay những quyển sách khảo cứu của Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Lê Hương, Hứa Hoành trước khi có tên Sóc Trăng thì "xứ Sóc Trăng" ngày xưa có tên là xứ Ba Thắc tức là ông "Bassac" (tên một vị thần người Khmer) Người ta cũng dùng tên này để để nói về nhiều địa danh, thổ sản khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long như cửa Ba Thắc, gạo Ba Thắc Sau đó Sóc Trăng còn có tên là Ba Xuyên do vua Minh Mạng đặt nhưng lúc đó cái tên Sóc Trăng mà theo truyền thuyết vẫn người Khmer sử dụng

Nói về các mốc thời gian mà địa danh Sóc Trăng thay đổi qua từng thời kỳ như Ba Thắc, Ba Xuyên, Sóc Trăng thì tôi sẽ nói chi tiết hơn trong nhưng bài

Trang 4

khác liên quan đến lịch sử tỉnh Sóc Trăng Trong phạm vi bài này chỉ nói về ý nghĩa của địa danh " Sóc Trăng" mà thôi

Ý nghĩa tên gọi Sóc Trăng

1 Sóc Trăng là do tiếng khmer đọc trại ra từ chữ "Srok Tréang có nghĩa là

"Bãi Sậy" vì ngày xưa đất Sóc Trăng có nhiều lau sậy hoang vu ( Lê Hương)

2 - Sóc Trăng là do tiếng Khmer là "Srok Kh'leang" mà ra "Srok" tức là xứ,

là cõi, "Kh'leang" là kho, vựa, chỗ chứa bạc Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua Tiếng Việt âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng Dưới triều Minh Mạng Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang ( Lê Hương)

- Theo quyển Petit Cours de Géographie de la Basse Cochinchine par Trương Vĩnh Ký thì "Sốc Trăng" ( Sóc Trăng) là tên dân gian của một tỉnh hạt ở Nam Việt gọi là Nguyệt Giang tỉnh (tỉnh Sông Trăng) Tên này có nguồn gốc "Cơ Me" (Khmer) là Péam prêk sròk khlẵn ( di cảo Trương Vĩnh Ký trong le Cisbassac) "Péam" là vàm, "prêk" là sông, "sròk" là sốc, "khlẵn (kh'leang) là kho bạc Nguyên đời vua "Cơ Me" có đặt một kho chứa bạc nơi đây Đến đời vua Minh Mạng, đổi tên chữ ra Nguyệt Giang tỉnh vì triều đình đã ép chữ "sốc" biến ra chữ

"sông", chữ "kh'leang" ra "trăng" và đổi thành "nguyệt" ( Vương Hồng Sển)

Nhân ông Trương Vĩnh Ký có nói chữ "Péam" trong tiếng Khmer có nghĩa

là "vàm" thì theo ông Vương Hồng Sển, " trong sách của ông Baurac (La Cochichine et ses habitants) trang 362 thuật lại rằng trào đàng cựu, cho đến lối

1858, vàm Đại Ngãi còn được gọi là Vàm Tấn, là một bến nước quan trọng tiếp đủ các thuyền đi biển đủ hạng từ trung Quốc, Tân Gia Ba, Xiêm La, Cam Bốt tụ tập rất náo nhiệt để trao đổi, mua chác lúa gạo, tơ lụa, hàng vải, cá mắm, mắm muối,

đồ gốm, chén bát, sừng trâu, ngà voi, lông chim, sáp, mật ong Mà chữ "Vàm Đại

Trang 5

Ngãi" cũng có nguồn gốc từ chữ "Péam Mosénn" mà ra Như đã nói ở trên, "Péam"

là "vàm" còn "Mosénn" là muôn ngã" tức là vàm Đại Ngãi ngày nay

3 Trở lại chuyện Sóc Trăng, cũng theo ông Lê Hương thì địa danh Sóc Trăng cũng có một truyền thuyết khác, cũng nói về kho bạc nhưng không phải là kho bạc của vua mà là kho bạc, kho chứa vũ khí, kho chứa lương thực của giặc Xà

Na Téa và Xà Na Tua đóng quân ở Sóc Trăng dưới triều Nguyễn, tại ấp "Sóc Vồ" ngày nay Do đó Sóc Trăng là do chữ "Srok Kh'leang" đọc trại mà ra

Đấy là một vài truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng mà các vị tiền nhân ghi lại Trong đó thuyết "Sóc Trăng" là kho bạc được chấp nhận nhiều hơn cả cho dù kho bạc của vua thời xưa hay là kho bạc của giặc thì xứ Sóc Trăng cũng là " Xứ Kho Bạc"

D Một số địa danh gốc Khmer ở Sóc Trăng

Hơn 3 thế kỷ sống cạnh nhau, người Việt vẫn dùng nhiều tên địa phương bằng tiếng Khmer do đồng bào Khmer đặt ra từ xưa Nhiều tiếng bị đọc "trại" thành ra tiếng Việt, viết y như tiếng Việt nhưng dĩ nhiên là không có ý nghĩa gì cả nếu người đọc không biết tiếng Khmer Ví dụ như Ksach (Cát) đọc thành Kẻ Sách, Cải Sách, Kế Sách; Salôn, Xà Lôn đọc thành Trà Tâm; Bassac đọc thành Ba Thắc; Srok Khl'eang đọc thành Sóc Trăng

Dưới triều Vua Minh Mạng, triều đình có ý đổi tên những dịa danh có nguồn gốc từ tiếng Khmer ở Nam Kỳ thành ra chữ cho cho có vẻ văn hoa hơn như Sóc Trăng gọi là Sông Trăng và chữ Nho là Nguyệt Giang Xã Phnô hay là Phnor thì đổi lại là Phú Nổ nhưng đồng bào không dùng

Khi người Pháp đô hộ thì lại dùng tên địa phương y như cũ nhưng lại âm trại

ra một cách buồn cười Ví dụ như cửa biển Trần Đề ngày ấy là Tran Di, Tran Đi, Tranh Đế Cù Lao Dung lại viết là Cù Lao Giung, Cù Lao Huình Giun Châu

Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa ở Miền Nam, chính phủ lại đổi hẳn những tên

ấy ra tiếng Việt, nhưng đối với người Việt gốc Khmer, họ vẫn dùng tên cũ như

Trang 6

thuở trước Trải qua những lần đổi thay và địa danh tiếng Khmer bị Việt hóa hầu hết nhưng người Việt gốc Khmer vẫn giữ tên địa phương theo tiếng nói của mình trong khi trò chuyện với nhau vì thế tên ấy vẫn tồn tại mãi

Về ý nghĩa thì mỗi địa danh đều có 1 hoặc nhiều sự tích để lý giải cho tại sao lại có tên ấy Nhưng cũng có địa danh mà hỏi đến là tại làm sao mà có thì cũng đành chịu Trong bài viết này, tôi chỉ xin sưu tầm các địa danh đã được các học giả tiền bối sưu tập sẵn trong các tập sách của họ và đem vào bài viết này phục vụ cho người Sóc trăng và cả những ai quan tâm tìm hiểu về Sóc Trăng

Dưới đây là một số địa danh do tôi góp nhặt lại từ nhiều nguồn khác nhau xin trình bày ra để chúng ta cùng nhau tìm hiểu

Trước tiên xin trình bày một số thuật ngữ liên quan trước khi vào nội dung chính

* Bưng: tiếng Pháp viết là "Beng" ( đây là một lối phiên âm giọng người

Khmer trong tự điển tiếng Pháp) Bưng: là đất sình lầy lấp xấp nước, cá tôm ở nhiều, cỏ lác mọc loạn xạ Bưng là do tiếng Khmer là là "trapéang" đổi ra "péang", bâng, bưng nói dồn lại ( Theo Vương Hồng Sển) Bưng biền: do "bưng" ( tiếng Khmer) ráp với "biền" ( Chữ Hán) biên, bờ dọc mé sông

Beng: một danh từ tìm thấy trong quyển "Monographie de la province de

KompongCham", có nghĩa là ao lấp xấp nước Đây là một lối viết theo giọng người Khmer, mà cái ta gọi là "bưng":

Ví dụ: Beng Thom: bưng lớn, Beng Kok: bưng Cót, Beng Trop: bưng Tróp

Nói tóm lại: beng, trapéang, prha-bang chưa được thống nhứt về các viết,

cách phiên âm nhưng hiểu đó là vũng sâu, sâu cấy lúa được, lội đi bắt cá tôm được không sợ chết đuối, vì nước tới bụng tới ngực là cùng Bưng Trấp: đất bưng cỏ ( trấp là cỏ) ( Huỳnh Tịnh Của)

Trang 7

* Giồng: gò, cuộc đất cao do sóng đánh và gió thổi làm nên Ở miền Nam có

nhiều cát hợp thành đụn, thành giồng, rất ít nước nhưng khi đào được giếng thì nước rất tốt, trong và ngọt: đất giồng, ruộng giồng, giếng giồng Ở Sóc Trăng có giồng Lình Kía (giồng Long Tử, tiếng Triều Châu lình là long, kía là tử, là con)

Ca dao có câu: "Trên đất giồng mình trồng khoai lang "

* Sóc: ngày xưa "sóc" được viết là "sốc" tức là xứ sở, là thôn xóm của người

Khmer ở

* Vàm: tiếng này ngoài Bắc trước đây không có nên không có trong nhiều

cuốn tự điển in ở Hà Nội Vì dùng thường quá tưởng đâu đó là tiếng Việt, khảo ra mới biết nó vốn là tiếng Khmer, ta đã Viêth hóa từ hồi Nam Tiến Péam là cửa biển, cửa sông Người trước trong Nam dịch là "Vàm" Ông Nguyễn Tạo không thấy chữ "vàm" đã dịch "Péam" là "phiếm" Ông Chưởng thay vì Vàm Ông Chưởng ( Vương Hồng Sển)

1 Ba Thắc: Tên một địa danh thuộc vùng Sóc Trăng cũ

Ba Thắc: tiếng Khmer là Păm prek Bàsàk ( di cảo của Trương Vĩnh Ký

trong le Cisbassac)

- Ba Thắc: tên gọi tiếng Khmer của một vị thần hay còn gọi là nặc tà, ông tà

của người Khmer, có miếu thờ ở Bãi Xàu cũ Đại danh Ba Thắc bên Campuchia cũng có Tương truyền ông Ba Thắc là một vị hoàng tử người Lào đến sống vùng đất trên đường đi Tham Đôn, Mỹ Xuyên ngày nay Khi ông chết người dân quanh vùng lập miếu thờ Lúc đầu miếu được cất theo kiến trúc Khmer bằng cây nhưng

về sau, năm 1927, ông Lê Văn Quạnh và một số thân hào trong vùng đã cất lại miếu theo kiến trúc Trung Hoa dạng "bán cổ - bán kim" và đề là " ba thắc Cổ miếu" Di tích này đến nay vẫn còn

Trang 8

- Ba Thắc: trong sách Pháp có 3 nghĩa:

a Vùng đất liền từ mé Hậu Giang, giáp vịnh Xiêm La ( Thái Lan) từ Châu Đốc xuống Bạc Liêu Người Khmer gọi là Srok Bàsàk, người Pháp gọi

là Transbassac; năm 1836 đặt làm phủ Ba Xuyên gồm 3 huyện Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định Thời Pháp thuộc gọi là Sóc Trăng ( Vương Hồng Sển)

b Tên của chi nhánh Cửu Long Giang là Sông Hậu ( tên chữ là Hậu Giang - hậu là sau, giang là sông, Hậu Giang là sông ở phía sau, đối với Tiền Giang là sông trước) Sông Ba Thắc chảy từ biên giới Campuchia ra biển Đông qua các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng

c Tên một trong 3 cửa sông Hậu Giang gồm Định An ( mé Trà vinh),

Ba Thắc và Trần Đề

2 Ba Xuyên:

- Ba Xuyên là tên địa danh Sóc Trăng xưa

- Ba Xuyên là tên chữ Nho của một con sông tiếng Khmer là " BàSàk", tên nôm là Ba Thắc

3.Bãi Xàu

- Bãi Xàu là tên Nôm của huyện Phong Nhiêu thời đàng cựu ở Sóc Trăng ngày xưa, nay là thị trấn Mỹ Xuyên Đây là một thị trấn buôn bán lúa gạo lớn vào bậc nhất thời Nam Kỳ Lục Tỉnh

Địa danh Bãi Xàu là do chữ " Bai chau" có nghĩa là " cơm sống" trong tiếng Khmer đọc trại ra ( Xin xem thêm phần Truyền thuết địa danh Bãi Xàu)

4 Bố Thảo:

- Bố Thảo là tên Nôm của làng Thuận Hòa, tên chữ là "Phụ Đầu Giang" còn tiếng gốc Khmer là "păm ( péam) prêk Tumnup Păm là vàm, prêk là sông, kinh,

Trang 9

rạch Còn Tumnup trong tự điển Pháp Khmer thì cũng viết là tămnup, tâmnop: barrage có nghĩa là chặn lại, rào chắn, đập chắn Người Khmer địa phương đọc là

"tà Nóp" vì không nói được đúng chữ, đúng giọng như sách viết Người Triều Châu ở đó dịch ra là " Pâu Tháo" rồi biến lần ra là "Phụ Đầu" Trong sổ bộ ngày xưa viết là Bố Thảo, sau đổi thành làng Thuận Hòa.Theo cụ Vương Hồng Sển thì nơi vàm kinh này ngày xưa quả là có bị người Khmer chặn lai

- Địa danh Bố Thảo người Triều Châu ( người Tiều) gọi là Pâu Tháo, nghĩa

là đầu rạch ( "tháo" là đầu) Năm 1827, Chauvai Lim là quan Chân Lạp nổi loạn chống lại triều đình nhà Nguyễn Lim đóng quân tại Bưng Tróp, sai đắp một cái đập để chận đường thủy của quan trên Châu Đốc xuống tiếp viên binh Nam Đập ở ngay ngọn rạch nên người Triều Châu gọi là " Pâu Tháo", và nơi đóng quân gọi là

"Xin Xụ" ( tức là Tân trụ)

5 Bưng Samo:

Thuộc làng Hòa Tú xưa, nay là xã Hòa Tú Bưng Samo là đọc từ chữ Khmer

là "Bưng Thmo" có nghĩa là ruộng có lộn đá Bưng Samo là vùng ruộng điền của

Bà Phủ An ( người giàu nhất Sóc Trăng thời Nam Kỳ Lục Tỉnh, có câu thiệu để nói

về 4 người giàu nhất Sóc Trăng xưa như sau:" Nhất An, Nhì Phát, Tam Chánh, Tứ Định") Bưng Samo trước đây có sản xuất một loại lúa ngon cơm nổi tiếng là lúa

"samo"

6 Bưng Cóc: Tên một là Khmer, nay là Xã Phú Mỹ

7 Bưng Snor: nay là xã Viên An.

Trang 10

8 Bưng Tróp: Kompong Tróp

9 Cần Giờ: "Phnor Cần Chơ" tức là "giồng cát chân đèn" ( phnor là giồng cát, cần

chơ là chân đèn)

10 Mã Tộc: Ma Ha Tup

11 Giồng Có: Kompong Ko ( chữ này chỉ dịch lấy âm chứ không lấy nghĩa, nếu

dịch ra là Vũng Bò hay Vũng Gù)

12 Sóc Vồ: Srok Pou ( srok là sóc, Pou là cây Lâm Vồ, cây Bồ Đề)

13 Phú Nổ: phnor, phnaur là mồ mả, đất nổi cao

- Theo ông Đào Văn Hội là do chữ Phorokar ( giồng cây rokar) mà ra

- Ông Vương Hồng Sển lại cho chữ Phú Nổ là từ chữ "Pho-phkar" ( giồng hoa) mà ra Tiếng Khmer "phkar" là hoa

- Theo một người bạn tôi ở Phú Tâm thì bảo "Phú Nổ" là "Phật Nổi" vì ở Phú Tâm có chùa "Phật Nổi" nhưng tiếng Khmer "phật nổi" nói như thế nào và âm

vị có liên quan hay không tôi chưa có dịp xác đinh

Ngày đăng: 24/09/2015, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w