Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong
Trang 1Quản lí công tác giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu lí luận của việc quản lí giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho
học sinh tiểu học thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Khảo sát, đánh giá thực trạng việc GDKNS và các biện pháp quản lí GDKNS thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho học sinh trường tiểu học Lý Thường Kiệt - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội (trọng tâm) Đề xuất những biện pháp quản lí GDKNS thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu, nội dung GDKNS,
đồng thời phát huy vai trò của Đội trong giáo dục
Keywords: Quản lý giáo dục; Kỹ năng sống; Giáo dục tiểu học; Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Hà Nội
Content
1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và giao lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ thế hệ trẻ ngày nay sống trong môi trường đan xen những cái tốt và xấu, trẻ em thường phải đương đầu với những rủi ro, đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập
Mặt khác, kĩ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống
Nội dung GDKNS đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào giáo dục cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau(Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người (Senegal - 2000))
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội
Trang 2nhập quốc tế và nhu cầu phát triển cuả người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống Tuy nhiên, việc tích hợp GDKNS vào nội dung môn học, thông qua hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp Một trong những hướng trả lời các câu hỏi trên là khai thác thế mạnh của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh để thực hiện GDKNS cho học sinh GDKNS phải thông qua hoạt động vì chỉ có thông qua hoạt động mới có thể hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo của học sinh
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Quản
lý công tác GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường tiểu học Lý Thường Kiệt - Hà Nội ” làm luận văn tốt nghiệp cao học quản lí
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những biện pháp quản lí GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay để GDKNS đạt hiệu quả thực chất hơn, đồng thời góp phần đổi mới sinh hoạt Đội, phát huy được vai trò của Đội trong giáo dục tiểu học
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức quản lí GDKNS thông qua hoạt động Đội
TNTPHồ Chí Minh cho học sinh tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lí hoạt động GDKNS thông qua hoạt động
Đội TNTPHồ Chí Minh cho học sinh tiểu học
4 Giả thuyết nghiên cứu
GDKNS là một quá trình tổ chức rèn luyện, có sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục xã hội Đối với học sinh tiểu học thì hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh là một lực lượng, một tổ chức giáo dục phù hợp và có nhiều ưu thế thực hiện mục tiêu của GDKNS nhưng lâu nay chúng ta chưa quan tâm Nếu lãnh đạo nhà trường có những biện pháp quản
lí khoa học, tận dụng được ưu thế của Đội TNTPHồ Chí Minh trong trường tiểu học để GDKNS cho học sinh thì chẳng những hiệu quả GDKNS sẽ đạt hiệu quả thực chất hơn, đồng thời góp phần đổi mới sinh hoạt Đội, phát huy được vai trò của Đội trong giáo dục tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 3Nghiên cứu lí luận của việc quản lí GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh
Khảo sát, đánh giá thực trạng việc GDKNS và các biện pháp quản lí GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh cho học sinh trường tiểu học Lý Thường Kiệt - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội (trọng tâm)
Đề xuất những biện pháp quản lí GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu, nội dung GDKNS, đồng thời phát huy vai trò của Đội trong giáo dục
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Xác định những biện pháp và quy trình quản lí của nhà trường về GDKNS thông qua hoạt động của Đội TNTPHồ Chí Minh
- Về không gian: trường tiểu học Lý Thường Kiệt - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu là chủ yếu
- Đối tượng điều tra khảo sát: Cán bộ quản lí (CBQL), GV, HS, phụ huynh học sinh (PHHS) trường tiểu học Lý Thường Kiệt và một số trường tiểu học thuộc quận Đống Đa
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thăm dò về các biện pháp
7.3 Phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả thử nghiệm sư phạm và kết quả điều tra bằng phiếu hỏi
- Phần mềm Tin học
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động Đội TNTPHồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng quản lí GDKNS cho học sinh ở trường tiểu học Lý Thường
Kiệt - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Trang 4Chương 3: Một số giải pháp quản lí GDKNS cho học sinh trường tiểu học Lý
Thường Kiệt - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh TNTPHồ Chí Minh
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi đề cập đến đến hoạt động GDKNS đã có một số chương trình hành động, tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích mà có thể kể đến các công trình như sau:
+ Tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện chiến lược và chương trình giáo dục với UNESCO tại Hà Nội
+ Trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em;
+ Trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người
+ Trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS
(Nguồn: Unicef life skills )
Ở Việt Nam, một trong những cơ sở nghiên cứu đưa GDKNS vào giáo dục đào tạo, trước hết là bậc tiểu học là “Trung tâm nghiên cứu giáo dục đạo đức công dân”, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Một trong những người có những nghiên cứu mang tính hệ thống về kĩ năng sống và GDKNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình Tác giả và cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quan về quá trình nhận thức kĩ năng sống và đề xuất yêu cầu tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục và GDKNS ở nhà trường phổ thông, đồng thời tìm hiểu thực trạng GDKNS cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam Tác giả đã xây dựng được khung lí luận về giáo dục KNS từ xác định thuật ngữ, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp giáo dục cho đến đánh giá kết quả
và tác động của giáo dục KNS
Nghiên cứu của các tác giả Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc có giá trị quan trọng trong việc lập quan điểm phương pháp luận cũng như định hướng và tiếp cận trong việc nghiên cứu kĩ năng sống, GDKNS cho thế hệ trẻ, nhưng không trực tiếp đề cập đến vấn đề
kĩ năng sống, GDKNS như đối tượng nghiên cứu
Ngành giáo dục đã triển khai chương trình GDKNS vào hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy Nội dung giáo dục của nhà trường phổ thông được định hướng bởi mục tiêu
Trang 5GDKNS Theo đó, các nội dung GDKNS được triển khai theo các cấp học và được chủ yếu thông qua chương trình các môn học và các hoạt động GDKNS của nhà trường cùng với một số chương trình dự án do nước ngoài tài trợ
- Chủ yếu các đề tài phân tích làm rõ tính cấp bách của vấn đề kĩ năng sống, GDKNS chưa tập trung giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu lý luận một cách có hệ thống về phương pháp, hình thức GDKNS cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh tiểu học nói riêng
- Các đề tài đã đề cập đến những hình thức GDKNS cụ thể và chưa có kết quả thử nghiệm
rõ ràng, cụ thể nên tính thuyết phục chưa cao
- Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh vốn có rất nhiều hoạt động rèn luyện KNS và có ưu thế thực hiện GDKNS theo mục tiêu giáo dục tiểu học
- GDKNS là việc đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều lực lượng xã hội bao gồm cả gia đình, nhà trường, và xã hội và bằng nhiều hình thức khác nhau Cần thiết phải khai thác nội lực của chính hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục KNS cho học sinh ở bậc tiểu học
1.2 Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài
1.2.1 Quản lí
Quản lí là tác động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làm cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất
1.2.2 Quản lí giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”
1.2.3 Quản lý trường học
Tác giả Trần Khánh Đức:“Quản lý trường học là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”
1.2.4 Hoạt động GDKNS
* KNS: KNS chính là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực
trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
Trang 6* GDKNS: GDKNS là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển cho các em khả năng
làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh trong cộng đồng
xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
* Quản lí hoạt động GDKNS: Quản lí GDKNS cho HS chính là quản lí kế hoạch, nội dung
chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ GD rèn luyện KNS ở HS
1.3 Đội và ƣu thế của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc thực hiện GDKNS
"Hoạt động của Đội TNTP gọi tắt là hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh là một mặt sinh hoạt Đội Dưới sự lãnh đạo của Đoàn và sự điều khiển của Ban chỉ huy Đội (chi đội, liên đội) hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp và hướng dẫn những hoạt động tự nguyện của đội viên và các em thiếu nhi, nhằm tạo một hiệu quả tốt phục vụ cách mạng, cho tổ chức Đội và cho việc học tập, rèn luyện của các em "
Các tổ chức Đoàn, Hội, Đội đã có rất nhiều hoạt động rèn luyện KNS Đội có đầy đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động theo kiểu nhóm nhỏ, vừa chơi, vừa học
1.4 Những vấn đề cơ bản của hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
1.4.1 Vị trí, vai trò của hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh
* Vị trí:
Tổ chức hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội thực sự là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không có gì có thể thay thế được Có thể nói, hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh đối với lứa tuổi tiểu học chiếm một
vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục
Trang 7* Vai trò
- Củng cố kết quả hoạt động dạy - học ở trên lớp, biến tri thức thành kĩ năng Đối
chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, bổ sung, cập nhật thông tin làm cho tri thức đó trở
thành của chính các em
- Tạo nên sự hài hoà, cân đối trong quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục của cấp học
- Củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng
đồng xã hội, góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung
- Thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh Đồng thời cũng giúp các nhà giáo
dục phát hiện được năng khiếu của học sinh, giúp các em phát triển năng khiếu, sở
thích của bản thân trong học tập và cuộc sống
1.4.2 Mục tiêu của hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
* Mục tiêu về nhận thức:
- Củng cố, bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới
xung quanh, với cộng đồng xã hội
- Vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời
sống đặt ra, tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đó, làm cho nó đi vào tiềm thức
của học sinh một cách chắn chắn và lâu bền, kích thích sự phát triển tư duy của các
em
Quá trình sư phạm trong nhà trường
Hoạt động dạy và học
trên lớp
Hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh
Nhân cách HS phát triển toàn diện
Trang 8- Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá của đất nước, Từ đó tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội TNTPHồ Chí Minh
* Mục tiêu về giáo dục thái độ
- Tạo cho học sinh hứng thú và ham muốn được hoạt động
- Từng bước hình thành cho học sinh lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường, của quê hương mình; mong muốn vươn lên thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành những công dân có ích cho đất nước sau này
- Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng với bạn bè, với thầy
cô, với những người lớn khác, với quê hương đất nước,
- Bồi dưỡng tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự tiến bộ của bản thân
- Góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc
tế, với các dân tộc khác trên thế giới
* Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng
- Rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá
- Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể
- Rèn luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa
1.4.3 Nội dung của hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội
Tháng 9 - 10: Truyền thống nhà trường
Tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo
Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Tháng 1 - 2: Giữ gìn truyền thống văn hoá
Trang 91.4.4 Hình thức tổ chức hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội
Thông qua các: Tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tiết hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội hàng tuần
1.5 Quản lí hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội ở trường tiểu học
1.5.1 Quản lí về kế hoạch thực hiện hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội 1.5.2 Quản lí về đội ngũ thực hiện hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội
Quản lý đội ngũ GVCN và đội ngũ Tổng phụ trách Đội
1.5.3 Quản lí về cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội
* Về GV: Yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc, không được tuỳ tiện trong quá trình
thực thi chương trình, cần có chế độ thoả đáng cho GVCN, thường xuyên tổ chức chuyên
đề để bồi dưỡng cho GV về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
* Về sách: Sách hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội là cẩm nang dành
cho GVCN, Ban giám hiệu, cán bộ Đoàn - Đội Trong thư viện cần phải có đầy đủ các loại sách tham khảo bổ trợ các môn học, sách giáo dục đạo đức, pháp luật, sổ tay học tập, để
GV lựa chọn nội dung cho các hoạt động, đặc biệt là các hội thi tìm hiểu
* Về trang thiết bị cần có: đài, đầu video, đàn, micro, dụng cụ thể thao và kinh phí
Việc đánh giá học sinh sẽ giúp HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân
để từ đó vươn lên Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của học sinh và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ
Trang 10sư phạm, hoàn thiện học vấn Đối với các cấp quản lý (lãnh đạo trường, ngành giáo dục) việc đánh giá học sinh qua hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học
1.6 GDKNS góp phần thúc đẩy mục tiêu GD toàn diện của trường tiểu học
1.6.1 Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
1.6.2 GDKNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
1.6.3 GDKNS là quá trình chuẩn bị hành trang cho học sinh thích ứng với những thách thức của cuộc sống hội nhập và phát triển
1.7 Ý nghĩa của quản lí GDKNS
1.7.1 Tạo ra sự thống nhất của các lực lượng trong việc thực hiện GDKNS
Chúng ta có thể mô hình hóa ý nghĩa, vai trò của quản lí giáo dục nói chung và GDKNS nói riêng như sau:
Ghi chú:
* : là mỗi HS, mỗi cá nhân
a : là lớp học, trong đó HS học
M3
M2
M1 *
a b c
Trang 11b : là các lớp cùng khối, cùng trường
c : là các tập thể tự quản của HS trong lớp, trường như Đội, Hội, các câu lạc bộ M1, M2, M3 là các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như các thầy cô, gia đình, xã hội
: vai trò, ý nghĩa của quản lí giáo dục
1.7.2 Phát huy vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường tiểu học
Việc tăng cường tích hợp GDKNS vào hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh sẽ làm cho HS khi tham gia hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thấy bổ ích hơn Giúp HS nhận thức được vai trò, vị trí của Đội và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường tiểu học
1.8 Đặc điểm của học sinh tiểu học
N.X.Leytex đã khắc họa: “Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc”
1.9 Đặc điểm phong trào Đội của các trường tiểu học
1.9.1 Các hoạt động có tác dụng trực tiếp đến công tác GD-học tập
1.9.2 Xây dựng Đội
1.9.3 Công ích Xã hội
1.9.4 Hoạt động nhân đạo từ thiện
1.9.5 Vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch
1.9.6 Phân loại theo các chủ điểm, hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn
Tiểu kết chương 1
Giáo dục luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì thế giáo dục luôn được đặt lên vị trí hàng đầu Mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển chịu sự chế ước của nhiều yếu
tố, trong đó, môi trường là điều kiện, giáo dục là chủ đạo, còn hoạt động cá nhân là cơ sở
Trang 12và là nhân tố quyết định sự phát triển nhân cách Đối với học sinh tiểu học, hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong môi trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân cách và có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống
Hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách của HS Hoạt động GDKNS là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
2.1 Vài nét về trường tiểu học Lý Thường Kiệt, Hà Nội
2.2 Đặc điểm giáo dục tiểu học của trường tiểu học Lý Thường Kiệt - cơ sở thực hiện quản lý hoạt động GDKNS
2.3 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò của hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh và việc GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh
Hầu hết các nhà quản lí đều nhận thức được vai trò của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường và trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách học sinh Phần lớn các nhà quản lí đều xếp hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh vào vị trí tương đối quan trọng (42%) Cho đến nay, vẫn còn một số ít các nhà quản lí chưa đánh giá đúng vai trò của
hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường (4%)
Có tới 32% ý kiến cho rằng hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là hoạt động đoàn thể, 26% ý kiến cho rằng đó là những hoạt động vui chơi giải trí, 29% cho rằng đó là hoạt động ngoại khóa, chỉ có 13% ý kiến cho rằng hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là hoạt động giáo dục
Rõ ràng việc nhận thức về vai trò hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh và hoạt động GDKNS của các nhà quản lý còn chưa cao Từ nhận thức ấy nên việc đầu tư về
Trang 13nhân sự, thời gian và vật chất cũng như quan tâm đến các yếu tố có liên quan còn nhiều hạn chế Hầu hết CBQL chưa thực sự chú trọng về vấn đề này
2.4 Thực trạng về hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội
2.4.1 Thực trạng về hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội
- BGH thường giao phó cho TPT Đội trong các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh; TPT Đội đa số là GV làm kiêm nhiệm vẫn dạy nhiều tiết nên rất ít thời gian để đầu
tư cho các hoạt động; mọi người cũng quen với những nội dung và hình thức cũ và BGH cũng chẳng yêu cầu khắt khe
- Đội ngũ GVCN đã có đầy đủ kế hoạch các hoạt động; đã phối hợp cùng cán bộ Đoàn - Đội để tranh thủ sự hỗ trợ trong việc tổ chức hoạt động GDKNS tại lớp của mình GVCN cũng đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán sự lớp
- Việc phối hợp với PHHS hầu như chỉ là trao đổi thông qua sổ liên lạc, chưa quan tâm đến việc khai thác ở PHHS sự giúp đỡ để tổ chức cho hoạt động Hầu hết các hoạt động sau khi được tổ chức xong không được rút kinh nghiệm GVCN thường gặp riêng cán sự lớp trao đổi công việc mà không triển khai đến HS cả lớp với lý do không có nhiều thời gian GV ngại không muốn làm phiền PHHS trong việc phối hợp tổ chức, một phần cũng do PHHS không nhiệt tình, bận rộn, một bộ phận PHHS thì kém hiểu biết,
- Công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về hoạt động GDKNS đối với GVCN còn lỏng lẻo, chưa sát sao; chưa có những quy định, tiêu chí bắt buộc, chặt chẽ đối với đội ngũ GVCN; nhà trường chưa có kế hoạch thống nhất tiết sinh hoạt trong từng tháng cho các khối lớp
- Bản thân nhiều đồng chí TPT Đội mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong việc
tổ chức hoạt động; khi còn học tại trường sư phạm không được tiếp cận nhiều với thực tế
- Việc phối hợp giữa các GV cũng khó khăn,
2.4.2 Đánh giá của học sinh về các hình thức tổ chức các hoạt động GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh
Đánh giá của GV: 81,7% nội dung không hấp dẫn, 76,7% hình thức đơn điệu,
80% không phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của HS, 80% thiếu CSVC, 81,7%
Trang 14tổ chức không có kế hoạch, 75% công tác đánh giá chưa tốt, 86,7% sự phối hợp các lực lượng chưa chặt chẽ
Đánh giá của HS: 94,7% nội dung không hấp dẫn; 89,3% hình thức đơn điệu;
82,7% không phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của HS; 84,7% thiếu CSVC; 76% tổ chức không có kế hoạch; 92% công tác đánh giá chưa tốt; 81,3% sự phối hợp các lực lượng chưa chặt chẽ
* Nguyện vọng của học sinh về công tác GDKNS thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
Nội dung: Các e thích các hoạt động:
+ Đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện, tham quan các hoạt động văn hoá ở địa phương như lễ hội, tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm
+ Xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, Hội trại, mừng sinh nhật bạn
+ Các trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ, thi đố
+ Tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học, những tấm gương sáng trong học tập + Trang trí lớp học, chăm sóc và trông cây cảnh ở quanh lớp học và trong trường
Hình thức: HS thích tổ chức tham quan du lịch (91%), các cuộc thi giữa các đội tuyển
(78%), Hội trại (75%), tổ chức các trò chơi (83%), em biểu diễn nghệ thuật (80%), tổ chức giao lưu (70%), các câu lạc bộ (72,7%)
HS không thích các hình thức như viết bài dự thi (65%), nghe nói chuyện toàn trường (58,2%)
2.5 Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS của cán bộ quản lí các trường tiểu học trong Quận Đống Đa
2.5.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS của Ban Giám Hiệu
Việc xây dựng kế hoạch mới chỉ chung chung mà chưa cụ thể về nội dung, thời gian, đối tượng, kinh phí, lực lượng phối hợp Việc xây dựng kế hoạch tham dự các lớp bồi dưỡng cũng chỉ thực hiện tốt ở các lớp do Sở GD - ĐT, PGD tổ chức Nhà trường hầu hết là không tổ chức học tập kinh nghiệm cho khối CN, tổ CM Công tác chỉ đạo, đánh giá kịp thời qua kiểm tra thường xuyên cùng với kế hoạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết thì mọi công việc sẽ diễn ra đạt kết quả tốt