Kiềm chế liều Dose constraint: Là giới hạn liều bức xạ cá nhân do một nguồn bức xạ gây ra, được sử dụng làm mức giới hạn trong việc tính toán tối ưu bảo vệ an toàn bức xạ đối với nguồn
Trang 1nghiêm chỉnh bản Chỉ dẫn ATBX này.
- Mọi công việc khi thực hiện trên Lò phản ứng, trong các phòng công nghệ
và phòng thí nghiệm (PTN) nếu chưa được quy định trong bản chỉ dẫn này nhưng có liên quan đến bức xạ thì phải lập chỉ dẫn riêng Các chỉ dẫn đó phải được sự đồng ý của Phòng ATBX và được Viện trưởng phê duyệt theo đề nghị của lãnh đạo đơn vị (Phòng/ Trung tâm)
- Giám đốc Trung tâm Lò Phản ứng chịu trách nhiệm tổ chức bảo đảm ATBX
ở Lò phản ứng và các Phòng Ban trực thuộc
- Các trưởng đơn vị, trưởng kíp vận hành Lò chịu trách nhiệm trực tiếp về ATBX tại những vị trí làm việc của đơn vị mình, chịu trách nhiệm tổ chức cho nhân viên và người đến công tác ở đơn vị mình tuân thủ các yêu cầu của chỉ dẫn này cũng như các định chuẩn và quy phạm về ATBX
- Mỗi nhân viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm của mình đối với quy phạm và các chỉ dẫn ATBX
- Trưởng Phòng ATBX chịu trách nhiệm tổ chức công việc kiểm tra cho toàn
bộ khu vực Lò và các phòng thí nghiệm có liên quan đến bức xạ, tổ chức huấn luyện cho mọi người trong Viện về quy phạm và các định chuẩn ATBX, kiểm tra kiến thức về ATBX
Kiểm soát có hệ thống các mức tác động của bức xạ ở tất cả các phòng làm việc của khu vực Lò và quanh Lò phản ứng, bảo đảm các phương tiện kiểm soát liều
cá nhân, thống kê theo dõi liều chiếu cá nhân, kiểm soát việc thực hiện các định chuẩn, quy phạm và chỉ dẫn về ATBX
- Những yêu cầu của Phòng ATBX về ATBX là bắt buộc đối với mọi nhân viên làm việc ở Viện NCHN
- Lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm:
+ Thực hiện các quy phạm, chỉ dẫn kỹ thuật, mệnh lệnh chỉ thị về các vấn đề ATBX
+ Theo dõi tình trạng bức xạ của nhà Lò phản ứng, các phòng công nghệ, phòng thí nghiệm, các phòng phụ trợ và sinh hoạt
+ Tổ chức đúng đắn và an toàn cho việc bảo quản, kiểm kê, vận chuyển, sử dụng chất phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác
+ Theo dõi việc bảo đảm trang bị cho nhân viên về quần áo phòng hộ, các phương tiện bảo vệ cá nhân theo tiêu chuẩn quy định
1 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG 1.1 Mỗi nhân viên làm việc trong điều kiện có tiếp xúc với phóng xạ cần có hiểu
biết về những tính chất cơ bản của bức xạ, các khái niệm, định nghĩa và thuật
Trang 2ngữ trong lĩnh vực ATBX, có hiểu biết đúng đắn về tác hại sinh học của bức xạ iôn hóa, biết quy tắc vệ sinh cá nhân, quy tắc làm việc với các nguồn phóng xạ kín và hở, biết sử dụng đúng đắn các phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như cần phải hiểu biết các vấn đề chuyên môn sẽ gặp phải trong hoạt động sản xuất và nghiên cứu khoa học hàng ngày.
1.2 Mọi nhân viên chỉ được phép làm việc với các chất phóng xạ và nguồn bức xạ iôn hóa sau khi đã học và trả thi về các quy phạm ATBX, quy tắc vệ sinh cá nhân, sử dụng đúng đắn các phương tiện bảo vệ cá nhân Định kỳ 1 lần trong 1 năm phải qua kiểm tra kiến thức về quy phạm ATBX và vệ sinh cá nhân Kết quả kiểm tra được ghi trong phiếu kiểm tra Kết quả thi về quy phạm và chỉ dẫn ATBX được ghi trong biên bản thi
1.3 Khi thay đổi tính chất công việc hay nâng cấp loại công việc thì phải kiểm tra
và thi bổ sung kiến thức về quy phạm ATBX và vệ sinh cá nhân
1.4 Những người tạm thời làm việc với các nguồn bức xạ chỉ phải qua kiểm tra theo những chương (của chỉ dẫn này) thích hợp với tính chất công việc mà họ sẽ làm
1.5 Phòng ATBX được ủy quyền đình chỉ làm việc với bức xạ đối với những người
vi phạm nghiêm trọng quy phạm ATBX Muốn được trở lại làm việc với bức xạ thì phải thi lại về ATBX và vệ sinh cá nhân
1.6 Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên và đã qua kiểm tra sức khỏe mới được xét cho phép làm việc với bức xạ và ở Lò phản ứng hạt nhân
1.7 Cần phải biết rằng mọi sự chiếu xạ lên cơ thể đều có thể có những nguy hiểm nhất định vì không có ngưỡng liều nào được coi là an toàn Cho nên khi làm việc với bức xạ cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Không vượt các giới hạn về liều
- Tránh mọi sự chiếu xạ không cần thiết
- Giảm liều chiếu thấp đến mức hợp lý chấp nhận được
1.8 Mỗi nhân viên ở Viện NCHN phải thực hiện nghiêm chỉnh quy phạm và chỉ dẫn ATBX và có trách nhiệm ngăn chặn mọi vi phạm của người khác
Cần nhớ rằng nghiên cứu kỹ và thực hiện nghiêm chỉnh chỉ dẫn về ATBX là điều kiện cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính mình Về mọi vấn đề liên quan tới ATBX cần liên hệ với Phòng ATBX
2 NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
2.1 Bức xạ ion hóa (Ionizing radiation): Những bức xạ điện từ và hạt khi tương tác
với môi trường tạo nên các ion
Chú thích: Bức xạ tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy không coi là bức xạ ion hoá
Để cho gọn ta dùng danh từ bức xạ thay cho bức xạ ion hóa
2.2 Bức xạ gamma (Gamma radiation): Bức xạ điện từ (phôton) sinh ra trong quá
trình biến đổi hạt nhân hoặc khi hủy biến các hạt
2.3 Bức xạ đặc trưng (Characteristic radiation): Bức xạ phôton với phổ vạch sinh
ra khi thay đổi trạng thái năng lượng của nguyên tử
Trang 32.4 Bức xạ hãm (Bremsstrahlung radiation): Bức xạ phôton với phổ liên tục sinh ra
khi thay đổi động năng của các hạt điện tích Bức xạ hãm sinh ra trong môi trường bao quanh các nguồn bức xạ bêta, các ống Rơntghen, các máy gia tốc điện tử
2.5 Bức xạ Rơntghen (Rơntghen radiation): Những bức xạ hãm và bức xạ đặc
trưng có vùng năng lượng phôton từ 1 keV đến 1 MeV
2.6 Bức xạ hạt (Particle radiation): Bức xạ iôn hóa gồm những hạt có khối lượng
tĩnh khác 0 (như alpha, bêta, prôtôn, nơtrôn, v.v.)
2.7 Nguồn bức xạ (Radiation source): Là vật thể bất kỳ có thể gây ra chiếu xạ bằng
cách phát bức xạ ion hóa hoặc làm phát tán các chất phóng xạ hoặc vật liệu phóng xạ
2.8 Chất phóng xạ (Radioactive substance): Là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có
hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70kBq/kg
2.9 Liều (Dose): Là đại lượng bức xạ mà bia nhận được hay hấp thụ được Các đại
lượng liều như liều hấp thụ, liều cơ quan, liều tương đương, liều hiệu dụng, liều nhiễm tương đương hoặc liều nhiễm hiệu dụng được dùng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể
2.10 Liều hấp thụ (Absorbed dose): Năng lượng trung bình dE mà bức xạ truyền
cho vật chất ở trong một thể tích nguyên tố chia cho khối lượng của vật chất dm chứa trong thể tích đó
Đơn vị quen dùng là Rad, 1 Rad = 100 Erg/g = 0,01 Gy
Suất liều hấp thụ: Liều hấp thụ tính cho một đơn vị thời gian Đơn vị đo là Gray
(hoặc Rad)/thời gian
2.11 Liều chiếu (Exposure dose): Tổng điện tích của các iôn cùng dấu được tạo ra
bởi các phôton trong một thể tích nhỏ của không khí chia cho khối lượng của khối không khí đó (với điều kiện tất cả các điện tử thứ cấp do các phô tôn tạo ra
bị hãm hoàn toàn trong khối không khí đó)
Suất liều chiếu: Liều chiếu tính cho một đơn vị thời gian Đơn vị đo là
Culông/kg/thời gian (ký hiệu: C/kg/thời gian) hoặc Rơntghen/thời gian
2.12 Liều tương đương (Equivalent dose): Đại lượng dùng để đánh giá mức độ
nguy hiểm của bất kỳ loại bức xạ nào (điện tử hay hạt) đối với cơ quan hoặc mô
T và bằng liều hấp thụ nhân với trọng số bức xạ WR :
Trang 4Suất liều tương đương: Liều tương đương tính cho một đơn vị thời gian Đơn vị
là Sivơ (hoặc Rem)/thời gian
2.13 Liều hiệu dụng (Effective dose): Là tổng liều tương đương của từng cơ quan
hoặc mô T nhân với trọng số mô WT tương ứng:
R
R T
T T
2.14 Liều tập thể (Collective dose): Là tổng liều bức xạ của một nhóm dân chúng
được xác định bằng tích của số người trong nhóm bị chiếu xạ bởi nguồn bức xạ
và liều trung bình của từng cá thể tính cho toàn nhóm Liều tập thể được biễu diễn bằng đơn vị man.Sv (người x Sv)
2.15 Liều hiệu dụng tập thể (Collective effective dose): Là tổng liều hiệu dụng H
đối với nhóm dân chúng, nó được xác định như sau :
H = i i
i N H
dm Đơn vị của Kerma trong đơn vị SI là J/kg và được gọi là Gray (Gy)
2.17 Kiềm chế liều (Dose constraint): Là giới hạn liều bức xạ cá nhân do một
nguồn bức xạ gây ra, được sử dụng làm mức giới hạn trong việc tính toán tối
ưu bảo vệ an toàn bức xạ đối với nguồn đó Đối với chiếu xạ nghề nghiệp, kiềm chế liều là giá trị liều cá nhân dùng để giới hạn dải lựa chọn trong quá trình tối ưu hóa Đối với chiếu xạ dân chúng, kiềm chế liều là giới hạn trên của liều năm mà các thành viên trong chúng nhận được từ các hoạt động của một nguồn bức xạ được kiểm soát
2.18 Hiệu ứng ngẫu nhiên (Stochastic effect): Là hiệu ứng xảy ra không có mức
ngưỡng về liều bức xạ và xác suất xảy ra hiệu ứng tỷ lệ với liều bức xạ và mức
độ nghiêm trọng của nó độc lập với liều bức xạ
Trang 52.19 Hiệu ứng tất nhiên (Deterministic effect): Là hiệu ứng chỉ xảy ra khi liều bức
xạ vượt quá một mức ngưỡng nào đó và tính nghiêm trọng của nó tăng tỷ lệ với liều bức xạ
2.20 Hoạt độ (Activity): Số biến đổi hạt nhân tự phát trong một đơn vị thời gian của
chất phóng xạ
Tên đơn vị quốc tế mới để đo hoạt độ phóng xạ là Becơren, ký hiệu là Bq; 1
Bq = 1 biến đổi hạt nhân/giây (1.s-1 ); Đơn vị quen dùng là Curi, ký hiệu là Ci;
1 Ci = 3,7.1010 Bq
2.21 Nguồn kín (Sealed source): Nguồn phóng xạ có kết cấu kín và chắc, không để
cho chất phóng xạ của nó xâm nhập vào môi trường
2.22 Nguồn hở (Unsealed source): Nguồn phóng xạ khi sử dụng chất phóng xạ của
nó có thể xâm nhập vào môi trường
2.23 Đương lượng gam rađi của nguồn phóng xa (Radium gram-equivalent of a
radiation source): Lượng Rađi-226 có thể tạo ra ở cùng một khoảng cách cùng
một suất liều như nguồn phóng xạ ta cần đánh giá
2.24 Chiếu ngoài (External exposure): Chiếu xạ cơ thể từ nguồn bức xạ ở ngoài cơ
thể
2.25 Chiếu trong (Internal exposure): Chiếu xạ cơ thể từ nguồn bức xạ ở bên trong
cơ thể
2.26 Nguồn tự nhiên (Natural source): Những bức xạ iôn hóa có nguồn gốc từ vũ
trụ hay từ các chất phóng xạ tự nhiên (có ở bề mặt quả đất, lớp khí quyển gần mặt đất, trong đồ ăn, thức uống, trong cơ thể người)
2.27 Cơ quan xung yếu (Critical organ): Cơ quan hay mô khi bị chiếu xạ sẽ đem
lại những tổn hại lớn nhất cho sức khỏe cá nhân hay con cháu họ
Khi toàn thân bị chiếu xạ gần như đồng nhất, nhiều cơ quan xung yếu có khả năng bị tổn thương và ảnh hưởng đến các chức năng của toàn cơ thể nói chung
do đó toàn thân cũng được coi là cơ quan xung yếu
2.28 Sự kích hoạt (Activation): Là quá trình sản xuất các nhân phóng xạ bằng chiếu
xạ
2.29 Chiếu xạ (Exposure): Là hành động hoặc điều kiện dẫn tới bị bức xạ rọi vào
Chiếu xạ có thể từ bên ngoài (bằng nguồn nằm ngoài cơ thể) hoặc từ bên trong (bằng nguồn nằm trong cơ thể) Chiếu xạ có thể được phân thành nhiều loại như: chiếu xạ thông thường hoặc chiếu xạ tiềm tàng, chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế, chiếu xạ dân chúng, v.v
2.30 Đường chiếu xạ (Exposure pathway): Những đường theo đó chất phóng xạ có
thể xâm nhập vào người hoặc chiếu xạ lên con người
2.31 Chiếu xạ thông thường (Normal exposure): Là chiếu xạ xảy ra trong những
điều kiện hoạt động bình thường của một cơ sở hoặc của một nguồn bức xạ, bao gồm cả trong tình huống có sự cố nhỏ xảy ra nhưng kiểm soát được
2.32 Chiếu xạ tự nhiên (Natural exposure): Là sự chiếu xạ từ các nguồn phóng xạ
tự nhiên
Trang 62.33 Chiếu xạ nghề nghiệp (Occupational exposure): Là mọi sự chiếu xạ đối với
nhân viên bức xạ xảy ra trong công việc của họ, không tính đến những chiếu xạ được loại trừ khỏi Tiêu chuẩn và sự chiếu xạ từ những công việc bức xạ hoặc nguồn được Tiêu chuẩn miễn trừ
2.34 Chiếu xạ dân chúng (Public exposure): Là sự chiếu xạ đối với các thành viên
dân chúng từ các nguồn bức xạ, không kể chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế và phông bức xạ tự nhiên khu vực bình thường, nhưng có tính tới chiếu xạ gây ra bởi các nguồn bức xạ và các công việc bức xạ đã được cấp phép và chiếu xạ trong các trường hợp can thiệp
2.35 Chiếu xạ y tế (Medical exposure): Chiếu xạ mà bệnh nhân phải chịu như một
phần của việc chẩn đoán hoặc chữa trị về y tế hoặc về răng của họ; hay của những người khác, không phải những người bị chiếu xạ nghề nghiệp, khi biết rõ
và tự nguyện giúp đỡ chăm sóc bệnh nhân; và những người tự nguyện trong chương trình nghiên cứu sinh y kèm theo sự chiếu xạ của họ
2.36 Chiếu xạ trường diễn (Chronic exposure): Sự chiếu xạ xảy ra và kéo dài liên
tục theo thời gian
2.37 Chiếu xạ tiềm tàng (Potential exposure): Là sự chiếu xạ không chắc chắn xảy
ra nhưng nó có thể xảy ra do một sự cố của nguồn bức xạ hoặc do một sự kiện hoặc hậu quả của sự kiện mang tính sác suất, bao gồm sự hỏng hóc của thiết bị
và lỗi trong vận hành
2.38 Sự can thiệp (Intervention): Là hành động được tiến hành nhằm làm giảm
hoặc ngăn ngừa sự chiếu xạ hoặc khả năng bị chiếu xạ từ các nguồn phóng xạ không phải là một bộ phận của công việc bức xạ được kiểm soát hoặc nằm ngoài
sự kiểm soát do hậu quả của tai nạn
2.39 Mức can thiệp (Intervention level): Là mức liều có thể tránh được nhờ thực
hiện các hành động bảo vệ hoặc hành động khắc phục trong tình huống chiếu xạ khẩn cấp hoặc chiếu xạ trường diễn
2.40 Sự xâm nhập (Intake): Quá trình hấp thụ các nhân phóng xạ vào bên trong cơ
thể người qua hô hấp, tiêu hóa hoặc qua da
2.41 Liều chiếu trong (Committed dose): Liều hiệu dụng chiếu trong và/ hoặc liều
tương đương chiếu trong
2.42 Liều cơ quan (Organ dose): Là liều trung bình DT trong mô hoặc cơ quan T của cơ thể người được xác định:
DT = ∫
T
m T
Ddm m
Trang 7t
t dt t D D
Trong đó: t0 là thời điểm xâm nhập chất phóng xạ; D•(t) là suất liều hấp thụ tại thời điểm t và τ là thời điểm trôi qua sau xâm nhập của chất phóng xạ Khi τ
không được chỉ rõ thì lấy bằng 50 năm cho người lớn và 70 năm cho trẻ em
2.44 Liều hiệu dụng chiếu trong (Committed effective dose): Là đại lượng E(τ)được xác định như sau:
∑
=
T T T H W
E(τ) (τ)
Trong đó: H T(τ)là liều tương đương chiếu trong của mô T trong khoảng thời gian τ WT là trọng số mô của mô T Khi τ không được chỉ rõ thì lấy bằng 50
năm cho người lớn và 70 năm cho trẻ em
2.45 Liều tương tương chiếu trong (Committed equivalent dose): Là đại lượng
phóng xạ Khi τ không được chỉ rõ thì lấy bằng 50 năm cho người lớn và 70
năm cho trẻ em
2.46 Nhân viên bức xạ (Radiation worker): Những người làm việc trực tiếp với
bức xạ (thường xuyên hay tạm thời) - Đối tượng A
2.47 Dân chúng (Public): Mọi người dân nói chung – Đối tượng B.
2.48 Nhóm người trọng yếu (Critical group): Nhóm các thành viên dân chúng,
đồng nhất một cách hợp lý về mặt chiếu xạ đối với một nguồn bức xạ cụ thể và đối với một đường chiếu xạ cụ thể và là tiêu biểu cho các cá thể nhận được một liều hiệu dụng hoặc một liều tương tương cao nhất (như có thể áp dụng) bởi một đường chiếu xạ cụ thể từ một nguồn cụ thể
2.49 Giới hạn (Limit): Là giá trị của một đại lượng không thể được vượt quá trong
những hoạt động hoặc những hoàn cảnh cụ thể
2.50 Liều giới hạn (Dose limit): Là giá trị không được phép vượt quá liều hiệu
dụng hoặc liều tương đương của các cá nhân nhận được từ các công việc bức xạ đang chịu sự kiểm soát
2.51 Nồng độ giới hạn cho phép (Permissible limit concentration): Nồng độ cao
nhất của chất phóng xạ trong một đơn vị thể tích nước ăn hoặc khí thở để cho mức xâm nhập hàng năm của chất phóng xạ vào cơ thể không vượt quá giới hạn cho phép
Trang 82.52 Mức xâm nhập giới hạn hàng năm/ Giới hạn hấp thu chất phóng xạ hàng năm (Annual limit on intake - ALI): Sự nhiễm xạ trong qua đường hô hấp, ăn
uống hoặc thấm qua da của nhân phóng xạ xác định trong thời gian một năm sẽ dẫn đến một liều chiếu trong bằng giá trị liều giới hạn tương ứng ALI được biểu diễn qua đơn vị hoạt độ phóng xạ
2.53 Hoạt độ phóng xạ tối thiểu có ý nghĩa (Minimum significant activity): Hoạt
độ lớn nhất của nguồn hở tại chỗ làm việc được miễn trừ không phải đăng ký và xin phép cơ quan có thẩm quyền
2.54 Công việc bức xạ (Radiation practice): Những công việc có tiếp xúc trực tiếp
với nguồn bức xạ
2.55 Nhân viên bức xạ (Radiation worker): Là bất kỳ cá nhân làm việc cả thời
gian, hoặc nửa thời gian hoặc tạm thời với bức xạ, và là người thừa nhận các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc bảo vệ an toàn bức xạ nghề nghiệp
2.56 Cơ sở bức xạ (Radiation installation): Nơi tổ chức, cá nhân được cơ quan
quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cho phép đặt nguồn bức xạ và thường xuyên tiến hành công việc bức xạ
2.57 An toàn bức xa (Radiation safety): Là việc đảm bảo an toàn cho con người và
môi trường khỏi những tác hại do bức xạ gây ra bằng việc kiểm xạ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cần thiết
2.58 Kiểm xạ (Monitoring): Là phép đo liều hoặc độ nhiểm bẩn phóng xạ nhằm
mục đích đánh giá hoặc kiểm soát sự chiếu xạ hoặc các chất phóng xạ, và giải thích các kết quả
3.59 Vùng kiểm soát (Controlled area): Bất kỳ khu vực nào trong đó có các biện
pháp bảo vệ đặc biệt và các quy định an toàn được yêu cầu hoặc có thể được yêu cầu để: (a) kiểm soát chiếu xạ bình thường hoặc ngăn chặn sự lan truyền của bẩn phóng xạ trong điều kiện làm việc bình thường; và (b) ngăn chặn hoặc giới hạn mức độ của các chiếu xạ khả hữu
3.60 Vùng giám sát (Supervised area): Bất kỳ vùng nào không quy định là vùng
kiểm soát nhưng ở đó các điều kiện chiếu xạ nghề nghiệp vẫn phải đặt dưới sự giám sát thậm chí ngay cả khi không cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ đặc biệt và các quy định an toàn thông thường
2.61 Tai nạn/ Sự cố (Accident/ Incident): Là bất kỳ sự kiện nào xảy ra ngoài ý
muốn, bao gồm những sai sót do vận hành, những hỏng hóc của thiết bị hoặc những rủi ro mà hậu quả hoặc hậu quả tiềm tàng của chúng là không thể bỏ qua được theo quan điểm bảo vệ hoặc an toàn cho con người
2.62 Biện pháp đối phó (Countermeasure): Là hành động nhằm giảm nhẹ hậu quả
của một tai nạn
2.63 Mức hành động (Action level): Là mức suất liều hoặc nồng độ phóng xạ mà
nếu bị vượt quá thì phải tiến hành ngay các hành động khắcc phục hoặc bảo vệ,
kể cả trong trường hợp chiếu xạ trường diễn và chiếu xạ khẩn cấp
Trang 92.64 Mức chỉ dẫn (Guidance level): Mức của một đại lượng cụ thể mà trên giá trị
đó, các hành động thích đáng cần phải được xem xét Trong một vài tình huống, các hành động có thể cần thiết được xem xét khi đại lượng cụ thể thấp đáng kể dưới mức chỉ dẫn
2.65 Kế hoạch khẩn cấp (Emergency plan): Là tập hợp các bước cần phải thực hiện
trong trường hợp xảy ra tai nạn
2.66 Sự can thiệp (Intervention): Là hành động được tiến hành nhằm làm giảm
hoặc ngăn ngừa sự chiếu xạ hoặc khả năng bị chiếu xạ từ các nguồn phóng xạ không phải là một bộ phận của công việc bức xạ được kiểm soát hoặc nằm ngoài
sự kiểm soát do hậu quả của tai nạn
2.67 Mức can thiệp (Intervention level): Là mức liều có thể tránh được nhờ thực
hiện các hành động bảo vệ hoặc hành động khắc phục trong tình huống chiếu xạ khẩn cấp hoặc chiếu xạ trường diễn
2.68 Mức điều tra (Investigation level): Giá trị của đại lượng như liều hiệu dụng,
mức xâm nhập chất phóng xạ, hoặc mức nhiễm bẩn trên một đơn vị diện tích hoặc đơn vị khối lượng mà tại hoặc trên mức đó thì việc điều tra cần phải được tiến hành
2.69 Mức ghi hồ sơ (Recording level): Mức liều (chiếu, hấp thụ, tương đương)
hoặc mức xâm nhập chất phóng xạ được quy định bởi Cơ quan quản lý, khi nhân viên bức xạ nhận được giá trị liều vượt quá mức nêu trên thì cần phải ghi các giá trị đó vào hồ sơ theo dõi liều bức xạ cá nhân
2.70 Mức tham chiếu (Reference level): Mức hành động, mức can thiệp, mức điều
tra hoặc mức ghi hồ sơ Những mức này có thể được thiết lập cho bất kỳ đại lượng nào được xác định trong thực hành an toàn bức xạ
2.71 Cơ quan quản lý Nhà nước (Regulatory authorithy): Là một hoặc nhiều cơ
quan có thẩm quyền được Nhà nước chỉ định hoặc được thừa nhận để thực thi pháp luật liên quan đến an toàn bức xạ
2.72 Mức độ rủi ro/ Mức nguy hiểm (Risk): Là đại lượng biểu diễn mức độ nguy
hiểm hoặc nguy cơ độc hại hoặc hậu quả do tổn thương liên quan đến chiếu xạ thực hoặc chiếu xạ tiềm tàng Nó gắn liền với các đại lượng như xác suất xảy ra những hậu quả có hại cụ thể, quy mô và đặc điểm của những hậu quả đó
2.73 Đánh giá an toàn (Safety assessment): Là sự xem xét các khía cạnh về thiết
kế, vận hành nguồn bức xạ liên quan tới vấn đề bảo vệ con người và an toàn cho nguồn Nó bao gồm việc phân tích các vấn đề bảo vệ và an toàn được thiết lập trong thiết kế và vận hành nguồn bức xạ và phân tích các rủi ro liên quan đến các điều kiện làm việc bình thường và tình huống sự cố
2.74 Văn hóa an toàn (Safety culture): Là tập hợp các đặc tính, thái độ của các tổ
chức và cá nhân được thiết lập, bằng sự ưu tiên cao nhất, để chứng tỏ rằng các vấn đề bảo vệ và an toàn được mọi cá nhân và tổ chức quan tâm một cách thích đáng
Trang 102.75 Xả chất phóng xạ (Radioactive discharge): Các chất phóng xạ sinh ra từ một
nguồn đang được sử dụng trong một công việc bức xạ được xả vào môi trường dưới dạng khí, dạng son khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn với mục đích pha loãng hoặc làm phân tán chúng
2.76 Chất thải phóng xạ (Radioactive waste): Là chất thải có hoạt độ phóng xạ
riêng như chất phóng xạ
2.77 Cơ sở quản lý thải phóng xạ (Radioactive waste management facility): Là cơ
sở được thiết kế đặc biệt dùng để thao tác, xử lý, cất giữ tạm thời hoặc là để chôn cất vĩnh viễn các chất thải phóng xạ
2.78 Cơ sở hạt nhân (Nuclear installation): Nhà máy chế tạo nhiên liệu hạt nhân,
lò phản ứng hạt nhân (kể cả các cơ cấu tới hạn và dưới tới hạn), lò phản ứng nghiên cứu, nhà máy điện hạt nhân, cơ sở bảo quản nhiên liệu đã loại bỏ, nhà máy làm giàu hoặc cơ sở tái chế
2.79 Chu trình nhiên liệu hạt nhân (Nuclear fuel cycle): Là toàn bộ các hoạt động
liên quan đến sản xuất năng lượng hạt nhân, bao gồm khai thác, sơ chế, chế biến
và làm giàu Uran hoặc Thori; chế tạo nhiên liệu hạt nhân; vận hành lò phản ứng hạt nhân; tái chế nhiên liệu hạt nhân; thanh lý và mọi hoạt động quản lý chất thải phóng xạ cũng như các hoạt động nghiên cứu triển khai liên quan đến các hoạt động trên
2.80 Qui tắc ALARA (as low as reasonably achievable): Là giảm thiểu liều xạ càng
thấp càng tốt đến mức hợp lý chấp nhận được
2.81 Nhiễm bẩn phóng xạ (Contamination): Là sự hiện diện của chất phóng xạ bên
trong hoặc trên bề mặt các vật thể hoặc cơ thể người hay ở những nơi khác ngoài ý muốn hoặc có thể gây hại
2.82 Tẩy xạ (Decontamination): Là sự loại bỏ hoặc giảm thiểu nhiễm bẩn phóng xạ
bằng các quy trình vật lý hoặc hóa học
2.83 Bảo vệ theo chiều sâu (Defence in depth): Là sự áp dụng đồng thời nhiều biện
pháp bảo vệ với mục đích an toàn và bằng cách đó sự an toàn được đảm bảo thậm chí trong trường hợp một trong các biện pháp bảo vệ không hoạt động
2.84 Người chuẩn (Reference man): Là mẫu người châu Âu được lý tưởng hóa do
Ủy ban Quốc tế về An toàn bức xạ (ICRP) quy định nhằm để đánh giá an toàn bức xạ
2.85 Trọng số bức xạ (Radiation weighting factor - W R ): Là các hệ số nhân đối với
liều hấp thụ dùng để tính tới tính hiệu quả tương đối của các loại bức xạ khác nhau trong việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Loại bức xạ và dải năng lượng W R
- Photon với năng lượng bất kỳ
- Chùm điện tử với năng lượng bất kỳ
- Nơtrôn: < 10 keV
10 keV đến 100 keV
> 100 keV đến 2 MeV
1151020
Trang 11> 2 MeV đến 20 MeV
> 20 MeV
- Hạt proton có năng lượng trên 2 MeV
- Hạt alpha, mảnh phân hạch, hạt nhân nặng
105520
2.86 Trọng số mô (Tissue weighting factor - W T ): Các hệ số nhân của liều tương
đương đối với cơ quan hoặc tổ chức mô dùng cho mục đích ATBX để tính đến độ nhạy cảm bức xạ khác nhau của các cơ quan và tổ chức mô đối với các hiệu ứng ngẫu nhiên của bức xạ
Cơ quan hoặc mô W T Cơ quan hoặc mô W T
Cơ quan sinh dục
GanThực quảnTuyến giápDa
Bề mặt xươngCác bộ phận còn lại
0,050,050,050,010,010,05
3 PHÂN LOẠI BỨC XẠ VÀ BẢN CHẤT CỦA CHÚNG 3.1 Hạt alpha
Là hạt nhân Hêli có khối lượng là 4 và điện tích dương bằng 2, khả năng iôn hóa rất mạnh, truyền năng lượng cho môi trường với tốc độ cao nên khả năng xuyên sâu rất nhỏ Đa số các hạt alpha của nhân phóng xạ phát ra đều có năng lượng xác định trong khoảng từ 3 MeV đến 10 MeV Về mặt chiếu ngoài hoàn toàn không có ý nghĩa, với alpha có năng lượng cao nhất cũng chỉ xuyên nổi lớp da chết bên ngoài, một tờ giấy mỏng bảo vệ đủ che chắn hết các hạt alpha Song chiếu trong thì rất nguy hiểm vì chung quanh nguồn alpha là mô sống, những cơ quan nhỏ bé lại nhạy cảm với bức xạ sẽ bị tổn hại lớn nhất, nên khi làm việc với những chất phóng xạ alpha hở cần đề phòng mối nguy hiểm chiếu trong
3.2 Hạt beta
Các hạt bêta có thể là êlectrôn hay poditrôn, chúng có điện tích là 1 nhưng khác dấu, khối lượng rất nhỏ, tốc độ lớn hơn các hạt alpha, khả năng xuyên sâu tương đối cao tùy theo năng lượng Cũng như alpha, bêta gây iôn hóa trực tiếp nhưng không mạnh như alpha Những hạt bêta có năng lượng lớn khi bị dừng đột ngột hay đổi hướng khi tương tác với hạt nhân sẽ sinh ra bức xạ hãm, một phần động năng của bêta chuyển thành bức xạ điện từ Nếu năng lượng bêta nhỏ và số Z của môi trường nhỏ thì phần năng lượng này nhỏ Nếu năng lượng bêta lớn và Z lớn thì ngược lại Do đó che chắn bêta phải dùng vật liệu nhẹ (có Z nhỏ) Về mặt chiếu ngoài, bêta được coi là nguy hiểm nhẹ Chỉ cần một lớp nhôm mỏng cũng đủ chắn hoàn toàn Những bêta có năng lượng lớn khi bị hãm trong lớp che chắn có thể gây nguy hiểm do bức xạ hãm Về mặt chiếu trong, bêta không nguy hiểm như alpha nên không gây tác hại lớn
Trang 123.3 Bức xạ gamma
Là bức xạ điện từ, có khả năng xuyên sâu rất lớn Bức xạ gamma được phát
ra khi hạt nhân chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản trong những quá trình hạt nhân khác nhau Các nhân phóng xạ xác định phát ra các bức xạ gamma có năng lượng xác định Năng lượng cao nhất có thể tới 8 - 10 MeV
Khi đi qua vật chất, bức xạ gamma bị mất năng lượng do 3 quá trình chính sau: quang điện, compton và tạo cặp
Trong quá trình quang điện, bức xạ gamma tương tác với điện tử liên kết của nguyên tử (thường là điện tử lớp K), truyền toàn bộ năng lượng cho điện tử này, bứt
nó ra khỏi nguyên tử, kết quả gây ra sự iôn hóa
Trong quá trình compton, bức xạ gamma tương tác với điện tử ngoài cùng của nguyên tử (điện tử liên kết yếu), truyền một phần năng lượng cho điện tử này và thay đổi hướng ban đầu
Trong quá trình tạo cặp, bức xạ gamma tương tác với điện trường gần hạt nhân và biến thành một cặp mang điện êlectrôn và pôditrôn Các hạt êlectrôn và pôditrôn được tạo thành có năng lượng đủ lớn để gây ra sự iôn hóa tiếp theo
Bức xạ gamma có mối nguy hiểm bức xạ cao Do có độ xuyên sâu lớn nên có thể gây nguy hiểm đáng kể ở những khoảng cách khá xa nguồn Các tia tán xạ cũng gây nguy hiểm vì thế khi che chắn phải quan tâm đến mọi hướng Tia gamma gây tổn hại cho các mô, bao trùm cả cơ thể do đó những mô nhạy cảm với bức xạ sẽ bị tổn hại khi con người có mặt trong trường gamma ngoài So với alpha và bêta, tia gamma nguy hiểm hơn về mặt chiếu ngoài nhưng chiếu trong thì kém hơn vì quãng chạy lớn nên năng lượng truyền cho một thể tích nhỏ của mô là nhỏ, vì vậy cơ quan nhỏ trong cơ thể sẽ bị tổn thương do chiếu trong của gamma ít hơn alpha và bêta
3.4 Nơtrôn
Là bức xạ iôn hóa, nơtrôn là hạt không mang điện, có khối lượng gần bằng một đơn vị khối lượng nguyên tử, sinh ra trong những phản ứng hạt nhân Một vài nhân cũng tự phát ra nơtrôn
Về mặt ATBX, nơtrôn được chia ra các nhóm năng lượng sau:
Nơtrôn nhiệt 0,025 eV - 0,1 eVNơtrôn chậm 0,1 eV - 5 eVNơtrôn trung bình 5 keV - 500 keVNơtrôn nhanh 0,5 MeV - 10 MeVCác quá trình tương tác chủ yếu của nơtrôn với vật chất là: tán xạ đàn hồi, tán
xạ không đàn hồi, phản ứng bắt nơtrôn và phản ứng phân chia Quá trình phân chia hạt nhân chỉ xảy ra ở các nhân nặng, nhân bị vỡ làm hai hay một số mảnh (thường là 2) kèm theo phóng ra nơtrôn và tỏa nhiệt Trong phản ứng bắt, nhân hấp thụ nơtrôn
và phát ra lượng tử gamma Xác suất của những quá trình tương tác kể trên là khác nhau và phụ thuộc vào năng lượng của nơtrôn và bản chất của môi trường bị tương tác
Nơtrôn nhanh tương tác với vật chất chủ yếu qua va chạm đàn hồi và không đàn hồi Để che chắn nơtrôn nhanh ta dùng các vật liệu có tiết diện tán xạ lớn (các nhân nhẹ)
Trang 13Nơtrôn nhiệt và nơtrôn chậm tương tác với vật chất chủ yếu là qua phản ứng bắt Để che chắn nơtrôn nhiệt ta dùng các vật liệu có tiết diện hấp thụ nơtrôn lớn, tốt nhất là Bo và Cadmi.
Các nhân bắt nơtrôn đều trở thành nhân phóng xạ, vì vậy tất cả các vật liệu đã nằm trong dòng nơtrôn thì đều trở thành vật liệu phóng xạ Để che chắn bảo vệ khỏi nơtrôn, trong Lò phản ứng thường sử dụng hỗn hợp che chắn bằng chất làm chậm (che chắn nơtrôn nhanh) và chất hấp thụ (che chắn nơtrơn nhiệt) như nước thường, paraphin, pôliêtylen, cacbua Bo, than chì, cùng với thép, bêtông (che chắn gamma)
Cũng như gamma, nơtrôn là nguồn nguy hiểm lớn về chiếu ngoài vì không điện và xuyên sâu Nơtrôn gây tổn hại cho toàn cơ thể, các mô nhạy cảm với bức xạ
sẽ bị tổn hại do trường nơtrôn ngoài Nơtrôn tán xạ cũng gây thêm nguy hiểm Nơtrôn nhanh nguy hiểm hơn nơtrôn có năng lượng nhiệt, vì cơ thể chứa 2/3 là hydro và 80 - 95% năng lượng nơtrôn truyền cho mô là tán xạ đàn hồi trên hydrô, các nhân hydrô giật lùi lại có khả năng iôn hóa cao Nơtrôn nhiệt gây nguy hiểm cho mô qua hấp thụ theo hai phản ứng chính: H(n,γ)D và N(n,p)C Gamma và prôtôn là những bức xạ gây nguy hiểm bổ sung cho cơ thể Mức nguy hiểm của nơtrôn gấp 3 - 10 lần gamma Nơtrôn không có nguy hiểm chiếu trong vì không có chất phóng xạ nơtrôn tự nhiên nào
4 TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ LÊN CƠ THỂ SỐNG 4.1 Cấu trúc mô
Cấu tạo của cơ thể gồm nhiều tế bào của nhiều mô khác nhau Thành phần chủ yếu của tế bào gồm các nguyên tố chính: C, H, O, N và nhiều nguyên tố khác với tỷ lệ ít hơn
4.2 Tác động của bức xạ lên mô
Khi tương tác với cơ thể, bức xạ gây nên sự kích thích iôn hóa các nguyên tử của các chất cấu thành tế bào Bức xạ có thể giết chết trực tiếp tế bào bằng hiệu ứng vật lý nhưng chủ yếu gây hại cho cơ thể qua hiệu ứng hóa học Trên 70% trọng lượng cơ thể là nước, các phân tử nước khi bị iôn hóa sẽ tạo nên các gốc tự do và các chất oxy hóa mạnh Những chất này sẽ oxy hóa các men (enzyme) của tế bào làm cho các quá trình hóa sinh bình thường trong tế bào bị vi phạm, gây cho tế bào các thương tổn với các mức độ khác nhau dẫn đến mất khả năng phát triển, sinh sản
và dẫn đến cái chết Nếu nhiều tế bào bị thương tổn nghiêm trọng, cơ thể không thể hồi phục được thì sẽ mắc các bệnh bức xạ lành tính hay ác tính Tác hại của bức xạ lên các tế bào sinh dục lại có thể gây nên những hậu quả di truyền cho các thế hệ con cháu
4.3 Mức độ nguy hiểm của chiếu ngoài và chiếu trong lên cơ thể
4.3.1 Chiếu ngoài
Như ta đã biết, cơ thể chịu tác động chiếu ngoài lớn nhất khi ở trong trường bức xạ gamma hay nơtrôn mạnh, gây tổn thương cho toàn bộ các tổ chức trong cơ thể với các mức độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hướng chùm tia bức
xạ, khoảng cách đến nguồn bức xạ, thời gian ở trong khu vực tác động của trường
Trang 14bức xạ, v.v Vì vậy, khi làm việc trong trường bức xạ mạnh (như ở Lò phản ứng, các nguồn gamma và nơtrôn mạnh, v.v.) cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tránh hứng chùm tia trực tiếp, chú ý bảo vệ vùng chậu (có cơ quan sinh dục) và mắt
- Dùng các dụng cụ thao tác từ xa để tăng khoảng cách giữa người và nguồn
- Chọn thiết kế bảo vệ che chắn phù hợp
- Bố trí công việc và thí nghiệm phù hợp để giảm thiểu thời gian tiếp xúc với nguồn bức xạ
Đối với chiếu trong con người hoàn toàn không có khả năng áp dụng các biện pháp bảo vệ như đối với chiếu ngoài (bảo vệ bằng khoảng cách, thời gian và che chắn)
5 LIỀU GIỚI HẠN VÀ MỨC NHIỄM BẨN GIỚI HẠN 5.1 Liều giới hạn
Liều giới hạn (của cả chiếu ngoài lẫn chiếu trong) cho các đối tượng là như sau:
5.1.1 Đối với nhân viên bức xạ
* Trường hợp bình thường:
- Liều hiệu dụng trong 1 năm (lấy trung bình trong 5 năm liên tiếp) không
vượt quá 20 mSv, và trong từng năm riêng lẻ không vượt quá 50 mSv.
- Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt: không vượt quá 150 mSv/năm.
- Liều tương đương đối với tay, chân và da: không vượt quá 500 mSv/năm.
* Trường hợp đặc biệt:
- Quãng thời gian lấy trung bình có thể được tăng lên 10 năm liên tục, và như vậy liều hiệu dụng trong 1 năm (lấy trung bình trong 10 năm liên tiếp) không vượt
quá 20 mSv và trong từng năm riêng lẻ không vượt quá 50 mSv Tuy nhiên, các tình
huống sẽ được xem xét lại nếu liều tích lũy đạt tới 100 mSv tính từ thời điểm bắt đầu mở rộng quãng thời gian lấy trung bình; hoặc
- Sự thay đổi tạm thời về liều giới hạn phải được Cơ quan quản lý xác định cụ thể nhưng không được vượt quá giá trị 50 mSv/năm và thời gian thay đổi tạm thời không được vượt quá 5 năm
* Trường hợp khẩn cấp (xảy ra tai nạn sự cố):
Trang 15Những nguyên tắc sau được áp dụng cho những người tham gia khắc phục tai nạn sự cố (bao gồm nhân viên bức xạ của cơ sở đó, công an, nhân viên cứu hỏa, nhân viên y tế và lái xe cứu thương, người điều khiển đoàn xe sơ tán):
- Không ai bị chiếu xạ vượt quá liều giới hạn năm theo qui định cho chiếu xạ
nghề nghiệp, trừ khi: vì mục đích cứu mạng hoặc ngăn chặn những thương vong nghiêm trọng xảy ra; nếu hành động đó nhằm ngăn chặn một sự chiếu xạ tập thể lớn; nếu hành động đó nhằm ngăn ngừa sự phát triển các điều kiện gây ra thảm họa
Trong 3 tình huống này, mọi nỗ lực hợp lý phải được thực hiện để nhân viên
tham gia khắc phục sự cố nhận liều thấp hơn gấp đôi mức liều giới hạn năm (tức
nhỏ hơn 40 mSv), ngoại trừ các hành động cứu mạng – khi đó cố gắng giữ liều ở
mức dưới 200 mSv (chỉ cho phép người tham gia khắc phục sự cố nhận liều xấp xỉ hoặc vượt quá 200 mSv nếu lợi ích đem lại cho người khác lớn hơn hẳn so với
những nguy hiểm riêng mà chính họ phải gánh chịu)
- Nếu mức liều nhận được trong quá trình khắc phục tai nạn sự cố vượt quá
liều giới hạn năm, thì những người tham gia phải là những người tình nguyện và họ
phải được báo trước về các rủi ro đối với sức khỏe và phải được huấn luyện về các hành động khắc phục tai nạn sự cố
5.1.2 Đối với người học việc và sinh viên
Đối với người học việc từ 16 – 18 tuổi được đào tạo để làm việc liên quan tới chiếu xạ và sinh viên từ 16 – 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ phục vụ công việc học tập thì phải tuân thủ các liều giới hạn sau:
- Liều hiệu dụng: 6 mSv/năm
- Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt: 50 mSv/năm
- Liều tương đương đối với chân, tay và da: 150 mSv/năm
5.1.3 Liều giới hạn đối với dân chúng
* Nhóm dân chúng trọng yếu:
- Liều hiệu dụng: 1 mSv/năm
- Trường hợp đặc biệt, liều hiệu dụng có thể tăng tới 5 mSv cho 1 năm riêng
lẻ, nhưng liều hiệu dụng trung bình cho 5 năm liên tục không vượt 1 mSv/năm
- Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt: 15 mSv/năm
- Liều tương đương đối với da: 50 mSv/năm
* Người chăm sóc bệnh nhân và khách thăm bệnh nhân:
- Người lớn: 5 mSv trong suốt thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều trị
- Trẻ em: 1 mSv trong suốt thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều trị
5.2 Mức nhiễm bẩn phóng xạ