Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại quận

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. (Trang 62 - 67)

hiện phương án cưỡng chế, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối trước, trong và sau cưỡng chế tháo dỡ đối với các doanh nghiệp đầu tư dự án sai phạm.

Yêu cầu chấp hành việc tháo dỡ các hạng mục công trình, phần công trình vi phạm.

Đối với doanh nghiệp vi phạm về nộp thuế, UBND quận Ngũ Hành Sơn căn cứ quy định của pháp luật triển khai kiểm tra các sai phạm tại các doanh nghiệp, dự án và xây dựng, triển khai thu hồi thuế và phạt hành chính.

Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong đó có bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính, sẽ được đẩy mạnh trong tháng hưởng ứng ngày sở hữu trí tuệ thế giới vì mục tiêu hội nhập

Còn báo cáo của Thanh tra cho thấy, trong năm 2017, Thanh tra Quận này đã thanh tra, kiểm tra đột xuất 89 doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính tại các địa phương trên cả nước. Đoàn thanh tra đã kiểm tra 3.942 máy tính và số tiền xử phạt vi phạm hành chính lên tới 2,52 tỷ đồng .

Qua quá trình tranh tra, kiểm tra cho thấy về cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn Quận đều tuân thủ Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có một số vi phạm mà doanh nghiệp thường mắc như vi phạm về các dự án xây dựng, về sở hữu trí tuệ và nộp thuế.

2.4. Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tạiquận Ngũ Hành Sơn quận Ngũ Hành Sơn

2.4.1. Những mặt đạt được

Công tác quản lý doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã đạt được những kết quả đáng kể, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Quận ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Đã kịp thời chấn chỉnh các vi phạm của doanh nghiệp thông qua các hoạt động kiểm tra sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, từ đó tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. UBND Quận luôn nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập từ Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi đến, cũng như những

doanh nghiệp có vi phạm, nhất là doanh nghiệp bị xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vậy phần lớn các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập đã thực hiện đầy đủ các quy định và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xã hội và nguồn thu ngân sách của địa phương.

Công tác khuyến khích hỗ trợ, doanh nghiệp cũng đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời các doanh nghiệp đã phần nào nâng cao ý thức tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp. Cộng đồng xã hội đã tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật hơn; góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.4.2. Những hạn chế, yếu kém

- Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, mới tập trung vào việc cấp các loại Giấy phép (Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,...), xử lý các doanh nghiệp có hành vi vi pháp pháp luật chuyên ngành. v.v. Nhiệm vụ hết sức quan trọng là hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp chấp hành các điều kiện kinh doanh... chưa được thực hiện một cách thường xuyên, thường mới chỉ tập trung kiểm tra, giám sát vào các đợt, như: tháng an toàn giao thông, tháng an toàn lao động - vệ sinh môi trường, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm;...

- Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp là một vấn đề mới đối với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp, do vậy khó tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn khi triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự hỗ trợ phát triển doanh nghiệp còn mang nặng tính hành chính, chưa được xã hội hoá một cách mạnh mẽ. Cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng chưa kịp thời và đồng bộ.

- Công tác kiểm tra hoạt động doanh nghiệp sau đăng ký thành lập chưa được triển khai thường xuyên. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra hoạt động doanh nghiệp có lúc chưa đồng bộ, thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, toàn diện về doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ

Hành Sơn.

- Nguồn nhân lực đối với công tác đăng ký kinh doanh, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn hạn chế.

- Bên cạnh một số doanh nghiệp có mô hình quản lý năng động và chuyên nghiệp, có khả năng tự hoạch định chiến lược, định hướng kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp có công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, không chuyên nghiệp và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của chủ doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo nên công tác quản trị doanh nghiệp còn lúng túng, do đó có nhiều hạn chế, bỏ lỡ các cơ hội phát triển kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp.

- Việc chấp hành một số quy định của pháp luật sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm. Một số doanh nghiệp chưa nắm được những nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp nên nhiều quy định của Luật Doanh nghiệp chưa được thi hành đầy đủ, như: thông tin báo cáo thành lập, thay đổi của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty; báo cáo tiến độ góp vốn của doanh nghiệp; báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,... Một số cơ sở sản xuất - kinh doanh chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về một số lĩnh vực như: lao động, kế toán - thống kê, thuế, thậm chí có một số cá nhân còn vi phạm pháp luật thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, một số doanh nghiệp chậm triển khai xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất..., chưa chú trọng đến biện pháp bảo vệ môi trường.

- Một số doanh nghiệp khi tạm ngừng hoạt động, giải thể không tiến hành thủ tục theo quy định. Một số doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, chưa thực hiện đầy đủ các quy định khi đi vào hoạt động,...

2.4.3. Nguyên nhân của những yếu kém hạn chế

Thứ nhất, hiện nay chưa có một văn bản riêng hướng dẫn cách thức thực hiện

quản lý nhà nước sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tại các quận huyện, dẫn đến việc quản lý nhà nước đối với DN tại quận Ngũ Hành Sơn đôi khi còn mang tính tự phát, không thống nhất, cách thức tiến hành không đồng bộ, chủ yếu được rút ra từ kinh nghiệm thực tế làm việc. Nhà nước mới chỉ tập trung vào soạn thảo văn bản

hướng dẫn thực hiện, hướng dẫn nghiệp vụ, còn ở địa phương mới chủ yếu hướng dẫn thực hiện đăng ký kinh doanh, chưa có cơ chế theo dõi và cập nhật được tình hình phát triển của doanh nghiệp để từ đó rút ra được những phương thức quản lý có hiệu quả.

Bên cạnh đó, do chưa có quy định rõ ràng về đặt tên doanh nghiệp như thế nào là gây nhầm lẫn, tiêu chí nào xác định không trùng tên, doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau, các lĩnh vực khác nhau, các địa phương khác nhau có thuộc phạm vi xem xét trùng tên doanh nghiệp không nên cơ quan đăng ký kinh doanh không có khả năng kiểm tra tên doanh nghiệp xin đăng ký kinh doanh có trùng tên với doanh nghiệp ở địa phương khác không. Nên khi quận Ngũ Hành Sơn thực hiện rà soát đối chiếu thông tin doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, trong công tác hỗ trợ DN, sự quan tâm và đầu tư của quận Ngũ Hành

Sơn đối với công tác trợ giúp phát triển DN còn thấp, bố trí ngân sách hỗ trợ cho DN còn hạn chế.

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp là một vấn đề mới đối với cơ quan nhà nước cấp Quận, nhiều chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với địa phương nên do vậy khó tránh khỏi những vướng mắc khó khăn khi triển khai các chính sách, quyết định, nhiệm vụ của thành phố, dẫn đến việc khó đánh giá được kết quả hỗ trợ DN cũng như giảm cơ hội tham gia của các DN. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn yếu, thiếu cơ chế điều phối hoạt động trợ giúp phát triển DN. Hiện nay, hầu như mỗi cơ quan độc lập triển khai các chính sách chương trình của mình, thiếu sự liên kết với các chương trình khác.

Ngoài ra, việc lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến của cộng đồng DN còn ít nhiều mang tính hình thức, chưa có tính quy chuẩn, chưa hài hóa được lợi ích của nhà nước, xã hội và cộng đồng DN.

Thứ ba, các thủ tục hành chính tuy đã được thực hiện cởi mở và gọn nhẹ hơn

nhưng vẫn chưa hoàn toàn thông thoáng và chưa thật sự nhanh chóng để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng, thiết bị đường truyền tại quận Ngũ Hành Sơn chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai thuế điện tử, tâm lý e ngại về mức độ bảo mật, an toàn khi nộp thuế điện tử,…

đó có năng lực nhận thức pháp luật, những vấn đề đổi mới kinh tế nói chung và quản lý nhà nước nói riêng.

Thứ năm, việc quản lý sau cấp phép của quận Ngũ Hành Sơn mới dừng ở hình

thức thanh tra, kiểm tra mà thiếu các công cụ để quản lý, giám sát một cách tổng thể, toàn diện.

Tiểu kết Chương 2

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn ngày một tăng lên, đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển quận Ngũ Hành Sơn. Quận Ngũ Hành Sơn đã rất chú trọng đến công tác quản lý đối với doanh nghiệp trên địa bàn, tập trung là: công tác hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý; ban hành và thực thi các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp; kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm. Tuy Quận đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Trong chương 3, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý doanh nghiệp trên địa bàn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. (Trang 62 - 67)

w