TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nghiệp
3.1.1. Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh hội nhập có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế quận Ngũ Hành Sơn
- Bối cảnh quốc tế:
Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới tạo môi trường thuận lợi và điều kiện mở rộng các quan hệ hợp tác trên nhiều mặt, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư trực tiếp của nước ngoài và tiếp nhận vốn ODA.
+ Về mặt thuận lợi: Có điều kiện thuận lợi để mở rộng xuất khẩu vào thị trường
các nước trên thế giới, có cơ hội phát triển các sản phẩm có lợi thế của mình. Thực hiện các cam kết quốc tế, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng, minh bạch. Người tiêu dùng sẽ có thêm sự lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, mẫu mã và chủng loại đa dạng.
Tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây từ cảng Mao-la-my-in (Myanma) qua Thái Lan sang Savanakhet của Lào, theo đường 9 về cảng Tiên Sa của Đà Nẵng là một lợi thế quan trọng để thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng mở rộng quan hệ thương mại với các nước và là tiền đề quan trọng để thành phố phát triển các lĩnh vực dịch vụ và du lịch.
+ Những thách thức: Phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn cũng như
chịu sự tác động của bên ngoài vào Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, dẫn đến sự phát triển không đồng đều đối với một số bộ phận dân cư.
* Các khu vực này sẽ không được hưởng lợi ích hơn, thậm chí sẽ phải chịu tác động của toàn cầu hóa, nguy cơ thất nghiệp và phá sản một số doanh nghiệp ngày càng tăng.
thuộc lẫn nhau ngày càng sâu rộng đòi hỏi tính nhạy cảm trong dự báo và phân tích tình hình phải nhanh nhạy, xử lý kịp thời nếu không sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn thị trường, thậm chí dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Quá trình hội nhập đòi hỏi năng lực của cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân phải không ngừng nâng cao để sớm hòa nhập với nền kinh tế quốc tế.
Bối cảnh trong nước:
Với những thành quả bước đầu đã đạt được, mở ra những triển vọng để nước ta đạt mục tiêu cơ bản, hoàn thành sự nghiệp CNH-HĐH vào năm 2020. Việc phát triển đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dần rõ nét, tạo cơ sở cơ sở quan trọng để thành phố tiếp tục những chặng đường phát triển mới. Tuy nhiên những thách thức của cơ chế thị trường mới, tình trạng suy thoái đạo đức xã hội đã làm giảm lòng tin của nhân dân. Những khó khăn về thiên tai, bệnh dịch, những yếu kém bất cập trong quản lý cũng đang là những thách thức khi bước vào giai đoạn mới.
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng đến 2020
Trên cơ sở thực hiện các phương hướng phát triển chung của đất nước, hiện nay thành phố Đà Nẵng đang xây dựng và phát triển theo hướng:
* Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước [danang.gov.vn].
* Đà Nẵng phấn đấu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 [danang.gov.vn].
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của thành phố đối với quận Ngũ Hành Sơn, hiện nay cũng có nhiều ảnh hưởng không thuận lợi đối với Quận, đó là tình hình lạm phát đang có xu hướng gia tăng, thành phố bắt buộc phải cắt giảm một số công trình,
trong đó có các công trình của quận Ngũ Hành Sơn. Cắt giảm một số công trình có tác dụng hạn chế lạm phát song cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Quận trong những năm tới, đòi hỏi Ngũ Hành Sơn phải điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các giai đoạn cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
3.1.3. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn
Tiếp tục xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành một trong những Quận có vai trò là trung tâm dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, phát triển mạnh về dịch vụ du lịch có chất lượng cao. Quận là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố, trong nước; và là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng.
a. Về tăng trưởng kinh tế
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng với tốc độ tăng GO bình quân giai đoạn 2018 - 2020 là 12% đến 13%/năm. Quận Ngũ Hành Sơn quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế với số liệu được minh họa ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 – 2020 của Quận
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng (%)
2018 2020 2017-2018 2018-2019 2019-2020
Tổng GO 17.387 19.563 12,1 12,51 12,30
CNXD 8.182 9045 15,25 10,54 10,97
Nông nghiệp 747 776 5,25 3,79 4,34
Dịch vụ 8457 9734 23,67 15,10 14,50
Nguồn: Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn
Qua bảng 3.1 có thể thấy quận Ngũ Hành Sơn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 với tốc độ tăng GO bình quân giai đoạn 2017 - 2018 đạt mức 12,3% trong đó thời kỳ 2018 - 2019 là 12,1%, thời kỳ 2019 - 2020 tăng bình quân 12,51%/năm.
b. Về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế. Thời kỳ 2018 - 2020 xác định chuyển dịch và tăng nhanh tỷ trọng cơ cấu ngành dịch vụ trong tổng
GO của Quận. Định hướng cơ cấu kinh tế của Quận được minh họa ở bảng số liệu 3.2.
Bảng 3.2. Cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 – 2020 của quận
Chỉ tiêu GO (Tỷ đồng) Cơ cấu (%)
Năm 2018 2020 2018 2020
Tổng GO 17.387 19.563 100 100
CNXD 8.182 9045 47,06 46,23
Nông nghiệp 747 776 4,3 3,97
Dịch vụ 8457 9734 48,64 49,76
Nguồn: Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn
Bảng số liệu 3.2 cho ta thấy định hướng cơ cấu kinh tế quận Ngũ Hành Sơn từ nay đến năm 2020 là tăng tỷ trọng ngành dịch vụ lên 49,76%, giảm tỷ trọng ngành CNXD còn 46,23% và ngành nông nghiệp còn 3,97%.
c. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp Kinh tế tăng trưởng nhanh - hiệu quả - bền vững
- Phát triển kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn thực hiện trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của vùng kinh tế trọng điểm.
- Phát triển kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các quận, huyện của thành phố, các địa phương trong vùng, tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý và là đầu mối giao thông để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của Trung ương, của các quận, huyện bên ngoài.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu để xác định cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh. Đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ với tốc độ cao.
- Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội
- Các quan điểm về phát triển bền vững, bảo đảm hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế đi cùng với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, làm cho chất lượng cuộc sống được cải thiện không ngừng.
nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với trật tự xã hội và an ninh Quốc phòng. Gắn việc phát triển kinh tế với việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tăng cường an ninh quốc phòng, phát triển văn hoá - xã hội, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người, bảo đảm cho quận Ngũ Hành Sơn phát triển theo hướng đô thị công nghiệp hiện đại song vẫn hài hoà với cảnh quan tự nhiên.