3.2.1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục về thuế
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và công khai thủ tục hành chính; đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý cấp mã số thuế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử.
- Đảm bảo kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói chung và kiểm tra thanh tra về hoàn thuế nói riêng. Đẩy mạnh kiểm tra thanh tra nội bộ ngành, chú trọng đến việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thế trong toàn ngành. Triển khai kiểm tra ngay khi có quyết định hoàn thuế, tập trung vào xử lý kịp thời nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
- Kiểm tra thanh tra sự hiện hữu thực tế của hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, chủ sở hữu thực của hàng hóa.
- Cán bộ thuế cần đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
- Thuế là lĩnh vực nhạy cảm, do đó, ngành thuế cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tinh giản biên chế, tránh tiêu cực, nhũng nhiễu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chống thất thu thuế và nợ thuế; tuyên truyền để người sản xuất, kinh doanh hiểu rõ về nghĩa vụ nộp thuế.
- Tiếp tục cải cách hành chính, cán bộ thuế cần tiếp tục triển khai đúng tiến độ các đề án điện tử như dịch vụ nộp thuế đối với đất đai, hộ cá nhân. Đồng thời thực hiện thí điểm về khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy; thí điểm khai thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà; thí điểm nộp thuế điện tử đối với cá nhân
kinh doanh thông qua tổ chức nhận ủy nhiệm thu thuế.
- Đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại quận Ngũ Hành Sơn. Giảm thiểu những giấy tờ không cần thiết liên quan đến thủ tục đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế.
3.2.2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp
* Hỗ trợ pháp lý
- Tăng cường hỗ trợ pháp lý dành riêng cho doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử đồng bộ, tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp được tốt hơn.
- Hỗ trợ miễn phí các doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của quận, của thành phố.
- Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và xử lý kịp thời những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đối với những nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
* Hỗ trợ về tài chính, tín dụng
- Khuyến khích các ngân hàng tăng cường nguồn vốn tín dụng cho vay đầu tư, sản xuất kinh doanh, có chính sách mở, tạo điều kiện cho vay không hạn chế số lượng, thành phần.
- Tạo điều kiện pháp lý để các doanh nghiệp vay vốn như xác định giá trị tài sản trên đất, quyền sử dụng đất để doanh nghiệp thế chấp.
- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các khoản tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc tư vấn doanh nghiệp.
- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp. Phát triển các tổ chức tư vấn nghiệp vụ về thị trường chứng khoán và thị trường vốn.
- Thành lập quỹ đầu tư vốn hoặc đầu tư mạo hiểm. quỹ này chủ yếu là cho vay đối với những dự án theo hoặc các ý tưởng mới, có triển vọng, có độ rủi ro cao nhưng cũng có thể thu được lợi nhuận lớn.
vừa và nhỏ; tư vấn, hướng dẫn cho đối tượng này xây dựng kế hoạch kinh doanh và dự án vay vốn từ các ngân hàng.
* Hỗ trợ về đất đai, mặt bằng sản xuất
- Hoàn chỉnh công tác quy hoạch đất đai, kế hoạch chi tiết sử dụng đất và mạng lưới cơ quan đăng ký đất đai.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực phát triển đô thị.
3.2.3. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh
Quận Ngũ Hành Sơn cần ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ quận Ngũ Hành Sơn đến quận, huyện, phường, xã đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, giao cho Phòng Kinh tế là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước quận Ngũ Hành Sơn trong việc chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh; trong đó phải phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trước quận Ngũ Hành Sơn về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực do ngành quản lý theo quy định của pháp luật.
Tăng cường ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác phối hợp, trao đổi thông tin toàn diện về doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý doanh nghiệp, hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ đăng ký kinh doanh doanh nghiệp dùng chung để kết nối, chia sẻ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp, tiến tới công khai rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận.
Giải quyết dứt điểm những trường hợp giải thể; đề xuất các biện pháp để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký mẫu dấu và con dấu nhằm ngăn chặn kịp thời những trường hợp doanh nghiệp đã giải thể nhưng vẫn tiến hành các hoạt động kinh tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Tăng cường phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến và quán triệt về các quy định pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động của tổ chức đảng và đoàn thể; xây dựng và chỉ đạo điểm các doanh nghiệp điển hình tiên tiến thực hiện tốt các
quy định của pháp luật nhằm tuyên truyền, nhân rộng trong khối doanh nghiệp.
3.2.4. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
- Việc đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở quy hoạch, xác định rõ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của từng bộ phận, từng chức danh để tiến hành các loại hình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo như các học viện, trường đại học tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức của Quận; mời cán bộ có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm thực tiễn, tham gia giảng dạy, bồi dưỡng…
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức; chú ý bồi dưỡng kiến thức kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết tình huống cụ thể, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên; tăng cường các hoạt động hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn ở cơ sở.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình học tập, rèn luyện của học viên; tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo bảo đảm thực chất; theo dõi, đánh giá về hiệu quả sử dụng, trưởng thành của đội ngũ cán bộ theo từng thời gian, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho phù hợp.
- Tập trung đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị; các kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý đô thị, quản lý hành chính công, luật và một số lĩnh vực cần thiết khác; bồi dưỡng cập nhật thông tin, kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư trưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ công chức quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng được đảm bảo gắn liền với thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, cũng như nhu cầu của người học, có sự đa dạng các hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chi tiết về nội dung và đảm bảo tiến độ thời gian.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch cần được được Ban Thường vụ Thành ủy và UBND Thành phố phê duyệt. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt của Quận nói riêng.
- Việc cử cán bộ công chức đi học phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, vị trí việc làm, nhằm phục vụ tốt công tác bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Kiên quyết không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đề bạt, giới thiệu cán bộ ứng cử khi chưa có đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
- Cơ chế ưu đãi, có triển vọng phát triển đã tạo sức hút đối với nhiều sinh viên
ngành quản lý kinh tế, trúng tuyển lớp nguồn kiểm tra... tạo điều kiện cho học viên tiếp xúc công việc theo chuyên ngành, như dự họp cấp ủy, các hội nghị quán triệt nghị quyết; tham gia đoàn kiểm tra, giám sát của các chi ủy; dự thảo báo cáo, kết luận kiểm tra
3.2.5. Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp
Quận Ngũ Hành Sơn cần tiếp tục cam kết tăng cường công cụ hỗ trợ, công khai thông tin để khuyến khích bên thứ ba tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp. Khuyến khích thực hiện giám sát nội bộ doanh nghiệp, giám sát của xã hội và các chủ thể khác nhằm hỗ trợ Nhà nước trong quản lý, giám sát doanh nghiệp, đồng thời nhằm giảm bớt rủi ro cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch kinh tế, tạo môi trường minh bạch và an toàn hơn. Các tổ chức, cá nhân có thể tìm kiếm thông tin thông qua các cổng thông tin điện tử của quận Ngũ Hành Sơn, hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và trực tiếp đặt câu hỏi trên chuyên mục “Hỏi - Đáp” của cổng thông tin điện tử quận Ngũ Hành Sơn.
Các ngành chức năng có trách nhiệm đăng tải toàn bộ thông tin về việc cấp phép, thu hồi giấy phép, doanh nghiệp bị xử lý vi phạm pháp luật... trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của đơn vị và đăng tải trên cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và xử lý kịp thời những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đối với những nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
Các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp tư nhân theo đúng chức năng thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ.
chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu nhằm ngăn chặn kịp thời những phát sinh không mong muốn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Quận cần quản lý và theo dõi tốt “ hộ khẩu” doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn về việc chấp hành treo biển hiệu, trụ sở chính của doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp thành phố trong việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân; thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn hoặc tiếp nhận phản ảnh để kiến nghị.