CÁC BIỆN PHÁP SƠ CỨU KHI GẶP RỦI RO

Một phần của tài liệu Quy phạm an toàn bức xạ pptx (Trang 27 - 30)

16.1. Các rủi ro có thể gặp trong quá trình làm việc

Trong quá trình làm việc ở vùng có dây bẩn phóng xạ, có thể xảy ra các tai nạn như sau:

- Bị vết thương có chảy máu trong khu vực có dây bẩn phóng xạ. - Bị chấn thương nhẹ, gây xây xát da nhưng không chảy máu. - Bị chấn thương nghiêm trọng kèm theo chảy máu nhiều. 16.2. Biện pháp sơ cứu khẩn cấp

Dừng ngay công việc, ra ngoài vùng bị dây bẩn phóng xạ, báo ngay Lãnh đạo Phòng hoặc Nhóm công tác, nhân viên trực đo liều và phụ trách y tế cơ quan để xử lý kịp thời. Nhân viên y tế băng bó vết thương và cầm máu; nhân viên trực đo liều kiểm tra mức nhiễm bẩn phóng xạ trên vết thương và thân thể nạn nhân, đồng thời rào chắn khu vực bị dây bẩn phóng xạ, cung cấp dung dịch tẩy xạ cần thiết cho nhóm công tác để tiến hành tẩy xạ. Phải giúp nạn nhân tẩy xạ cho đến sạch. Sau khi đưa về tình trạng bình thường, Lãnh đạo Phòng hoặc Nhóm công tác cùng với nhân viên trực đo liều làm báo cáo bằng văn bản về sự cố và biện pháp, mức độ khắc phục gởi cho Ban Lãnh đạo Viện, Hội đồng An toàn và Lãnh đạo Phòng ATBX.

Bất kỳ rủi ro nào cũng cần phải báo cáo ngay cho Lãnh đạo Phòng hoặc Nhóm công tác và nhân viên trực đo liều, đồng thời chỉ rõ chỗ gặp rủi ro và đồ vật gây thương tích. Nếu đồ vật đó có chứa bẩn phóng xạ thì phải cất giữ trong xô chứa thải phóng xạ phù hợp để tẩy xạ hoặc chôn thải.

Trong khi chờ nhân viên y tế đến, cần dùng băng sát trùng băng ngay vết thương lại. Người giúp việc này là nhân viên trực đo liều hoặc một người nào khác song tay phải sạch và không có bẩn phóng xạ. Vật liệu băng bó hoặc thuốc men sơ cứu cần phải để sẵn trong tủ thuốc tại chỗ làm việc.

16.3. Những việc cần chú ý khi sơ cứu

Nếu nạn nhân mặc bộ quần áo khí nén và nơi xảy ra chấn thương có thể có bẩn phóng xạ cao thì cần đưa nạn nhân ra vùng sạch, giúp họ nhanh chóng cởi bộ quần áo khí nén (nếu cần có thể phá rách để cởi bỏ) để lộ vết thương và băng tạm bằng bông đã sát trùng, sau đó đưa nạn nhân sang vùng tự do, giúp tháo bỏ quần áo phòng hộ, tháo băng tạm thời đồng thời tiến hành đo liều vết thương ở thân thể để kiểm soát mức nhiễm bẩn phóng xạ.

Nhân viên y tế đến rửa vết thương bằng các phương tiện tẩy xạ có mang theo. Nhân viên trực đo liều kiểm soát bẩn phóng xạ ở vết thương đã rửa sạch. Nếu rửa nhiều lần mà mức bẩn ở vết thương vẫn còn cao quá mức, phải gởi nạn nhân đến bệnh viện để xử lý tiếp.

Đà Lạt, ngày tháng năm 2006

VIỆN TRƯỞNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ, ngày 25/6/1996.

2. Nghị định của Chính phủ số 50/1998/NĐ-CP, ngày 16/7/1998 quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ.

3. Qui phạm ATBX iôn hóa TCVN 4397-87.

4. Qui phạm vận chuyển an toàn chất phóng xạ TCVN 4985-89. 5. Qui chế về ATBX của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt nam.

6. Qui chế về công tác thanh tra ATBX và hạt nhân của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.

Các văn bản do Viện NCHN ban hành:

7. Chỉ dẫn về ATBX của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. 8. Chỉ dẫn về an toàn lao động (ATLĐ).

9. Quy chế thanh tra an toàn hạt nhân (ATHN), ATBX và ATLĐ. 10. Quy chế thu góp, xử lý và chôn cất các chất thải phóng xạ. 11. Quy trình kỹ thuật kiểm soát bẩn bề mặt và tẩy xạ.

12. Quy chế vận chuyển an toàn chất phóng xạ. 13. Quy chế an toàn sản xuất đồng vị phóng xạ. 14. Quy chế ra vào nhà Lò.

15. Quy định chức năng nhiệm vụ của kíp vận hành Lò phản ứng. 16. Quy chế chiếu mẫu trên Lò phản ứng.

17. Quy chế làm thực nghiệm trên dòng nơtrôn.

18. Kế hoạch hành động trong các tình huống khẩn cấp, sự cố của Lò phản ứng.

Các tài liệu khác:

19. International basic safety standards for protection against ionizing radiation and for the safety of radiation sources, IAEA, No. 115, 1996.

20. 2nd VAEC – JAERI joint training course on radiation protection, 14-25 January 2002, Hanoi, Vietnam.

PHỤ LỤC A

PHÂN LOẠI CÁC PHÒNG LÀM VIỆC VỚI NGUỒN PHÓNG XẠ HỞ

Đơn vị chuyên môn hiểm bức xạNhóm nguy Loại công việc

Trung tâm Lò phản ứng: Nhà Lò A II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm Nghiên cứu và Điều chế ĐVPX: + ĐV1 – ĐV6 + ĐV7 – ĐV9 C C I III

Trung tâm Phân tích D II và III

Phòng xử lý hóa nước và thải PX: + Tầng hầm nhà 2 + Nhà thải số 5 C C III II và III

Trung tâm ƯDKTHN trong CN C II và III

PHỤ LỤC C

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CHO CÁC KHU VỰC LÀM VIỆC VÀ CÔNG VIỆC BỨC XẠ VÀ CÔNG VIỆC BỨC XẠ Khu vực làm việc Công việc bức xạ Phương tiện phòng hộ bắt buộc Phương tiện

phòng hộ bổ sung Nơi để phòng hộ bắt buộc

Nhà Lò Loại II Dép nhựa,

áo blu vàng Găng tay, khẩu trang, áo liền quần đen, ủng, mũ Phòng cách ly phóng xạ PTN sản xuất ĐVPX ( ĐV1-ĐV6) Loại I Dép nhựa,

áo blu vàng Găng tay, ống nịt tay, dép khác màu, mũ,

khẩu trang

Có khu để riêng trong cửa ra vào phòng Các PTN có

nguồn PX hở khác

Loại II

và III Dép nhựa, áo blu trắng Găng tay, khẩu trang, dép khác màu, áo blu vàng

Có khu để riêng trong cửa ra vào phòng

Một phần của tài liệu Quy phạm an toàn bức xạ pptx (Trang 27 - 30)