1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng công nghệ 10 tâp 1 part 8 doc

23 375 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 4,91 MB

Nội dung

Trang 1

Nguồn gốc: Tại Mỹ

Ngoại hình: đầu trụi, được bao phủ bởi 1 lớp da mềm, sần sùi Phía trên mỏ cố 1 mấu da có cấu tạo đặc biệt khi tức giận phần da đó dài ra và biến màu Mắt màu đỏ nâu, mỏ dài và cứng, cổ dài Phần mỏ trên có phủ 1 lớp da san sui Từ mỏ dưới đến phần giữa cổ có một nếp đa tạo thành một cái yếm

Thân dài, rộng, ngực nở sâu Giữa ngực có một chùm lơng sợi Bàn chân cao màu nâu thẫm, có cựa và các ngón chân dài Khi bị kích thích lơng xù ra, đi xoè ra như cái quạt

Sức sản xuất: lúc trưởng thành con đực nặng 8 — 10 kg, con mái nặng 6 — 8 kg/con Sản lượng trứng 80 - 100 quả/mái/năm Trọng lượng trứng 85 - 100 gam/quả

(Ở nước ta có gà Tây màu lơng trắng, gà Tây màu lông đen và gà Tây màu đồng Các đặc điểm sinh học giống nhau)

ø Các giống bồ câu Pháp + Chim bồ câu Pháp dòng VN,

Nguồn gốc từ Pháp, nhập vào Việt Nam 1996 Số lứa đẻ/mái/năm: 8—9 lứa

Số chim non tách mẹ sau 28 ngày: 12 - 13 con/năm Trọng lượng chim non 28 ngày tuổi: 540 g - 580g + Chim bồ câu Pháp dòng Titan

Nguồn gốc từ Pháp, nhập vào Việt Nam 1998 Số lứa đẻ/mái/năm: 6—7 lứa

Số chim non tách mẹ sau 28 ngày: 11 - 12 con/năm Trọng lượng chim non 28 ngày tuổi: 650 g

+ Chim bồ câu Pháp dòng Mimas

Nguồn gốc từ Pháp, nhập vào Việt Nam 1996

Số lita de/mai/nam: 1 lia

S6 chim non tach me sau 28 ngay: 14 — 15 con/nam Trọng lượng chim non 28 ngày tuổi: 350 g- 585g * Đặc điểm chung của chữm bồ câu:

Trang 2

Chim lúc cịn bé phải ni riêng con đực con cái, khi đạt 6 đến 8 tháng tuổi mới ghép đôi cho sinh sản Bồ câu thường đẻ 2 trứng cách nhau 1 ngày, sau đó con đực và con cái thay nhau ấp trứng Bồ câu con nở được 2 - 3 tuần, chim mái lại bắt đầu đẻ Mỗi cặp bồ câu cho trung bình 12 - 13 con/năm Bồ câu nuôi con bằng thức ăn chứa trong diều, có trộn chất sữa đặc biệt do diều tiết ra Bồ câu con 4 - 5 tuần tuổi tự nhặt thức ăn, có thể vỗ béo trong 5 — 6 ngày rồi làm thịt, hoặc là nuôi tiếp đến trưởng thành

h Chim cút

Nguồn gốc từ Nhật Bản

Nuôi lấy thịt và trứng Chim có bộ lơng màu xám nâu, màu sắc đầu, ngực và các vùng khác nhau có khác nhau

Trọng lượng trưởng thành 120 - 140 gam Sản lượng trứng 200 - 250 quả/năm, trọng lượng trứng từ 10 - 12 gam

1.2 Các giống lợn nuôi phổ biến ở nước ta

+ Lợn Móng Cái: Được ni nhiều từ đầu ở huyện Móng Cái, Quảng Ninh Lợn Móng Cái có 3 dịng: xương nhỏ, xương nhỡ và xương to Lợn Móng Cái xương nhỏ tầm vóc khơng khác lợn Í là bao Vùng trắng ở bụng và vành trắng vắt vai có tỉ lệ cao hơn so với dòng xương nhỡ và xương to

Ngoại hình lợn Móng Cái: đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi mà đường chéo đài theo chiều dài của mặt lợn Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng Phần trắng này có nối nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại trên lưng và mơng có hình dáng như cái yên ngựa Ở chỗ tiếp giáp giữa lông đen và trắng có một khoảng mờ rộng khoảng 2cm, da đen lông trắng Đặc điểm lơng da của lợn Móng Cái là cố định Dùng để lai với lợn ngoại tạo lợn lai F1 Sinh sản: 10 con - 16 con/lứa, trọng lượng sơ sinh 0,5 — 0,8 kg/con Trọng lượng cai sữa 6 — 8 kg/con Nuôi 9 tháng tuổi có trọng lượng 60 - 65 kg, tỉ lệ móc hàm 78%, tỉ lệ nạc 44,1%, đày mỡ lưng 3,6 cm

+ Lợn Ï: Là giống lợn địa phương vùng đồng bằng sơng Hồng Có 2 loại

hình: lợn Í mỡ và lợn Ï pha

— Loại ÍÏ mỡ còn gol 1a lợn I mat nhan

Ngoại hình: toàn thân đen, mặt ngắn, mũi ngắn, trán có nhiều nếp nhăn

Trang 3

— Lon I pha: cũng toàn thân đen, chân cao hon 1 m6, bung gon, mém thang, mặt không nhăn Đặc điểm sản xuất tương đương lợn Móng Cái

+ Lợn Ba Xuyên:

Là loại lợn đen đốm trắng, thuộc giống lợn địa phương miền Tây Nam bộ thuộc đồng bằng sông Cửu Long Nguồn gốc từ vùng Vị Xuyên thuộc tỉnh Sóc Trăng Là lợn được lai tạo từ nhiều giống khác nhau

Lợn trưởng thành nặng 120 — 150 kg, hướng sản xuất mỡ - nạc Nuôi lấy thịt 10 — 12 tháng nặng 70 - 80kg

+ Lợn Thuộc Nhiêu:

Là nhóm lợn trắng hình thành ở vùng Thuộc Nhiêu, huyện Châu Thành, Cai Lay, tỉnh Tiền Giang Hướng kiêm dụng nạc — mỡ

Ngoại hình: Lơng da trắng tuyển, có xen bớt đen nhỏ trên da Tai nhơ về phía trước Trọng lượng trưởng thanh 120 — 160 kg De 10 — 12 con/1ứa Nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 95 - 100 kg TỈ lệ nạc 47% - 48%

+ Lợn trắng Phú Khánh:

Nhóm lợn này được hình thành ở Phú Yên, Khánh Hoà, do nhu cầu của

sản xuất, nhóm lợn này được Hội đồng khoa học Nhà nước công nhận năm 1988 nằm trong hệ thống giống Quốc gia

Hướng sản xuất: nạc - mỡ Lông trắng tuyền

Khả năng sinh sản: 10 - 12 con/1ứa Nuôi thịt 8 thang dat 85 - 90 kg + Lon Dai Bach:

Nguồn gốc tại Anh Nước ta nhập lợn Đại Bạch từ Liên Xô cũ từ năm 1964 Con đực trưởng thành trọng lượng từ 350 kg —- 380 kg, dài thân 170 — 185 cm, vòng ngực 165 - 185 cm, con cái trưởng thành có trọng lượng 250 kg - 280 kg Số con/lứa là 10 - 12 con, cai sữa 60 ngày lợn con đạt 16 - 20 kg Hướng sản xuất: Nạc - mỡ Lông trắng tuyền

+ Lợn Landrace

Nguồn gốc từ Đan Mạch Hướng sản xuất nạc - mỡ Lợn Landrace được nhập vào nước ta năm 1970 từ Cu Ba Năm 1985 - 1986 tir Bi va Nhat Ban

Trang 4

+ Lon Hampshire Nguồn gốc từ Mỹ

Lợn có màu da lơng đen Một vành lông da trắng vắt qua vai bao gồm cả chân trước và ngực Mình ngắn, tai dựng, lưng hơi cong Trọng lượng lúc trưởng thành 200 - 250kg Nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 90 - 100 kg/con Khả năng sinh sản 7 - 8 con/lứa

+ Lợn Duroc

Nguồn gốc Hoa Kì, nhập vào Việt Nam từ trước 1975 Lợn có màu lơng hung đỏ toàn thân

Hướng sản xuất: nạc - mỡ

Nuôi 6 tháng tuổi đạt 90 — 100kg

Sinh sản 7 - 8 con/lứa + Lợn Edel

Nguồn gốc từ nước Đức Lợn trắng, hướng nạc Lợn có màu lơng trắng tuyển, có khi có bớt đen trên da Nuôi 6 tháng tuổi đạt 80 - 100 kg Lợn được nhập vào Việt Nam từ năm 1970

+ Lợn ĐBI-81

Giống lợn trắng tạo ra ở Viện Chăn nuôi Việt Nam do lai nhiều thế hệ giữa lợn 1 địa phương với Đại Bạch - Liên Xô cũ Được công nhận giống 1981, lợn hướng mỡ - nạc Lông da trắng tuyển có điểm bớt đen, tai đứng Trưởng thành nặng 140 — 160 kg Sinh sản 10 con/1ứa Nuôi thịt 8 - 10 tháng đạt 80 — 90 kg, tỉ lệ nac > 40%

1.3 Các giống trâu, bò chủ yếu ở nước ta

+ Bò vàng Thanh Hố: Bị có tầm vóc trung bình Tồn thân hình chữ nhật dài, đầu con cái thanh, đầu con đực thô, sừng ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm, con đực mõm ngắn, con cái mõm dài hơn Cổ tương đối to có yếm kéo đài từ hầu đến ức Bị đực có u, bị cái khơng có u Trưởng thành đạt 200 kg — 250 kg 6 con cai va con duc nang 300 — 350 kg

+ Bo Nghé An:

Trang 5

màu xám tro Sừng con cái nhô dài và cong về phía trước Yếm to và kéo dài từ hầu đến xương mỏ ác Con đực có u vai cao, con cái u vai thấp Trưởng thành con đực nặng 250 - 280 kg, con cái trung bình khoảng 200kg

+ Bò Mèo Hà Giang

Chủ yếu được nuôi tại vùng Đồng Văn - Méo Vac (vùng dân tộc Mèo, Lô Lô, Hán, Hoa ) Đa số bò có màu lơng vàng nhạt, vàng sẵm hoặc cánh gián, một số ít có màu đen nhánh hoặc loang trắng đen Tai bò to đưa ngang, đầu thân, có u vai nhỏ, đỉnh trán có u gồ hoặc phẳng Con đực trưởng thành nặng 250 — 350 kg, con cai 220 — 280 kg

+ Bo lai Xinh:

Là kết quả lai giữa bò Sind (con đực) của Ấn Độ và bò vàng Việt Nam Màu lông vàng hoặc đỏ sẫm Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống, yếm và rốn rất phát triển, u vai nổi rõ, lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, đi dài và đoạn chót đi khơng có xương Trưởng thành con đực nang 450 — 500 kg, con cái nặng 280 - 320 kg Sản lượng sữa bình quân 900 — 100 kg/1 chu ki (270 —- 290 ngày)

+ Bo Ha Lan

Nguồn gốc từ Hà Lan, là bò chuyên sữa Màu lông lang trắng đen, một số màu lông loang trắng đỏ hoặc toàn màu đen Sáu điểm trắng đặc trưng cho bò Hà Lan là: điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống bụng và 4 chân, đi trắng

Bị cái đầu dài thanh nhẹ, tai nhỏ, trán phẳng có đốm trắng, sừng thanh và cong vòng về phía trước Cổ dài cân đối, da cổ có nhiều nếp gấp, khơng có

yếm, vai, lưng, hông, mông thẳng Ngực sâu, bụng to, 4 chân thang, dài, khoẻ, bầu vú phát triển to, tĩnh mạch vú nổi rõ, da mỏng, lơng mịn Tồn thân nhìn giống hình cái nêm do nửa thân sau phát triển mạnh hơn nửa thân trước

Trưởng thành con đực nặng 750 - 1100 kg Con cái nặng 450 — 750 kg Sản lượng sữa 5000 kg/1 chu kì 300 ngày, tỉ lệ mỡ sữa 3,42%

+ Bo Thuy Si Nguồn gốc: Thuy Sĩ

Màu lơng: Màu nâu (bị nâu Thuy S1)

Một số ít có màu xám đậm hay nâu sáng

Trang 6

Hướng sản xuất kiêm dụng: thịt — sữa

Trưởng thành con đực nặng 800 - 950 kg, con cái nặng 650 — 700 kg

Sức sản xuất sữa 3500 — 4000 kg/năm/con TÌ lệ mỡ sữa 3,5 —- 4%

+ Trâu Việt Nam:

Màu đặc trưng là màu tro sẫm, lông thưa, da dày, khơ, đa số có vạch

loang chữ V, vắt ngang qua phía dưới cổ, ngay dưới cổ họng và một hình chữ "vy" thap hon chay ngang qua phía trên ngực Ở chỗ loang chữ V da màu hồng, còn lơng có màu trắng hoặc xám nhạt, có nhiều trâu có màu lơng trắng

(trâu bạc) Hình dáng: đầu to, sừng dài (40 - 50cm), đen, nhọn, cong, sừng thường cong về phía sau và thường nằm trên cùng một mặt phẳng với mặt Mắt sâu, lông mi dài, tai to rộng, cổ dài thang, nhiéu nép nhan Vai to vam

vỡ, ngực lép, bụng to trịn, đi ngắn (mút đuôi chỉ chạm đến khoeo chân) Trưởng thành: con đực 400 — 450 kg, cá biệt có con nặng 800 kg Con cái nang 300 — 350 kg Sản lượng sữa 600 - 700 kg/năm Mỡ sữa 7 - 8%

+ Trâu Mura (trâu Ấn Độ)

Da và lông màu đen tuyền, sừng ngắn, quay ra phía sau và lên trên, sau đó vịng vào trong thành hình xoắn ốc Tai bé mỏng và rủ xuống, chân ngắn, thang, mong chan den Bầu vú phát triển với tĩnh mạch vú nổi rõ, núm vú dai, cách xa nhau

Con đực trưởng thành nặng 450 — 800 kg, con cai nang 350 — 700 kg San lượng sữa trung bình 1600 kg — 1800 kg/con/chu kì Tỉ lệ mỡ sữa 7%

2 Chuổn bị đồ dùng dọy học

- GV và HS cũng chuẩn bị tranh ảnh các giống gà, lợn, trâu, bò Các øiống vật nuôi quen thuộc tại địa phương

— Các tư liệu mơ tả ngoại hình của các vật nuôi (gia súc gia cầm), quan tâm nhiều đến các vật nuôi phổ biến ở địa phương

C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Kiém tra bai cũ

GV kiểm tra su chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu của HS

2 Bài mới

Trang 7

a Nếu có cơ sở để HS tham quan thực hành quan sát, nhận dạng gia súc gia cầm thì tuỳ điều kiện cụ thể của cơ sở có những con vật nuôi nào để hướng dẫn HS học tập

b Nếu thực hành tại lớp bằng tranh ảnh mẫu vật để HS nhận dạng mơ tả thì lập các bảng đặc điểm ngoại hình các con vật rồi chia lớp thành 3 nhóm:

- Nhóm 1 quan sát nhận dạng các giống gia cầm - Nhóm 2 quan sát nhận dạng các giống lợn — Nhóm 3 quan sát nhận dạng các giống trâu bò

Hoạt động 1

HƯỚNG DÂN THỰC HÀNH

— Chia lớp thành 3 nhóm, cử nhóm trưởng - Mỗi nhóm có 1 bản ghi đặc điểm vật ni Nhóm 1: Nhận dạng các giống gia cầm

Thứ | Nguồn gốc, hình dạng Màu sắc Điểm đặc biệt để Hướng sản | Tên vật

tự tồn thân lơng da nhận dạng xuất nuôi

Nhóm 2: Nhận dạng các giống lợn

Thứ Nguồn gốc, đặc điểm Đặc điểm Hướng Tên

tự ngoại hình đặc trưng nhất sản xuất vật nuôi

Nhóm 3: Nhận dạng các giống trâu bò

Thứ Nguồn gốc, đặc điểm ngoại Đặc điểm đặc trưng Hướng sản Tên vật

Trang 8

Yêu cầu: HS trong lớp cung cấp tư liệu cho các bạn thuộc nhóm nghiên cứu gia cầm toàn bộ tranh ảnh gia cầm, nhóm nghiên cứu về lợn toàn bộ các tranh ảnh về lợn và tập trung các tranh ảnh tư liệu về trâu bò cho các bạn thuộc nhóm nghiên cứu về trâu bò

Cách 2: Có thể chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm tuỳ GV quyết định sao cho hiệu quả tiết học tốt nhất Các nhóm nghiên cứu nhận dạng phân biệt cả ø1a súc và gia cầm

- GV yêu cầu HS ghi tóm tắt các đặc điểm vật nuôi vào các phiếu học tập ngắn gọn nhất Ví dụ:

Thứ tự Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình a a ne " Đặc điểm đặc trưng nhất Hướng sản xuất ¬ Tên vật nuôi 1 | Lông trắng tuyển, mình dài, tai to | Tai to rủ về phía | Thịt nạc - mỡ (nạc | Lợn

úp về phía trước trước là chủ yếu) Landrace

- Đan Mạch

2

Hoạt động 2

HS THUC HANH NHAN DANG THONG QUA NGOAI HINH VAT NUOI — HS thuc hanh

- GV quan sát, chỉ đạo, uốn nắn để HS tập trung học tập và trả lời các cau hoi cua HS

Hoat dong 3

CÁC NHÓM BÁO CÁO KẾT QUÁ THỰC HÀNH TRƯỚC LỚP

— Cac nhóm báo cáo kết quả quan sát, nhận dạng trong phiếu học tập của nhóm mình

- GV bổ sung sửa chữa cho chính xác

- Yêu cầu HS các nhóm khác ghi lại kết quả để biết và vận dụng vào thực tiễn

Hoạt động 4

ĐÁNH GIÁ KẾT QUÁ GIỜ HỌC THỰC HÀNH

Trang 9

+ Căn cứ ý thức tổ chức kỉ luật

+ Căn cứ tinh thần ý thức chuẩn bị tư liệu - Đánh giá, biểu dương, cho điểm HS — Phê bình, rút kinh nghiệm những mặt yếu + Thu dọn, vệ sinh phịng học

3 Cơng việc ở nhà

Đọc trước bài 25 trong SŒK

Bài 95

CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG

VAT NUOI VA THUY SAN

A MUC TIEU

Học xong bài này HS phải:

e Biết được khái niệm và mục đích của phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi và thủy sản

e Biết được khái niệm và mục đích của các phương pháp lai giống vật nuôi và thủy sản

e Biết vận dụng các phương pháp lai giống để tạo ra các giống vật ni, thủy sản có năng suất và chất lượng tốt cho gia đình và địa phương

B CHUAN Bi BAI DAY

1 ChuGn bi néi dung

— Yêu cầu HS doc SGK phan biét muc đích và các phương pháp nhân giống vật nuôi, thủy sản

Trang 10

1.1 Nhân giống thuần chúng

* Khái niệm: Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi g1ao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ

* Mục đích: nhân giống thuần chủng là để bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hoàn chỉnh những đặc tính di truyền tốt, các phẩm chất, đặc điểm tốt của các cá thể trong cùng vật giống

Ví dụ: đặc tính thích nghi cao với môi trường sống của các giống vật nuôi trong nước, sản lượng và chất lượng sản phẩm tốt của các giống ngoại nhập là những phẩm chất cần củng cố ở các giống vật nuôi thông qua phương pháp nhân giống thuần chủng

* Phương pháp tiến hành nhân giống thuần chủng

Phải có số lượng cá thể của đàn hạt nhân đông: phải nuôi dưỡng có định hướng những vật nuôi non bằng cách tạo ra những điều kiện tốt để có những con vật sinh trưởng phát dục tốt, sức sản xuất cao lúc trưởng thành Ngoài số lượng gia súc đông đảo, phải có một địa bàn phân bố đủ rộng, nhằm làm cho vật ni dễ thích nghi với những tác động của điều kiện sống, tạo nên trong phạm vi phẩm giống một số nhóm gia súc khơng hồn tồn đồng nhất (nếu là giống nguyên thủy) để tiến hành chọn lọc và chọn đôi giao phối

* Phải chọn được con đực đầu dòng: việc phát hiện các cá thể tốt có ý nghĩa rất lớn trong công tác nhân giống thuần chủng vì khơng thể một lúc chúng ta có ngay hàng loạt vật nuôi đạt tiêu chuẩn mong muốn Phát hiện ra các cá thể đầu dòng đặc biệt là các con đực là nhiệm vụ rất quan trọng, vì từ các cá thể đó có thể tiến hành chọn lọc thêm để có những con đầu đàn chất

lượng tốt nhất

Phương pháp nhân giống thuần chủng xuất phát từ một con đựctốt gọi là nhân giống thuần chủng theo dòng Với phương pháp này có thể tạo ra từng nhóm vật ni cao sản có tính di truyền bền vững

Không phải bất kì một tập hợp vật nuôi cùng huyết thống nào cũng được coi là một dịng Mà một dịng có nghĩa là về nguồn gốc phải chung một đực đầu dòng và về phẩm chất phải giống nhau tương đối về ngoại hình và sức sản xuất Có thể coi dịng là một phẩm giống thu nhỏ lại, nó mang đầy đủ các đặc tính: sức sản xuất, sinh sản, ngoại hình, thể chất chung của phẩm giống

Trang 11

* Chọn đôi giao phối đồng chất: sau khi đã chọn được con đực đầu dòng, phải chọn được những con cái kết hợp, để cho giao phối Những con cái kết hợp phải có các đặc điểm giống như con đực và phải đạt từ trung bình tồn đàn trở lên, khơng có quan hệ huyết thống với con đực đầu dòng

Tiến hành cho con đực đầu dòng giao phối với các con cái kết hợp * Chăm sóc ni dưỡng thế hệ con đầy đu, phát hiện những biến dị có lợi để luôn phát triển và hoàn thiện phẩm chất của giống:

Cho các con kế thừa giao phối cận huyết để phát triển số lượng, ổn định tính đi truyền của con tổ Tiếp tục tăng cường chọn lọc, tạo các con trưởng nhóm mang đầy đủ đặc điểm của con đực tổ đầu dòng

Cái phức tạp của nhân giống theo dòng là nếu tránh đồng huyết thì lượng máu con đực tổ đầu dòng sẽ giảm, còn nếu tiếp tục cho giao phối với đực tổ đầu dịng thì sẽ đồng huyết cao

Phương pháp nhân giống thuần chủng có thể tóm tắt gồm các bước: Bước 1: Phải có số lượng lớn đàn hạt nhân để chọn lọc

Bước 2: Chọn con đầu dòng (tốt nhất) gọi là con tổ

Bước 3: Chọn các con cái phù hợp với đực tổ để cho giao phối

Bước 4: Chăm sóc đàn con để tăng cường số lượng và chất lượng của dòng thuần chủng

Các ví dụ minh họa:

+ Nhân giống thuần chủng giống địa phương

_ Các giống trâu Việt Nam, có sức làm việc dẻo da1, tầm vóc so với trâu

các nước khác không thua kém, là sản phẩm nhân giống thuần chủng và chọn lọc lâu đời của nhân dân ta

_ Giống địa phương thường là giống có sức sản xuất thấp như: lợn ï, lợn Móng Cái, gà ri, vịt có, bò vàng Việt Nam Tầm vóc thường nhỏ, tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn cho lkg tăng trọng cao, nhưng giống địa phương lại thích nghi cao độ với điều kiện thức ăn, thời tiết khí hậu, chống lại bệnh tật của địa phương ấy Mục đích nhân giống thuần chủng địa phương là để giữ vững các đặc điểm tốt của giống, khơng làm nó bị pha tạp

+ Nhân giống thuần chủng giống nhập nội Giống nhập nội thường là

Trang 12

1.2 Lai giống

Cơ sở lí luận của các phương pháp nhân giống, đó là sự kết hợp của 2 giao tử khác nhau Tĩnh trùng chính là tế bào sinh dục đực, trứng chính là tế bào sinh dục cái Hai tế bào sinh dục đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, hai tế bào này kết hợp lại thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) Hợp tử phát triển thành một cá thể mới mang tính chất, đặc điểm di truyền tính trạng tính trội và lặn của cả bố và mẹ, tính trội được biểu hiện thành kiểu hình, tính trạng lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi kiểu gen là đồng hợp tử

* Khái niệm lai giống: Lai giống là dùng vật nuôi các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang nguồn gen di truyền của nhiều giống

Đặc điểm của lai khác giống, khác dịng là làm tăng tính dị hợp của tất cả các cặp gen khi bố mẹ có những alen khác nhau Nếu một giống là đồng hợp trội và giống kia là đồng hợp lặn thì con lai của hai giống sẽ chỉ là dị hợp và mức dị hợp cao nhất là F¡ Các con lai dị hợp tử này thường có sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn, chống chịu bệnh tốt hơn, sức sản xuất cao hơn đời bố mẹ Hiện tượng đó gọi là ưu thé lai

* Lai kinh tế: Là cho các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy sản phẩm: thịt, trứng, sữa

+ Nếu lai kinh tế chỉ sử dụng 2 giống gọi là lai kinh tế đơn giản Còn lai kinh tế mà sử dụng từ 3 giống trở lên là lai kinh tế phức tạp

Ví dụ:

Lai kinh tế đơn giản:

Lợn đực | | ⁄) Lợn cái Đại bạch Móng Gái | Chỉ dùng F, Y ni thịt

Ví dụ lai kinh tế phức tạp: 3 giống

Trang 13

Lợn đực | | Lon cal

Dai bach Móng Gái

Lợn đực

a Landrace

¿ (ni thit)

F; có 3/4 máu ngoại: 50% Landrace, 25% Đại bạch và 25% Móng Cái Lai kinh tế phức tạp: lai 4 giống (còn gọi là lai kép)

Phương pháp này là dùng 4 giống cho lai với nhau theo cách 2 giống làm thành 1 cặp Sau đó sử dụng 2 con lai dau 14 F, cua 2 cặp kia cho lai với nhau để cho con 4 máu nhằm sử dụng triệt để ưu thế lai từ 4 giống

Sơ đồ tóm tắt

A B C D

ae 1/4 mau A

Nuo! thi 1/4 mau B

1/4 mau C

1/4 mau D

ABCD la 4 giéng khac nhau

* Uu thé lai: Uu thé lai là cum từ biểu thị sức sống của đời con vượt trội cha mẹ, khi cha mẹ là những cá thể khơng có quan hệ huyết thống Ưu thế lai thể hiện ở sức chịu đựng, sức sống cao, tốc độ sinh trưởng mạnh, khả năng cho thịt, sữa, sinh sản hơn bố mẹ Uu thế lai cao nhất ở F;¡ và giảm dần ở các thế hệ sau vì các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng lên F, không sử dụng làm giống, chỉ sử dụng lấy sản phẩm

Trang 14

Cơ sở di truyền của ưu thế lai:

+ Do đời con có nhiều cặp gen dị hợp tử VD: AABBCC x aabbcc -> AaBbCc (F;)

+ Do có sự tác động cộng gộp giữa các cặp gen trội có lợi

VD: AA bb CC x aaBBcc — Aa Bb Cc (F,)

+ Giả thuyết siêu trội tức là: AA<Aa>aa

* Lai gây thành (còn gọi là lai tổ hợp, lai tạo thành)

Với phương pháp này người ta dùng hai hoặc nhiều phẩm giống cho giao phối với nhau, mục đích là tạo nên một phẩm giống hoàn toàn mới mang các đặc tính tốt của các phẩm giống tham gia

Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp muốn nâng cao sức sản xuất của những phẩm giống tham gia hoặc khi không thể nhập nội các phẩm giống thuần chủng vì khó thích nghi với hoàn cảnh địa phương

Ở Việt Nam, giống mới tạo thành thường là giống được lai tạo từ các giống cao sản của thế giới với giống địa phương để tạo giống mới mang đặc điểm tốt của giống cao sản như: năng suất, phẩm chất thịt tốt và đặc điểm của giống địa phương như mắn đẻ, số lượng con/lứa cao, chống chịu được bệnh tật nhất là các loại bệnh vùng nhiệt đới

VD: ở Việt Nam từ năm 1970 đến năm 1981, tác giả Phạm Hữu Doanh, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã sử dụng lợn Đại bạch có nguồn gốc từ Liên Xô cũ, cho lai tạo với giống lợn ¡ vùng đồng bằng sông Hồng tạo nên giống lợn lai mang tên Đại Bạch và I được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp công nhận năm 1981 va dat tén la DBI.81

Sơ đồ lai tạo như sau:

Đại bạch (đực) | | | G, i (cai) ⁄ F Đại bạch (đực) C ⁄⁄ I (duc) 2 ¿2 +

(- F; (cai) tự giao phối oh bein pa

| ĐBI81 | (giống mới)

F, (duc) —

Trang 15

Khi tiến hành phương pháp lai gây thành (nhiều giáo trình các tác giả đặt tên là lai tạo thành) cần chú ý các điểm sau:

- Giao phối hai hoặc nhiều giống gia súc để có những con lai với tính đi truyền sinh động, giảm tính bảo thủ của giống gốc

- Nuôi dưỡng những con lai và điều khiển tính di truyền theo hướng dự định trước

- Tiến hành chọn lọc và chọn đời giao phối những con lai để củng cố tính di truyền, tăng thêm giá trị nhiều mặt của giống mới gây thành

- Để tránh đồng huyết số lượng đàn giống lai tạo cần tương đối nhiều được ni dưỡng ít nhiều khác nhau nhằm tạo nên những con lai không tuyệt đối đồng nhất về nguồn gốc và về loại trao đổi chất

— Không nên cho tự giao giữa những con lai F; vì tinh chat di truyén con

lai F¡ chưa ổn định Nên dùng con lai F; (3/4 máu) hoặc F; (7/8 máu) để cho

tự giao tạo ra giống mới (Ví dụ lai tao DBI81)

— Trong lai gây thành nếu chỉ dùng 2 giống được gọi là lai gây thành đơn giản Từ 3 giống trở lên gọi là lai gây thành phức tạp

1.3 So sánh phân biệt

Nội dung so sánh Nhân giống thuần chủng Nhân giống tạp giao

Khái niệm Ghép đôi giao phối 2 cá thể

đực và cái cùng giống, con có tính trạng di truyền giống bố mẹ và đặc trưng cho giống đó

Ghép đơi giao phối 2 cá thể đực cái khác giống, con lai

mang tính trạng di truyên mới,

thường là tốt hơn bố mẹ

Mục đích Duy trì củng cố nâng cao chất lượng của giống và phát triển nhanh về số lượng đàn vật

nuôi

Sử dụng ưu thế lai F; ở lai kinh tế, hoặc tạo ra giống mới trong

phương pháp lai gây thành

* Lai kinh tế và lai gây thành:

Giống nhau: Đều dùng đực cái khác giống cho giao phối với nhau để nhằm tạo ra con lai có tính trạng di truyền khác bố mẹ, làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con

Khác nhau: + Lai kinh tế sử dụng con lai F, để nuôi lấy sản phẩm như thịt, trứng, sữa, không dùng làm con giống để nhân giống

Trang 16

tạo ra một giống mới có đặc điểm khác các giống khác và tương đối ổn định các tính trạng di truyền

Tóm lại:

Trong lĩnh vực chăn nuôi nhân giống bằng biện pháp sinh sản được tiến hành thông qua quá trình chọn lọc giữ lại những gia súc tốt Trong khâu chọn lọc cá thể phải dựa trên cơ sở đánh giá những đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình, thể chất, khả năng sản xuất, khả năng sinh sản và phẩm chất con sinh ra Tiếp đó là quy trình ghép đôi phối giống để giữ và củng cố những đặc điểm tốt ở đời con và chăm sóc ni dưỡng con sinh ra

Nội dung cơ bản của nhân giống thuần chủng là dùng con đực và con cái cùng giống cho phối với nhau nhằm củng cố và nâng cao tính năng sản xuất và ổn định tính di truyền ở các thế hệ sau trong phạm vi giống; nó đặc biệt quan trọng với các cơ sở nhân giống có quy mô lớn

Biện pháp nhân giống có hiệu quả cao là nhân giống theo dòng Nội dung quy trình:

— Phát hiện con đầu dòng là con tốt nhất

- Phối giống và cho sinh sản để có đàn con từ con đầu dòng — Xây dựng dòng hạt nhân

- Củng cố dòng bằng cách chọn lọc cá thể

- Làm phong phú dòng bằng lai chéo dòng để tạo dòng mới

Từ các dịng có thể dùng lai kinh tế, lai gây thành, lai cải tạo, lai cải tiến tùy mục đích của nhà chăn nuôi

2 Chuổn bị đồ dùng dọy học

- Chuẩn bị tranh ảnh các giống lợn để dán vào sơ đồ hình 25.2, 25.3, 25.4, 25.5 Sơ đồ có thể vẽ lên bảng rồi cho HS dán ảnh hoặc hình vẽ vào, hoặc:

- Vẽ to các hình này lên để dạy học — Thiết kế phiếu học tập phục vụ bài giảng

C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Kiểm tra bồi cũ

Trang 17

Hỏi: Muốn tạo nhiều con giống tốt, sau khi chọn giống rồi bước tiếp theo người chăn ni phải làm gì? (Nuôi dưỡng con giống để sinh trưởng phát dục tốt, ghép đôi giao phối để nhân giống)

2 Bai mồi

Các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về kĩ thuật chọn lọc giống vật nuôi đó là việc làm rất quan trọng để chọn được những con giống tốt Nhiệm vụ tiếp theo là nuôi dưỡng tốt con giống và ghép đôi giao phối để nhân giống làm cho số lượng đàn giống nhiều thêm

Nhân giống vật nuôi như thế nào? đó là nội dung bài học hôm nay

Hoạt động 1 ;

TIM HIEU PHUONG PHAP NHAN GIONG THUAN CHUNG

Yéu cau HS doc SGK trang 74, va phat phiéu hoc tap cho HS PHIEU HOC TAP

Họ tên HS: Lớp:

Thời gian thực hiện: 5 phút

Nội dung: Hãy điền nội dung cần thiết vào các mục sau đây:

Phương pháp chọn giống thuần chủng

Câu hỏi Trả lời

Khái niệm nhân giống thuần chủng

Mục đích nhân giống thuần chủng

Phương pháp nhân giống thuần chủng

Kết quả nhân giống thuần chủng

HS làm bài, GV quan sát hướng dẫn H§, sau đó yêu cầu HS đọc kết quả bài làm trong phiếu học tập hoặc lên bảng trình bày trước lớp, GV tóm tắt nội dung, yêu cầu HS góp ý kiến bổ sung

Cuối cùng GV kết luận:

Trang 18

Vídụ: Lợn1 đực x lợnïcái > lợn i

Ga logor duc x Ga logor cai Ga logor Bo Ha Lan đực x Bò Hà Lan cái —> Bò Hà Lan

Muốn đời con có các tính trạng giống bố mẹ thì bố mẹ phải thuần chủng, tức là có cấu trúc gen ổn định kiểu gen và kiểu hình đặc trưng cho 1 phẩm giống

— Muc đích nhân giống thuần chủng làm cho vốn gen có ích của giống được bảo toàn nên những đặc tính tốt của giống được duy trì và ngày càng đồng nhất về kiểu hình

Mục đích thứ 2 của nhân giống thuần chủng là tăng nhanh số lượng vật nuôi để mở rộng phạm vi phân bổ của giống

Ví dụ: nếu nhập 1 cặp bố mẹ thuộc 1 giống lợn ngoại vào nước ta, chúng ta phải cho nhân giống thuần chủng để tăng số lượng cá thể sau đó mới dùng để lai kinh tế hay lai tạo giống mới với các giống địa phương hoặc các giống khác

- Phương pháp nhân giống thuần chủng: + Tuyền chọn các cá thể đực cái tốt của giống + Cho lai tạo (giao phối) để sinh con

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc, chọn lọc để tiếp tục nhân giống — Kết quả của nhân giống thuần chủng:

+ Tăng số lượng cá thể trong thời gian ngắn

+ Củng cố những đặc tính di truyền tốt của phẩm giống

- Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả người chăn nuôi phải làm thế nào?

(Phải liên tục chọn lọc giống, chọn đôi giao phối trên cơ sở nghiên cứu k1 các tính trạng, các đặc tính tốt của phẩm giống, phải biết rõ nguồn gốc của con giống, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con giống phát triển tốt đến lúc trưởng thành)

Kết luận hoạt động 1 bằng sơ đồ trong SGK

Mục đích nhân giống thuần chủng

ao

Tăng nhanh số lượng Duy trì củng cố, nâng cao các đặc tính

vật ni tốt của phẩm giống

Trang 19

Hoạt động 2

TÌM HIẾU PHƯƠNG PHÁP LAI GIỐNG VẬT NUỒI

Yêu cầu HS đọc SGK trang 75 và trang 76 phát phiếu học tập cho HS PHIẾU HỌC TẬP

Họ tên HS: Lớp:

Thời gian làm bài: 7 phút

Nội dung: Đọc SGK và trả lời câu hỏi Các phương pháp lai giống vật nuôi

Câu hỏi Trả lời

Khái niệm lai giống

Mục đích lai giống

Các phương pháp lai giống

Kết quả lai giống

— HS tu luc lam bai

— GV uốn nắn hướng dẫn HS trả lời ngắn gọn

— Yêu cầu H§ lên trình bày kết quả bài làm trên phiếu học tập, cả lớp thảo luận

GV kết luận:

— Khái niệm lai giống: Lai giống là ghép đôi giao phối các con đực cái trưởng thành khác giống để tạo ra đàn con có tính trạng di truyền mới có những điểm giống bố mẹ và những tính trạng khác với bố mẹ, trong đó có thể có nhiều tính trạng tốt hơn cả bố mẹ

Ví dụ: ở nước ta hàng chục năm nay đã áp dụng nhiều công thức lai giống ngoại nhập với giống nội tất cả các con lai F¡ đều mang các đặc điểm tốt của giống ngoại là tăng trọng nhanh, chất lượng sản phẩm như thịt, trứng, sữa được nâng lên và con lai lại thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thời tiết của Việt Nam

— Mục đích lai giống: có nhiều mục đích khác nhau:

Trang 20

+ Thay đổi đặc tính di truyền một số giống vật ni để có các giống chất lượng tốt hơn (cải tạo giống vật nuôi nội)

+ Tạo giống mới có các đặc điểm tốt theo yêu cầu của con người (lai gây thành)

- Các phương pháp lai giống

+ Lai kinh tế: là giao phối giữa các cá thể đực và cái thuộc những giống thuần chủng khác nhau

Ví dụ:

(đực) Móng Cái x (cai) 1 > F, (duc) Bec Sai x (cai) 1 > F,

(duc) Yooc Sai x (cai) Mong Cai > F,

(duc) Lan drat x (cai) Mong Cai > F,

Tất cả lợn thế hệ F;¡ đều nuôi béo để lấy thịt Lai kinh tế chỉ dùng 2 giống gọi là lai Kinh tế đơn giản Dùng từ 3 giống trở lên gọi là lai kinh tế phức tạp

Ví dụ: Lợn đực Lợn cái

Đại bạch thuần Í thuần

Lợn đực I thuan

Lai kinh tế 3/4 mau I Lon duc Lon cai

Dai bach thuan I thudn

Lon duc

Lai drat thuan É—

CC |

ERS c? Lợn lai kinh tế 3 giống

Trang 21

Lai kinh tế 4 giống (sơ đồ tóm tắt: A, B, C, D là các giống lợn) Duc A x Cai B Duc C x Cai D

Duc AB X Cai CD

| Con lai 4 giống để nuôi thịt

+ Lai gây thành là phương pháp dùng 2 hay nhiều giống lai tạo với nhau theo những quy trình nhất định để chọn lọc và nhân lên tạo thành giống mới

Ví dụ: Yêu cầu HS đọc VD trong SGK và tham khảo thêm công thức lai gây thành lợn Đại bạch I (DBI 81) giống được tạo ra tại Viện chăn nuôi Quốc ø1a năm 1981

Lợn đực Lợn cái

Đại bạch thuần Ï thuần

Lợn đực Lợn đực

Đại bạch I

F, tự giao phối

— Kết quả lai giống

+ Lai kinh tế tạo ra đàn giống nuôi lấy sản phẩm có ưu thế lai cao nhất ở F1, không dùng làm giống

Trang 22

4 Củng cố vò tổng kết bởi học

- Dùng câu hỏi trong SGK để củng cố bài

— Về nhà làm bảng so sánh các phương pháp lai giống vật nuôi So sánh phân biệt các phương pháp nhân giống vật nuôi đã học

Nội dung so sánh Nhân giống thuần chủng Lai giống vật nuôi

Giống nhau Khái niệm Mục đích Phương pháp Kết quả 5 Công việc ở nhà

+ Đọc trước bài 26 trong SGK

+ Hoàn thành bài tập so sánh các phương pháp nhân giống vật nuôi

Bài 26

SẲN XUẤT GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI VA THUY SAN

a Muc Tiêu

Học xong bài nay HS phdi:

e Hiểu được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật ni e© Hiểu được quy trình sản xuất con giống trong chăn nuôi và thủy san e C6 thể vận dụng các quy trình sản xuất con giống vào thực tiễn chăn

Trang 23

B CHUAN Bi BAI DAY

1 ChuGn bi néi dung

+ Doc ki SGK va tham khao thém 1.1 Khai niém dan vat nuoi

Đàn vật nuôi là tập hợp nhiều vật nuôi cùng loại hoặc khác loại được nuôi chung trong một cơ sở sản xuất nào đó, trong một địa phương, trong một vùng, thậm chí là trong một quốc gia nào đó

Ví dụ: Tổng đàn lợn Việt Nam 1998 là 18.060.000 con Trong đàn vật nuôi thường có

— Vật ni sinh sản — Vat nuôi các lứa tuổi — Vật nuôi sản xuất

1.2 Muốn xây dựng đàn gia súc phải làm những việc gì? Muốn xây dựng đàn vật nuôi phải:

- Xác định kế hoạch về sự thay đổi số lượng, cơ cấu vật nuôi của khu vực trong năm hoặc nhiều năm

Ví dụ: phải xác định được số lượng vật nuôi loại thải trong năm, gø1a SÚC cần bổ sung trong năm, kế hoạch phải thu được bao nhiêu sản phẩm (số lượng, chủng loại như thịt, trứng, sữa ) để có kế hoạch quay vịng chăn ni hợp lí, cũng trên cơ sở đó để có kế hoạch tuyển và sử dụng lao động, xây dựng và sử dụng chuồng nuôi cũng như các loại cơ sở vật chất khác

* Tổ chức các đàn giống trong chăn nuôi

- Đàn giống vật nuôi bao gồm nhiều vật nuôi có cùng tính biệt, cùng lứa tuổi, cùng tính năng sản xuất được hình thành trong một cơ sở sản xuất hay trong hệ thống nhân giống của một vùng, một quốc gia, các đàn giống này thường được nhốt thành một khu vực riêng, nuôi dưỡng chăm sóc theo các quy trình kĩ thuật riêng

Ví dụ: Trong hệ thống nhân giống vật ni có đàn hạt nhân là đàn cơ bản giống gồm những vật nuôi tốt nhất đời cụ ông, cụ bà

Đàn sinh sản cơ bản hay còn gọi là đàn nhân giống gồm vật nuôi tốt nhất đời ông, bà và đàn nái, đực giống trẻ thuộc đời bố mẹ

Ngày đăng: 23/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN