1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng công nghệ 10 tập 1 part 9 potx

21 670 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

Trang 1

mà họ có được không đủ bù đắp những chỉ phí to lớn đã bỏ ra để xây dựng mot cua hàng quá lớn và xa xi

Câu hỏi:

1 Tai sao hai chi em Lan va Mai lại quyết định mở cửa hàng sách và coi đây là một "mỏ vàng”?

2 Tại sao hai chị em Lan và Mai lại phải đóng cửa hàng?

, Bai doc thém 2

MẠO HIẾM - KHONG LIEU MANG

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty X mua một dây chuyền hiện đại của Đức Sản xuất kính an tồn, cơng suất tới 24000m2!năm Khỏi nói kính mới hơn hẳn kính thường: độ bền va đập gấp 4-5 lần, chịu chênh lệch nhiệt độ đến 470°C Đặt cạnh kính ngoại, kính của cơng ty X cũng không chịu kém cạnh mà giá trị rẻ hơn gấp nhiều lân Đơn cử: Kính chắn gió IFA giá 600 nghìn đồngltấm, của cơng ty X 180 nghìn đồngltấm; kính chắn gió xe YZA giá 2,1 triệu thì của công ty X chỉ là 400 nghìn đồng Ấy vậy mà suốt thời gian dài kính của cơng ty X vẫn con nhện chăng tơ, bụi phủ mờ Ông giám đốc của công ty X quyết định đi một nước cờ hiểm: khách đặt tấm kính giá 100 nghìn đồng, ơng cũng nhận làm! Hợp đồng vừa ráo mực, ông bỏ cả ra 10 triệu đồng làm khn, đường hộp thổi Đó là chưa kể đến lương công nhân và bao nhiêu chỉ phí khác Chỉ l¡ thì phải bỏ ra cả chục triệu để sản xuất một sản phẩm thu về vén vẹn có 100 nghìn đồng Nhưng đừng tưởng là liều mạng, "bịt mũi nhảy xuống nc"! Bây giờ cơng ty X đã có trong tay 25% bộ khuôn mâu, loại nào cũng có, từ các loại khuôn dùng cho ôtô, tàu hỏa cho đến đồ gỗ gia dụng và các khuôn cho các cơng trình xây dựng Sự mạo hiểm đã được trả giá: Kính của cơng ty X hiện đã "ăn khách" trên thị trường cả ba miền Bắc, Trung, Nam Người tiêu dùng nườm nượp đến với kính của cơng ty X ngày càng đông Giờ thì cơng ty X chỉ lo sản xuất cho nhiều mà ngồi bán Néu ai luu tam dén su uu việt của kính an tồn thì phải từn đến kính của công £y X, họ sẽ tiết kiệm được hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng Chân lí kinh doanh đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng tìm ra

Câu hỏi:

1 Cơng ty kính X đã mắc sai lầm gì khi đầu tư dây chuyền hiện đại của Đức?

2 Ông giám đốc công ty X đã sửa chữa sai lầm trên như thế nào?

Trang 2

Chuong 5

TO CHUC VA QUAN Li DOANH NGHIEP

Bai 53

XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH (2 tiết) A MUC TIEU BAI HOC

Sau bai nay, GV can phai lam cho HS:

e Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp e Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh cho

doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ

e Rèn luyện tính kế hoạch, tính phương pháp trong hoạt động học tập và lao động

B CHUAN Bi BAI GIANG

1 ChuGn bị nội dung

Nghiên cứu kĩ SGK

2 Tòi liệu tham khỏo

Đọc tham khảo tài liệu Kinh tế doanh nghiệp thương mại, PGS TS Phạm Cơng Đồn, TS Nguyễn Cảnh Lịch (đồng Chủ biên), 2004, NXB Thống kê, Hà Nội Giáo trình Pháp luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

C TIEN TRINH DAY HOC

Tiết 1: Can cit lap ké hoach kinh doanh cua doanh nghiép

Trang 3

Hoat dong 1

TÌM HIẾU CĂN CỨLẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

— GV hướng dẫn HS quan sát và đọc sơ đồ trong hình 53.1 SGK GV định hướng giải thích về:

— Nhu cầu thị trường

— Tình hình phát triển kinh tế xã hội — Pháp luật hiện hành

— Khả năng của doanh nghiệp

Nhu cầu thị trường Tình hình phát triển

kinh tế xã hội

Đơn đặt hàng hoặc hợp đồng — Phát triển sản xuất hàng hóa

mua bán hàng hóa — Thu nhập của dân cư

CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

KINH DOANH

Pháp luật hiện hành Khả năng của doanh nghiệp

Chủ trương, đường lối chính _ NN Vốn, lao động, công nghệ, sách của Nhà nước trang thiết bị, nhà xưởng

- GV có thể nêu câu hỏi để HS.trả lời như: Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên những căn cứ nào ?

Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thường căn cứ vào 4 yếu tố cơ bản: nhu cầu thị trường; tình hình phát triển kinh tế xã hội; pháp luật hiện hành và khả năng của doanh nghiệp

Hoạt động 2

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN KINH TẾ XÃ HỘI,

TÌNH HÌNH PHÁP LUẬT VÀ NHU CẤU THỊ TRƯỜNG CHO

VIỆC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh theo nguyên tắc "bán cái thị trường cần" Song không phải là bán bất cứ thứ gì (ví dụ không được bán thuốc lá điếu ngoa])

Trang 4

GV có thể mở rộng cho HS liên hệ các vấn đề.trên ở địa phương với những câu hỏi như: Kể tên một số sản phẩm hàng hố đang có nhu cầu trên thị trường, hoặc hiện nay Nhà nước có cho phép kinh doanh thuốc lá ngoại không ? Doanh nghiệp có được phép kinh doanh thuốc lá ngoại không ?

Hoặc một ví dụ khác:

Ví dụ: Nhu cầu về thức ăn gia súc ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, sản phẩm lại đang có khả năng tiêu thụ ở thị trường Campuchia và Lào, nên công ty Việt Phong quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc có cơng suất 5 tấn/g1ờ và dự kiến sẽ nâng lên 5 tấn giờ vào năm sau

GV yêu cầu HS đánh giá nhu cầu của thị trường qua ví dụ và hỏi mục đích của việc đánh giá đó là gi?

HS: để doanh nghiệp có căn cứ lập kế hoạch kinh doanh

- GV có thể đặt các câu hỏi: ở địa phương có thế mạnh về sản xuất mặt hang gì? Thu nhập bình quân của gia đình HS là bao nhiêu ? Mặt hàng thường phải đi mua hằng ngày là gì ? GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi, từ đó nêu vấn đề nên kinh doanh loại gì ? Lớn hay nhỏ ?

Hoạt động 3

CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC

- GV hướng dẫn H§ củng cố lại kiến thức về các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh

- GV nêu câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời về nội dung các căn cứ lập kế hoạch

— GV danh giá tiết học

Hoạt động 4

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP

- GV hướng dẫn HS đọc sơ đồ về nội dung kế hoạch kinh doanh của

Trang 5

Ké hoach ban hang Ké hoach san xuat Ké hoach mua hang

NOI DUNG KE HOACH KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP

Ké hoach tai chinh a ™ Kế hoạch lao động Hinh 53.2

— GV yêu cầu HS nêu nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau: kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng, kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động, kế hoạch sản xuất

- GV có thể gợi ý cho HS suy nghĩ và đưa ra một ví dụ đơn giản Để HS hiểu và nêu được ví dụ, GV cần cho ví dụ mẫu (GV có thể tham khảo bài 55 SGK)

GV giải thích thêm:

Việc lập kế hoạch bằng văn bản (trên cơ sở các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh) đó chính là sự lựa chọn những phương án hành động trong tương lai cho từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp

Việc lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế

nào, khi nào và ai làm cái đó cụ thể như:

- Kế hoạch bán hàng: bán cái gì, khi nào bán và bán bằng cách nào (bán lẻ, bán buôn )

- Kế hoạch mua hàng: cần mua hàng gi? Khi nao mua? Ai mua? Mua bằng cách nào

- Kế hoạch tài chính: làm thế nào để huy động được nguồn tài chính,

phục vụ vào mục đích gì, ai thực hiện, khi nào cần, thực hiện bằng cách nào

- Kế hoạch lao động: Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào, bộ phận nào cần, khi nào cần, bố trí lao động trong doanh nghiệp ra sao

Trang 6

— Ké hoạch san xuất: sản xuất cho al, sản xuất cái øì, sản xuất như thế nào

Hoạt động Š

TÌM HIẾU PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP

Phần này chủ yếu là những cơng thức tính, GV hướng dẫn HS đọc sơ đồ trong hình 53.3 SGK và giải thích các nội dung: GV gợi ý cho HS nêu một vài ví dụ minh hoạ cho từng cơng thức tính

Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Mức bán RằN +(_) Các yếu tố tan

Kế hoạch ban hang = thực tế trong thời ae 9

Kế hoạch mua hàng= — ,VỨCBÁH + ` Nhụ cầu dự trữ hàng hé

Phương 6 hoạch mua hàng“ ,«noach (—) Nhu cầu dự trữ hàng hóa

pháp lập _

kế hoạch X6 hoach vố

kinh ế hoạch vốn _ xi hang báa + tần cê ¬

doanh > kinh doanh Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế của doanh

nghiệp Kế hoạchlaođộng _ Doanh số bán hàng (dich vụ)

cần sử dụng Định mức lao động của một người

Kế hoạch sản xuất = Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng

Hinh 72.3 Sơ đỗ phương pháp lập kế hoạch kinh doanh GV cho HS nghiên cứu ví dụ:

Ví dụ: Mức bán hàng thực tế của doanh nghiệp năm qua là 5 tỉ đồng Năm nay dự kiến phấn đấu tăng thêm 200 triệu đồng Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp năm nay

Từ ví dụ trên, GV hướng dẫn HS xác định các chỉ tiêu kế hoạch khác GV kiểm tra, uốn nắn để HS làm đúng nội dung

(Một năm tăng 200 triệu đồng vậy mỗi tháng kế hoạch bán hàng tăng

thêm bao nhiêu?)

Trang 7

Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/tháng; nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp Vậy kế hoạch sản xuất l1 năm của doanh nghiệp X là:

10.000 sản phẩm/1tháng x 12 tháng = 120.000 sản phẩm Tóm lại:

Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định Mục tiêu của doanh nghiệp trong mỗi thời kì phát triển có thể khác nhau nhưng về lâu dài các doanh nghiệp đều hướng tới việc tìm kiếm lợi nhuận Vì vậy để đảm bảo doanh nghiệp ổn định và phát triển kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phải được chuẩn bị chu đáo Và chính xác định việc lập kế hoạch thành phần của

kế hoạch kinh doanh là điều quan trọng

- Kế hoạch bán hàng được xác định trên cơ sở tổng hợp nhu cầu thị trường thông qua các đơn đặt hàng (hoặc hợp đồng mua hàng) của khách hàng

Trong trường hợp doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường thì kế hoạch bán hàng được xác định trên cơ sở dự đoán nhu cầu của thị trường

— Kế hoạch mua hàng được xác định phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời g1an với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp

— Kế hoạch vốn doanh nghiệp được xác định căn cứ vào nhu cầu mua hàng hóa, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế

- Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch

- Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời g1an nhất định (quý, năm )

Hoạt động 6

TONG KET, DANH GIA BAI HOC

- GV hướng dẫn HS tóm tắt nội dung chính của bài - GV nêu câu hỏi cuối bài trong SGK để HS trả lời — GV đánh giá kết quả bài học theo mục tiêu đề ra

Trang 8

Bai 54

THANH LAP DOANH NGHIEP (1 tiét)

A MUC TIEU BAI HOC

Sau bai nay, GV can phai lam cho HS:

Biết được các bước triển khai việc thành lập doanh nghiệp

B CHUAN Bi BAI GIANG

1 Chuẩn bị nội dung

Nghiên cứu SGK

2 Tòi liệu tham khảo

— Luật Doanh nghiệp hiện hành 2005

Điều 13 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lí doanh nghiệp 1 Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngồi có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này

2 Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng

trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ

sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân

Việt Nam;

đ) Cán bộ lãnh đạo, quản lí nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lí phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Trang 9

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

ø) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản

3 Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này

4 Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

Điều I5 Trình tự đăng kí kinh doanh

1 Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh

2 Cơ quan đăng kí kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kề từ ngày nhận hồ sơ nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thông báo phải nêu rõ lí do va các yêu cầu sửa đổi, bổ sung

3 Cơ quan đăng kí kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này

4 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư

- Các tài liệu về Luật Doanh nghiệp hiện hành

— Kinh tế doanh nghiệp thương mại, PGS TS Phạm Cơng Đồn, TS Nguyễn Cảnh Lịch (đồng chủ biên), 2004, NXB Thống kê, Hà Nội

Trang 10

C TIEN TRINH DAY HOC

Hoat dong 1

XAC DINH Y TUGNG KINH DOANH

— GV khái quát các mục tiêu kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, làm

giàu cho quê hương , sau đó gợi ý HS liên hệ về ý tưởng kinh doanh ở địa phương

Ví dụ: thị trường thành phố có nhu cầu tiêu thụ rau sạch Vì vậy, các hộ nông dân vùng ven đô tiến hành trồng rau sạch cung cấp cho nhu cầu sử dụng của thành phố

Bài tốn hình thành là: làm thế nào để rau sạch đến tay được người sử dụng?

GV định hướng để HS hiểu về điều kiện kinh doanh của mình

- Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như có nhu cầu của thị trường, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, hoặc đơn giản là có tiền nhàn rỗi thích thử sức trên thương trường

Hoặc có mặt bằng rộng ở khu vực đông dân cư Vì vậy, chủ hộ có ý định mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư như rau, hoa quả, thực phẩm chế biến sắn

- GV yêu cầu HS nêu các ví dụ về các hoạt động kinh doanh ở địa

phương

— GV goi ý cho HS phân tích các ý tưởng kinh doanh của những doanh nghiệp địa phương (thuận lợi, khó khăn )

— GV kết luận về lí do xuất hiện ý tưởng kinh doanh Đó là:

— Muốn làm giàu cho bản thân, cho xã hội — Muốn thử sức

- Muốn khai thác nguồn lực của gia đình, bạn bè, xã hội (tiền nhàn rỗi, sức lao động, ưu thế mặt hàng kinh doanh )

- Muốn kiếm sống và tự khang định mình Hoạt động 2

TÌM HIẾU VIỆC NGHIÊN CÚU THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 11

Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp

Mục đích của việc phân tích phương án kinh doanh là chứng minh được ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết

Để xây dựng phương án kinh doanh, người ta tiến hành nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

Thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường với mục đích khác nhau nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp

- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu khái niệm Sau đó giải thích cho HS các khái niệm: khách hàng truyền thống ; khách hàng tiềm năng GV lấy một số ví dụ minh họa, đồng thời khẳng định việc giữ khách hàng và phát triển hách hàng là đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, bởi lẽ khách hàng

chính là người đem lại lợi nhuận cho doanh nghiIỆp

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp

— Khách hàng hiện tại là những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hóa với doanh nghIỆp

- Khách hàng tiểm năng là những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp

Để hiểu sâu về nội dung này GV mở rộng vấn đề về việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp

- GV có thể gợi ý để HS tự liên hệ bằng cách suy nghĩ, quan sát ở địa phương và lấy ví dụ

- GV có thể đặt những câu hỏi để HS suy nghĩ Ví dụ:

+ Để mua một sản phẩm hàng hoá người ta cần chuẩn bị và quan tâm đến vấn đề gì ?

+ Người sản xuất, để tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường cần quan tâm đến cái gì ?

- GV giải thích cho HS hiểu được thực chất việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp

- Để HS hiểu rõ mục đích việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, tuỳ tình hình ở địa phương, GV có thể đặt cho HS những câu hỏi sát với nội dung, đồng thời phản ánh đúng thực tế để HS suy nghĩ

Trang 12

Vi du:

+ Đối với hoạt động kinh doanh sách và đồ dùng dạy học: AI là khách hàng chủ yếu ? Họ mua khi nào ?

+ Đối với hoạt động kinh doanh đồ điện dân dụng: Ai là khách hàng? Khi nào họ mua hàng? Họ thường thích mua hàng ở các trung tâm hay các cửa hàng nhỏ

Qua phân tích ví dụ, GV hướng dẫn HS nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ mua và tiêu dùng hàng hố của khách hàng

Có thể đặt câu hỏi: Với đối tượng khách hàng nhất định, doanh nghiệp phải tổ chức phục vụ như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khả năng kinh doanh của doanh nghiệp - Nguồn lực của doanh nghiệp thể hiện trên các mặt: vốn, nhân sự và cơ so vật chất, kĩ thuật

— Kha năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng sản phẩm hoặc các dịch vụ khách hàng

Giá bán hàng hoá thấp hơn có lợi thế cạnh tranh hơn ; chất lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tốt thu hút khách hàng hơn Tổ chức dịch vụ tốt khiến khách hàng yên tâm và thuận tiện khi tiêu dùng hàng hoá của doanh nghiệp

— Lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp ở trung tâm thành phố có lợi thế hơn doanh nghiệp ở xa trung tâm vì lượng khách hàng đông hơn

Một doanh nghiệp kinh doanh ở thành phố lớn có lợi thế hơn một doanh nghiệp kinh doanh ở nông thôn Vì đời sống kinh tế ở thành phố cao hơn, mức tiêu dùng cao, khả năng mua sắm nhiều hơn ở nơng thơn

Hoạt động 3

TÌM HIỂU VIỆC LỰA CHỌN CƠ HỘI KINH DOANH

GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về cơ hội kinh doanh ở địa phương trên cơ sở những nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho đời sống nhân dân địa phương

Ví dụ:

+ Sản xuất và bán rau, quả sạch

+ Trồng cỏ, chăn nuôi gia súc, ø1a cầm

Trang 13

+ Nha kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn

+ Xác định vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn + Tìm cách để thỏa mãn những nhu cầu đó

— GV giải thích việc lựa chọn cơ hội kinh doanh là: nhà kinh doanh xác

định được nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn, xác định được lí do và làm cách nào để thoả mãn nhu cầu

+ Biểu hiện của nhu cầu chưa được thoả mãn là không đủ hàng hoá bán, khách hàng phàn nàn hoặc giá bán tăng

Ví dụ:

* Nguồn cung ứng hàng không đủ so với nhu cầu

* Cung ứng không phù hợp: lúc cần thì khơng có, nơi cần khơng có, mặt hàng cần khơng có

GV có thể gợi ý cho HS nêu một vài ví dụ thực tế

+ Dựa vào nội dung trong SGK, GV hướng dẫn HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi: Dé lựa chọn cơ hội kinh doanh, nhà kinh doanh phải làm gi ?

GV nêu vấn đề để HS hiểu:

Để lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp, nhà kinh doanh cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định lĩnh vực kinh doanh + Xác định loại hàng hóa, dịch vụ + Xác định đối tượng khách hàng

+ Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm vốn, công nghệ, nhân lực và thời g1an

+ Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh: Nhu cầu vốn

đầu tư cho từng cơ hội kinh doanh; lợi nhuận của từng cơ hội, khi nào hòa

vốn

+ Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh theo các tiêu chí: sở thích, các chỉ tiêu tài chính hay mức độ rủi ro

Hoạt động 4

TIM HIEU THU TUC DANG KI KINH DOANH

GV hướng dẫn HS đọc mục II.2 SGK Đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 14

Trinh tu dang ki thanh lap doanh nghiép

Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh

Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm — Đơn đăng kí kinh doanh

— Điều lệ hoạt động doanh nghiệp — Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh Nội dung đơn đăng kí kinh doanh — lên doanh nghiệp

— Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp

- Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh

- Vốn điều lệ

— Vốn của chủ doanh nghiệp

— Ho, tên, chữ kí, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp

* Don đăng kí kinh doanh được lâp theo mẫu thống nhất do cơ quan cấp đăng kí kinh doanh quy định

Hoat déng 5

TONG KET, DANH GIA BAI HOC

- GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức về nghiên cứu thị trường và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp

- GV có thể đặt câu hỏi để HS nhắc lại như: Thị trường của doanh nghiệp là gì ? Cơ hội kinh doanh là gì ?

Trang 15

Bai 55

QUAN Li DOANH NGHIEP (3 tiat)

A MUC TIEU BAI HOC

Sau bai nay, GV can phai lam cho HS:

e«_ Biết được việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

e Biết được nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

se Biết được một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

B CHUAN Bi BAI GIANG

1 ChuGn bi nội dung

Nghiên cứu SGK

2 Tài liệu tham khỏo

Tham khảo tài liệu Kinh tế doanh nghiệp thương mại, PGS.TS Phạm

Cơng Đồn, TS Nguyễn Cảnh Lịch (đồng Chủ biên), 2004, NXB Thống kê, Hà Nội

C TIEN TRINH DAY HOC

Phân bố bài giảng

Tiết 1: Tổ chức hoạt động kinh doanh

Tiết 2: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tiết 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hoạt động 1

TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Trang 16

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có 2 đặc trưng cơ bản, đó là tính tap trung và tính tiêu chuẩn hóa:

+ Tính tập trung thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay một bộ phận Ví dụ: Các hoạt động mua, bán, giá cả, tuyển dụng nhân sự đều do giám đốc doanh nghiệp quyết định

+ Tính tiêu chuẩn hóa địi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp Ví dụ, nhân viên bán hàng phải thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả bán hàng cho giám đốc doanh nghiệp; trước khi mua hàng, nhân viên phải lấy báo giá trình giám đốc

- GV nêu một vài ví dụ về doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ở địa phương và khẳng định:

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm những bộ phận, cá nhân khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những

nhiệm vụ, công việc nhất định nhằm thực hiện mục tiêu xác định của doanh

nghiệp

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mơ hình cơ cấu tổ' chức doanh nghiệp trong hinh 55.1 SGK

Giám đốc doanh nghiệp

Nhân viên Nhân viên tà Nhân viên Nhân viên

ban hang 1 ban hang 2 ban hang n ké toan

Hinh 22 7 Wơ hình cấu trúc đơn giản

Quan sát mơ hình GV giải thích đây là mơ hình doanh nghiệp có cấu trúc đơn giản vì vậy:

+ Quyền quản lí được tập trung vào một người - giám đốc doanh nghiệp xử lí thơng tin và quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp

Trang 17

+ Cấu trúc gọn nhẹ và dễ thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh

GV: Em hãy trình bày ưu điểm của doanh nghiệp có mơ hình cấu trúc đơn giản Sau đó GV mở rộng:

Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và lớn sẽ có mơ hình cấu trúc phức tạp hơn, đó là các loại cấu trúc theo chức năng chuyên môn, cấu trúc theo ngành hàng kinh doanh

Giám đốc doanh nghiệp

Ỷ Ỷ

Phòng kinh doanh Phịng kế tốn Phịng tổ chức nhân sự

Các đơn vị trực thuộc và nhân viên

im" 22.2 Mơ hình cấu trúc chức năng

Giám đốc doanh nghiệp

Ỷ ⁄ Ỷ

Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng C

| |

Các đơn vị trực thuộc và nhân viên

im“ 22.3 Mơ hình cấu trúc theo ngành hang

Hoạt động 2

TÌM HIỂU VIỆC TỔ CHỨC THUC HIEN

KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP — GV hướng dẫn HS đọc SGK và yêu cầu HS trả lời

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việc tổ chức thực hiện có

vai trị như thế nào?

Trang 18

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng, nó góp phần thực hiện các mục tiêu xác định của doanh nghiệp và biến các kế hoạch của doanh nghiệp thành những kết quả thực tế

- GV gợi ý HS nêu các nguồn lực của một doanh nghiệp Các nguồn lực của doanh nghiệp gồm:

— Tài chính: Việc phân chia nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tùy thuộc vào nhu cầu mua,bán hàng hóa và tổ chức các dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp

— Nhân lực: doanh nghiệp phân công lao động trên cơ sở: + Xuất phát từ công việc để dùng người

+ Sử dụng đúng người để phát huy được khả năng và có hiệu quả

— Các nguồn lực khác (trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển ), sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả

Và để đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả doanh nghiệp cần:

Theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh

— Phân công người theo dõi tiến độ thực hiện từng công việc

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch theo tiến độ

— GV gợi ý HS liên hệ các nguồn lực kinh doanh của một doanh nghiệp ở địa phương ; chỉ ra việc sử dụng nguồn lực đó theo các nguyên tắc nêu trên

Hoạt động 3 ,

TIM HIEU VIEC HUY DONG VON KINH DOANH

- GV giải thích sơ đồ 55.4 SGK cho HS hiểu được các nguồn vốn của một doanh nghiệp

VỐN

KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP

Vốn của nhà

Trang 19

Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ những nguồn nào? — Vốn của chủ doanh nghiệp (vốn tự có) là vốn riêng của chủ doanh nghiệp hoặc do tích lũy được từ quá trình kinh doanh để tái đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp

— Vốn do các thành viên đóng góp

- Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân hàng, ở các tổ chức tín dụng Huy động nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi vay Vì vậy cần tính tốn khi lựa chọn nguồn vốn này sao cho chi phí trả lãi hợp lí nhất

— Vốn của người cung ứng cho doanh nghiệp GV giải thích để HS hiểu:

Xác định nhu cầu vốn kinh doanh là công việc quan trọng liên quan đến

sự thành bại của doanh nghiệp Ông cha ta đã có câu: "Sai một li đi một

dam" Nếu xác định mức vốn quá thấp so với yêu cầu thì sẽ dẫn đến việc thiếu vốn kinh doanh, không thực hiện được kế hoạch đặt ra Nếu xác định mức vốn quá cao sẽ dẫn đến thừa, gây lãng phí, làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

(Vốn thừa nếu là vốn vay doanh nghiệp sẽ phải trả nợ lãi)

— Trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp biết phát huy thế mạnh uy tín của mình vì vậy có thể mua hàng và thanh toán trả chậm đối với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa Sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp có được khoản vốn cho kinh doanh mà không cần vay mượn

Hoạt động 4

TONG KET, DANH GIA TIẾT HỌC GV cho HS trả lời các câu hỏi:

1 Trinh bày đặc điểm của mô hình cấu trúc doanh nghiệp nhỏ

2 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những

công việc gi?

3 Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ những nguồn nào?

Hoạt động Š

TÌM HIẾU VAI TRỊ CỦA HẠCH TOÁN KINH TẾ

- GV yêu cầu HS đọc SGK, phần "Hạch toán kinh tế là gì ? Ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp"

Hạch toán kinh tế là gì?

Hạch toán kinh tế là việc tính tốn chi phí và kết quả kinh doanh (doanh thu) của doanh nghiệp

Trang 20

Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị tiền tệ để tính tốn chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp

Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp

— Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một số dương, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi

— Nếu mức chênh lệch giữa doanh nghiệp và chi phí là một số âm, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ

- GV có thể đặt một số câu hỏi để HS củng cố kiến thức như: Hiểu thế nào là hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp ? Doanh nghiệp dùng đơn vị đo lường nào để tính tốn chi phí và hiệu quả kinh doanh ? Doanh nghiệp không tiến hành hạch toán kinh tế thì có hậu quả gì ?

(HS căn cứ vào hạch toán kinh tế và ý nghĩa của nó để trả lời)

GV giải thích để HS hiểu rõ hơn về hạch toán kinh tế và ý nghĩa của nó: - Doanh thu là lượng tiền thu từ hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định

— Chi phí của doanh nghiệp là những khoản mà doanh nghiệp phải trang trải trong thời kì kinh doanh để đạt được doanh thu xác định

- Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một thời kì nhất định

Hoạt động 6

TÌM HIỂU NỘI DUNG HẠCH TOÁN KINH TẾ

Để HS hiểu được các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận, GV cần lấy các ví dụ minh hoa từng chỉ tiêu Sau đó cho HS liên hệ thực tế, nêu ví dụ,

tự nhận xét và rút ra nội dung khái niệm

GV: trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu về doanh nghiệp, chi phí và lợi nhuận đó là nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp

Cụ thể vấn đề này như sau:

- Doanh thu là lượng tiền bán sản phẩm hàng hóa hoặc tiền thu từ hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (1 tháng, 1 quý hay I năm)

Trang 21

— Chi phí của doanh nghiệp là những khoản mà chủ doanh nghiệp phải trang trải trong thời kì kinh doanh để đạt được lượng doanh thu xác định

Ví dụ: Tổng chi phí kinh doanh của công ty A trong 1 năm khoảng 9,2 ti đồng

- Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một thời kì nhất định

Ví dụ: Lợi nhuận trong năm của Công ty A là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh doanh:

10 tỉ đồng - 9,2 tỉ đồng = 0,8 tỉ đồng

Kết thúc phần, GV chuẩn lại các khái niệm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận để HS nắm chắc nội dung

Hoạt động 7

TÌM HIẾU PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KINH TẾ GV nêu phương pháp tính doanh thu bằng công thức:

Doanh thu của DN = số lượng sản phẩm bán được x giá bán một sản phẩm Ví dụ: Doanh nghiệp thương mại mỗi tháng bán được 1.000 sản phẩm A, giá bán bình quân 1 sản phẩm 35.000 đồng Vậy:

Doanh thu của sản phẩm

A = 1.000 x 35.000 = 35.000.000d/1 thang

+ GV yêu cầu mỗi nhóm, hoặc cá nhân HS cho ví dụ để tính doanh thu

theo cơng thức

+ GV có thể cho HS nhắc lại doanh thu là gì và cách tính doanh thu của doanh nghiệp

— Phương pháp xác định chi phí kinh doanh: GV nêu cơng thức tính chị phí

+ Chi phí mua nguyên, vật liệu (NVL) = Lượng NVL cần mua x giá mua từng loại NVL

+ Chi phí tiền lương = Số lượng lao động sử dụng x tiền lương bình quân/1 lao động

+ Ch1 phí mua hàng hóa = Lượng hàng hóa mua x giá mua bình quân một đơn vị hàng hóa

+ Chi phí cho quản lí doanh nghiệp thường xác định bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định trên doanh thu

Ví dụ: Chi phí quản lí bảng 2% trên doanh thu thực tế GV: Theo các em cịn các loại ch1 phí nào khác

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN