Đến nay cũng đã có một số báo cáo và nghiên cứu về hoạt động khámchữa bệnh tại một số khu vực của Lào, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứunào phân tích một cách chi tiết về thực trạng h
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có các dịch vụ y
tế, mô hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân cũng đã có những thay đổi theothời gian Sự tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã tạo cơ hội cho yhọc ngày càng phát triển Trên thực tế các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đượcứng dụng vào nhiều lĩnh vực của y học và y tế Nhờ những đổi mới của nềnkinh tế, xã hội, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của toàn xãhội, trong những năm gần đây việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Lào đã
có những cải thiện rõ rệt trên phạm vi toàn quốc [1], [2], [3]
Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Lào đã và đang đạt đượcnhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có y tế.Đời sống của người dân đang dần được cải thiện và mức sống từng bước nângcao Trong thời kỳ này, ngành y tế Lào đã có những bước chuyển biến quantrọng Mặc dù phải đứng trước những thử thách to lớn, nhất là khi chuyểnsang nền kinh tế thị trường, nhưng ngành y tế đã từng bước phát triển với cơchế mới, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.Tuy nhiên, so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, các cơ sở y tếcủa Lào hiện nay vẫn đứng trước các thử thách cần được cải tiến, nâng cấpnhiều mặt, đặc biệt là chất lượng khám chữa bệnh rất cần được nâng cao.Chăm Pa sắc là một tỉnh ở Nam Lào, tỉnh có đường biên giới với Căm
Pu chia và Thái Lan Kinh tế xã hội của Chăm Pa sắc có tốc độ phát triểnnhanh trong những năm gần đây Tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dântỉnh Chăm Pa Sắc cũng có những thay đổi đáng kể Nhu cầu của người dân vềchăm sóc sức khoẻ tăng lên, đòi hỏi hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung
và khám chữa bệnh của các bệnh viện nói riêng tại tỉnh Chăm Pa Sắc cầnđược quan tâm, đổi mới để đáp ứng nhu cầu thực tế
Trang 2Đến nay cũng đã có một số báo cáo và nghiên cứu về hoạt động khámchữa bệnh tại một số khu vực của Lào, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứunào phân tích một cách chi tiết về thực trạng hoạt động khám chữa bệnh ởbệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện một cách hợp lý, góp phần nâng caosức khoẻ cho nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc.
Bệnh viện Chăm Pa Sắc là một bệnh viện của một tỉnh lớn ở Nam Lào
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thì cần có cácnghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bệnh viện, nhất làcông tác khám chữa bệnh Năm 2004 khi thấy bệnh viện hoạt động hiệu quảkhông cao, đặc biệt công tác quản lý của bệnh viện không được tốt, sở y tếtỉnh đã quyết định thu gọn bệnh viện, giảm số giường để tập trung nâng cấpchất lượng bệnh viện Hiện nay bệnh viện vẫn đang tập trung vào thực hiệnnhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dântrong tỉnh
Vấn đề đặt ra là có thể can thiệp các biện pháp quản lý để nâng cao chấtlượng bệnh viện được không và bằng cách nào? để đáp ứng nhu cầu khám,chữa bệnh ngày càng tăng và phù hợp với mô hình bệnh tật mới của bệnhnhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện? Góp phần giải quyết vấn đề trên,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc - Nam Lào”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1 Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc - Nam Lào từ năm 1995 đến 2012.
2 Đánh giá một số giải pháp can thiệp quản lý góp phần cải thiện công tác khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc.
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về bệnh viện và hoạt động của bệnh viện
1.1.1 Định nghĩa và vai trò của bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bệnh viện là một bộ phận của một tổchức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dânđược săn sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh Công tác ngoạitrú của bệnh viện toả tới tận gia đình đặt trong môi trường của nó Bệnh việncòn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh học xã hội [4]
Bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong công tác khám, chữa bệnhcho nhân dân vì bệnh viện có thày thuốc giỏi lâm sàng, có trang thiết bị, máymóc hiện đại nên có thể thực hiện được công tác khám bệnh, chẩn đoán vàđiều trị tốt nhất Bệnh viện không chỉ đơn thuần làm công tác khám chữabệnh mà còn thực hiện các chức năng khác trong chăm sóc và bảo vệ sứckhoẻ nhân dân như giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sứckhoẻ tại nhà, đồng thời còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và tiến hành cácnghiên cứu y học, y tế, về các hoạt động khám chữa bệnh và phòng bệnh
1.1.2 Những bộ phận tổ chức chính của bệnh viện đa khoa
- Bộ phận hành chính lãnh đạo gồm: Ban giám đốc và các phòng quản
lý chức năng như phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòngHành chính quản trị, phòng Tài chính kế toán, Y tá trưởng bệnh viện
- Bộ phận chuyên môn gồm có các khoa lâm sàng và cận lâm sàng Tùytheo quy mô của mỗi bệnh viện mà các khoa lâm sàng và cận lâm sàng được
tổ chức để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh
Trang 4- Bộ phận phục vụ gồm: các kho, bộ phận sửa chữa, bảo vệ, nhà giặt…Các bộ phận này có thể nằm trong phòng vật tư trang thiết bị y tế.
- Biên chế cán bộ và số giường bệnh của bệnh viện do Bộ y tế, Uỷ ban
kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các cấp, các bộ, các ngành liên quan ấnđịnh và căn cứ vào:
+ Nhiệm vụ của bệnh viện
+ Dân số trong khu vực phụ trách của bệnh viện
+ Tình hình bệnh tật ở địa phương
+ Khả năng điều trị ở các cơ sở tuyến trước
- Các khoa của bệnh viện được tổ chức căn cứ vào:
+ Nhiệm vụ và số giường của bệnh viện
+ Nhu cầu điều trị của bệnh tật
+ Nguyên tắc phân công trong bậc thang điều trị
+ Khả năng kỹ thuật của cán bộ chuyên môn
+ Tuyến của bệnh viện
1.1.3 Nhiệm vụ của bệnh viện
Hiện nay bệnh viện không chỉ là nơi khám và điều trị bệnh nhân màcòn làm các nhiệm vụ khác nhau của một cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏetích cực Bệnh viện có những nhiệm vụ sau:
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
- Đào tạo cán bộ y tế
- Nghiên cứu khoa học về y học và y tế
Trang 5- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật.
- Phòng bệnh
- Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế trong bệnh viện
Có thể thấy với quan niệm hiện nay thì bệnh viện đảm nhiệm rất nhiềunhiệm vụ chứ không chỉ như quan niệm trước đây là bệnh viện chỉ tập trungvào nhiệm vụ khám chữa bệnh đơn thuần
1.1.4 Các nội dung quản lý chính trong bệnh viện
Với nhiều chức năng, nhiệm vụ quan trọng nên bệnh viện cần quan tâmđặc biệt đến công tác quản lý để đảm bảo bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ vàkhông ngừng nâng cao chất lượng hoạt động Hoạt động quản lý bệnh việnphức tạp, tuy nhiên các lĩnh vực quản lý sau đây có vai trò quan trọng trongcông tác bệnh viện:
- Quản lý kế hoạch: thu thập thông tin bệnh viện phục vụ lập kế hoạchchung của bệnh viện, lập kế hoạch khám, chữa bệnh và các hoạt động bệnhviện khả thi, thực hiện kế hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
- Quản lý nhân lực và chuyên môn: xây dựng và thực hiện quy hoạchtuyển cán bộ, phân công nhiệm vụ, đề bạt, đào tạo và thực hiện chính sáchcán bộ Quản lý thực hiện tốt các chế độ và nguyên tắc, quy định chuyên môntrong công tác bệnh viện
- Quản lý tài chính: Đảm bảo hệ thống quản lý, theo dõi các nguồn thu,chi rõ ràng, sử dụng hợp lý và hiệu quả tất cả các nguồn tài chính của bệnhviện để thực hiện các nhiệm vụ của bệnh viện
- Quản lý hệ thống thông tin báo cáo: Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịpthời, chính xác các thông tin theo yêu cầu chung và các yêu cầu thông tin choquản lý bệnh viện Cần ứng dụng công nghệ thông tin trong trong công tácquản lý, thống kê, báo cáo của bệnh viện
Trang 6- Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị - thuốc: lập kế hoạch, dự trù,mua sắm trang thiết bị thuốc men theo quy định Thường xuyên theo dõi, bảodưỡng, thay thế các loại máy máy móc, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầukhám, chữa bệnh và đảm bảo thực hiện mọi nhiệm vụ bệnh viện.
1.2 Tổng quan về công tác lập kế hoạch khám chữa bệnh
1.2.1 Khái niệm về lập kế hoạch
Lập kế hoạch là một trong các chức năng cơ bản của quản lý và thườngluôn được thực hiện trước các chức năng quản lý khác Trình độ quản lý đượcthể hiện trong lập và thực hiện kế hoạch Trong một bệnh viện, lập kế hoạch
là lựa chọn một trong những phương án hành động trong một giai đoạn thờigian nhất định của bệnh viện Lập kế hoạch khám chữa bệnh là lựa chọn mộttrong những phương án thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh cho bệnhnhân đến bệnh viện trong một giai đoạn thời gian cụ thể [5]
Lập kế hoạch là dựa trên các cơ sở thông tin, thực tế, nguồn lực để cácnhà quản lý xác định được những việc cần làm và làm việc đó bằng cách nào,
ai làm, khi nào làm, làm ở đâu, sử dụng nguồn lực, chi phí bao nhiêu là hợplý… để có thể đạt được hiệu quả cao và phù hợp với khả năng sẵn có về cácnguồn lực Lập kế hoạch phải đảm bảo cơ sở khoa học và có tính khả thi,nghĩa là khi lập kế hoạch phải tuân thủ theo các nguyên tắc, nguyên lý, cácbằng chứng, trình tự các bước và cần phải phù hợp với thực tiễn về nhu cầu
ưu tiên chăm sóc sức khỏe [5], [6]
Lập kế hoạch hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện là một quátrình hệ thống hoá và hợp lý hoá toàn bộ các giải pháp, hoạt động hỗ trợ, cũngnhư hoạt động khám chữa bệnh, lựa chọn các hoạt động ưu tiên và dự kiếncác bước triển khai hoạt động này tại bệnh viện Việc lập kế hoạch gồm xácđịnh, lựa chọn vấn đề, xây dựng mục tiêu, lựa chọn các hoạt động, giải pháp,xắp xếp bố trí lịch trình, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, tổ chức thực hiện,theo dõi giám sát và cuối cùng là đánh giá kết quả đạt được so với các mụctiêu đề ra [5]
Trang 71.2.2 Các loại kế hoạch
Trên thực tế mỗi cơ sở y tế hay mỗi bệnh viện có thể có nhiều loại kếhoạch và có các cách phân loại kế hoạch khác nhau
* Phân loại kế hoạch theo thời gian:
- Kế hoạch dài hạn hay kế hoạch chiến lược: thường từ 3 đến 5 năm, cóthể 10 năm hoặc dài hơn
- Kế hoạch trung hạn thường là kế hoạch cho 1 đến 2 năm
- Kế hoạch ngắn hạn thường là kế hoạch 6 tháng (đầu và cuối năm), kếhoạch quý, tháng
* Phân loại kế hoạch theo nội dung công việc:
- Kế hoạch tài chính
- Kế hoạch hoạt động khám chữa bệnh
- Kế hoạch nhân lực: trong đó có kế hoạch đào tạo, tiếp nhận, đề bạtcán bộ…
- Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm vật tư trang thiết bị, duy
tu bảo dưỡng máy móc…
* Phân loại kế hoạch theo cách lập kế hoạch:
- Lập kế hoạch theo chỉ tiêu: đó là cách lập kế hoạch từ trên đưa xuống,nghĩa là cấp trên đưa chỉ tiêu thực hiện kế hoạch cho cho cấp dưới và cấpdưới lấy đó là mục tiêu xây dựng kế hoạch của mình Cách làm kế hoạch này,cấp dưới thường bị động thực hiện và có mổ số trường hợp chỉ tiêu cấp trênđưa xuống có thể không phù hợp với thực tế của tuyến dưới
- Lập kế hoạch từ dưới lên: còn được gọi là lập kế hoạch theo địnhhướng vấn đề hay lập kế hoạch theo nhu cầu Lập kế hoạch từ dưới lên ngược
Trang 8với kiểu lập kế hoạch theo chỉ tiêu trên giao Cấp dưới (hay tuyến dưới) lập kếhoạch trước, cấp trên (hay tuyến trên) lập kế hoạch tổng hợp sau và căn cứvào các kế hoạch của cấp dưới (tuyến dưới) để xây dựng kế hoạch của mình
và phê chuẩn kế hoạch của tuyến dưới [5], [7]
Phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên có rất nhiều ưu điểm Trước hết
nó gắn chặt với trách nhiệm của cấp dưới (tuyến dưới) vào việc lập kế hoạch
và thực hiện kế hoạch Cấp dưới luôn chủ động trong soạn thảo và thực hiện
kế hoạch và đặc biệt là kế hoạch rất sát thực với điều kiện thực tế của cấpdưới, tuyến dưới Với phương pháp này bản kế hoạch của các cấp từ dưới cơ
sở tới trung ương luôn đảm bảo tốt về nhiều phương diện, đặc biệt là đáp ứngđược nhu cầu giải quyết các vấn đề ưu tiên phù hợp với địa phương
1.2.3 Nội dung chính của bản kế hoạch
* Phân tích đánh giá tình hình y tế đại phương:
Để biết được tình hình y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động y tếcần phân tích, đánh giá:
- Các chỉ số kinh tế xã hội: đặc biệt các chỉ số về mật độ dân số, đặc
điểm kinh tế, xã hội, môi trường, nghề nghiệp Các chỉ số này liên quan mậtthiết tới sức khoẻ, tới nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân Đồng thời
nó cũng liên quan đến nguyên nhân, yếu tố thuận lợi của các bệnh tật
Điều kiện kinh tế, xã hội kém sẽ là nguyên nhân, yếu tố thuận lợi chocác bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng Ngược lại điều kiện công nghiệphoá, chuyên môn hoá cao lại là yếu tố thuận lợi cho các bệnh tật không nhiễmtrùng, các bệnh tim mạch, tâm thần và bệnh chuyển hoá Phát triển côngnghiệp, giao thông mà không kèm theo các biện pháp phòng tai nạn thươngtích thì tai nạn sẽ tăng Vì vậy để có được một kế hoạch phù hợp cần phảiphân tích các đặc điểm kinh tế xã hội
Trang 9- Tình hình bệnh tật, sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân
+ Các phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật:
Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong cộng đồng: Trong nghiên cứu bệnhtật tại cộng đồng người ta thường sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin làphỏng vấn (phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân), quan sát trực tiếp, khámlâm sàng, xét nghiệm các yếu tố của môi trường hoặc sử dụng số liệu sẵn có
Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện (BV): Nghiên cứu môhình bệnh tật trong BV chủ yếu dựa vào hồ sơ lưu trữ tại các BV Các kết quảthống kê hồi cứu thường phụ thuộc vào người làm công tác thống kê ghi chép,sắp xếp mã số, do đó có thể có một số khác biệt về chất lượng giữa các BV,đặc biệt giữa các BV trung ương và địa phương Ở các BV Trung ương sốliệu thường đầy đủ hơn, người ghi chép, thống kê thường có chất lượngchuyên môn tốt hơn nên số liệu ở đây cũng chính xác hơn ở địa phương
Do điều kiện hạn hẹp về cơ sở vật chất, các BV chỉ có thể tiếp nhậnmột số lượng bệnh nhân giới hạn, nhiều bệnh chỉ điều trị ngoại trú nên môhình bệnh tật tại BV không phản ánh hết thực chất tình hình sức khoẻ củanhân dân tại cộng đồng, nhưng nghiên cứu này vẫn có ý nghĩa tham khảo tốt
Mô hình bệnh tật theo gánh nặng bệnh tật của cộng đồng
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, WHO và Ngân hàngthế giới (WB) đã đề xuất các phép đo lường mới, quan tâm tới đánh giá gánhnặng bệnh tật của cộng đồng Gánh nặng bệnh tật đo lường bởi các chỉ số:
DALY (Disability Adjusted Life Years): Số năm sống điều chỉnh theomức độ tàn tật
YLD (Years of Life with Disability): Số năm sống chung với bệnh tật.YLL (Years of Life Lost): Số năm sống tiềm tàng bị mất đi
Trang 10DALY biểu thị số năm của cuộc sống bị mất đi do người bệnh bị tövong (TV) và cả số năm sống trong tàn tật Nếu không tính khấu hao tuổi và
hệ số tỷ trọng tuổi, DALY có thể tính theo công thức:
DALY= YLD + YLL
+ Phân loại bệnh tật: Các số liệu về mô hình bệnh tật, phân loại bệnh
tật là các loại thông tin rất cần thiết cho xây dựng kế hoạch cho các hoạt động
y tế nói chung và các hoạt động của bệnh viện nói riêng
Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật: Theo xu hướng bệnh tật
mô hình bệnh tật được chia thành 3 nhóm chính [8], [9]:
Ở Lào, trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế,
mô hình bệnh tật đang từng bước có các thay đổi, khuynh hướng tiến tới gầngiống với mô hình bệnh tật của các nước phát triển Bệnh lây năm 1976 chiếm50,2% số mắc và 40,4 % số chết thì đến năm 2003 chỉ chiếm 20,6% số mắc
và 13,2% số chết Ngược lại bệnh không lây tăng lên từ 31,53% số mắc và34,17% số chết năm 1976 lên đến 53,46% số mắc và 53,23% số chết năm
2003 Nhóm bệnh tai nạn, ngộ độc, chấn thương tăng lên từ 3,52% tỷ lệ mắc
và 4,15% số chết năm 1976 lên đến 13,49% số mắc và 27,82% số chết năm
2003 [1], [10], [11]
Trang 11Phân bố bệnh trong các năm gần đây ở Lào như sau:
Bảng 1.1 Phân bố bệnh tật ở Lào năm 2009 đến 2012
TT Năm Bệnh nhiễm trùng Bệnh không lây Tai nạn, chấn thương
Nguồn số liệu: Bộ Y tế nước CHDCND Lào
Phân loại bệnh theo tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất: người ta đưa ra
thứ tự của các bệnh thường gặp cũng như mức độ nguy hiểm của một số bệnh
có tỷ lệ mắc cao nhất, và tỷ lệ tử vong (TV) cao nhất, từ đó có những chínhsách, kế hoạch đầu tư thích hợp nhằm can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ
lệ TV của các bệnh đó Có thể phân chia bệnh theo từng lứa tuổi, tuỳ thuộcvào một số tác giả và yêu cầu nghiên cứu các số liệu cần có Đây là cách phânloại đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng nhất là ở những nơi có mật độ dân sốthấp, số lượng khám chữa bệnh không quá lớn để phân loại chi tiết, những nơichưaáp dụng quản lý cơ sở dữ liệu bằng máy tính
Nhược điểm của cách phân loại này là không cho chúng ta cái nhìntoàn diện về mô hình bệnh tật, không đánh giá được chính xác sự tiến triển vàbiến động của mô hình bệnh tật tổng thể chung [12]
Một số tác giả dùng phân loại mang tính chuyên khoa sâu, cách phânloại này thường chỉ áp dụng ở một số nước có nền y học phát triển và trình độkhoa học kỹ thuật cao, do tính chất phức tạp của chẩn đoán các bệnh chuyên sâu
đã được thực hiện [13], [14]
Phân loại bệnh tật theo ICD [15]: cách phân loại được WHO khuyến
khích sử dụng trên toàn thế giới và là báo cáo bắt buộc của các quốc gia cho
Trang 12WHO Qua nhiều lần sửa đổi đến nay, sau lần hiệu đính thứ 10, ICD - 10được đưa ra sử dụng ngày càng rộng rãi và đã chứng minh được tính ưu việtcủa nó.
Đặc điểm nổi bật của phân loại theo ICD là phân loại theo từngchương bệnh, trong mỗi chương lại chia ra từng nhóm bệnh Từ mỗi nhómbệnh chia nhỏ thành bệnh và cuối cùng là các bệnh chi tiết theo nguyên nhânhay tính chất đặc thù của bệnh Như vậy một bệnh theo ICD được mã hoá bởi
3 ký tự chính và ký tự thứ 4 mã hoá bệnh chi tiết (không bắt buộc nếu không
đủ điều kiện)
Với Lào và một số nước đang phát triển, WHO chỉ yêu cầu mã hoá đếntên bệnh (3 ký tự), các chuyên khoa sâu có thể vận dụng hệ thống mã hoá 4
ký tự để phân loại chi tiết hơn, phù hợp với từng chuyên khoa
Phân loại theo ICD giúp người quản lý dễ dàng có thể so sánh, đánh giá
mô hình bệnh tật giữa các quốc gia, các vùng miền, các BV, từ đó đưa ra cáchoạch định chính sách, kế hoạch cũng như có sự đầu tư sát hợp hơn, đồng thờiquyết định các chương trình hành động thiết thực nhằm cải thiện tình trạngcủa từng bệnh lý cụ thể, nhất là khi kinh phí chi cho ngành y tế còn eo hẹp,chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
Đây là cách phân loại khá chi tiết, đòi hỏi người làm công tác thống kêphải có trình độ nhất định để tránh nhầm lẫn cũng như đòi hỏi các bác sĩ làmcông tác tổng hợp phải đào tạo, tập huấn cho những người trực tiếp mã hoábệnh và cũng cần nâng cao trình độ cho bác sĩ lâm sàng
Trang 13+ Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở Brunei, một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người caonhất thế giới và đầu tư cho y tế lớn nhất thế giới, trong mười bệnh hàng đầuhay gặp, chỉ có một bệnh nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn đường hô hấp, còn lạichủ yếu là bệnh tim mạch, đái đường, hen (những bệnh không lây) [16]
Ngược lại ở Cam Pu Chia, một đất nước còn nghèo, các bệnh thường
gặp lại là sốt rét, lao, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp cấp
là các bệnh lây truyền phổ biến ở các nước đang phát triển Rõ ràng là cácthông tin có được từ cách phân loại bệnh tật này rất cần thiết cho các nhà lập
kế hoạch xây dựng chính sách và kế hoạch phòng, chống bệnh tật đáp ứng tốthơn với nhu cầu thực tế
Ở Việt Nam, mô hình bệnh tật có xu hướng giảm dần các bệnh lâynhiễm, tăng các bệnh về tai nạn thương tích, bệnh tim mạch và bệnh chuyểnhoá Năm 2007 tỷ lệ mắc các bệnh viêm phổi là 0,41%, viêm phế quản vàviêm tiểu phế quản cấp là 0,27%, ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốcnhiễm khuẩn là 0,26%, tăng huyết áp nguyên phát là 0,24%, viêm dạ dày tátràng 0,17%, tai nạn giao thông là 0,16%, viêm cấp đường hô hấp trên là 0,14%,gẫy các phần khác nhau của chi: do tai nạn lao động và tai nạn giao thông là0,14% Tỷ lệ mắc và tử vong theo chương năm 2007 là: bệnh hệ hô hấp tỷ lệmắc 18,54%, tỷ lệ tử vong 10,01%; chửa đẻ và sau đẻ 13,04% tỷ lệ tử vong0,65%; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật có tỷ lệ mắc11,29%, tỷ lệ tử vong14,75%; vết thương, ngộ độc và di chứng của nguyên nhân bên ngoài có tỷ lệmắc 9,42%, tỷ lệ tử vong là 18,89%, bệnh hệ tiêu hoá có tỷ lệ mắc 8,88%, tỷ lệ
tử vong là 4,99%, bệnh hệ tuần hoàn có tỷ lệ mắc 7,45%, tỷ lệ tử vong là19,69% [17], [18] Năm 2010 tỷ suất sinh thô 1,71%, tỷ suất chết trẻ em dưới 1
Trang 14tuổi là 1,58%, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 17,5%, bệnh lây truyền là 19,82%, bệnhkhông lây là 71,56%, tỷ lệ tai nạn, ngộ độc, chấn thương là 8,63% [19].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình bệnh tật ở các nước đã phát triển
có sự khác biệt rõ rệt với các nước đang phát triển [20], [21], [22] Ở các nước
đang phát triển, bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, tuynhiên các bệnh này có xu hướng ngày càng giảm, các bệnh không lây như timmạch, ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hoá, béo phì, tai nạn, chấnthương, ngộ độc có xu hướng tăng lên khá rõ rệt Những xu hướn phát triểncủa bệnh tật ở mỗi nước, mỗi khu vực cần được nghiên cứu để có thể chủđộng trong lập kế hoạch phòng chống, trong đó có kế hoạch khám chữa bệnhcủa bệnh viện
Nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu mô hình bệnh tật dựa trên gánh nặngbệnh tật Đi đầu trong nghiên cứu này là nước Hoa Kỳ, Australia, Canada [16]
Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật tại Lào.
Các nghiên cứu có tính hệ thống về mô hình bệnh tật của Lào hiện naychưa có Tuy nhiên, hệ thống báo cáo, thống kê về tình hình bệnh tật đã đượcthiết lập từ lâu, công tác báo cáo, thống kê về tình hình bệnh tật được chấnchỉnh cũng ngày một tốt hơn
Dựa vào các báo cáo thống kê tình hình bệnh tật ở các bệnh viện và sốliệu thống kê của ngành Y tế, cho thấy, trong 15 năm qua cơ cấu bệnh tật củanước Lào đã thay đổi, các bệnh truyền nhiễm đã giảm, tỷ lệ mắc các bệnh caohuyết áp nói riêng, tim mạch nói chung và các bệnh ung thư tăng, tỷ lệ TVcủa các bệnh này cũng tăng lên đáng kể
Ở Lào, trước năm 1976 các bệnh truyền nhiễm chiếm 50 - 56% cáctrường hợp mắc bệnh và tử vong Tới năm 1997 tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm
đã hạ thấp xuống 27% Tuy nhiên nhiều bệnh tật mới như tai nạn, chấn
Trang 15thương, ngộ độc, bệnh ung thư, bệnh tim mạch lại gia tăng Tỷ lệ tử vong donhững nguyên nhân trên từ 2% năm 1976 lên 22% trong năm 1997 [10].
Tỷ lệ chấn thương đặc biệt cao ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc Năm 2010
số bệnh nhân chấn thương chiếm đến 42,90%, năm 2012 tỷ lệ chấn thương cũngchiếm 31,10% Mặc dù các bệnh lây truyền vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nhưng tỷ lệbệnh lây cũng đã dần giảm xuống và các bệnh không lây dần tăng lên, năm 2009
tỷ lệ bệnh không lây là 26,63%, năm 2012 tỷ lệ này là 27,14%
Theo sở y tế tỉnh Chăm Pa sắc, gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở tỉnhChăm Pa sắc là tai nạn, bệnh nhiễm trùng, bệnh chu sinh Trong các loạihình tai nạn, đuối nước (ngã sông) là gặp nhiều nhất, các khu vực khác tainạn giao thông đứng hàng đầu [23]
Thực tế trên đã chỉ ra rằng về cơ bản mô hình bệnh tật của nước Lào
vẫn là mô hình bệnh tật của một nước đang phát triển
- Tình hình nguồn lực y tế: con người, tài chính, trang thiết bị.
Ở các BV tỉnh của Lào bình quân có 01 cán bộ y tế (CBYT) cho 1 giườngbệnh, trong đó nhân lực khối lâm sàng chiếm 42%, cận lâm sàng 8,3%, quản lý20%, hậu cần 5% (quản lý và phục vụ là 16%) Theo Bộ y tế nước CHDCND Lào(1995), thông tư số 2635/BYT ngày 12/12/1995 hướng dẫn thực hiện quyết định số52/CP, đối với BV 250 giường tỷ lệ này là: lâm sàng 64%, cận lâm sàng 4 - 8%,dược 11%, quản lý phục vụ 20 - 25% Điều này cho thấy các BV tỉnh đã tập trungchủ yếu cho hệ lâm sàng [24]
Trang 16Quản lý nhân lực y tế cho BV tỉnh phải đảm bảo trình độ kỹ năng đápứng được nhiệm vụ và có đủ cán bộ các loại cho toàn bộ BV.
+ Trang thiết bị y tế
Trang thiết bị (TTB) y tế là những máy móc, dụng cụ, vật tư thiết bịdùng để khám, chẩn đoán và điều trị bệnh Khi TTB càng hiện đại, càng đòihỏi kiến thức sử dụng cao và cũng từ đó nâng cao tay nghề của người thầythuốc Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị y tếngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám bệnh,chẩn đoán và điều trị
Đặc biệt, ngày nay các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã và đang tạo ranhững thành tựu mới về y học Việc triển khai các kỹ thuật cao có sự đónggóp rất lớn của các máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, giúp tạo ra nhữngbước đột phá mới trong chẩn đoán, điều trị, can thiệp các bệnh lý mà trướcđây không giải quyết được như can thiệp tim mạch, máy tạo nhịp, lọc thậnnhân tạo, mổ bằng laser, mổ nội soi… đã đạt kết quả tốt
Ngày nay, một bệnh viện hiện đại không thể chỉ có đội ngũ cán bộ y tế
có trình độ cao mà còn phải là bệnh viện có trang thiết bị hiện đại, triển khaiđược các kỹ thuật cao
Tại BV tỉnh Chăm Pa Sắc Lào, từ những năm 1990 trở lại đây, TTBYTđược mua sắm mới chiếm khoảng 18% yêu cầu Đặc biệt năm 1994, kinh phíđược cấp gần 5 tỷ kip để năng cấp TTBYT
Những năm gần đây, sau Hội nghị Trung ương Đảng Nhân dân cáchmạng Lào (2001), Đại hội lần thứ VII tại thủ đô Viêng Chăn, kinh phí vềTTBYT trong chương trình chống xuống cấp bệnh viện được quan tâm hơn.Cùng với các nguồn viện trợ, BHYT, thu viện phí, kinh phí địa phương đónggóp cho mua sắm mới nên các TTBYT tại các BV tỉnh đã được cải thiện từngbước Hiện nay, các BV tỉnh đều có máy chụp X-quang, điện tim, các máy xét
Trang 17nghiệm thông thường và tới 90% BV có máy siêu âm Những năm gần đâymáy chạy thận nhân tạo, máy nội soi và nhiều máy móc hiện đại dần đượctrang bị cho bệnh viện, đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Với sự đầu tư này của Nhà nước, chất lượng các hoạt động khám chữabệnh đã được cải tiến Tuy nhiên, so với nhu cầu, TTBYT còn cần được đầu
tư hơn nữa Đồng thời việc đào tạo cho các cán bộ sử dụng các TTBYT nàycũng cần được chú ý, có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng hoạtđộng bệnh viện
+ Số liệu về nguồn lực tài chính
Các số liệu về nguồn lực tài chính cho biết kinh phí cho hoạt động y tế
từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó ngân sách nhà nước cấp vẫn đóng vai tròquan trọng nhất
Trên thế giới có 3 hình thức phân bổ ngân sách:
- Theo định mức: dựa theo định mức/người, giường bệnh
- Theo dự toán được duyệt: dựa trên kinh phí quyết toán năm trướccộng với chi phí hoạt động mới, song song với việc phân bổ ngân sách theo
dự án, chương trình mục tiêu
- Theo chương trình thỏa thuận
Tại Lào hình thức thứ nhất được áp dụng chủ yếu hiện nay
Hình thức thứ 2 đã và đang được áp dụng chính ở một số quốc giaChâu Á như Malaysya, Singapore
Hình thức thứ 3 chỉ các nước tiên tiến mới áp dụng như Anh, Mỹ vì
nó đòi hỏi hệ thống kế toán hiện đại, trình độ công nghệ cao
Để đảm bảo kinh phí cho mọi hoạt động y tế trong tỉnh, các cơ sở y tếtrong toàn tỉnh phải mở rộng được các nguồn thu Lãnh đạo, những ngườiquản lý, đặc biệt là quản lý tài chính phải luôn luôn đặt câu hỏi “làm thế nào
để tăng thêm các nguồn kinh phí?”
Trang 18Ở Lào, định mức hiện tại: 349.362 kip/giường bệnh/năm và theo sốlượng giường bệnh được duyệt Đó là kinh phí hạn mức thường xuyên hàngnăm của BV [14].
Ngoài ra còn có kinh phí cấp theo chương trình mục tiêu y tế
Trước thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường, nguồn tài chính duy nhất
để duy trì hoạt động của ngành y tế là do ngân sách của Chính phủ đảm bảo
Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩathì tình hình có nhiều biến đổi Ngân sách Nhà nước (NSNN) dành cho y tế đãtăng gấp bội, từ năm 1991 - 1997 mức tăng hàng năm khoảng 2% - 6%: Điềunày đã giúp cải thiện đáng kể chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.Đặc biệt là các khoản chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản cố định cho sựnghiệp y tế, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các hoạt động khámchữa bệnh đã tăng khoảng 6 lần
Bảo hiểm y tế và viện phí:
Để giải quyết yêu cầu bức xúc về tìm nguồn kinh phí bổ sung chongành y tế, từ năm 2002, chế độ thu một phần viện phí chính thức được thựchiện và 4 năm sau (2005- 2008) chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đã ra đời.Nguồn thu từ BHYT đã có vai trò ngày càng lớn trong ngân sách y tế, chiếm1/5 tổng ngân sách Nhà nước và có xu hướng dần dần thay thế nguồn việnphí Quỹ BHYT chiếm khoảng 20-22% kinh phí hoạt động tại các cơ sở y tếtuyến tỉnh và có xu hướng tăng lên qua các năm Nhờ nguồn thu từ quỹBHYT, nhiều cơ sở KCB tuyến tỉnh đã có điều kiện được củng cố và pháttriển sau một thời gian dài thiếu kinh phí hoạt động [25], [26], [27]
Quan trọng nhất là với nguồn tài chính có hạn, làm thế nào để đảm bảomọi hoạt động y tế được tiến hành tốt, đặc biệt là những hoạt động cấp bách
và quan trọng, đảm bảo sức khỏe của nhân dân trong tỉnh không ngừng đượccải thiện Cân đối giữa giải quyết các hoạt động trước mắt và những đầu tưmang tính phát triển bền vững, lâu dài
Trang 19Năm 1986, sau khi có chính sách đổi mới của Đảng Nhân Dân CáchMạng Lào, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước, mạng lưới dịch vụ y tế (DVYT) ngày càng pháttriển, đội ngũ cán bộ y tế Nhà nước tăng dần, phần ngân sách Nhà nước chicho ngành y tế chỉ đủ để chi cho lương cán bộ, phụ cấp cho hành chính, phầnchi cho nghiệp vụ và bệnh nhân ngày càng thấp [26], [28]
Trước tình hình trên, các bệnh viện bắt đầu cho bệnh nhân tự lo phần lớnthuốc trong điều trị, hoặc có thu một phần nhỏ viện phí để góp phần duy trìhoạt động của bệnh viện, hoặc có sự đóng góp vốn của cán bộ trong bệnh viện
để tổ chức kinh doanh thuốc trong bệnh viện, hoặc dùng ngân sách Nhà nướcgóp phần mua thuốc làm vốn quay vòng thuốc trong bệnh viện
Để đáp ứng được nhu cầu thực tế, Đảng và Nhà nước Lào phải tăngcường xã hội hoá trong công tác khám chữa bệnh Hàng loạt các văn bản liênquan đến vấn đề này đã ra đời
Quyết định số 1036/BYT của Bộ Y tế về việc cho phép tư nhân hoạtđộng bán thuốc chữa bệnh được ban hành ngày 28/8/1988
Năm 1995, chính sách khám chữa bệnh có thu một phần viện phí ở cácbệnh viện công với từng đối tượng đã được thông qua Quốc hội và giao chocác bộ, các cấp có liên quan nhanh chóng triển khai
Quyết định số 52/CP ngày 26/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việcthu một phần viện phí và miễn phí là chính sách viện phí đầu tiên củaCHDCND Lào
Bắt đầu từ năm 1996, hầu hết các bệnh viện lớn (cấp trung ương, cấptỉnh) trước khi thực hiện thu viện phí đã tiến hành kiểm tra đánh giá sơ bộ vềchi phí cơ bản, chi phí thường xuyên của các DVYT để xác định giá viện phí,các biện pháp xác định đối tượng miễn phí và đã thực hiện thu một phần việnphí và miễn phí tại bệnh viện cho các DVYT đó
Trang 20Ở Lào, việc quản lý nguồn vốn hiện nay đang chuyển dần từ một nguồnvốn do Nhà nước cấp sang các nguồn vốn khác, trong đó có bảo hiểm y tế(BHYT) Các khoản thu viện phí (VP) và BHYT ngày càng tăng để thay thếcho kinh phí được rót hàng năm của Nhà nước cho hoạt động của bệnh viện.
Việc thực hiện chế độ miễn giảm phí cho bệnh nhân không có khả năngchi trả cũng được nâng cao
Ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc, bảo hiểm y tế ngày càng đóng gópnhiều cho nguồn thu của bệnh viện Hình thức thu một phần viện phí cũnggóp phần tăng nguồn thu, qua đó hoạt động của bệnh viện được tăng cường.Các dịch vụ y tế cũng có chất lượng hơn Các chế độ về tài chính trong y tế cóảnh hưởng rất lớn đến các khoạt động của ngành y tế nói chung và đến chấtlượng hoạt động của các bệnh viện nói riêng
1.3 Thực trạng của hoạt động khám chữa bệnh các bệnh viện của Lào
1.3.1 Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh
Tuyến tỉnh là tầng thứ 2 trong hệ thống y tế Nhà nước Bệnh viện tuyếntỉnh là các BV đa khoa với 250 giường bệnh Các khoa trong BV bao gồmmột số chuyên khoa chính như nội khoa, sản phụ khoa, ngoại khoa, nhi khoa,bệnh truyền nhiễm, đông y, cấp cứu và xét nghiệm Có một số đơn vị trựcthuộc gåm trường trung cấp y, trung tâm y tế dự phòng và một số công tydược phẩm Hiện nay có khoảng 5 bệnh viện đa khoa, và doanh nghiệp kinhdoanh trang thiết bị y tế, dược phẩm chịu sự quản lý của sở y tế các tỉnhthành Khoảng 35% số nhân viên y tế làm việc tại cấp tỉnh được nhận hỗ trợ
về mặt kỹ thuật, nguồn lực từ Bộ Y tế và các bệnh viện Trung ương [27]
Về các nguồn thu, các khoản chi và thực trạng hoạt động tài chính ởbệnh viện Tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 1995 đến năm 2009 được thể hiện ởbảng sau:
Trang 21Bảng 1.2 Tiền viện phí 4 năm bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc [11], [29], [91]*.
Nguồn số liệu: Sở Y tế tỉnh Chăm Pa Sắc trong 4 năm.
Ở BV Chăm Pa Sắc cuối năm 1995 mới bắt đầu thu viện phí (VP)cho nên số VP năm này thu được còn rất ít so với số thu của năm 2000 vànăm 2005 So sánh tiền VP từ dịch vụ khám chữa bệnh năm 2000 và năm
2005 thì số thu năm 2005 tăng 4,38 lần so với năm 2000 Năm 2012 nguồn
VP là 6.494.626.915 chiếm đến 55,27%, thấp hơn so với năm 2009 do
Trang 22nhiều khoản đã do bảo hiểm y tế trả, đặc biệt nguồn bảo hiểm y tế bắt đầu
có từ năm 2009 nhưng đến 2012 đã chiếm 24,23% tổng nguồn thu của bệnhviện Như vậy là số thu VP có xu hướng ngày càng tăng, bảo hiểm y tếcũng ngày càng có vai trò lớn trong nguồn thu Sau năm 2009 viện phí lại có
xu hướng giảm, bảo hiểm y tế tăng nhanh
Tiền viện phí thu đ từ phần thuốc và các dịch vụ KCB tại BV Chăm
Pa Sắc trong 4 năm 1995, 2000, 2005 và 2009 được trình bày ở bảng 1.2
1.3.2 Đánh giá hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện
Hoạt động khám chữa bệnh có thể được đánh giá bằng các chỉ số chínhnhư số bệnh nhân nội trú, số bệnh nhân ngoại trú hàng năm, mức sử dụnggiường bệnh nội trú, số lần khám/1 bác sĩ, số lần phẫu thuật/ sè bệnh nhân nộitrú, số lần phẫu thuật, số lần làm xét nghiệm/1 bệnh nhân nội trú, tỷ lệ sửdụng các biện pháp tránh thai, số lần khám trước sinh trung bình cho mộtsản phụ
Một phương pháp đơn giản thường được dùng cho đánh giá tổng quáthoạt động khám chữa bệnh là đánh giá số lần đến các cơ sở y tế trung bìnhhàng năm trên một người dân, trong đó có bệnh viện Rõ ràng là con số nàyphụ thuộc nhiều vào hoạt động bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh, tìnhhình bệnh tật, sự phân bố tuổi và giới, cũng như gánh nặng bệnh tật nóichung Số lần tới cơ sở y tế là từ 3 - 4 lần/năm/1 người dân được coi là đảmbảo đủ cho công tác CSSK cơ bản [30] Các chỉ số về số lần khám, chữa bệnhtrung bình trên đầu người dân phần nào cũng phản ảnh được các hoạt độngkhám chữa bệnh của các bệnh viện trong khu vực bệnh viện phụ trách
1.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá công tác chuyên môn tại bệnh viện tỉnh
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Lào [31], đánh giá chất lượng quản lýchuyên môn phải dựa vào các tiêu chuẩn sau:
Trang 23- Tỷ lệ sử dụng giường bệnh: Theo quy định của Bộ Y tế thì tỷ lệ này ở
- Đủ trang thiết bị y tế theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn này, bộ Y tế Lào có
danh mục quy định trang thiết bị y tế cho các BV tuyến tỉnh
- Đội ngũ chuyên môn kỹ thuật có học hàm học vị, tay nghề giỏi theo
quy định của Bộ Y tế Lào Về đội ngũ cán bộ, bộ Y tế Lào có quy định cụ thể,
số lượng và trình độ chuyên môn cho từng loại cán bộ y tế và cán bộ khác ởbệnh viện tuyến tỉnh
1.4 Thống kê trong bệnh viện và quản lý thông tin tại bệnh viện
1.4.1 Khái quát về hoạt động thống kê trong bệnh viện
Công tác thống kê, báo cáo của bệnh viện cung cấp các thông tin vềtoàn bộ các hoạt động của bệnh viện từ nguồn nhân lực, số người đến khám,chữa bệnh, tình hình bệnh nhân ra vào viện, mô hình bệnh tật của bệnh nhântại khu vực bệnh viện quản lý, các hoạt động cận lâm sàng, hoạt động tàichính trong bệnh viện, trang thiết bị của bệnh viện trong đó thông tin về môhình bệnh tật có một vai trò rất quan trọng trong các thông tin ở bệnh viện đểlàm cơ sở cho lập kế hoạch hoạt động bệnh viện và chuẩn bị các nguồn lựcphù hợp đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện
Phân tích mô hình bệnh tật của bệnh nhân trong bệnh viện giúp các nhàquản lý bệnh viện đánh giá khái quát tình hình bệnh tật và nhu cầu khám chữabệnh của bệnh nhân, sắp xếp kế hoạch khám chữa bệnh hợp lý, tổ chức vàphân bổ các nguồn lực phù hợp cho các khoa, phòng để đáp ứng nhu cầukhám chữa bệnh cho các loại bệnh nhân
Trang 24Như vậy công tác thống kê, báo cáo của bệnh viện cần phải cung cấpcác số liệu về mọi mặt hoạt động của bệnh viện Các số liệu này được sử dụng
để quản lý và lập kế hoạch hoạt động bệnh viện, vì thế công tác thống kê, báocáo được coi là một hoạt động cần thiết để góp phần nâng cao chất lượngkhám chữa bệnh của bệnh viện Ngày nay để nâng cao chất lượng công tácthống kê, báo cáo các bệnh viện đang dần dần sử dụng các kỹ thuật tin họcvào công tác này
Ở Lào: theo quy chế về thống kê của trụ sở công tác Thủ tướng chínhphủ (sắc lệnh về dịch vụ y tế) cũng như của Bộ Y tế, thống kê y tế tuyến tỉnhlàm theo một bộ các biểu mẫu Trong đó có biểu số 06 cung cấp số liệu vềtình hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện Biểu số 01, số 02, và số 03 dùngcho thống kê công tác kh¸m ch÷a bÖnh và các dịch vụ y tế Biểu 08 thống kêtình hình TTBYT của bệnh viện Biểu 04 tình hình nhân lực y tế Biểu 09 vềngân sách, tình hình cơ sở y tế và giường bệnh [31]
1.4.2 Vai trò của công tác thống kê trong quản lý bệnh viện
Thống kê y tế nói chung và thống kê bệnh viện nói riêng hiện nay đã cónhiều cải thiện do có các chương trình phần mềm máy tính hỗ trợ, trong đó cóphần mềm Epi infor được thiết kế chuyên cho thống kê y tế, ngày nay người
ta dùng nhiều hơn chương trình phần mềm SPSS Với các chương trình phầnmềm này, việc thống kê nhanh hơn, phân tích được sâu hơn về các lĩnh vựchoạt động trong công tác bệnh viện
Thống kê cung cấp đầy đủ các dữ liệu thông tin, giúp chúng ta đưa raquyết định Với những người quản lý bệnh viện, việc đưa ra các quyết địnhđúng đắn kịp thời là rất quan trọng Người quản lý có thể đưa ra quyết địnhdựa trên sự hiểu biết qua trực giác, cảm tính; có quyết định dựa trên kinhnghiệm trong quá khứ; một số quyết định dựa trên thông tin thống kê hiện có.Trong đó loại quyết định dựa trên thông tin thống kê thường là quan trọng
Trang 25nhất, vì sát với tình hình thực tế, nên giúp cho những người quản lý đưa raquyết định đúng, tránh mắc sai lầm [32], [33], [34]
Thống kê bệnh viện giúp các nhà quản lý xác định được các nhu cầukhám chữa bệnh của bệnh viện nói chung và từng chuyên ngành nói riêng, từ
đó điều phối các hoạt động cho phù hợp với các nguồn lực có hạn Thống kêcuãng phát hiện khó khăn, giải quyết kịp thời những khâu còn hạn chế, từ đógiúp sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao hơn
Có thể nói thông tin bệnh viện gắn liền với quá trình quản lý bệnh viện
Do yêu cầu đòi hỏi của quản lý, điều hành bệnh viện nên những người lãnhđạo bệnh viện phải nắm được thông tin một cách cụ thể, chính xác, đầy đủ,liên tục và kịp thời [35], [36], [37], [38]
Các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý bệnh viện gồm:
Trang 26người lãnh đạo phải mất nhiều thời gian hơn để xử lý thông tin Để có thể rútngắn thời gian thu thập, xử lý thông tin, màng lưới thống kê báo cáo cũng cầnđược tổ chức hợp lý để đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho công tácquản lý [39], [40].
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống thu thập, thống kê báo cáo, vấn đề tinhọc hoá là một xu hướng tất yếu để rút ngắn thời gian thu thập, xử lý thôngtin, tăng độ tin cậy của các số liệu tổng hợp Qua đó phục vụ tốt hơn cho quátrình quản lý, các quyết định đưa ra chính xác hơn, hiệu quả hơn [41], [42],[43], [44], [45]
Hình thành mạng lưới cung cấp, trao đổi thông tin cũng rất quan trọng.Mạng LAN (mạng nội bộ) trong bệnh viện giúp nhà quản lý nắm tình hìnhliên tục, giúp các khoa phòng trao đổi thông tin nhanh, dễ dàng và rẻ tiền (ví
dụ thay vì phải đi lấy kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân từ phòng xét nghiệm,các bệnh phòng có thể có kết quả xét nghiệm ngay trên mạng LAN khi xétnghiệm vừa có kết quả) Mạng LAN cũng giúp cho bộ phận thống kê củabệnh viện (phòng kế hoạch tổng hợp) có được các thông tin nhanh từ các bộphận của bệnh viện, thông qua các thông tin đưa trên mạng, họ dễ dàng lưutrữ, xử lý mà trong trường hợp nhận tài liệu thì cần phải nhập số liệu lại
Để theo dõi, đánh giá các hoạt động trong bệnh viện cần có các chỉ tiêuchính sau:
- Ngày sử dụng giường bênh trong kỳ báo cáo
- Công xuất sử dụng giường bênh trong năm
- Tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu so với kế hoạch (tỷ lệ ngày điều trị so với kế hoạch)
- Tỷ lệ tử vong chung
- Tỷ lệ bệnh nhân chết dưới 24 giờ khi đến bệnh viện
- Ngày điều trị trung bình một bệnh nhân
- Lưu lượng giường bệnh
Trang 27- Tiền thuốc trung bình sử dụng cho mỗi bệnh nhân.
- Tỷ lệ dùng kháng sinh
- Tỷ lệ dùng vitamin
- Tỷ lệ tiền thuốc so với ngân sách cấp
Các thông tin trên là các chỉ số thống kê chính cần quan tâm trong bệnhviện Để đánh giá chi tiết, người ta còn phải phân tích thêm nhiều chỉ tiêukhác, phân tích vấn đề gì sâu để giúp cho việc ra các quyết định phù hợp là do
ý tưởng của người quản lý [46], [47], [48], [49]
Khi xem xét đánh giá hoạt động của bệnh viện, ngoài hệ thống thôngtin thống kê, ta cần xem xét cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của bệnhviện như: yếu tố xã hội, kinh tế, văn hoá giáo dục, tập quán, chính sách thuviện phí, bảo hiểm y tế [50], [51], [53], [54], [55]
1.4.3 Tình hình thông tin y tế trên thế giới hiện nay
Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học và của yhọc, thông tin y tế hiện nay cũng có chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn Do quátrình xử lý nhanh, thu thập thông tin nhanh hơn, thông tin y tế cũng được lantruyền nhanh Người ta có thể cùng trao đổi để tiến hành một trường hợp phẫuthuật phức tạp giữa các nước khác nhau, rất xa nhau về khoảng cách địa lý.Nguồn thông tin y tế ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển củangành y tế nói chung, của từng bệnh viện nói riêng
Theo một báo cáo từ CDC (Centre of Diseases Control) của Hoa kỳ cáctác giả Corlien M., Var Kervisser, Pathmananthan I và Brownlee cho biết cácnguồn thông tin y tế chủ yếu tại Hoa Kỳ được thu thập từ 4 nguồn chính là:các thày thuốc, các phòng thí nghiệm, các trường học và từ thống kê tử vong[22] Tại các tuyến xã các bộ phận chuyển thông tin, dữ liệu lên tiểu bang,tiểu bang tập hợp các thông tin rồi gửi lên liên bang Một đặc điểm nổi bật
Trang 28trong thông tin y tế của Hoa Kỳ là mạng thông tin 2 chiều từ dưới lên và từtrên xuống.
Tại Philippin, theo báo cáo của Remirio [56] thì hệ thống thống kê y tế
đã được cải tổ vào năm 1989 trên quy mô cả nước để thu thập các số liệuthông tin từ tuyến xã Phần lớn các cán bộ làm công tác thu thập thông tin từtuyến xã là các y tá, nữ hộ sinh đã được đào tạo theo quy trình thu thập dữliệu thông tin y tế một cách thống nhất Đây là hệ thống thông tin duy nhấtcủa Chính phủ có mạng lưới xuống tận thôn xóm, là hệ thống rất cần thiết chocán bộ y tế Hai phương pháp thu thập dữ liệu thông tin y tế thường đượcdùng ở Philippin là báo cáo định kỳ và theo dõi các hoạt động của các cơ sở y
tế và báo cáo đột xuất các thông tin cần thiết
Tại Thái Lan, hệ thống thông tin y tế được phát triển nằm trong kếhoạch phát triển chung của ngành Y tế, hệ thống này được cải thiện từ giaiđoạn phát triển y tế lần thứ 4 (1987 - 1991) [57] Hệ thống thông tin y tế ởThái Lan đã cung cấp các dữ liệu cần thiết về y tế cho việc lập kế hoạch y tếchung Ngành y tế ở Thái Lan đã tổ chức được một mạng lưới thông tin y tế
từ thôn đến xã đến huyện đến tỉnh rồi lên bộ Y tế Với sự hỗ trợ của tin học,
hệ thống thông tin y tế ở Thái Lan đã làm tốt công tác thu thập và xử lý thôngtin y tế Hai phương pháp thu thập thông tin chính thường sử dụng là báo cáođịnh kỳ và điều tra nghiên cứu tại cộng đồng
Vấn đề thông tin y tế tại bệnh viện tập trung vào việc lấy các dữ liệu vềcác bệnh lý chuyên biệt, bên cạnh phục vụ cho công tác quản lý thì các thôngtin này góp phần trực tiếp vào việc theo dõi diễn biến, chẩn đoán bệnh
Ở Anh, theo thông báo của Ayana M., Poul P và Ebrahim S [58]: đểnắm được tình hình bệnh nhân đột quỵ, người ta dùng phương pháp kế hoạchdựa vào thông tin ban đầu Theo Lowry D A bằng phiếu điều tra người tanghiên cứu hậu quả của sự bất thuận trong sức khoẻ tâm thần [57] Dựa vào
Trang 29biểu mẫu, người ta đã phỏng vấn và ghi chép các dấu hiệu ban đầu để chẩnđoán bệnh Tại Hoa Kỳ người ta có các ứng dụng thu thập thông tin y tế đểcải thiện chất lượng các ứng dụng y tế [59]
Bên cạnh thông tin trợ giúp cho công tác quản lý, thông tin y tế còngiúp các nhà chuyên môn trao đổi chia sẻ thông tin (hình thành mạng lưới thưviện y tế) Cơ sở dữ liệu medline gồm các bài báo khoa học y học tóm tắt củaHoa Kỳ Các bài báo khoa học y học trong medline được ghi vào các đĩa CD,đưa trên mạng, thông tin của medline cập nhật đến hàng tháng, nó giúp chonhững người muốn biết thông tin nghiên cứu khoa học y học có cái nhìn tổngquan về lĩnh vực mà mình quan tâm Đây cũng là nguồn thông tin khá quantrọng trong y học [60]
1.4.4 Các thông tin y tế tuyến tỉnh của CHDCND Lào
Việc thống kê y tế cần được thực hiện ở mọi cơ sở y tế, các cơ sở y tếtuyến xã báo cáo thống kê cho huyện Các huyện báo cáo cho tỉnh và tỉnh báocáo cho bộ Y tế
Trong những năm gần đây, chất lượng của công tác thống kê y tế đãđược cải thiện nhiều Việc tin học hoá đã giúp cho công tác này tiến hànhnhanh hơn, chất lượng cao hơn và việc trao đổi thông tin giữa các cơ sở y tế
và các cơ quan có liên quan thuận lợi hơn [61], [62]
Tuy đã có nhiều tiến bộ, chất lượng và độ bao phủ của thông tin y tếngày càng cao nhưng nhiều thông tin vẫn không đầy đủ Các thông tin về tàichính chủ yếu thống kê được nguồn ngân sách Nhà nước, ngân sách của tưnhân, nguồn tài chính từ các tổ chức chưa được thống kê kịp thời và rất thiếuchính xác Tương tự như thông tin về tài chính, các thông tin, thống kê vềhoạt động y tế mới chủ yếu phản ánh hoạt động của y tế công Y tế dân lậpchưa có các số liệu đầy đủ nhưng hoạt động y tế tư nhân đang ngày càng cómột tỷ lệ cao trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Sự thiếu thông tin
Trang 30và thông tin thiếu chính xác này ảnh hưởng không nhỏ đến việc định hướngphát triển của ngành Y tế Nhân lực làm công tác thống kê, thông tin y tế ở hệthống công lập đã thiếu, ở hệ thống tư nhân càng bị bỏ lỏng và đặc biệt chưa
có được các thông tin để tổng hợp chung
Hiện nay ở Lào, nội dung thống kê y tế, đặc biệt các phương pháp mới,các chương trình phần mềm dùng cho thống kê y tế cũng được đưa vàochương trình đào tạo lại và đào tạo liên tục cho những nhân viên y tế làmnhiệm vụ thống kê và các cán bộ liên quan như những người nghiên cứu,những người làm công tác quản lý, giảng dạy… Tuy nhiên, việc đào tạo lại vàđào tạo liên tục còn ít nên các cán bộ làm nhiệm vụ thống kê y tế thường sửdụng các phương pháp kinh điển mất nhiều thời gian và chất lượng của côngtác thống kê chưa được cao
Về hệ thống thông tin y tế ở CHDCND Lào, hệ thống này đã được thiếtlập nhưng hoạt động chưa được tốt, thông tin qua các tuyến chậm được tổnghợp, phân tích Hiện nay ngành Y tế vẫn chưa xây dựng được kế hoạch và chiếnlược phát triển hệ thống thông tin thống kê y tế Đây là một trong những nguyênnhân khó khăn cho việc đầu tư cũng như đảm bảo cho hệ thống phát triển đồng
bộ Nhân lực làm công tác thống kê, thông tin y tế còn thiếu, thường là các cán
bộ làm kiêm nhiệm, chính sách đãi ngộ cho các đối tượng này chưa được tốt nênthường họ không yên tâm công tác [63], [64], [65], [66]
Về chất lượng của các thông tin y tế còn cần được nâng cao Việc tậphợp, xử lý thông tin y tế còn chậm, vì vậy thông tin thường không đáp ứngđầy đủ tính cập nhật Nhiều chỉ số quan trọng như tỷ lệ, mô hình bệnh tật, tỷ
lệ tử vong, tỷ số chết mẹ, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi… chưađảm bảo độ tin cậy cao
Thống kê bệnh viện đề cập đến toàn bộ các hoạt động của bệnh viện từnhân lực, người khám bệnh, ra vào viện, mô hình bệnh tật khu vực bệnh viện
Trang 31quản lý, cận lâm sàng, hoạt động tài chính trong bệnh viện, trang thiết bị bệnhviện có mua bằng các nguồn trong đó thông tin về mô hình bệnh tật có mộtvai trò quan trọng nhất trong thông tin ở bệnh viện cũng chưa được quan tâmnghiên cứu một cách đầy đủ.
Mô hình bệnh tật giúp đưa ra những thông tin cần thiết đánh giá tìnhtrạng sức khoẻ, từ đó giúp các nhà quản lý đề ra các giải pháp thích hợp, đồngthời cũng là cơ sở để hoạch định các chính sách và lập kế hoạch cho các hoạtđộng của ngành y tế Thông tin này ở ngành y tế nói chung, ở hệ thống bệnhviện nói riêng chưa được cập nhật thường xuyên [67]
1.5 Công tác theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động của bệnh viện
1.5.1 Giám sát của cộng đồng
Trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ là của mọi người dân Việc chăm sócsức khoẻ cần có sự tham gia của nhiều ban ngành trong đó ngành y tế đóngvai trò chủ chốt và có sự tham gia của tất cả mọi người dân Vai trò của cộngđồng với công tác chăm sóc sức khoẻ được thể hiện như sau:
- Với hoạt động phòng bệnh, thông qua việc tuyên truyền giáo dục sứckhoẻ của các ban ngành đoàn thể và các cán bộ y tế, người dân tham gia vàocác hoạt động vệ sinh, phòng dịch, phòng bệnh, các chương trình tiêm chủngcũng có vai trò quan trọng là sự tự giác tham gia của cả cộng đồng
- Với hoạt động khám chữa bệnh: người dân là đối tượng chủ động sửdụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tại bệnh viện Nếu ngườidân không sử dụng các dịch vụ y tế để chữa bệnh mà dùng cúng bái, tế lễ…thì y tế không thể phát triển Yêu cầu, đòi hỏi của người dân là động lực cho
sự phát triển Ở đâu người dân có nhu cầu và đòi hỏi chất lượng và các kỹthuật cao cho khám chữa bệnh thì ở đó chất lượng khám chữa bệnh sẽ pháttriển Nếu người dân thích sử dụng các dịch vụ y tế tư thì y tế tư nhân phát
Trang 32triển, nếu người dân chỉ thích dịch vụ y tế công thì dịch vụ y tế tư nhân khóphát triển
- Với hoạt động thông tin, báo cáo dịch bệnh thì cộng đồng có vai tròrất quan trọng Khi có dịch bệnh, người dân thường là những người phát hiệnđầu tiên và thông báo cho cơ sở y tế Nếu dịch bệnh chỉ do cán bộ y tế pháthiện thì thường là chậm, việc khắc phục sẽ khó khăn
- Các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài chính… cho hoạt động chăm sócsức khoẻ, có thể do nhiều ban ngành và do người dân tham gia đóng góp
Với vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác chăm sóc sứckhoẻ, người ta đã phát triển nhiều kỹ thuật đánh giá chất lượng và huy độngcác nguồn lực cho các hoạt động khám chữa bệnh dựa vào cộng đồng
1.5.2 Các yêu cầu cần đạt được của công tác giám sát, báo cáo, đánh giá định kỳ và báo cáo hàng năm trong bệnh viện
Để đưa hoạt động khám chữa bệnh nề nếp, đồng bộ, phù hợp với yêucầu thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, ngoài việc
có được kế hoạch sát hợp, khả thi, có đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môncao, phù hợp, tận tâm với công việc, còn cần có sự chỉ đạo, điều hành thựchiện kế hoạch, giám sát, hỗ trợ để các hoạt động này theo một hệ thống, có sựphối hợp nhịp nhàng Một khâu nữa không kém phần quan trọng là lưu giữ sốliệu, có các báo cáo sát thực, thường xuyên, có được các thống kê báo cáo đầy
đủ cho ta các số liệu sát hợp để rút kinh nghiệm cho hoạt động, đồng thời là
cơ sở tốt để lập kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo Trong bệnh viện tỉnh, đểcông tác giám sát đánh giá, báo cáo định kỳ, báo cáo hàng năm và thống kê y
tế có chất lượng cần:
- Có các mẫu báo cáo thống nhất để có thể thu thập các số liệu dễ dàng,chính xác và đầy đủ Có mẫu giám sát theo dõi, hỗ trợ các hoạt động khámchữa bệnh
Trang 33- Các khoa phòng và các bộ phận trực thuộc bệnh viện tuân thủ đúngquy định, có các báo cáo thường kỳ, báo cáo năm và báo cáo các hoạt độngđột xuất gửi về ban giám đốc và bộ phận quản lý, thống kê của bệnh viện.
- Bệnh viện cần có đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê y tế, lập kếhoạch y tế tốt Đây sẽ là một yếu tố để nâng cao chất lượng công tác khámchữa bệnh trong bệnh viện [75], [76], [77], [78], [79], [80]
1.6 Một số thông tin chung về tỉnh Chăm Pa Sắc
1.6.1 Thông tin về hành chính, địa lý, dân sốcủa tỉnh Chăm Pa Sắc
Tỉnh Chăm Pa Sắc là một trong 18 tỉnh của CHDCND Lào, là một tỉnhnằm ở phía nam Lào, có biên giới giáp với các tỉnh và các nước láng giềng cụthể như sau:
Phía đông giáp với tỉnh SeKong và tỉnh Attapeu (Lào)
Phía Tây giáp với tỉnh U Bôn Rath Sa Tha Ny (Thái Lan)
Phía Bắc giáp với tỉnh Saravane (Lào)
Phía Nam giáp với tỉnh Stung Treng (Căm Pu Chia)
Trang 36Năm 2012 tỉnh có dân số 713.233 người, mật độ dân số trung bình 46,39người/km2, trung bình một hộ gia đình có 6 người.
- Dân cư gồm 2 dân tộc và 17 bộ tộc (Lào lùm 87,16%, Lào kang 12,84%)
- Lực lượng lao động chiếm 70% dân số, trong đó 90% làm nông nghiệp
- Thu nhập trung bình 876 US$/người năm (2012) [68]
- Tỷ lệ thôn nghèo toàn tỉnh chiếm 27,96% và hộ gia đình nghèo chiếm17,27% (2004) [17].
Số hộ gia đình sinh sống ở tỉnh tăng: năm 1995 là 85.136 hộ gia đình,đến năm 2000 là 95.685 hộ gia đình, sau 5 năm số hộ tăng 12,39% Mức tăng
số hộ trung bình/năm cho giai đoạn này là 2,48% Đến năm 2005 số hộ củatỉnh là 105.093 hộ, so với năm 2000, sau 5 năm tăng 9,83% Mức tăng số hộgia đình trung bình/năm cho giai đoạn này là 1,97% Mức tăng số hộ gia đình
ở giai đoạn sau ít hơn so với giai đoạn 1995 - 2000, số người trung bình trongmột hộ cũng giảm từ 5,8 người/hộ vào những năm 1995 và 2000 xuống còn5,7 người/hộ vào năm 2005 và 5,6 người/hộ vào năm 2008
Về tỷ lệ giới: nhìn chung ở tỉnh Chăm Pa Sắc, tỷ lệ nữ cao hơn nam Tỷ
lệ này có xu hướng ngày càng cân bằng hơn: năm 1995 tỷ lệ nữ là 256.760/601.387 = 51,21%, năm 2000 là 287.515/561.553 = 51,20% và năm 2005 là306.524/607.370 = 50,47% [62], [81]
Dân số và thu nhập bình quân từ năm 1995 đến năm 2012 ở tỉnh Chăm
Pa Sắc được thể hiện qua bảng sau:
Trang 37Bảng 1.3 Dân số trung bình và thu nhập GDP/đầu người
GDP bq đầu người (LKIP)
GDP bq đầu người (USD)
Tỷ lệ hộ nghèo
Như vậy dân số chung của tỉnh tăng: năm 1995 là 501.387 đến năm
2000 là 561.553; sau 5 năm dân số tăng gần 12,0% Mức tăng dân số trungbình/năm cho giai đoạn này là 2,40% Đến năm 2005 dân số tỉnh là 607.370, sovới năm 2000, sau 5 năm dân số tăng 8,16% Mức tăng dân số trung bình/nămcho giai đoạn này là 1,63% Rõ ràng mức tăng dân số của tỉnh có su hướngngày càng giảm, sự giảm tốc độ tăng dân số là khá tốt ở tỉnh [11], [29], [69]
Mức độ tăng dân số này cũng phù hợp với mức độ tăng mật độ dân sốcủa tỉnh: giai đoạn 1995 - 2000, mức tăng mật độ dân số là 2,4% và giai đoạn
2000 - 2005, mức tăng mật độ dân số là 1,65% Mức tăng dân số năm 2012 là2,3% [29]
1.6.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội, y tế của tỉnh Chăm Pa Sắc
Tỉnh Chăm Pa Sắc là tỉnh cung cấp lương thực trọng điểm của Lào.Nền công nghiệp quan trọng nhất là sảm xuất và chế biến các sản phẩm nôngnghiệp, đặc biệt là xuất khÈu gạo, cà phê, sản phẩm gỗ với chất lượng cao và
số lượng lớn Ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng trở nên quan trọng,khi mà diện tích trồng lúa giảm đi do tăng vùng đất sử dụng cho xây dựng.Diện tích toàn tỉnh chiếm 6,5% diện tích toàn quốc trong khi dân số của tỉnh
Trang 38chiếm 22% tổng dân số toàn Quốc, sản lượng nông nghiệp chiếm 40% tổngsản lượng nông nghiệp của cả nước và trên 50% sản lượng gạo xuất khẩu
Nhìn chung, đây là tỉnh kinh tế quan trọng của quốc gia về nông nghiệp
và lâm nghiệp, công nghiệp ở tỉnh này cũng chủ yếu là công nghiệp chế biếnnông, lâm sản [70], [71]
Do đặc điểm địa lý và môi trường, tỉnh Chăm Pa Sắc được Chính phủLào và thế giới xác định là khu di tich lịch sử thứ 2 của Lào Tuy nhiên, kinh
tÕ của tỉnh còn khó khăn Theo kế hoạch hiện nay, mục tiêu của tỉnh Chăm PaSắc là tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm 2%, cao hơn khoảng 1% trung bình cảnước [71]
Thực tế, với quá trình phát triển kinh tế, chuyển đối cơ chế sang cơ chếthị trường định hướng xã Hội chủ nghĩa, kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc đãkhông ngừng phát triển Nhờ sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnhcũng ngày một giảm; năm 1995 là 24,24%, năm 2000 là 18,45 và năm 2005chỉ còn 12,66%, năm 2012 là 3,62% [11], [29]
Với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của nhân dân trong tỉnh ngày càngđược nâng lên, các nhu cầu về ăn mặc và đặc biệt nhu cầu có được các dịch
vụ y tế có chất lượng cũng tăng lên Người dân đòi hỏi phải được nhận cácdịch vụ y tế có chất lượng cao
Trang 39Bảng 1.4 Số cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế và kinh phí 1 giường bệnh/năm (từ nguồn ngân sách nhà nước) từ năm 1995 - 2005
Năm
Số cơ sở y tế
CBYT GB Kíp/GB Phòng
khám
Trạm y tế
BV huyện
ít phải đi xa hơn để đến với các cơ sở y tế Các phòng khám và các trạm y tế
là y tế tuyến cơ sở, do đó các cơ sở này sẽ giải quyết các bệnh nhân nhẹ, bệnhnhân mắc các bệnh thông thường vì vậy bệnh nhân đến BV tỉnh sẽ giảm đi,bệnh nhân đến BV tỉnh sẽ là các bệnh nhân nặng [29], [68], [69]
Cũng qua các số liệu ở bảng 1.4 ta thấy nguồn ngân sách được đầu tưcàng ngày càng tăng lên nhiều
Các số liệu ở bảng 1.5 cho thấy trong giai đoạn từ 2009 đến 2012, sốcác phòng khám có tăng thêm, nhưng đặc biệt số cán bộ y tế tăng lên qua từngnăm Số giường bệnh ở các cơ sở y tế tăng lên nhiều so với giai đoạn 1995-
2005 (khoảng hơn 2 lần) 68]
Trang 40Bảng 1.5 Số cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế giai đoạn 2009 - 2012
bộ y tế
Gường bệnh Phòng khám Trạm y tế BV huyện
Bảng 1.6 Tỷ lệ cơ sở y tế đủ trang thiết bị y tế theo quy định
Các số liệu ở bảng 1.6 cho thấy tỷ lệ các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị
y tế theo quy định của bộ Y tế từ năm 1995 đến 2005 ngày càng giảm Mộttrong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ này giảm là do tiêu chuẩn của 1 cơ sở
y tế có trang thiết bị đầy đủ theo yêu cầu của Bộ Y tế tăng Sau năm 2005 tỷ
lệ các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị theo quy định của Bộ Y tế Lào có tănglên, tuy nhiên đến năm 2012 thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp [68]