Công tác theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động của bệnh viện

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc Nam Lào (Trang 31 - 166)

1.5.1. Giám sát của cộng đồng

Trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ là của mọi người dân. Việc chăm sóc sức khoẻ cần có sự tham gia của nhiều ban ngành trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ chốt và có sự tham gia của tất cả mọi người dân. Vai trò của cộng đồng với công tác chăm sóc sức khoẻ được thể hiện như sau:

- Với hoạt động phòng bệnh, thông qua việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ của các ban ngành đoàn thể và các cán bộ y tế, người dân tham gia vào các hoạt động vệ sinh, phòng dịch, phòng bệnh, các chương trình tiêm chủng cũng có vai trò quan trọng là sự tự giác tham gia của cả cộng đồng.

- Với hoạt động khám chữa bệnh: người dân là đối tượng chủ động sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tại bệnh viện. Nếu người dân không sử dụng các dịch vụ y tế để chữa bệnh mà dùng cúng bái, tế lễ… thì y tế không thể phát triển. Yêu cầu, đòi hỏi của người dân là động lực cho sự phát triển. Ở đâu người dân có nhu cầu và đòi hỏi chất lượng và các kỹ thuật cao cho khám chữa bệnh thì ở đó chất lượng khám chữa bệnh sẽ phát triển. Nếu người dân thích sử dụng các dịch vụ y tế tư thì y tế tư nhân phát triển, nếu người dân chỉ thích dịch vụ y tế công thì dịch vụ y tế tư nhân khó phát triển.

- Với hoạt động thông tin, báo cáo dịch bệnh thì cộng đồng có vai trò rất quan trọng. Khi có dịch bệnh, người dân thường là những người phát hiện đầu tiên và thông báo cho cơ sở y tế. Nếu dịch bệnh chỉ do cán bộ y tế phát hiện thì thường là chậm, việc khắc phục sẽ khó khăn.

- Các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài chính… cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ, có thể do nhiều ban ngành và do người dân tham gia đóng góp.

Với vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ, người ta đã phát triển nhiều kỹ thuật đánh giá chất lượng và huy động các nguồn lực cho các hoạt động khám chữa bệnh dựa vào cộng đồng.

1.5.2. Các yêu cầu cần đạt được của công tác giám sát, báo cáo, đánh giá định kỳ và báo cáo hàng năm trong bệnh viện

Để đưa hoạt động khám chữa bệnh nề nếp, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, ngoài việc có được kế hoạch sát hợp, khả thi, có đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao, phù hợp, tận tâm với công việc, còn cần có sự chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch, giám sát, hỗ trợ để các hoạt động này theo một hệ thống, có sự phối hợp nhịp nhàng. Một khâu nữa không kém phần quan trọng là lưu giữ số liệu, có các báo cáo sát thực, thường xuyên, có được các thống kê báo cáo đầy đủ cho ta các số liệu sát hợp để rút kinh nghiệm cho hoạt động, đồng thời là cơ sở tốt để lập kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Trong bệnh viện tỉnh, để công tác giám sát đánh giá, báo cáo định kỳ, báo cáo hàng năm và thống kê y tế có chất lượng cần:

- Có các mẫu báo cáo thống nhất để có thể thu thập các số liệu dễ dàng, chính xác và đầy đủ. Có mẫu giám sát theo dõi, hỗ trợ các hoạt động khám chữa bệnh.

- Các khoa phòng và các bộ phận trực thuộc bệnh viện tuân thủ đúng quy định, có các báo cáo thường kỳ, báo cáo năm và báo cáo các hoạt động đột xuất gửi về ban giám đốc và bộ phận quản lý, thống kê của bệnh viện.

- Bệnh viện cần có đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê y tế, lập kế hoạch y tế tốt. Đây sẽ là một yếu tố để nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện [75], [76], [77], [78], [79], [80].

1.6. Một số thông tin chung về tỉnh Chăm Pa Sắc

1.6.1. Thông tin về hành chính, địa lý, dân sốcủa tỉnh Chăm Pa Sắc

Tỉnh Chăm Pa Sắc là một trong 18 tỉnh của CHDCND Lào, là một tỉnh nằm ở phía nam Lào, có biên giới giáp với các tỉnh và các nước láng giềng cụ thể như sau:

Phía đông giáp với tỉnh SeKong và tỉnh Attapeu (Lào). Phía Tây giáp với tỉnh U Bôn Rath Sa Tha Ny (Thái Lan). Phía Bắc giáp với tỉnh Saravane (Lào).

Bản đồ tỉnh Chăm Pa Sắc

Toàn tỉnh gồm có 10 huyện, có 9 bệnh viện. Tỉnh Chăm Pa Sắc với tổng diện tích là 1.541 km2. Năm 2005 toàn tỉnh có dân số 607.370 người, trong đó nữ là 306.524 người, mật độ dân cư trung bình 39,4 người/km2, trung bình một hộ gia đình có 5,8 người.

Đến năm 2008 tỉnh có dân số 642.651 người, mật độ dân số trung bình 41,8 người/km2, trung bình một hộ gia đình có 5,6 người.

Năm 2012 tỉnh có dân số 713.233 người, mật độ dân số trung bình 46,39 người/km2, trung bình một hộ gia đình có 6 người.

- Dân cư gồm 2 dân tộc và 17 bộ tộc (Lào lùm 87,16%, Lào kang 12,84%). - Lực lượng lao động chiếm 70% dân số, trong đó 90% làm nông nghiệp. - Thu nhập trung bình 876 US$/người năm (2012) [68].

- Tỷ lệ thôn nghèo toàn tỉnh chiếm 27,96% và hộ gia đình nghèo chiếm 17,27% (2004) [17].

Số hộ gia đình sinh sống ở tỉnh tăng: năm 1995 là 85.136 hộ gia đình, đến năm 2000 là 95.685 hộ gia đình, sau 5 năm số hộ tăng 12,39%. Mức tăng số hộ trung bình/năm cho giai đoạn này là 2,48%. Đến năm 2005 số hộ của tỉnh là 105.093 hộ, so với năm 2000, sau 5 năm tăng 9,83%. Mức tăng số hộ gia đình trung bình/năm cho giai đoạn này là 1,97%. Mức tăng số hộ gia đình ở giai đoạn sau ít hơn so với giai đoạn 1995 - 2000, số người trung bình trong một hộ cũng giảm từ 5,8 người/hộ vào những năm 1995 và 2000 xuống còn 5,7 người/hộ vào năm 2005 và 5,6 người/hộ vào năm 2008.

Về tỷ lệ giới: nhìn chung ở tỉnh Chăm Pa Sắc, tỷ lệ nữ cao hơn nam. Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng cân bằng hơn: năm 1995 tỷ lệ nữ là 256.760/ 601.387 = 51,21%, năm 2000 là 287.515/561.553 = 51,20% và năm 2005 là 306.524/607.370 = 50,47% [62], [81].

Dân số và thu nhập bình quân từ năm 1995 đến năm 2012 ở tỉnh Chăm Pa Sắc được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.3. Dân số trung bình và thu nhập GDP/đầu người của tỉnh Chăm Pa sắc Năm Dân số (người) Mật độ dân số/km2 GDP bq đầu người (LKIP) GDP bq đầu người (USD) Tỷ lệ hộ nghèo 1995 501.387 32,5 336,700 364 24,24 2000 561.553 36,4 4.193.280 512 18,45 2005 607.370 39,4 5.590.668 519 12,66 2009 642.651 41,8 7.477.823 730 3,16 2012 713.233 42,0 8.973.397 876 3,06

Như vậy dân số chung của tỉnh tăng: năm 1995 là 501.387 đến năm 2000 là 561.553; sau 5 năm dân số tăng gần 12,0%. Mức tăng dân số trung bình/năm cho giai đoạn này là 2,40%. Đến năm 2005 dân số tỉnh là 607.370, so với năm 2000, sau 5 năm dân số tăng 8,16%. Mức tăng dân số trung bình/năm cho giai đoạn này là 1,63%. Rõ ràng mức tăng dân số của tỉnh có su hướng ngày càng giảm, sự giảm tốc độ tăng dân số là khá tốt ở tỉnh [11], [29], [69].

Mức độ tăng dân số này cũng phù hợp với mức độ tăng mật độ dân số của tỉnh: giai đoạn 1995 - 2000, mức tăng mật độ dân số là 2,4% và giai đoạn 2000 - 2005, mức tăng mật độ dân số là 1,65%. Mức tăng dân số năm 2012 là 2,3% [29].

1.6.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội, y tế của tỉnh Chăm Pa Sắc

Tỉnh Chăm Pa Sắc là tỉnh cung cấp lương thực trọng điểm của Lào. Nền công nghiệp quan trọng nhất là sảm xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là xuất khÈu gạo, cà phê, sản phẩm gỗ với chất lượng cao và số lượng lớn. Ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng trở nên quan trọng, khi mà diện tích trồng lúa giảm đi do tăng vùng đất sử dụng cho xây dựng. Diện tích toàn tỉnh chiếm 6,5% diện tích toàn quốc trong khi dân số của tỉnh

chiếm 22% tổng dân số toàn Quốc, sản lượng nông nghiệp chiếm 40% tổng sản lượng nông nghiệp của cả nước và trên 50% sản lượng gạo xuất khẩu.

Nhìn chung, đây là tỉnh kinh tế quan trọng của quốc gia về nông nghiệp và lâm nghiệp, công nghiệp ở tỉnh này cũng chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm sản [70], [71].

Do đặc điểm địa lý và môi trường, tỉnh Chăm Pa Sắc được Chính phủ Lào và thế giới xác định là khu di tich lịch sử thứ 2 của Lào. Tuy nhiên, kinh tÕ của tỉnh còn khó khăn. Theo kế hoạch hiện nay, mục tiêu của tỉnh Chăm Pa Sắc là tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm 2%, cao hơn khoảng 1% trung bình cả nước [71].

Thực tế, với quá trình phát triển kinh tế, chuyển đối cơ chế sang cơ chế thị trường định hướng xã Hội chủ nghĩa, kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc đã không ngừng phát triển. Nhờ sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh cũng ngày một giảm; năm 1995 là 24,24%, năm 2000 là 18,45 và năm 2005 chỉ còn 12,66%, năm 2012 là 3,62% [11], [29].

Với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng lên, các nhu cầu về ăn mặc và đặc biệt nhu cầu có được các dịch vụ y tế có chất lượng cũng tăng lên. Người dân đòi hỏi phải được nhận các dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Bảng 1.4. Số cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế và kinh phí 1 giường bệnh/năm (từ nguồn ngân sách nhà nước) từ năm 1995 - 2005

Số cơ sở y tế CBYT GB Kíp/GB Phòng khám Trạm y tế BV huyện 1995 3 20 10 280 250 30.000 2000 8 52 9 289 250 265.261 2005 43 58 9 261 197 349.362

Do có sự đầu tư của Nhà nước, các cơ sở khám chữa bệnh ở tỉnh cũng tăng lên. Số phòng khám năm 1995 mới có 3 đến 2005 tăng đến 43, số trạm y tế cũng tăng lên gấp hơn 3 lần (năm 1995 có 20 trạm đến 2005 là 58 trạm), với sự tăng số lượng các cơ sở y tế này, người dân có nhiều lựa chọn hơn, sẽ ít phải đi xa hơn để đến với các cơ sở y tế. Các phòng khám và các trạm y tế là y tế tuyến cơ sở, do đó các cơ sở này sẽ giải quyết các bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân mắc các bệnh thông thường vì vậy bệnh nhân đến BV tỉnh sẽ giảm đi, bệnh nhân đến BV tỉnh sẽ là các bệnh nhân nặng [29], [68], [69].

Cũng qua các số liệu ở bảng 1.4. ta thấy nguồn ngân sách được đầu tư càng ngày càng tăng lên nhiều.

Các số liệu ở bảng 1.5 cho thấy trong giai đoạn từ 2009 đến 2012, số các phòng khám có tăng thêm, nhưng đặc biệt số cán bộ y tế tăng lên qua từng năm. Số giường bệnh ở các cơ sở y tế tăng lên nhiều so với giai đoạn 1995- 2005 (khoảng hơn 2 lần) 68].

Bảng 1.5. Số cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế giai đoạn 2009 - 2012 Năm Số cơ sở y tế Số cán bộ y tế Gường bệnh Phòng khám Trạm y tế BV huyện 2009 63 63 9 924 666 2010 57 63 9 1.032 666 2011 74 63 9 1.084 666 2012 66 63 9 1.101 666

Bảng 1.6. Tỷ lệ cơ sở y tế đủ trang thiết bị y tế theo quy định

Năm Yêu cầu % Đạt

1995 100 % 90 %

2000 100 % 50 %

2005 100 % 20 %

2009 100% 30%

2012 100% 35%

Các số liệu ở bảng 1.6 cho thấy tỷ lệ các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị y tế theo quy định của bộ Y tế từ năm 1995 đến 2005 ngày càng giảm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ này giảm là do tiêu chuẩn của 1 cơ sở y tế có trang thiết bị đầy đủ theo yêu cầu của Bộ Y tế tăng. Sau năm 2005 tỷ lệ các cơ sở y tế có đủ trang thiết bị theo quy định của Bộ Y tế Lào có tăng lên, tuy nhiên đến năm 2012 thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp [68].

Bảng 1.7. Số giường bệnh (GB) và cán bộ y tế (CBYT) ở tỉnh Chăm Pa Sắc

Năm Số GB GB/1.000 dân Số CBYT CBYT/1.000 dân

2009 1,01 924 0,7

2010 0,9 1.032 0,65

2011 0,9 1.084 0,63

2012 0,8 1.101 0,64

Số liệu ở bảng 1.7 cho thấy do dân số của Chăm Pa Sắc tăng lên từ năm 2009 đến 2012 tỷ lệ giường bệnh/1000 dân ngày càng giảm, mặc dù số cán bộ y tế tăng lên nhưng tỷ lệ cán bộ y tế/1000 dân vẫn ngày càng giảm [11], [68].

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm đầu tư cho tỉnh nhiều hơn để giảm bớt những khó khăn của tỉnh. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Chăm Pa sắc tăng lên qua từng năm. Các điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tỉnh Chăm Pa sắc cũng dần được cải thiện, gánh nặng bệnh tật cũng dẫn dần giảm đi. Tuy nhiên, cũng trong quá trình phát triển kinh tế nhanh, nhiều diễn biến mới sảy ra, các biện pháp phòng tránh bệnh tật, tai nạn do sự thay đổi kinh tế, xã hội mới nảy sinh là những thử thách, đòi hỏi ngành y tế trong đó có bệnh viện, cùng các cơ quan có liên quan khác phải sớm có các giải pháp khắc phục. Ví dụ cùng với tốc độ xây dựng tăng, hệ thống đường giao thông thuận tiện hơn thì tai nạn giao thông cũng gia tăng, cùng với sự phát triển của công nghiệp, các bệnh tật về thần kinh, tâm thần, tim mạch cũng tăng lên nên đòi hỏi phải có các biện pháp dự phòng chủ động, kết hợp với sự chuẩn bị sẵn sàng của hệ thống bệnh viện để giải quyết bệnh tật và tai nạn xảy ra.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại tỉnh Chăm Pa Sắc Lào. Nguồn số liệu chủ yếu từ báo cáo thống kê y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh, sở y tế Chăm Pa Sắc và Bộ y tế Lào.

Tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc, nghiên cứu được tiến hành tại các khoa phòng trong bệnh viện.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở 3 thời điểm là:

- Trước can thiệp lấy số liệu ở 3 thời điểm năm 1995, 2000 và 2005. - Thực hiện can thiệp từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2009.

- Sau can thiệp 3 năm được đánh giá vào năm 2012.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các báo cáo thống kê của bệnh viện theo mẫu của Bộ Y tế Lào về tình hình khám chữa bệnh, tình hình bệnh tật của bệnh nhân nhập viện, các nguồn lực y tế từ các khoa phòng và từ bệnh viện tỉnh ở 3 thời điểm trước can thiệp là: năm 1995, 2000 và 2005 và thời điểm sau can thiệp: 2012.

Tất cả các bản kế hoạch của các khoa phòng, các đơn vị trực thuộc bệnh viện và các kế hoạch của bệnh viện tỉnh Chăm Pa sắc ở 3 thời điểm trước can thiệp là: năm 1995, 2000 và 2005 và 2 thời điểm sau can thiệp: năm 2009 và 2012.

Tất cả các mẫu biểu và báo cáo về quản lý giám sát hoạt động khám chữa bệnh, các nguồn lực y tế từ bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc ở 3 thời điểm trước can thiệp là: năm 1995, 2000 và 2005 và 2 thời điểm sau can thiệp: năm 2009 và 2012.

Tất cả cán bộ làm công tác quản lý và lập kế hoạch của bệnh viện và các khoa phòng của bệnh viện được chọn nghiên cứu.

Các số liệu, biểu mẫu, báo cáo không đạt yêu cầu thì thực hiện tìm hiểu thêm thông tin, báo cáo của bệnh viện nếu thông tin không đầy đủ có thể tìm hiểu thêm số liệu gốc từ các khoa phòng, nếu vẫn không có đủ thông tin thì loại khỏi mẫu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc Nam Lào (Trang 31 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w