2.3.1. Nghiên cứu mô tả
Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua hồi cứu sổ sách, báo cáo thống kê của bệnh viện đa khoa tỉnh gửi về sở y tế Tỉnh Chăm Pa Sắc. Phân tích các thông tin điều tra tại các khoa, phòng của bệnh viện và so sánh với kết quả thống kê với các tác giả khác, ở các bệnh viện khác.
Kết hợp nghiên cứu cắt ngang với nghiên cứu tiến cứu để đánh giá chất lượng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa sắc và đề xuất thực hiện một số giải pháp can thiệp về quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa sắc.
Việc đánh giá chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện được tiến hành thông qua phân tích kết quả hoạt động được tổng hợp và báo cáo ở từng bộ phận và ở chung trong toàn bệnh viện. Số liệu này được so sánh ở các thời điểm, đặc biệt so sánh ở thời điểm trước và sau can thiệp. Do tác động ở khâu quản lý là tác động gián tiếp đến hoạt động khám chữa bệnh, nên đồi hỏi đánh giá hiệu quả cần phải có thời gian nên việc so sánh cũng cần lấy mốc thời gian xa hơn, ở đây chúng tôi so sánh giữa trước can thiệp (năm 2005, 2009) với năm 2012.
Mức độ chấp nhận của người dân được đánh giá qua các số liệu, đặc biệt dựa vào số liệu chuyển viện trong đó có số lượng và tỷ lệ bệnh nhân
chuyển từ các bệnh viện khác đến bệnh viện Chăm Pa Sắc, so sánh với số lượng và tỷ lệ bệnh nhân ở Bệnh Viện Chăm Pa Sắc chuyển đi các bệnh viện cùng cấp hoặc các bệnh viện tuyến trên.
2.3.2. Nghiên cứu can thiệp
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng thí điểm một số giải pháp can thiệp về quản lý để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc.
* Các hoạt động can thiệp chính gồm:
- Tập huấn giới thiệu các bước cơ bản về lập kế hoạch cho tất cả các cán bộ liên quan đến lập kế hoạch của bệnh viện và các khoa phòng, số cán bộ đã được tập huấn là: 29 cán bộ.
- Giới thiệu và áp dụng mẫu lập kế hoạch y tế cho các khoa phòng, các bộ phận trực thuộc bệnh viện và bộ phận lập kế hoạch của bệnh viện.
- Thống nhất xây dựng một số mẫu biểu báo cáo trong bệnh viện.
- Theo dõi, giám sát và góp ý với các khoa, phòng, bệnh viện về quá trình thực hiện, các hoạt động khám chữa bệnh và lập kế hoạch.
- Đánh giá số lượng và chất lượng một số hoạt động quản lý trước và sau can thiệp, đồng thời đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thông qua chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Quy mô nghiên cứu là toàn bộ khoa phòng ở bệnh viện Chăm Pa Sắc.
* Thời gian thực hiện can thiệp
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 12-2009.
* Đánh giá kết quả thực hiện can thiệp vào cuối năm 2009 và cuối năm 2012.
- So sánh số lượng và chất lượng kế hoạch hoạt động y tế: + Về số lượng:
• So sánh tỷ lệ các khoa phòng có kế hoạch (tháng, quý, 6 tháng và năm), mức độ đầy đủ của kế hoạch trước khi can thiệp và sau khi can thiệp.
• So sánh tỷ lệ các khoa phòng có báo cáo (tháng, quý, 6 tháng và năm), mức độ đầy đủ của báo cáo trước khi can thiệp và sau khi can thiệp. + Về chất lượng:
• So sánh mức độ đầy đủ các mục trong lập kế hoạch.
• Đánh giá mức độ đầy đủ từng mục trong bản kế hoạch, có hay không có phân tích nguyên nhân của việc đạt được kế hoạch hay không đạt được kế hoach, có đề xuất giải pháp để thực hiện những nội dung chưa đạt kế hoạch đề ra. So sánh chất lượng báo cáo trước và sau can thiệp. + Tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng:
• Một bản kế hoạch đảm bảo chất lượng là bản có đầy đủ các mục theo mẫu, có phân tích tình hình, các chỉ số đầu vào để lập kế hoạch.
• Một bản báo cáo đảm bảo chất lượng là báo cáo có đầy đủ các mục theo báo cáo mẫu, có giải thích việc đạt kế hoạch hoặc đưa ra nguyên nhân không đạt được kế hoạch, cao hơn là có đề xuất giải pháp khắc phục việc chưa đạt kế hoạch đề ra. Một báo cáo có thể chỉ đạt chất lượng từng phần khi phần đó đạt được yêu cầu, các phần khác của báo cáo chưa đạt yêu cầu.
2.4. Các bước nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi có 2 phần, phần 1 là mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện. Phần này chúng tôi thực hiện các bước:
- Mô tả các yếu tố về điều kiện, thực trạng về sức khỏe (mô hình bệnh tật…). - Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện Chăm Pa Sắc. - Phân tích các điều kiện, thực trạng về hoạt động khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện để phát hiện các vấn đề về có thể can thiệp giải quyết, từ đó chọn một số vấn đề can thiệp.
Phần 2 là thực hiện một số giải pháp can thiệp về quản lý để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Sau khi can thiệp, thu thập các thông tin để đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can
thiệp, dựa trên cơ sở đó, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong tương lai.
Các hoạt động can thiệp được thực hiện trong nghiên cứu này như sau:
Từ phân tích mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện, chúng tôi thấy nhu cầu chăm sóc cho bệnh nhân của bệnh viện tăng lên, nhiệm vụ của bệnh viện cũng nặng nề, đa dạng hơn, vì vậy chúng tôi đã chọn một số can thiệp về quản lý để bước đầu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Trong thời gian thực hiện can thiệp từ tháng 6 đến tháng 12-2013 chúng tôi đã tiến hành các hoạt động chính như sau:
- Thu thập, phân tích, nhận xét các bản kế hoạch và báo cáo thống kê của các khoa phòng, bệnh viện Chăm Pa Sắc.
- Tập huấn về lập kế hoạch, các bước lập kế hoạch, các yêu cầu của bản kế hoạch. Tập huấn nội dung thống kê báo cáo và công tác giám sát, đánh giá hoạt động bệnh viện.
- Giới thiệu mẫu lập kế hoạch và hướng dẫn các khoa, phòng thực hiện. - Giới thiệu nội dung mẫu báo cáo của bệnh viện và hướng dẫn các khoa, phòng thực hiện.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá các khoa phòng lập kế hoạch, thống kê, báo cáo định kỳ.
- Kết hợp với phòng kế hoạch bệnh viện yêu cầu các khoa phòng thực hiện công tác báo cáo thường xuyên, theo mẫu đã giới thiệu.
- Nhận xét đánh giá các bản kế hoạch, báo cáo thống kê đã được lập của các khoa phòng và của bệnh viện nói chung để rút kinh nghiệm và góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng nội dung các bản kế hoạch, báo cáo, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc.
Sơ đồ các bước nghiên cứu như sau:
Các hoạt động chính của toàn bộ nghiên cứu gồm:
1. Mô tả đặc điểm dân số, kinh tế, văn hóa xã hội. Trong hoạt động này, các số liệu sau đây chúng tôi đã thu thập và phân tích:
- Dân số, mật độ dân số, mức độ tăng dân số và một số yếu tố liên quan ở khu vực mà bệnh viện Chăm Pa Sắc bao phủ.
- Đặc điểm về văn hóa, phân bố nghề nghiệp ở địa phương mà bệnh viện Chăm Pa Sắc bao phủ.
Báo cáo thống kê hàng năm của BV CPS (1995-2000- 2005-2008) Xem xét và lựa chọn số liệu có đủ độ tin cậy Mã hoá Nhập máy tính và xử lý Phân tích các thông tin về nhu cầu, nguồn lực và hoạt động quản lý Đề xuất giải pháp
quản lý nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh
Thực hiện can thiệp thí điểm
- Đặc điểm kinh tế địa phương, thu nhập của người dân, sự phát triển kinh tế hiện tại và tương lai của địa phương mà bệnh viện Chăm Pa Sắc bao phủ. - Tỷ lệ cán bộ y tế/giường bệnh.
2. Điều tra về mô hình bệnh tật tại bệnh viện:
- Để điều tra về mô hình bệnh tật, chúng tôi sẽ dựa vào thống kê sổ sách, các bệnh án lưu giữ ở bệnh viện và các khoa phòng, đồng thời tham khảo các báo cáo 6 tháng và báo cáo hàng năm của bệnh viện ở một số thời điểm nghiên cứu.
- Mô hình bệnh tật đã được điều tra so sánh ở một số thời điểm để qua đó nhận định được xu hướng bệnh tật trong thời gian tới ở khu vực mà bệnh viện Chăm Pa Sắc bao phủ.
3. Điều tra thực trạng một số công tác quản lý của bệnh viện gồm việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát, đánh giá chất lượng một số hoạt động quản lý ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc qua báo cáo, hồ sơ lưu và qua quan sát thực tế (với việc sử dụng bảng kiểm).
4. Điều tra thực trạng hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc qua báo cáo, hồ sơ lưu trữ của bệnh viện.
5. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh: qua khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình, đặc biệt là một số mặt công tác quản lý khám chữa bệnh trong bệnh viện, đề xuất giải pháp về quản lý để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bệnh viện.
6. Áp dụng thử nghiệm một số biện pháp can thiệp về quản lý góp phần nâng cao chất lượng tổ chức khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc. Trong bước này, chúng tôi thử nghiệm các biện pháp về lập kế hoạch, triển khai, theo dõi, đánh giá, giám sát ở từng khoa phòng và ở toàn bệnh viện để có thể nắm được tình hình bệnh viện nhanh, cập nhật thường xuyên thông tin để có thể có các thay đổi, điều chỉnh kịp thời, qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
7. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong quản lý bệnh viện. So sánh ở thời điểm trước can thiệp và sau can thiệp (ngay sau can thiệp và sau can thiệp 3 năm) để bước đầu đánh giá hiệu quả của can thiệp, đồng thời phát hiện những vấn đề cần làm tiếp theo, đề xuất các biện pháp phù hợp có liên quan. Các công việc chính trong nội dung này gồm:
- Đánh giá mức độ cải thiện về quản lý trong bệnh viện qua phân tích số và chất lượng các báo cáo, hồ sơ lưu, so sánh trước và sau can thiệp về một số hoạt động quản lý.
- Đánh giá mức độ cải thiện về hoạt động khám chữa bệnh qua báo cáo, hồ sơ lưu trữ.
8. Kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong tương lai. Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng có các kiến nghị, đặc biệt về công tác quản lý bệnh viện trong tương lai.
2.5. Nội dung, chỉ số nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tinMục tiêu Mục tiêu
nghiên cứu Chỉ số/nội dung nghiên cứu
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng các hoạt động khám chữa bệnh tại BV tỉnh Chăm Pa Sắc. Mô hình bệnh tật:
- % mắc các bệnh lây nhiễm, không lây, tai nạn, chấn thương, ngộ độc.
- Tỷ lệ các bệnh mắc cao nhất.
- Mô hình bệnh tật của bệnh nhân vào bệnh viện theo thời gian theo bảng phân loại bệnh tật ICD 10.
Một số nguồn lực y tế:
- Số giường bệnh/10.000 dân. - Tỷ lệ y tá/1BS và NHS/1BS.
- % TTBYT tại BV đa khoa tỉnh so với chuẩn. - Tỷ lệ BS, y tá /GB.
- Tình hình thu tài chính trung bình của BV. - Tình hình chi phí y tế của BV.
- Tình hình chi phí trung bình tại BV/1người dân/năm. Hoạt động khám chữa bệnh:
- Bình quân số lượt người khám bệnh theo dân số từng năm của tỉnh.
- Số lần khám bệnh trung bình/người/năm.
- Bình quân số lần khám bệnh trung bình 1 BS/ngày. - Bình quân số lượt người điều trị nội trú theo dân số từng năm, của tỉnh.
- Số ngày điều trị nội trú trung bình/1 bệnh nhân/lần nằm viện.
- Tỷ lệ % sử dụng giường bệnh theo năm của BV tỉnh. - Bình quân số ca phẫu thuật và thủ thuật của BV tỉnh/năm. - Số lần chụp X quang, siêu âm, xét nghiệm/1 BN.
- Tỷ lệ BN khám chữa bệnh có BHYT.
Chất lượng hoạt động khám chữa bệnh được đánh giá qua một số chỉ số:
- So sánh số lượng kỹ thuật mới triển khai qua các năm. - Tỷ lệ BN chuyển tuyến trên của bệnh viện tỉnh.
- Tỷ lệ BN từ các bệnh viện khác chuyển đến. - Tỷ lệ 5 tai biến sản khoa qua các năm.
Tình hình lập kế hoạch y tế:
- Tỷ lệ các loại kế hoạch của BV theo yêu cầu.
- Tỷ lệ các bản kế hoạch đạt yêu cầu của các khoa phòng. - Tỷ lệ các bản kế hoach đạt yêu cầu của BV theo năm. Tình hình quản lý hoạt động khám chữa bệnh:
- Chất lượng các biểu mẫu thống kê y tế. - Chất lượng các báo cáo của các khoa phòng. - Chất lượng báo cáo các loại của bệnh viện. Mục tiêu 2: Thực hiện một số giải pháp can thiệp về quản lý và đánh giá tác động bước đầu của các giải pháp tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc
Thực hiện can thiệp thí điểm:
- Chuẩn bị mẫu lập kế hoạch dựa vào yêu cầu của ngành y tế của Lào và tham khảo mẫu lập kế hoạch y tế của Việt Nam và các nước tương tự như của Lào.
- Tiến hành đào tạo cho các cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các khoa phòng chức năng BV về: cách lập kế hoạch, cách triển khai thực hiện kế hoạch và kỹ năng giám sát các hoạt động khám chữa bệnh.
- Thực hiện lập kế hoạch định kỳ, tháng, quý, 6 tháng và kế hoạch năm ở khoa phòng và ở bệnh viện.
- Thí điểm cải tiến công tác báo cáo của một số khoa phòng của bệnh viện.
Đánh giá hiệu quả can thiệp: sau 6 tháng, 3 năm can thiệp - Đánh giá chất lượng hệ thống thông tin, thống kê báo cáo - Đánh giá mức độ phù hợp của kế hoạch.
- Đánh giá tác động lập kế hoạch, quản lý đến triển khai hoạt động khám chữa bệnh.
- Đánh giá chất lượng của việc giám sát, thống kê báo cáo của bệnh viện sau can thiệp.
2.6. Xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm thống kê EPI INFO 6.04. và SPSS.
Những sai số do số liệu từ sổ sách không chính xác: chúng tôi kiểm tra, đối chiếu các biểu trong báo cáo thống kê để phát hiện các bất hợp lý, tình trạng số liệu vênh giữa các biểu hoặc khi nghi ngờ về độ chính xác của số liệu, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại từ bệnh án lưu trữ, đồng thời chúng tôi cũng kiểm tra xác xuất các số liệu với hồ sơ tại bệnh viện tỉnh và Sở y tế để đảm bảo số liệu chính xác hơn, những hồ sơ không đủ thông tin thì loại trừ khỏi nghiên cứu.
Những sai số do mẫu số không chính xác: lấy số liệu về dân số của từng huyện, từng năm từ báo cáo thống kê dân số chính thức trong năm tại các cơ sở lưu trữ báo cáo.