1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng

104 1,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 569,5 KB

Nội dung

Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại huyện Kim Bảng cho thấy được sự tham gia phối hợp giữa các cơ quan, các tổ chức và cộng đồng trong quá trình thực hiện mô hình. Đồng thời cũng thấy được tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt khi thực hiện mô hình đã tăng lên khoảng 80%; cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện vận chuyển còn thô sơ, ít về số lượng, chủng loại ảnh hưởng tới hiệu quả thu gom rác; nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của tổ thu gom chủ yếu từ người dân đóng góp, mức đóng góp tuỳ thuộc vào sự thống nhất của người dân trong từng thôn, xóm. Rác thải được phân loại tại các hộ gia đình. Tuy nhiên tỷ lệ này còn rất ít, rác hữu cơ được đem ủ làm phân compost còn rác vô cơ được đem chôn lấp tại các bãi rác tại mỗi xã, thị trấn.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của tôi Số liệu và kếtquả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luậnvăn, luận án nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận đều

đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong khoá luận đều đã được chỉ rõnguồn gốc

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thểcác thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôinhững kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Kỹ sư Trần ThịThu Trang đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình chotôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này

Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môitrường huyện Kim Bảng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thậpnhững thông tin cần thiết cho đề tài

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đãđộng viên và giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, vật chất trong suốt quá trình họctập và thực hiện đề tài

Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khoáluận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sựthông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 3

vì vậy vấn đề rác thải, cách quản lý rác thải ra sao để đạt hiệu quả là vấn đềđược lãnh đạo huyện Kim Bảng rất quan tâm Do đó huyện Kim Bảng đã ápdụng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng ở xã Ngọc Sơn,

2 Về thực trạng rác thải của khu vực: lượng rác thải bình quân ở xãVăn Xá, xã Ngọc Sơn là 0,3kg/người/ngày còn ở khu vực thị trấn Quế caohơn là 0,4kg/người/ngày Với lượng rác trung bình mỗi người thải ra như vậy

so với các địa phương khác ở nước ta là không nhiều nhưng công tác quản lýrác thải ở các xã, thị trấn còn yếu kém nên tỷ lệ thu gom rác nhỏ; công tác tổchức, các điểm thu gom và xử lý rác chưa được hợp lý Trong thành phần củarác thải sinh hoạt ở khu vực nghiên cứu thì chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ caoxấp xỉ 55%; sau đó đến đất, cát và các tạp chất khác 26,65%

3 Về mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại huyệnKim Bảng Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Trang 4

* Về quá trình hình thành mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vàocộng đồng: mô hình ra đời dựa trên cơ sở đó là lãnh đạo huyện nhận biết đượccác vấn đề quản lý rác thải yếu kém ở các xã, thị trấn có tổ thu gom đồng thờigóp phần thực hiện quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 về banhành nghị quyết số 41của bộ chính trị, dự án BVMT tỉnh Hà Nam giai đoạn2006-2010.

* Mục tiêu của mô hình: góp phần giảm sự ô nhiễm của môi trường, tạothu nhập cho một số người dân trong xã; cải tiến khả năng quản lý của nhómquản lý môi trường ở các làng, xã và huyện về quản lý rác thải ở vùng nôngthôn, nâng cao sự quan tâm của cộng đồng về tái chế, phân loại thu gom và xử

lý rác thải sinh hoạt; làm đẹp mỹ quan của xóm, làng và vùng xung quanh

* Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại huyện KimBảng cho thấy được sự tham gia phối hợp giữa các cơ quan, các tổ chức vàcộng đồng trong quá trình thực hiện mô hình Đồng thời cũng thấy được tỷ lệthu gom rác thải sinh hoạt khi thực hiện mô hình đã tăng lên khoảng 80%; cơ

sở vật chất trang thiết bị phương tiện vận chuyển còn thô sơ, ít về số lượng,chủng loại ảnh hưởng tới hiệu quả thu gom rác; nguồn kinh phí để duy trì hoạtđộng của tổ thu gom chủ yếu từ người dân đóng góp, mức đóng góp tuỳ thuộcvào sự thống nhất của người dân trong từng thôn, xóm Rác thải được phânloại tại các hộ gia đình Tuy nhiên tỷ lệ này còn rất ít, rác hữu cơ được đem ủlàm phân compost còn rác vô cơ được đem chôn lấp tại các bãi rác tại mỗi xã,thị trấn

4 Khi thực hiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộngđồng đã đem lại hiệu quả về kinh tế: tiết kiệm được diện tích chôn lấp, tậndụng được tài nguyên rác; hiệu quả về xã hội: tạo công ăn việc làm cho ngườithu gom rác, đảm bảo sức khỏe cho người dân địa phương; hiệu quả về môitrường: giảm lượng phát thải ra môi trường, giảm sự ảnh hưởng tới các thànhphần ra môi trường

Trang 5

5 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình quản lý rác thảisinh hoạt dựa vào cộng đồng

* Thuận lợi:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách: công tác BVMT ngày càng được chínhquyền các cấp ở địa phương quan tâm Được thể hiện qua các văn bản về kếhoạch, chương trình, quyết định nhằm BVMT khu vực tỉnh Hà Nam nóichung và các huyện trong tỉnh nói riêng

Thứ hai, sự tham gia tích cực của các đoàn, hội và của người dân địaphương trong các phong trào thu gom rác thải làm sạch đường làng, ngõ xóm

* Khó khăn:

Thứ nhất, về khía cạnh thể chế chính sách: các văn bản pháp luật chưa

đủ mạnh để xử phạt, răn đe; đồng thời lực lượng cán bộ chuyên ngành môitrường còn thiếu và yếu nên chưa đủ để giám sát chặt chẽ những hoạt động vềmôi trường cũng như phổ biến pháp luật về môi trường

Thứ hai, về mặt kĩ thuật: cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu gom chưađầy đủ, đã có sự phân loại rác tại nguồn nhưng với tỷ lệ thấp

Thứ ba, về vấn đề tài chính: kinh phí đầu tư cho công tác BVMT còn

eo hẹp vì còn nhiều vấn đề cần ưu tiên để đầu tư Do vậy, mô hình quản lý rácthải ở địa phương chưa thực sự có hiệu quả

Thứ tư, về ý thức của người dân: một bộ phận người dân đã nhận thấytác hại của ô nhiễm môi trường nhưng do thói quen nên họ vẫn thải rác bừabãi Bên cạnh đó thì một bộ phận người dân nhận thức về vấn đề BVMT vẫncòn thấp gây nên ô nhiễm môi trường

6 Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình, đề tài đã đưa ra cácgiải pháp: về kỹ thuật; về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệmôi trường; về phía cộng đồng dân cư; về phía chính quyền địa phương

Trang 6

7 Từ các vấn đề đã nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị như sau:Thứ nhất, đối với UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Kim Bảng: xâydựng đồng bộ các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý chất thải;tăng cường kiểm tra xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về môi trường;

có sự phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành để thực hiện việc BVMT đạt hiệuquả; cử cán bộ môi trường đi thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ những địa bànxung quanh về công tác quản lý rác thải

Thứ hai, đối với cơ quan chính quyền địa phương: cần tuyên truyền, tậphuấn nhằm nâng cao ý thức BVMT của người dân; ban hành những nội quy,quy chế về hành động gây ô nhiễm môi trường ở xã, thị trấn; nâng cao thunhập cho người làm công tác vệ sinh môi trường; nâng cao chất lượng thugom rác thải

Trang 7

MỤC LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 - 2009) 32

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 - 2009) 35

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 – 2009) 39

Bảng 4.1 Khối lượng rác thải trong vùng nghiên cứu 43

Bảng 4.2 Thành phần rác thải sinh hoạt tại vùng nghiên cứu 44

Bảng 4.3 Thành phần rác thải trong tương lai tại vùng nghiên cứu 45

Bảng 4.4 Đánh giá chung về chủ hộ tiến hành điều tra 51

Bảng 4.5 Vật dụng chứa rác của hộ điều tra 52

Bảng 4.6 Sự phân loại rác thải trong hộ gia đình 55

Bảng 4.7 Thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác trong vùng nghiên cứu 58

Bảng 4.8 Kết quả về điều tra thời gian thu gom rác thải 59

Bảng 4.9 Khối lượng rác thải ra ở khu vực nghiên cứu 61

Bảng 4.10 Kết quả tổng hợp về đánh giá hiệu quả thu gom rác thải 62

Bảng 4.11 Một số bãi rác chính tiến hành quan sát 64

Bảng 4.12 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân thôn Điền 65

Bảng 4.13 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân xóm 10 - thị trấn Quế 66

Bảng 4.14 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân thôn Phương Khê 67

Bảng 4.15 Mức thu nhập của người thu gom rác 69

Bảng 4.16 Các khả năng có thể giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp trong dòng thải từ nơi phát sinh đến nơi chôn lấp cuối cùng 73

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CN - XD : Công nghiệp - xây dựng

Trang 11

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rác thải đã và đang gây ra áp lực lớn cho các đô thị Đô thị có quy môcàng lớn, mức sống cư dân đô thị càng cao thì áp lực rác thải càng tăng.Những thành phố lớn ở nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, HảiPhòng, Cần Thơ….đã và đang phải chịu nhiều hậu quả nặng nề về môi trường

do rác thải gây ra Không chỉ có đô thị mà hiện nay các vùng nông thôn cũngđang đối diện với vấn đề rác thải sinh hoạt Quá trình công nghiệp hoá hiệnđại hoá đất nước làm cho đời sống của người dân ngày càng được nâng caonhưng đồng thời thì lượng rác thải ra ngày càng nhiều Bên cạnh đó, sự đadạng về sản phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đã làmcho rác thải trở nên đa dạng nhiều về chủng loại và khó phân huỷ dẫn đến ônhiễm môi trường Mặt khác do chưa hiểu biết hoặc người dân có ý thức chưacao đối với tác hại của rác thải đến môi trường, cũng như sự thiếu đầu tư cácphương tiện thu gom và xử lý rác của chính quyền địa phương đã làm cho rácthải sinh hoạt ngày càng nhiều và gây nên ô nhiễm Một khi không được xử lý

và quản lý đúng đắn chúng sẽ gây ra nhiều tác hại đến môi trường như: làm

ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí Nhưng nếuchúng ta biết cách quản lý và tận dụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tàinguyên có giá trị thông qua việc tái chế, tái sử dụng, đồng thời tạo ra thu nhậpcho người dân

Huyện Kim Bảng là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam.Huyện nằm gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B và vùng du lịch nổi tiếngchùa Hương Tích của Hà Nội ở phía Tây Đây là điều kiện thuận lợi tạo chohuyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế văn hoá xã hội, từng bước hoànhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực Trong những năm qua để thực hiệnđường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước Nền kinh tế của huyện đã cónhững chuyển biến tích cực: sự gia tăng về số lượng của các công ty lớn nhỏ

Trang 12

cùng với sự phát triển của các dịch vụ, các làng nghề trên địa bàn huyện đã vàđang làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây Tuy nhiên mặt trái của

sự phát triển đó là tạo ra nhiều rác thải hơn trong đó có rác thải sinh hoạt gâynên ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và các hệ sinhthái ngày càng bị đe dọa bởi công tác quản lý, quy hoạch xử lý rác thải chưađược triệt để còn gây nhiều tác động xấu đến đời sống của người dân Chính

vì vậy vấn đề rác thải, cách quản lý rác thải ra sao để đạt hiệu quả là vấn đềkhông chỉ lãnh đạo huyện Kim Bảng mà cả cộng đồng đều rất quan tâm Vậy

mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở huyện Kim Bảng hiện nay rasao? Hiệu quả hoạt động của mô hình thế nào? Những thuận lợi, khó khăn mà

mô hình gặp phải là gì? Những biện pháp nào được áp dụng nhằm nâng caohiệu quả mô hình? Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tạihuyện Kim Bảng - Hà Nam; phân tích những thuận lợi, khó khăn mà mô hìnhgặp phải.Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hìnhquản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương

Trang 13

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình quản lýrác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại huyện Kim Bảng - Hà Nam;

- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

mô hình;

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu đối tượng chịu ảnh hưởng từ công tácquản lý rác thải đó là hộ gia đình Đồng thời tiến hành nghiên cứu các tổchức, đơn vị có liên quan đến vấn đề quản lý rác thải

Trang 14

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

2.1.1 Những khái niệm có liên quan

* Khái niệm về rác thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt)

Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động củacon người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học,các trung tâm dịch vụ thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần baogồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thựcphẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, giấy, rơm, rạ, vỏ rau quả……

* Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng

Khái niệm về cộng đồng cũng có nhiều quan điểm khác nhau:

- Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung,

hoặc có cùng tình trạng tương tự nhau về một khía cạnh nào đó (Nguồn: từ điển Anh Việt-Đại học Oxford)

- Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xã hội nói chung

có những điểm giống nhau và gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội

(Nguồn: từ điển Tiếng Việt, 2005)

- Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con ngườisống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinhhọc nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào

đó (Nguồn: Lê Chí An, năm 2002)

Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), Cộng đồng là một thực thể xã hội

có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia

sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông

qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.(Nguồn: Trương Văn Tuyển, 2007)

Tổng hợp các khái niệm trên ta thấy những yếu tố chính cấu thành nên

Trang 15

cộng đồng là: con người, môi trường mà trên đó họ có những tác động tươngtác chia sẻ với nhau và tính chất loại hình tương tác đó.

Như vậy ta có một khái niệm tổng hợp về cộng đồng như sau: cộng đồng

là một tập thể có tổ chức, có chung một môi trường mà trên đó họ sống hoặc tácđộng qua lại lẫn nhau để chia sẻ những quan tâm và những lợi ích chung

Tổ chức cộng đồng: là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộngđồng được tăng sức mạnh bởi các kiến thức, kỹ năng, phát hiện nhu cầu vàcác vấn đề, lựa chọn ưu tiên, huy động tài nguyên và cùng giải quyết vấn đề

Tổ chức cộng đồng là một kỹ thuật với mục đích cuối cùng là sự tham gia chủđộng với tư cách tập thể của người dân vào phát triển Nó nhằm tăng sứcmạnh cho cộng đồng để tự quyết định về sự phát triển của mình và sự địnhhình của tương lai mình.(REDO-trường công tác xã hội và phát triển cộng

đồng-đại học philippines) (Nguồn: Lê Chí An, năm 2002)

Nghị định 88/2003/NĐ-CP coi các tổ chức cộng đồng là hội và được quy địnhpháp lý như sau:

- Là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức những công dân, tổ chứcViệt Nam đủ tiêu chuẩn là hội viên theo quy định tại điều lệ hội, tự nguyệnxin gia nhập hội đều có thể trở thành hội viên

- Thống nhất về đối tượng hội viên, là nơi tập trung của những cá nhân,

tổ chức cùng nghành nghề, cùng giới hay cùng sở thích…

- Mục đích tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên

- Hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, góp phần vào việc phát triểnkinh tế xã hội của đất nước

Về cơ sở pháp lý, các tổ chức dựa vào cộng đồng có thể chia làm 3nhóm cơ bản:

Hội và hiệp hội là các tổ chức xã hội thành lập theo các quy định pháp

lý về hội và hiệp hội như sau: hội khuyến học Việt Nam, hội bảo vệ tài

Trang 16

nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam… cho đến nay có khoảng 300hội hoạt động ở phạm vi địa phương.

Các tổ chức tự quản ở các cơ sở thành lập theo các quy định pháp lý vềcác tổ chức tự quản như: câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ vay vốn, tổ hoàgiải, nhóm tín dụng tiết kiệm, nhóm sở thích

Các tổ chức kinh tế-nghề nghiệp thành lập theo các quy định pháp luật

về tổ chức kinh tế hợp tác như: hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

chi hội, nghề cá…(Nguồn: Trương Văn Tuyển, 2007)

*Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng

Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng:

- Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tưvấn ý kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển haymột qui hoạch phát triển kinh tế vùng, khu vực, hoặc kế hoạch sử dụng tàinguyên Đây là cơ hội để người dân có thể bày tỏ ý kiến của mình và bằngcách đó họ có thể làm ảnh hưởng đến sự ra quyết định của cấp có thẩm quyền.Điều này sẽ tác động rất lớn đến kế hoạch của một vùng rộng lớn, hoặc cũng

có thể là một dự án nhỏ

- Hình thức tham gia của cộng đồng có thể khác nhau: có thể là mộtchính sách về môi trường, qui hoạch vùng, xây dựng các nhà máy, khu côngnghiệp Mức độ và loại hình tham gia của cộng đồng ở từng vùng mang tínhđặc trưng riêng, đặc biệt còn tùy thuộc vào tâm lý, trình độ dân trí và khảnăng nhận thức những vấn đề liên quan đến ý kiến tham vấn, đóng góp của

cộng đồng.(Nguồn: http://www.sotnmt-bentre.gov.vn)

Paul (1987) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực màcồng đồng tác động đến hướng và việc thực hiện dự án phát triển nhằm nângcao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặccác giá trị khác mà họ mong muốn

Trang 17

Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA) quan niệm tham gia cộngđồng là thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từthiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực củangười nghèo để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra đượctrong quá trình thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tàitrợ rút khỏi dự án Cách tiếp cận này được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh

vực, các dự án trên thế giới (Nguồn: Nguyễn Đình Hương, 2007)

2.1.2 Quá trình phát triển sự tham gia của cộng đồng

Trước những năm 80, các hoạt động, các chương trình có mục tiêuphục vụ cộng đồng đều được đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện từ cơquan trung ương Thời kỳ này, người ta mới khuyến khích sự tham gia củacác ngành vào chương trình hay hoạt động Sự hiện diện của các cộng đồngcòn rất ít Vì thế tính bền vững của chương trình hay hoạt động không đượcđảm bảo Khi kết thúc chương trình hay hoạt động do Chính phủ hay nhà đầu

tư tài trợ, các kết quả của nhiều dự án không được duy trì và phát huy tốt ởcác địa phương

Cách tiếp cận sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động, các chươngtrình được phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, đặc biệt

là áp dụng cho các chương trình của tổ chức phi Chính phủ, chương trình thíđiểm liên quan nhiều đến cộng đồng như phát triển đô thị và nông thôn, xoáđói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chương trình bảo vệmôi trường, các quỹ xã hội, v.v… Với cách tiếp cận này, các Chính phủ, cácnhà đầu tư và nhất là các nhà tài trợ ở các nước phát triển đã đưa ra các sángkiến thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng Kết quả cho thấy tính bền vữngđược tăng cường, nhưng quy mô còn hạn hẹp và tính đồng thời trong tham giacủa cộng đồng vào các khâu của chương trình, hoạt động còn hạn chế

Cách tiếp cận phát triển định hướng cộng đồng hay còn gọi là phát triểndựa trên cộng đồng được áp dụng phổ biến từ năm 2000 Các chương trình,

Trang 18

dự án phát triển định hướng cộng đồng có đặc điểm là trao cho cộng đồngquyền kiểm soát quá trình ra quyết định và đóng góp nguồn lực vào việc lập

kế hoạch, thiết kế, thực hiện, vận hành, bảo trì những cơ sở hạ tầng

Các chương trình phát triển định hướng cộng đồng ở thời kỳ này có quy

mô lớn hơn so với chương trình có sự tham gia của cộng đồng và không chỉdừng lại ở sự tham gia mà tăng cường sự quản lý của cộng đồng và sự thamgia của chính quyền địa phương, gắn kết với cải cách ở mức độ rộng hơn vàtính thực thi cao hơn Mức độ trao thẩm quyền khác nhau trong các chươngtrình, dự án Mức trao thẩm quyền thấp nhất là các tổ chức nhà nước và nhàđầu tư quản lý nguồn vốn đầu tư và thực hiện các hoạt động, nhưng có lấy ýkiến tham vấn của tổ chức cộng đồng Mức trao thẩm quyền cao là tổ chứccộng đồng tham gia vào kiểm soát các quyết định đầu tư, quản lý các nguồnvốn đầu tư và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động Mức trao quyền cho tổchức cộng đồng phụ thuộc vào các yếu tố:

- Năng lực và sự sẵn sàng của cộng đồng để huy động và tổ chức;

- Sự sẵn sàng và phương pháp mà các cấp chính quyền cao hơn traoquyền cho cấp dưới;

- Sự hạn chế của khung pháp lý đối với cộng đồng trong việc tiếp nhận quyềnkiểm soát các nguồn vốn nhà nước hay nhà tài trợ phát triển chính thức (ODA);

- Khoảng cách xa xôi của các cộng đồng có thể gây khó khăn cho việcthực hiện;

- Trình độ học vấn của cộng đồng cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tàiliệu của chương trình, dự án và báo cáo;

- Tính chất của công việc sẽ tiến hành

Tuy nhiên, phát triển định hướng cộng đồng không phải là thích hợp vàmang lại hiệu quả với mọi trường hợp Có các trường hợp mà tư nhân hay tổ

Trang 19

chức công đảm nhiệm tốt hơn như trường hợp xây dựng và quản lý cầu lớn,các dịch vụ mà tư nhân mang lại ích lợi lớn hơn cho địa phương…

Việc phát triển định hướng cộng đồng thích hợp khi các nhóm cộngđồng có lợi thế cạnh tranh, như các hàng hóa, dịch vụ quy mô nhỏ đòi hỏi sựhợp tác của địa phương (ví dụ thu gom chất thải tại địa phương), các hàng hóa

sử dụng chung (như thủy lợi), các hàng hóa công (bảo dưỡng đường sá, côngtrình hạ tầng của thôn, xã) và các chương trình hay hoạt động mà vấn đề giaoviệc quản lý ở cấp thấp nhất thích hợp

2.1.3 Chất thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường

* Tác hại của chất thải sinh hoạt đến môi trường nước

Chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bịphân huỷ nhanh chóng

Tại các bãi chất thải, nước có trong chất thải sẽ được tách ra kết hợpvới các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thànhnước rò rỉ,….Nước rò rỉ di chuyển trong bãi chất thải sẽ làm tăng khả năngphân huỷ sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây

ô nhiễm ra môi trường xung quanh

Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trongquá trình phân huỷ sinh học, hóa học,….nhìn chung mức độ ô nhiễm trongnước rò rỉ rất cao

Ngoài ra nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại, chúng cóthể gây đột biến gen, gây ung thư Các chất này nếu thấm vào tầng nướcngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùngnghiêm trọng cho sức khoẻ con người hiện tại và cả thế hệ mai sau

* Tác hại của chất thải sinh hoạt đối với môi trường không khí

Các loại chất thải dễ bị phân huỷ (như thực phẩm, trái cây hỏng,…),trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ

ẩm 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân huỷ tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí

Trang 20

ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường, sức khoẻ và khả năng hoạtđộng của con người.

* Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường đất

Thành phần chất thải khá phức tạp, bao gồm giấy, thức ăn thừa, rác làmvườn, kim loại, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp,….có thể xử lý chất thải bằng cách chếbiến, chôn lấp, nhưng bằng cách gì thì môi trường đất cũng sẽ bị ảnh hưởng

Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân huỷ trong môi trường đấttrong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạtcác sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước…

Với một lượng chất thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạchcủa môi trường đất sẽ phân huỷ các chất này trở thành các chất ít ô nhiễmhoặc không ô nhiễm Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làmsạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Các chất ônhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nướctrong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này

Đối với chất thải không phân huỷ (nhựa, cao su,…) nếu không có giảipháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hoá và giảm độ phì của đất

Ảnh hưởng quan trọng nhất đối với đất là việc tích tụ các chất chứa kimloại nặng, sơn, các chất khó phân huỷ như nylon, sành sứ…trong đất Cácchất này được giữ lại trong đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đất sau này

Chất nhiễm bẩn quan trọng nhất là kim loại nặng Kim loại nặng được coi

là yếu tố cần thiết cho cây trồng, tuy nhiên chúng cũng được coi là chất ô nhiễmđến môi trường đất nếu chúng có nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng củasinh vật Tác động này ảnh hưởng lâu dài đến việc sử dụng đất sau này

* Tác hại của chất thải đến cảnh quan môi trường và sức khoẻ cộng đồng

Chất thải phát sinh từ các khu dân cư, nếu không được thu gom và xử

lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường, ảnhhưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư

Trang 21

Thành phần chất thải rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từngười hoặc gia súc, các rác thải hữu cơ, xác súc vật chết… ,tạo điều kiện tốtcho muỗi, ruồi sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người và có nguy cơ trởthành dịch Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong rác cóthể gây bệnh cho con người như bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch,thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao….

Phân loại, thu gom và xử lý chất thải không đúng quy định là nguy cơgây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặpphải các chất thải nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích,mầm bệnh, hợp chất hữu cơ bị halogen hoá…

Tại các bãi chất thải lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ranhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực:gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡngcác vật chủ trung gian truyền bệnh cho người

Chất thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tốgây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệthống thoát nước khu dân cư

2.1.4 Lý luận về quản lý rác thải dựa vào cộng đồng

* Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

Một trong những hình thức quản lý môi trường thu được hiệu quả cao

là quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community - Based EnvironmentManagerment - CBEM) Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ởnhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển Nộidung của phương pháp là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý môitrường Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường,

họ trực tiếp tham gia trong nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâubàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động vànhận xét, đánh giá sau khi thực hiện Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên,

Trang 22

thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng,trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúcđẩy cho các hoạt động cộng đồng Mô hình là một phương tiện cho người dântrong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định Quá trình này đưa ramột giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những rào cản giữa cácbên liên quan và đưa ra những mục tiêu rõ ràng; tạo cơ hội cho cộng đồngtham gia vào quá trình quản lý và xác lập khả năng tự trị Do đó, đây là một

cơ chế quan trọng cho sự tham gia thực sự của cộng đồng vào giải quyết cácvấn đề của khu vực, duy trì tính công khai từ đó tạo hiệu quả cao trong việcxây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương Với những lý do đó,tiếp cận, áp dụng và nhân rộng mô hình này là một trong những bước đi quantrọng hướng tới một xã hội phát triển bền vững

Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM): Là phươngthức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địaphương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyếtvấn đề đó Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạohoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự ántái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực, Và đồng quản lý tài nguyên đó thôngqua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phichính phủ và cộng đồng dân cư

* Khái niệm quản lý rác thải dựa vào cộng đồng

Về cơ bản, quản lý dựa vào cộng đồng là một khái niệm rất đơn giản,xuất phát từ thực tế ngư dân và những cộng đồng ven biển, là những người

mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển nên có vai trò rộnglớn trong việc quản lý những tài nguyên này Khái niệm này phù hợp vớiquan điểm phổ biến là những quyết định quản lý tốt nhất thường xuất pháttrực tiếp từ chính cấp độ đó

Trang 23

Chính ý nghĩ cho rằng những người sử dụng tài nguyên và những cộngđồng này nên có trách nhiệm trước tiên đối với việc quản lý tài nguyên của họ

đã làm cho quản lý dựa vào cộng đồng khác với những phương pháp quản lýtài nguyên khác vốn có xu hướng ít liên quan với những người dân sống lệthuộc nhất vào tài nguyên và cộng đồng của họ

Cùng với ý tưởng những người sử dụng tài nguyên nên là những nhàquản lý tài nguyên đầu tiên thì cũng cần giả định rằng họ phải sẵn sàng và cónăng lực để làm điều này Quản lý dựa vào cộng đồng đòi hỏi các cá nhân phảilàm việc chung với nhau vì các lợi ích chung và họ phải quan tâm đến nhữngảnh hưởng của hành vi của mình đối với cộng đồng, đối với nguồn tài nguyên

Bên cạnh sự chú ý vào các trách nhiệm tập thể để tự cai quản, quản lýdựa vào cộng đồng cũng bao hàm sự bảo tồn hay nói cách khác là ý thức củangười sử dụng tài nguyên

Trong khi những quan điểm trên cho thấy một định nghĩa cơ bản củaquản lý dựa vào cộng đồng thì trong thực tế tồn tại nhiều điều phức tạp hơn.Rắc rối nảy sinh khi cố gắng xác định ai quản lý và quản lý cái gì? Nếu nhưquản lý dựa vào cộng đồng cho thấy bản chất của một cơ cấu tổ chức trong đóngười dân địa phương có thể phối hợp giải quyết những vấn đề phức tạp và cómối liên hệ với nhau đang ảnh hưởng đến cộng đồng thì ai sẽ quyết định ai làthành viên của cộng đồng và vấn đề nào họ đang phải đối mặt?

Quản lý dựa vào cộng đồng có thể được xem xét từ hai phương diện

Thứ nhất từ phương diện trao quyền hành hợp pháp để quản lý tài nguyên,

quản lý dựa vào cộng đồng là một quy trình trao quyền hành cho cộng đồng

và người sử dụng tài nguyên, do đó họ có quyền sử dụng và quản lý đối vớicác tài nguyên ven biển Quy trình này có thể xem như là một phần của nhữngphong trào rộng lớn hơn để cộng đồng có thể đạt được sức mạnh kinh tế và

quyền lực lớn hơn Thứ hai là về năng lực của cộng đồng để tiến hành các

hoạt động quản lý, đặc biệt như nghiên cứu hay lập kế hoạch phát triển quản

Trang 24

lý Lúc này quản lý dựa vào cộng đồng được xem như là một hệ thống các kỹnăng để tiến hành các hoạt động quản lý được thực hiện bởi người dân địaphương thay cho chính quyền

* Vai trò của cộng đồng đối với chất thải kinh tế

Kinh tế chất thải là một phạm trù đề cập đến những khía cạnh kinh tếtrong quá trình xử lý chất thải, từ khâu phát sinh, phân loại, thu gom, vậnchuyển, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải cũng như áp dụng các công cụkinh tế trong quản lý chất thải Dân chúng trong cộng đồng đều trực tiếp haygián tiếp liên quan đến các khâu này với tư cách hoặc là chủ thể của hoạtđộng, hoặc và là đối tượng thụ hưởng hay đối tượng chịu tác động của cáchoạt động đó về mặt kinh tế hay vệ sinh, sức khỏe, hoặc cả hai Các hoạt độngkinh tế từ chất thải ở nước ta chủ yếu được tiến hành với quy mô nhỏ, gắn vớikinh tế cá thể hay phi hình thức như: hoạt động mua bán đồng nát chủ yếu là

cá thể mà số đông là phụ nữ thực hiện; phân loại rác tại nhà cũng là phần việcgắn với phụ nữ hoặc trẻ em; nhặt rác, bới rác tại bãi chôn lấp cũng là nhómđối tượng phụ nữ và trẻ em là chủ yếu Họ là những người nghèo, có vị tríthấp trong xã hội Các nhóm đối tượng này không chịu sự điều tiết của cácquy chế, quy định như đối với các tổ chức hoặc cá nhân có tư cách pháp nhân.Ngoài ra, các hoạt động tái chế quy mô nhỏ ở thôn xã cũng hoạt động dướihình thức phi chính thức Chính vì vậy, tổ chức cộng đồng có vai trò quantrọng đối với các thành viên của mình thông qua các quy định của cộng đồng

Phát triển sự tham gia của cộng đồng về kinh tế chất thải chính là mởrộng vai trò quản lý của quần chúng nhân dân đối với chất thải Mở rộngchuyển dịch năng lực quản lý chất thải về khía cạnh kinh tế từ trung ương tớiđịa phương, từ cấp lãnh đạo đến người dân, tăng cường sự tham gia của mọingười dân đối với rác thải Mọi người dân được tham gia vào quá trình xácđịnh lợi ích và ra quyết định, tăng cường mối quan hệ cộng tác giữa chính

Trang 25

lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất.

Vai trò của cộng đồng và tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải thểhiện ở các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, tính phức tạp, đa dạng về nhiều mặt của kinh tế chất thải cần

huy động sự tham gia của nhiều người và nâng cao trách nhiệm của tất cả mọingười trong xã hội, bất kể họ thuộc đối tượng nào Việc phát sinh chất thảikhông chỉ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác

mà ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày Trung bình, lượng chất thải sinh hoạtchiếm từ 50 – 70 % tổng lượng thải của một địa phương hay quốc gia Mọingười dân đều tham gia vào quá trình phát sinh chất thải này dưới các giác độkhác nhau Các hoạt động liên quan đến phân loại tại nguồn hay vận chuyểnchất thải cũng thu hút nhiều nhóm đối tượng khác nhau: nhóm những ngườinội trợ trong gia đình, nhóm những người nhặt rác, nhóm những người thugom rác cấp tổ dân phố, thôn/xã, nhóm những người thuộc Công ty Môitrường Đô thị,…

Thứ hai, cộng đồng đảm bảo cho hoạt động quản lý chất thải phát triển

bền vững bởi lẽ:

+ Cộng đồng có kiến thức về địa bàn sinh sống, làm việc, chính vì vậy

họ nắm rõ các đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn,nắm rõ các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của quản lý chất thải ởđịa phương Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sởthực tiễn và đây là căn cứ đảm bảo cho tính khả thi của các quyết định vềquản lý chất thải về mặt kinh tế Chẳng hạn, việc đề ra phí thu gom chất thảirắn không thể nào áp dụng một mức như nhau cho tất cả các địa phương, màphải phân cấp cho các địa phương quyết định trên cở sở lấy ý kiến cộng đồng

+ Cộng đồng là những người triển khai mọi hoạt động, chính sách, chiếnlược, chương trình

Trang 26

Với những quy tắc ứng xử phù hợp và chuẩn mực đạo đức áp dụngtrong cộng đồng sẽ đem lại những thay đổi về hành vi cá nhân theo chiềuhướng tích cực trong bảo vệ môi trường.

Thứ ba, các tổ chức trong cộng đồng khuyến khích và hợp pháp hóa sự

tham gia của các cá nhân trong mọi khâu của quản lý tổng hợp chất thải vàđem lại những lợi ích về kinh tế và xã hội đáng kể bởi các lý do sau đây:

+ Có sự tham gia của cộng đồng sẽ góp phần điều tiết trong sử dụngnguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý chất thải;

+ Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụngkiến thức của người dân địa phương;

+ Huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng đồng vào việclàm kinh tế từ chất thải, từ đó tạo cơ hội để nâng cao thu nhập của người dân;

+ Có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo giám sát đánh giá cácchương trình liên quan đến quản lý tổng hợp chất thải nhanh và ít tốn kémhơn, cho phép điều chỉnh kịp thời;

+ Phát huy được tinh thần tự chủ, trao quyền và tạo cho người dân cótiếng nói dẫn đến những thay đổi về năng lực làm chủ của họ, và tăng tráchnhiệm của họ trong các khía cạnh của kinh tế chất thải, từ sử dụng hợp lý tàinguyên thiên nhiên thông qua sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, tái sửdụng, tái chế chất thải, đến quản lý chất thải một cách hiệu quả thông qua việc

tổ chức thu gom, vận chuyển hợp lý và đưa ra các phương án xử lý cũng nhưchôn lấp thích hợp;

+ Duy trì được các hoạt động thông qua hợp tác trong cộng đồng và thểchế hóa sự tham gia của cộng đồng;

+ Nâng cao được nhận thức của mọi người trong cộng đồng về bảo vệ môitrường thông qua sự tác động lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng

Trang 27

* Các nguyên tắc trong quản lý rác thải dựa vào cộng đồng

Thứ nhất, ranh giới phải được xác định rõ ràng Xác định được địa điểm

cụ thể để thực hiện việc quản lý rác thải dựa vào cộng đồng Phải có sự phân công

cụ thể, rõ ràng công việc đến từng đối tượng, tránh tình trạng xung đột, chồngchéo trong quản lý Xem xét sự hợp tác của người dân để từ đó có hướng đi đúngđắn và kế hoạch sao cho phù hợp, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương

để có được sự hỗ trợ tốt nhất

Thứ hai, có sự cân đối giữa chi phí và lợi ích Cần gắn kết giữa mục

tiêu quản lý rác thải với tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân.Khi người dân thu được lợi ích từ hoạt động quản lý rác thải thì họ sẽ tích cựctham gia Mặt khác việc thu phí để phục vụ cho quản lý môi trường cũng phảiđược tính theo tỉ lệ để đảm bảo công bằng Thu phí dựa trên lượng rác thảichẳng hạn Ví dụ: Xác định lượng rác thải bằng túi rác Nếu thải ra 2 túi rác

họ phải trả gấp đôi phí so vơi 1 túi

Thứ ba, tham khảo ý kiến cộng đồng Cộng đồng dân cư được phép tổ

chức và tham gia đóng góp ý kiến cho sự hoạt động có hiệu quả hay khônghiệu quả của hệ thống quản lý rác thải cộng đồng Họ được khuyến khích đưa

ra ý kiến đóng góp của mình trong các cuộc họp thảo luận Những ý kiến nàyrất quan trọng, vì người dân là người hiểu rõ nhất môi trường sống xungquanh họ và họ là người được lợi nhất nếu những ý kiến đó được thực hiện

Thứ tư, có sự giám sát của cộng đồng Mọi hoạt động, muốn thực hiện

có hiệu quả cần có sự giám sát Hoạt động quản lý diễn ra trên địa bàn nào thìngười dân ở đó sẽ là người có quyền được giám sát Người dân tham gia giámsát giúp cho dự án hoạt động hiệu quả về thời gian, chất lượng Giám sát củangười dân là một nguyên tắc giúp cho dự án vận hành tốt, tránh những saiphạm có thể xảy ra

Thứ năm, thưởng phạt rõ ràng Những cá nhân tham gia quản lý rác thải

cộng đồng chịu sự giám sát của các tổ chức, đặc biệt là sự giám sát của cộng

Trang 28

đồng về các hoạt động Thông qua đó, các hành vi sai trái sẽ bị phát hiện và bị

xử phạt, những hành động có lợi cho cộng đồng sẽ được khuyến khích vàkhen thưởng Có những mức phạt khác nhau đối với từng hành vi sai trái khácnhau Chính điều này sẽ khuyến khích người dân làm việc hiệu quả hơn

Thứ sáu, công nhận quyền hạn của tổ chức Tổ chức thực hiện việc

quản lý rác thải cộng đồng có đủ quyền hạn về việc tổ chức và thực hiệnnhiệm vụ của mình nhưng không được làm ảnh hướng tới các cộng đồngkhác Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì vấn đề người dân đưa ra nhiều khi

có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác chứ không phải chỉ về môi trường, vì thếnguyên tắc này đưa ra nhằm khuyến khích người dân nêu ra ý kiến của mình

2.1.5 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

* Phương pháp chôn lấp rác

Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nướcđang phát triển Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyêndùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước Sau khi rác được đổ xuống, dùng

xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất Hàng ngày phunthuốc diệt muỗi và rắc vôi bột… Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làmcho rác trở lên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống Việc đổ rác tiếptục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới Hiện nay, việc chôn lấp rácthải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển,nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường Việcchôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đangphát triển Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa khu dân cư, khônggần nguồn nước mặt và nước ngầm Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất séthoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất Ở các bãi chôn lấprác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải ra môitrường Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khảnăng thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác

Trang 29

Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phíthấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đốilớn; không được sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựngbãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trườngnước, không khí, gây cháy nổ Phương pháp chôn lấp này đã bị cấm ở cácnước phát triển vì không đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường như: làm mất

mỹ quan, gây khó chịu cho con người; là môi trường cho các động vật gặmnhấm, các loài côn trùng, vi trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở; gây ô nhiễm môitrường đất, nước, không khí…

* Phương pháp xử lý sinh học

- Xử lý sinh học hay còn gọi là ủ sinh học (compost): là quá trình dùng

vi sinh vật ổn định sinh hoá các chất hữu cơ thành chất mùn Quá trình ủ ráchữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các quốcgia đang phát triển và ở Việt Nam

- Xử lý sinh học thường áp dụng cho rác thải có hàm lượng hữu cơ caonhư: rác thực phẩm, rác làm vườn, giấy,…ví dụ như các túi giấy, các mảnhbìa, giấy vệ sinh, các cọng rau, vỏ quả, thân cây,…

- Xử lý sinh học là một trong những phương pháp xử lý rác thải hiệuquả, rẻ tiền, ít gây ô nhiễm và phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở ViệtNam Công nghệ xử lý sinh học có thể chia làm 3 loại: phương pháp xử lýhiếu khí, kỵ khí và phương pháp xử lý kết hợp kỵ khí và hiếu khí

* Phương pháp xử lý nhiệt

Phương pháp nhiệt phân

- Là quá trình phân huỷ hay biến đổi hoá học rác thải sinh hoạt xảy ra donung nóng trong điều kiện không có sự tham gia của oxy và tạo ra sản phẩmcuối cùng của quá trình biến đổi rác thải sinh hoạt là các dạng chất lỏng và khí

Trang 30

- Các sản phẩm sinh ra từ quá trình nhiệt phân được tận dụng làm nguyênliệu để chế biến các sản phẩm có ích khác, tuy nhiên chỉ có 31 - 37% rác đượcphân huỷ, phần còn lại được xử lý tiếp tục bằng phương pháp thiêu đốt.

Phương pháp thiêu đốt

- Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rácnhất định mà không thể xử lý bằng các biện pháp khác Đây là một giai đoạnoxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó có rácđộc hại được chuyển thành dạng khí

- Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là có thể làmgiảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng Nếu áp dụng côngnghệ tiên tiến sẽ mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây làphương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh,chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần

- Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải

có nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như làmột dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinhhoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không

xử lý được loại khí này là rất nguy hiểm tới sức khoẻ

- Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc chongành công nghiệp nhiệt và phát điện Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệthống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốtgây ra

- Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàngloạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết Việc thu đốtrác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnhviện hoặc rác thải công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lýtriệt để được

Trang 31

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực tiễn vấn đề quản lý rác thải dựa vào cộng đồng trên thế giới

Theo bài viết của tác giả Lê Huỳnh Mai và Nguyễn Minh Phong việnnghiên cứu và phát triển xã hội:

* Singapore

Singapore là một nước được đô thị hóa 100% và cũng được coi là một

trong những đô thị sạch nhất trên thế giới Để làm được việc này, Singapore

đã chú trọng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đồngthời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình

xử lý rác thải tốt hơn Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằngtúi ni-lon Các chất thải có thể tái chế được đưa về các nhà máy tái chế lại,còn các chất thải khác được đưa về các nhà máy để thiêu hủy

Ở Singapore có hai thành phần tham gia chính vào đầu tư cho thu gom

và xử lý rác thải là: tổ chức thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường chủyếu thu gom rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và các công ty; và hơn 300công ty tư nhân của Singapore chuyên thu gom rác thải công nghiệp vàthương mại Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu

sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường

Ngoài ra, các hộ dân và các công ty ở Singapore được khuyến khích tựthu gom và xử lý rác thải để có thể giảm được chi phí Bộ Khoa học côngnghệ và môi trường quy định cụ thể phí thu gom và vận chuyển rác thải chocác hộ dân và các công ty Chẳng hạn đối với các hộ dân, thu gom rác trựctiếp tại nhà phải trả phí 17 đô-la Singapore/ tháng, thu gom rác gián tiếp tạicác khu dân cư thì chỉ phải trả phí 7đô-la Singapore/tháng

* Nhật Bản

Nhật Bản có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm trong quản lý chấtthải: chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của nhà nước, còn

Trang 32

chất thải từ các công ty, nhà máy thì giao cho tư nhân đấu thầu hoặc các công

ty do chính quyền địa phương chỉ định xử lý; các doanh nghiệp, cơ sở sảnxuất công nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về rác thải của mình nên việc xử

lý rác thải ở nước này rất nhịp nhàng

Luật Bảo vệ môi trường của Nhật Bản bắt buộc các công ty sản xuấtcác sản phẩm đồ dùng điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hư cũcủa mình; còn người tiêu dùng cũng phải có trách nhiệm chi trả việc vậnchuyển và tái chế cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra Khi mua sản phẩmmới, nếu có đồ cũ, người tiêu dùng sẽ được công ty trả tiền cho khoản rác thảiđiện tử họ có Vì thế, hầu hết các công ty sản xuất đồ dùng điện tử như Sony,Toshiba của Nhật Bản đều có nhà máy tái chế riêng

Tại các thành phố lớn như Tô-ky-ô, Ô-sa-ka, Kô-bê v.v , chính quyềnmỗi quận đều đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến rác thải có công suất chếbiến từ 500-1000 tấn rác/ngày, với kinh phí từ 40-60 triệu USD/nhà máy Ởthành phố nào rác thải cũng được phân loại triệt để đến mức nhỏ nhất Dọc 2 bênđường ở Nhật Bản, các thùng rác được đặt hai bên vệ đường Trên các thùng rácnày có vẽ hình những loại rác được phép bỏ vào đó Mỗi thùng rác có màu sắcriêng, ký hiệu để người đi đường dễ phân biệt khi bỏ rác vào thùng

Do chính phủ Nhật Bản chính thức khuyến khích tận dụng nguồn tàinguyên từ rác thải tái chế, nên dù mỗi năm thải ra khoảng 55-60 triệu tấn rác,nhưng từ năm 1991, chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa tới bãi chôn lấp, cònphần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế Nhà nước cũng khuyến khíchngười dân sử dụng rác như một nguyên liệu sản xuất Chính phủ từng hỗ trợ

30 USD/máy để người dân mua máy tự xử lý rác thải hữu cơ làm phâncompost bón cho cây trồng

Trang 33

* Bỉ

Tại Bỉ, công tác thu gom và xử lý rác thải được các công ty tư nhân đầu

tư, hình thành ngành công nghiệp thu gom và xử lý rác thải Chính phủ chỉkiểm tra và giám sát Sita Belgium là công ty quản lý và xử lý rác thải lớnnhất của Bỉ, thuộc Tập đoàn quốc tế Suez về năng lượng, môi trường và nước.Phạm vi hoạt động của Sita Belgium rất rộng: Thu và chọn lọc rác, tái sinh,

xử lý rác hữu cơ, thu năng lượng từ rác xử lý, làm sạch môi trường đất, lọcnước, xử lý chất a-mi-ăng , nghĩa là làm trọn các khâu từ A đến Z trong côngnghiệp xử lý rác thải

Các nhà máy của Sita Belgium có mặt khắp các tỉnh thành của Bỉ, mỗinăm xử lý tới gần 2 triệu tấn rác Ở đây, để tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫnđạt được hiệu quả cao trong thu gom và xử lý rác, các gia đình ở Bỉ đượckhuyến khích phân loại rác tại nhà trước khi nhà máy của Sita Belgium thugom và vận chuyển đến nơi xử lý Theo lịch hàng tuần, các gia đình ở từngkhu phố đem các túi rác đặt trước cổng vào lúc chiều tối thứ hai và thứ năm,chờ các xe chở rác đến thu mang đi

Chương trình bảo vệ môi trường của Bỉ coi vấn đề quản lý và xử lý rácthải là một tiêu chí tiến tới phát triển bền vững Những chỉ tiêu được tính toán

tỉ mỉ, ví dụ phấn đấu giảm lượng rác thải trung bình từ 300 kg/người/nămxuống 240 kg/người/năm Kế hoạch cho từng nhà máy xử lý rác sinh hoạt, ráccông nghiệp, hay tái sinh các chất thải nhựa, sắt thép, máy móc điện tử vàvốn đầu tư cho từng nhà máy cũng được hoạch định rất cụ thể

Có thể nói, Bỉ là một trong những nước đi đầu trong việc bảo vệ môitrưởng ở châu Âu Việc xử lý rác một cách triệt để ở Bỉ không chỉ nhằm hạn chếtối đa các nguồn gây ô nhiễm, mà còn là một cách thức hiệu quả để tiết kiệm cácnguồn tài nguyên, gắn phát triển kinh tế với cải thiện môi trường sống

Trang 34

2.2.2 Thực tiễn vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường đã và đang đượcĐảng, Nhà nước quan tâm nhưng chưa thực sự có sự thống nhất Trong khi cóđịa phương chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường với lý do không cókinh phí để đầu tư….thì cũng có địa phương đã triển khai xã hội hoá để bảo

vệ môi trường Sau đây là một số kinh nghiệm về quản lý rác thải ở một sốđịa phương điển hình:

* Kinh nghiệm ở Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ởkhu vực nông thôn có nghề chính là làm ruộng Trong chính sách mở cửa đểphát triển kinh tế ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung theo hướngCNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôiphục và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ lớn nhỏ mọclên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động Đờisống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi.Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiềuvấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt,rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ

Hiện tại nông thôn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủyếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch

vụ nông nghiệp, nông thôn Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài mộtphần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trongđường làng, ngõ xóm rất cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung để

có biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường Việc xây dựngchuồng trại chăn nuôi chưa hợp lý, chăn thả gia súc tự do, cho nên chất thải từchăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay

Trang 35

túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng,kênh mương, ao hồ sau khi sử dụng Bên cạnh đó, thực trạng hoạt động sảnxuất của phần lớn làng nghề, xã nghề đều ở quy mô nhỏ, công nghệ sản xuấtlạc hậu và chưa được quan tâm vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường Khối lượngchất thải rắn không được thu gom hoặc thu gom đạt tỷ lệ thấp gây tình trạngchất đống bừa bãi ra trục đường giao thông, kênh mương, ao hồ Ngoài ra,

do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, sản phẩmtiêu thụ ngày càng nhiều dân đến lượng chất thải tăng và chưa được thu gom

và xử lý triệt để Vì vậy, môi trường nói chung và chất thải rắn tại các vùngnông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm củacác cấp, các ngành và nhân dân

Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lýchất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vàocông tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững địa phương

Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã Thành lậpmột tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể vàchịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn Tổ thu gom rác được trang bị

xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động,khẩu trang, chổi Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định(thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổthu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trongthôn hoặc xã Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã đượcquy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã Tại bãi rác, các nhân viêntiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo Đối với chất thải rắn nôngthôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thựchiện và đạt hiệu quả kinh tế

Trang 36

Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồnphát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vựcdân cư và nên khuất gió Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải

và điều kiện của từng địa phương Bố trí bãi chôn lấp cách xã nguồn nướcmặt, các dòng chảy Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầmbằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp Các yêu cầuthiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúngquy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác Lớplót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên.Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m

Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thànhnhững ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấp Rác thảisau khi được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cmlên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên Mỗi lớp rác thảiphải được đầm nén 5 - 6 lần Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cmrồi lại đầm nén Mỗi ô hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo.Phun hoá chất diệt côn trùng và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trướckhi phủ đất lên trên Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng Đây làphương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ cácquy định về bảo vệ môi trường Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằngtiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệsinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trựctiếp thu gom và xử lý chất thải

Trên địa bàn nông thôn Thái Bình hiện nay đã có nhiều nơi áp dụng môhình trên như: thôn Hiệp Lực, làng Lộng Khê, xã Quỳnh Minh, xã An Đồng,huyện Quỳnh Phụ, xã Thuỵ Sơn, xã Thái Dương, huyện Thái Thuỵ Đến nay

Trang 37

đội vệ sinh môi trường tại các thôn, xã này đi vào hoạt động ổn định, các độiviên đều tự nguyện, nhiệt tình vừa làm vừa tuyên truyền vận động để mọingười hiểu và ủng hộ cùng tham gia Đảng uỷ, hội đồng nhân dân, UBND các

xã nhận thức được nhu cầu cấp bách của việc thu gom rác thải, kịp thời đề racác chủ trương, quyết định về quy mô, hình thức tổ chức, mức đóng góp củanhân dân Điều quan trọng là phải lựa chọn mô hình phù hợp, chỉ đạo chặt chẽviệc xây dựng mô hình, quy hoạch hợp lý bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.Ngoài ra cần tạo được sự ủng hộ, hưởng ứng của các tổ chức chính trị - xã hội(Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, HộiNgười Cao tuổi ) cùng tham gia vào các phong trào hoạt động gìn giữ, bảo

vệ môi trường tại địa phương (Nguồn: Nguyễn Hồng Quang, 2004)

* Kinh nghiệm ở thành phố Quy Nhơn

Vừa qua, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) đã triển khai mô hình xử lý chấtthải (XLCT) và phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trườngxanh-sạch- đẹp Đây là mô hình thu gom và XLCT mang tính cộng đồng đầutiên ở các xã ven biển trên địa bàn tỉnh

Theo ông Trần Văn Vinh, Phó Giám đốc Ban quản lý Chương trình hỗtrợ ngành thủy sản giai đoạn 2 (FSPSII), lượng rác thải phát sinh hàng tháng ở

xã Nhơn Hải là 195 m3, tương đương 97,5 tấn, đều được người dân thải trựctiếp ra môi trường Ngoài ra, hàng năm vùng biển Nhơn Hải còn phải tiếpnhận một lượng lớn chất thải cực lớn từ các khu vực khác trôi dạt đến cànglàm cho môi trường ở đây ô nhiễm nghiêm trọng hơn Để giảm thiểu các tácđộng của chất thải sinh hoạt, nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ

đa dạng sinh học ở vùng biển Nhơn Hải, các đối tượng thủy sản và duy trìphát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương này, cần thiết phải thugom hết lượng rác thải và xử lý một cách triệt để

Trang 38

Trong khuôn khổ hoạt động Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản tỉnhBình Định giai đoạn II, Ban quản lý Chương trình đã phối hợp với ngànhchức năng trong tỉnh xây dựng mô hình XLCT tại xã Nhơn Hải Cụ thể là xâydựng phương án phân loại, vận chuyển, XLCT; quy chế và kế hoạch hoạtđộng của tổ thu gom rác thải; xây dựng phương thức truyền thông và đào tạohướng dẫn cho cán bộ và người dân ở địa phương xử lý phân loại chất thảirắn Ban quản lý còn hỗ trợ xã Nhơn Hải 40 thùng chứa rác thải và 2 xe cảitiến dùng để thu gom rác thải

Mô hình XLCT phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đã đượcchính quyền TP Quy Nhơn, chính quyền và nhân dân xã Nhơn Hải đồng tìnhchấp thuận Ngoài các phương tiện và dụng cụ mà Ban quản lý Chương trình

hỗ trợ ngành thủy sản tỉnh Bình Định giai đoạn II hỗ trợ, UBND TP QuyNhơn cũng đã cấp thêm cho xã Nhơn Hải 40 thùng chứa rác, 2 xe cải tiến thugom rác và hỗ trợ kinh phí vận chuyển rác thải từ xã Nhơn Hải đến bãi rácLong Mỹ; đồng thời chỉ đạo Công ty TNHH Môi trường đô thị Quy Nhơn sửdụng phương tiện chuyên dụng vận chuyển rác thải từ Nhơn Hải đưa đi xử lý

Vừa qua, UBND xã Nhơn Hải đã triển khai mô hình XLCT và phátđộng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường xanh- sạch - đẹp ÔngNguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho biết: “Xã đã thành lập

tổ thu gom rác thải gồm 8 người, tiến hành thu gom rác thải tại các khu dân

cư, trên các bãi biển, vận chuyển đến địa điểm tập kết đã được quy định Xã cũng

đã làm việc với Công ty TNHH Môi trường đô thị Quy Nhơn thống nhất mỗi tuần 3lần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6, Công ty sẽ gom rác thải ở địa phương vậnchuyển đến bãi rác Long Mỹ để xử lý Để duy trì hoạt động thu gom rác thải bảo vệmôi trường, xã sẽ thu 8.000 đồng lệ phí thu gom rác thải/hộ/tháng Số tiền này sẽđược xã sử dụng để trả công cho tổ thu gom rác thải”

Trang 39

Điều đáng mừng là hoạt động thu gom chất thải còn có sự tham gia tíchcực của các đoàn viên thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, các học sinh vàngười dân địa phương Ngay trong ngày đầu ra quân, hàng chục tấn rác thảitrong khu dân cư, trên núi, trên bãi biển đã được thu gom Theo nhận định củangành chức năng, mô hình XLCT ở xã Nhơn Hải chắc chắn sẽ mang lại hiệuquả cao bởi hoạt động thu gom, phân loại và XLCT có sự tham gia của cảcộng đồng dân cư

Trò chuyện với chúng tôi về hoạt động thu gom rác thải tại địa phương,anh Nguyễn Bá Sum - đoàn viên thanh niên ở thôn Hải Nam - cho biết: “Lợiích của việc thu gom và XLCT trên địa bàn xã là rất lớn Bởi vậy, tôi và cácđoàn viên khác trong thôn tham gia một cách tích cực vào hoạt động này”.Ông Phạm Thành Sơn, ở thôn Hải Đông, tâm sự: “Việc thu gom rác thải ở địaphương là cần thiết, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Gia đình tôitham gia thu gom, phân loại và bỏ chất thải đúng nơi quy định; hàng thángnộp đủ lệ phí thu gom rác thải cho xã để duy trì hoạt động thu gom và XLCT”

(www.baobinhdinh.com.vn).

Trang 40

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Kim Bảng là một trong sáu huyện của tỉnh Hà Nam Huyện nằm ở phíaTây Bắc của tỉnh trong khoảng tọa độ địa lý từ 20029 đến 20039 vĩ độ Bắc và

105046 đến 105054 kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp huyện Ứng Hoà - Hà Nội

- Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm

- Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý

- Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức - Hà Nội và huyện Lạc Thuỷ - tỉnh Hoà Bình.Thị trấn Quế là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của huyện,nằm ở trung tâm huyện cách thành phố Phủ Lý 7km về phía đông, cách thànhphố Nam Định về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía Bắc.Huyện nằm gần trục quốc lộ 1A ở phía Đông và vùng du lịch nổi tiếng ChùaHương của Hà Nội ở phía Tây Từ Đông sang Tây được nối liền bởi sông Đáy

và có các trục 21A, 21B tỉnh lộ 793 (đường 60) và tỉnh lộ 798 (đường MỹKim) Từ Bắc xuống Nam được nối bởi sông Nhuệ, tỉnh lộ 797 (Biên Hoà) vàcác tuyến đường liên huyện, liên xã Đây là điều kiện thuận lợi tạo cho huyệnkhả năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội, từng bước hoà nhậpvới nền kinh tế của tỉnh và khu vực

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

* Khí hậu

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng huyện Kim Bảng chịuảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm có bốn mùa:Xuân, Hạ, Thu, Đông với những đặc điểm thời tiết khí hậu khác nhau Song

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Nguyễn Đình Hương (2007). Giáo trình kinh tế chất thải, nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chất thải
Tác giả: GS.TS Nguyễn Đình Hương
Nhà XB: nhà xuấtbản giáo dục
Năm: 2007
2. Trương Văn Tuyển (2007). Giáo trình phát triển cộng đồng lý luận và ứng dụng trong phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển cộng đồng lý luận và ứngdụng trong phát triển nông thôn
Tác giả: Trương Văn Tuyển
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2007
3. Thạc Sĩ Lê Chí An (2002), tài liệu hướng dẫn học tập công tác xã hội nhập môn, trường học mở TPHCM.Các bài báo cáo, dự án tại các hội thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: tài liệu hướng dẫn học tập công tác xã hội nhậpmôn
Tác giả: Thạc Sĩ Lê Chí An
Năm: 2002
10. Đỗ Thị Mai Hường (2008). ‘Tìm hiểu công tác quản lý môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh’, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Tìm hiểu công tác quản lý môi trường làngnghề tỉnh Bắc Ninh’
Tác giả: Đỗ Thị Mai Hường
Năm: 2008
11. Hoàng Thị Phương (2008). ‘Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom và xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai-Chương Mỹ-Hà Nội’, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dânvề việc thu gom và xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tạikhu vực Xuân Mai-Chương Mỹ-Hà Nội’
Tác giả: Hoàng Thị Phương
Năm: 2008
12. Nguyễn Hoa Phượng (2009). ‘Thực trạng rác thải và quản lý rác thải tại địa bàn xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ’, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Thực trạng rác thải và quản lý rác thải tạiđịa bàn xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ’
Tác giả: Nguyễn Hoa Phượng
Năm: 2009
13. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2009). ‘Quản lý rác thải nông thôn: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Văn Lâm-tỉnh Hưng Yên’, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rác thải nông thôn: Trường hợpnghiên cứu tại huyện Văn Lâm-tỉnh Hưng Yên’
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc
Năm: 2009
14. Phùng Ngọc Phương (2009). ‘Hiện trạng một số bãi rác thải sinh hoạt của thành phố Thái Bình và các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường’, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Hiện trạng một số bãi rác thải sinh hoạt củathành phố Thái Bình và các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường’
Tác giả: Phùng Ngọc Phương
Năm: 2009
4. Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động công tác bảo vệ môi trường năm 2009 huyện Kim Bảng Khác
5. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 mục tiêu và giải pháp thực hiện năm 2009 của huyện Kim Bảng Khác
6. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thái; PGS.TS Nguyễn Thị Loan (2006), ‘Dự án xây dựng mô hình xã hội hoá để giải quyết những vấn đề chất thải rắn cho 4 xã: Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và thị trấn Quế ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam’, Việt Nam-Đan Mạch hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường.Các bài báo Khác
7. Lê Huỳnh Mai và Nguyễn Minh Phong (viện nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội,2008, Xã hội hoá công tác-kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất đối với Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản số 11(155) năm 2008 Khác
8. Nguyễn Hồng Quang (2004), Mô hình thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn Thái Bình. Nhân dân, ngày 4/1/2004,tr.5 Khác
9. Tăng Thị Chính (2006), Mô hình xử lý chất thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 4/2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 - 2009) - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 - 2009) (Trang 45)
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 – 2009) - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Kim Bảng qua 3 năm (2007 – 2009) (Trang 49)
Bảng 4.2 Thành phần rác thải sinh hoạt tại vùng nghiên cứu - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Bảng 4.2 Thành phần rác thải sinh hoạt tại vùng nghiên cứu (Trang 54)
Hình 4.1 Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Hình 4.1 Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng (Trang 60)
Bảng 4.5 Vật dụng chứa rác của hộ điều tra - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Bảng 4.5 Vật dụng chứa rác của hộ điều tra (Trang 62)
Bảng 4.6 Sự phân loại rác thải trong hộ gia đình - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Bảng 4.6 Sự phân loại rác thải trong hộ gia đình (Trang 65)
Bảng 4.7 Thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác trong vùng nghiên cứu - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Bảng 4.7 Thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác trong vùng nghiên cứu (Trang 68)
Bảng 4.8 Kết quả về điều tra thời gian thu gom rác thải - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Bảng 4.8 Kết quả về điều tra thời gian thu gom rác thải (Trang 69)
Bảng 4.9 Khối lượng rác thải ra ở khu vực nghiên cứu - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Bảng 4.9 Khối lượng rác thải ra ở khu vực nghiên cứu (Trang 71)
Hình 4.2 Tác động của rác thải đến môi trường và sinh vật - Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng
Hình 4.2 Tác động của rác thải đến môi trường và sinh vật (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w