Xóm 10 - thị trấn Quế Số người đánh giá 5 5 10
Tăng thời gian thu gom rác
Tỷ lệ (%) 25 25 50
Thôn Điền
Số người
đánh giá 5 8 7
Tăng thời gian thu gom rác
Tỷ lệ (%) 25 40 35
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Kết quả phản ánh việc điều tra và thu gom rác thải cho thấy 25% số người được hỏi cho là thời gian thu gom rác như trên là hợp lý bởi vì những hộ này thường là hộ có ít rác và họ thấy không cần thiết phải tăng thời gian thu gom lên vì nếu tăng thời gian thu gom lên thì tiền đóng cũng tăng lên
trong khi lượng rác thải ra là hầu như không thay đổi. Mặt khác, rác thải ra ở những hộ này ít có rau, cỏ, …vì chúng được tận dụng cho chăn nuôi nên rác thải là những chất vô cơ không dễ phân huỷ nên không bị bốc mùi vì vậy thời gian thu gom không ảnh hưởng gì tới gia đình họ. 40% số người được điều tra cho là bình thường, họ thấy thời gian thu gom như trên cũng hợp lý rồi nhưng nếu tăng thời gian thu gom lên thì tốt hơn. Còn 35% số người cho là không hợp lý vì thời gian để rác quá lâu sẽ gây mùi khó chịu thường là những hộ không chăn nuôi hoặc là những hộ có lượng chất thải lớn.
Xóm 10 - thị trấn Quế
Trên địa bàn có một chợ lớn đồng thời dân cư ở khu thị trấn đông nên lượng rác thải phát sinh ra ở đây cũng tương đối lớn. Tuy nhiên tổ vệ sinh của xóm chỉ gồm hai người, một phần vì tần suất làm việc của tổ nhiều lên, một phần vì điểm tập trung rác tạm thời tới bãi chôn lấp rất gần nên cần ít người thu gom. Tần suất làm việc 3buổi/tuần (thứ 3, thứ 5 và chủ nhật). Rác được các hộ tập kết ra trước cửa nhà để những người làm công tác vệ sinh mang đi.
Qua phỏng vấn hộ về thời gian thu gom rác ở bảng 4.8 ta thấy có 25% người cho là với thời gian thu gom như trên là đã hợp lý. Vì những hộ này lượng rác thải ít, 25% cho là bình thường bởi theo họ nếu tăng thời gian thu gom lên thì tốt hơn còn nếu thời gian như hiện tại là tương đối hợp lý. Có 50% người cho là chưa hợp lý vì đa số các hộ không thích để rác lâu ngày trong nhà nên việc tăng thời gian thu gom lên là tốt nhất. Như vậy ta thấy việc quản lý và thu gom rác thải qua đánh giá của người dân là chưa tốt.
Thôn Phương Khê – xã Ngọc Sơn
Chính quyền địa phương cử ra 4 người làm nhiệm vụ thu gom rác thải của thôn. Mỗi xóm có 2 người chịu trách nhiệm thu gom rác thải vào các ngày thứ 2 và thứ 6. Tổ thu gom hoạt động vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16h), trong khoảng thời gian này các nhân viên thuộc tổ thu gom làm nhiệm vụ thu gom rác ở các hộ gia đình và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn.
Ý kiến của các hộ về thời gian thu gom rác được thể hiện ở bảng 4.8. Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy có 25% người được điều tra cho là hợp lý, 45% cho là bình thường, 30% cho là chưa hợp lý. Như vậy việc quản lý và thu gom rác thải qua đánh giá của người dân là chưa được tốt và họ cũng lý giải như các hộ ở thôn Điền và ở xóm 10 - thị trấn Quế.
Xét một cách khái quát thôn Điền, thôn Phương Xá, xóm 10-thị trấn Quế các hộ thấy thời gian thu gom chưa hợp lý đều muốn tăng thời gian thu gom rác. Tuy nhiên thông qua các buổi họp xóm thì vấn đề này vẫn còn được bàn luận nhiều vì các hộ thải ít rác thì lượng rác vẫn ít không tăng lên trong khi thời gian thu gom tăng thì phí thu gom lại tăng, còn đối với hộ cho là bình thường nếu tăng phí thu gom lên mức cao thì họ cũng không chấp nhận. Vì vậy tăng thời gian thu gom rác lên vẫn còn là vấn đề cần bàn bạc.
4.2.3.5 Khối lượng rác được thu gom
Thôn Điền có 510 hộ dân, thôn Phương Khê có 407 hộ dân, xóm 10 - thị trấn Quế có 250 hộ dân và có một chợ lớn. Thông qua quá trình điều tra mỗi người dân ở xóm 10 trung bình thải ra 0,41kg rác/ngày, thôn Điền cũng là khu vực đông dân nên lượng thải ra là 0,35kg rác/ngày.
Bảng 4.9 Khối lượng rác thải ra ở khu vực nghiên cứu
Nguồn thải Khối lượng rác thải ra (kg/ngày)
Thôn Điền 731
Thôn Phương Khê 506
Xóm 10-thị trấn Quế 445
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
rác thải được thu gom chứ không phải tất cả lượng rác thải ra ở trên đều được thu gom hết và như vậy lượng rác không được thu gom này sẽ phát tán ra ngoài môi trường xen lẫn các khu dân cư, đường, kênh, mương sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và con người. Ý kiến của các hộ về hiệu quả thu gom rác như ở bảng dưới đây:
Bảng 4.10 Kết quả tổng hợp về đánh giá hiệu quả thu gom rác thải
Tên xã Kết quả đánh giá Tốt Mức độ đánh giáBình thường Chưa tốt
Ngọc Sơn Số người đánh giáTỷ lệ (%) 204 1050 306
Thị trấn Quế Số người đánh giá 5 6 9
Tỷ lệ (%) 25 30 45
Văn Xá Số người đánh giá 5 9 6
Tỷ lệ (%) 25 45 30
Tỷ lệ đánh giá chung (%) 23,33 41,67 35,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng tổng kết trên có thể thấy rằng người dân đánh giá hiệu quả thu gom của tổ vệ sinh chưa tốt ở cả thôn và xóm. Họ căn cứ vào lượng rác thu gom được so với lượng rác thải ra, thời gian thu gom có hợp lý không để đánh giá tức là dựa theo tiêu chí kỹ thuật, môi trường, xem xét cảnh quan đường làng ngõ xóm đã sạch sẽ hay chưa. Nhìn vào bảng 4.10 và bảng 4.8 cho thấy có sự đồng nhất giữa kết quả đánh giá thời gian thu gom rác thải và hiệu quả thu gom rác. Đa số những hộ cho rằng thời gian thu gom chưa hợp lý thì họ cũng cho rằng hiệu quả thu gom chưa tốt, các trường hợp khác cũng như vậy. Nếu chỉ dựa vào những tiêu chí như trên để đánh giá thì chưa đúng và chưa đủ mà cần phải dựa vào các tiêu chí khác, nguyên nhân khác như: một phần năng lực của tổ vệ sinh còn yếu và thiếu, phương tiện thu gom và vận chuyển còn thô sơ cũng như nguồn tài chính huy động được cho công việc này còn rất hạn chế, còn phụ thuộc vào thể chế chính sách, mặt khác công tác này còn chưa thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các hộ gia đình.
được cải thiện hơn từ khi có tổ vệ sinh của xóm đặc biệt là mấy năm gần đây công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường được lãnh đạo xã quan tâm nhiều nên các phong trào dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm của các đoàn, hội kết hợp với tổ vệ sinh và sự tham gia của người dân đã góp phần làm môi trường xanh, sạch, đẹp.
4.2.3.6 Cách thức xử lý rác thải của từng khu vực nghiên cứu
Đầu mỗi thôn có một điểm đổ rác tạm thời. Tổ vệ sinh của xóm thu gom rác và đem đổ ở điểm đổ thải tạm thời. Riêng ở xóm 10 - thị trấn Quế rác được đem thẳng đến bãi rác vì bãi rác gần đó. Ở chợ Quế cũng đã xây dựng một bãi đổ tạm thời bằng gạch với kích thước 1x2x1m vì rác ở chợ tương đối nhiều. Ở những điểm đổ tạm thời thì những người thu gom rác phải làm công việc phân loại rác thải để sau 3 - 7 ngày thì có xe tải của xã đến chở tới bãi chôn lấp và bãi ủ phân compost của xã.
Rác thải hữu cơ được ủ làm phân compost. Đầu tiên rác được đưa xuống hố với kích thước sâu 1,0 – 1,5 m, rộng 1,5 – 3,0 m; dài tuỳ theo địa thế. Các chất thải được cho vào hố thành từng lớp. Mỗi lớp có chiều dày 30 – 50 cm. Sau một lớp rác lại rắc một lớp các chất phụ trợ (phân chuồng , vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp). Cùng với chất phụ trợ có thể rắc thêm men vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ để thúc đẩy quá trình hoai mục của các loại rác. Sau khi rắc chất phụ trợ, tiến hành tưới nước cho đủ ẩm lớp rác đã xếp rồi tiếp tục xếp lớp khác lên trên. Cứ xếp lần lượt như vậy cho đến khi đống rác cao hơn mặt đất 0,5 – 1,0 m thì trát bùn phủ kín. Cần tưới nước cho phân nếu thấy đống phân quá khô. Nếu nhiệt độ trong đống phân lên đến 50oC thì tiến hành đảo phân. Sau khi đảo, đống phân cần được nén chặt và trát bùn thật kín để hạn chế nhiệt độ trong đống phân tăng cao và làm mất đạm của phân. Như vậy quá trình ủ phân compost của các xã, thị trấn còn rất thủ công và đơn giản.
thuốc khử mùi nhưng việc xịt thuốc khử mùi cũng rất ít. Những bãi rác này vẫn để lộ thiên cho tới khi đầy rác thì lấy đất lấp vào và rác được chuyển tới bãi rác mới khu vực theo quy hoạch của xã, thị trấn. Tuy nhiên những bãi rác này đôi khi vẫn bị quá tải, bị tràn vì khối lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều đồng thời do việc lấp đất chưa kịp thời của công nhân vệ sinh.
Bảng 4.11 Một số bãi rác chính tiến hành quan sát
Địa điểm Số bãi rác Diện tích/bãi rác Khoảng cách so với khu dân cư
Xã Ngọc Sơn 1 65 – 70 m2 400 – 700 m
Thị trấn Quế 1 80 – 90 m2 200 – 400 m
Xã Văn Xá 1 70 – 80 m2 300 – 500 m
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Nhìn chung ở ba điểm tiến hành nghiên cứu đều đã quy hoạch được bãi rác của xã, thị trấn.Hiện tại các xã, thị trấn trên chỉ có một điểm đổ rác đang hoạt động còn lại các điểm đổ rác trước đó đều đã được chôn lấp. Khoảng cách gần nhất từ hộ dân đến bãi rác là 200m. Điều này sở dĩ là do đây là khu vực thị trấn đông người nên việc quy hoạch một bãi rác hợp tiêu chuẩn về mặt khoảng cách tối thiểu so với khu dân cư là rất khó khăn. Theo tiêu chuẩn khoảng cách tối thiểu từ bãi rác tới hộ gần nhất là 1000m. Như vậy thì cả ba bãi rác trên đều không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân địa phương và môi trường xung quanh. Đồng thời rác thải tại các xã chưa được xử lý đúng quy định mà mới chỉ là đổ thành các bãi hở, san bằng phẳng và phun xịt thuốc khử mùi. Vì vậy việc ô nhiễm môi trường nước, không khí là không thể tránh khỏi.
4.2.3.7 Lệ phí thu gom rác thải
Mỗi xóm của từng thôn sẽ lập ra một quỹ vệ sinh riêng để trả lương cho những người làm công tác thu gom rác thải của xóm. Nguồn quỹ chủ yếu là do các hộ dân đóng góp. Mức thu tuỳ vào từng thôn, xóm.
Thôn Điền – xã Văn Xá
Hiện tại hai xóm ở thôn Điền đang áp dụng mức thu phí vệ sinh là 3500đ/hộ/tháng. Như vậy với tổng số 510 hộ dân của thôn thì mức thu hàng tháng là 1.785.000 đồng, trong khi đó số tiền trả cho người thu gom là 240.000 đồng/người/tháng, sáu người sẽ là 1.440.000 đồng. Số tiền còn lại cho vào quỹ vệ sinh để bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị và mua mới một số dụng cụ thay thế để phục vụ cho công tác thu gom. Mức sẵn lòng đóng góp của người dân thôn Điền được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.12 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân thôn Điền
Mức tiền (đồng/tháng) Số hộ đồng ý Tỷ lệ (%) 3500 20 100,00 4000 15 75,00 4500 11 55,00 5000 7 35,00 Tổng số hộ điều tra 20 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua điều tra phỏng vấn thì việc tăng phí vệ sinh lên mức 4000đồng/hộ/tháng thì có 75% hộ đồng ý, những hộ đồng ý đóng góp thêm tiền (500đồng/hộ/tháng) vì họ muốn đường làng, ngõ xóm sạch đẹp hơn. Còn tăng phí vệ sinh lên mức 4500đồng/hộ/tháng có 55% hộ đồng ý vì họ muốn dùng số tiền này để đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thu gom rác được dễ dàng như đầu tư đồng bộ các thùng rác cho các hộ gia đình để họ thực hiện quá trình phân loại rác được tốt. Chỉ có 35% hộ đồng ý với mức tiền 5000đồng/hộ/tháng vì mức tiền này quá cao đối với vùng nông thôn nên họ khó chấp nhận. Các hộ không muốn tăng phí vệ sinh lên vì họ cho rằng gia đình họ phải mất thêm một khoản tiền không lớn nhưng họ đã quen sống chung với rác thải nên mức phí như hiện
nay là hợp lý.
Xóm 10 - thị trấn Quế
Mức phí áp dụng cho xóm 10-thị trấn Quế hiện tại là 5000đồng/hộ/tháng. Số tiền thu được cho vào quỹ vệ sinh để chi trả cho người thu gom, mua một số dụng cụ và chi phí cho các phong trào của đoàn, hội tham gia vào công tác vệ sinh môi trường như hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Qua phỏng vấn ý kiến của các hộ về mức sẵn lòng đóng góp của người dân ở địa bàn như sau:
Bảng 4.13 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân xóm 10 - thị trấn Quế
Mức tiền (đồng/tháng) Số hộ đồng ý Tỷ lệ (%) 5000 20 100,00 5500 16 80,00 6000 13 65,00 6500 9 45,00 Tổng số hộ điều tra 20 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.13 cho thấy có 16 hộ đồng ý đóng góp ở mức 5500đồng/hộ/tháng chiếm tỷ lệ 80% với mong muốn tăng thời gian thu gom rác. Ở mức đóng 6000đồng/hộ/tháng có 65% hộ đồng ý với mong muốn tăng thời gian thu gom rác và đặt các thùng rác trên các đường phố để họ được hưởng không khí trong lành, cảnh quan của khu vực đẹp hơn. Qua phỏng vấn có 45% hộ đồng ý đóng ở mức 6500đồng/hộ/tháng để xây dựng khu xử lý rác thải. Đối với những hộ không muốn tăng phí vệ sinh lên thì họ đưa ra các lý do sau: thứ nhất là số tiền đóng góp có thể được sử dụng không đúng mục đích, thứ hai là với mức tiền như trên thì khó có thể giúp xây dựng khu xử lý rác thải.
Thôn Phương Khê - Ngọc Sơn
Việc thu phí vệ sinh là do trưởng xóm chịu trách nhiệm. Hiện tại mức thu phí là 3000đ/hộ/tháng. Như vậy với tổng số 407 hộ dân của thôn thì mức thu hàng tháng là 1.221.000đồng trong khi đó số tiền trả cho người thu gom là 230.000đồng/người/tháng, bốn người sẽ là 920.000đồng. Số tiền còn lại để duy trì công tác vệ sinh môi trường của các đoàn, hội.
Bảng 4.14 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân thôn Phương Khê
Mức tiền (đồng/tháng) Số hộ đồng ý Tỷ lệ (%) 3000 20 100,00 3500 14 70,00 4000 10 50,00 4500 7 35,00 Tổng số hộ điều tra 20 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Theo số liệu tổng hợp ở bảng trên có 70% số hộ được phỏng vấn đồng ý đóng góp ở mức 3500đồng/hộ/tháng với mong muốn chất lượng dịch vụ tốt hơn. Khi tăng phí vệ sinh lên mức 4000đồng/hộ/tháng thì có 50% số hộ đồng ý, họ muốn dùng số tiền này để đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom và xử lý rác thải như đầu tư xe tải nhỏ cho thôn để có thể chở rác thẳng ra bãi rác của xã mà không cần các điểm đổ thải tạm thời như vậy tránh mất mỹ quan của đường làng, đồng thời tránh được mùi rác thải khi rác để lâu ngày. Ở mức đóng 4500đồng/hộ/tháng có 35% số hộ phỏng vấn đồng ý để xây dựng khu xử lý rác thải của xã. Còn một bộ phận số hộ không đồng ý tăng phí vệ sinh lên vì họ có chung suy nghĩ: “Tăng tiền đóng góp lên thì