Hiện nay, rác thải nói chung, trong đó có rác thải nguy hại đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở phạm vi cả nước nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Do ý thức người dân còn thấp, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải nông thôn rất ít, thậm chí có xã chưa có tổ thu gom rác dẫn đến không thể thu gom toàn bộ rác ở các thôn, xóm trong khu dân cư. Hầu hết các xã miền núi hiện nay đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, rất nhiều xã còn lúng túng trong việc này, phần lớn bãi rác chỉ là ao, thùng nhỏ. Tuy một vài xã đã tổ chức đào hố chôn rác nhưng không đúng quy cách, hố nông nên nhanh đầy, gây lãng phí đất, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hố không lót vải, lót nilon nên ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước ngầm. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009
Tác giả Nguyễn Chí Tùng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô, các đơn vị, gia đình và bạn bèvề cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Minh Thu, giáo viên bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn UBND xã, ban địa chính, ban văn hóa – xã hội, ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, phòng thống kê xã Lam Sơn; Các cơ quan đơn vị nhà nước đóng trên địa bàn xã Lam Sơn, chính quyền các thôn cùng toang thể bà con trong xãLam Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu hoàn thành luận văn.
Tôi bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện để tôi an tâm học tập nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009
Tác giả Nguyễn Chí Tùng
Trang 3MỤC LỤC
4.1.6 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 85 4.1.6.1 Nhóm yếu tố kinh tế xã hội 85
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBEM quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
YWAM tổ chức từ thiện nước ngoài
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải 7
Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý rác thải 10
Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt 10
Hình 2.4: Sơ đồ vận hành thu gom rác thải sinh hoạt 11
Hình 2.5: Sơ đồ phân loại chất thải 11
Sơ đồ 2.6 Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà Nội 32
Sơ đồ 2.7 Qui trình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà Nội 32
Bảng 3.1 Phân bố đất đai của xã năm 2008 38
Bảng 3.2 Phấn bố dân cư của xã năm 2008 39
Bảng 3.3 Mật độ dân số phân bố trong xã 40
Bảng 3.1: Phân bố mẫu điều tra 46
Bảng 4.1 Tình hình chung về hộ điều tra mẫu 50
Bảng 4.2 Đặc điểm sơ lược khu vực nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2008 51
Bảng 4.3 Đặc điểm chung nguồn rác trên địa bàn xã 53
Bảng 4.4 Số điểm đổ rác trên địa bàn nghiên cứu 54
Bảng 4.5 Đánh giá chung về vật dụng đựng rác của hộ điều tra 57
Bảng 4.6 Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn 59
Bảng 4.7 Phân loại rác thải nông nghiệp 61
Bảng 4.8 Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên cây trồng ở địa phương 62
Bảng 4.9 Một số loại rác thải ngành nghề 66
Bảng 4.10 Rác thải từ các doanh nghiệp SXKD trên địa bàn 67
Bảng 4.11 Rác thải từ các cơ quan đơn vị nhà nước 70
Hình 4.1 Mô hình tổng thể quản lý hiện nay tại xã 73
Hình 4.2 Tổ quản lý rác thải của UBND xã 74
Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình quản lý rác thải ở các thôn 77
Bảng 4.13 Mức sẵn lòng chi trả của chủ hộ dân 84
Bảng 4.14 Thu nhập của người được phỏng vấn 84
Trang 5DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải 7
Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý rác thải 10
Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt 10
Hình 2.4: Sơ đồ vận hành thu gom rác thải sinh hoạt 11
Hình 2.5: Sơ đồ phân loại chất thải 11
Sơ đồ 2.6 Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà Nội 32
Sơ đồ 2.7 Qui trình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà Nội 32
Bảng 3.1 Phân bố đất đai của xã năm 2008 38
Bảng 3.2 Phấn bố dân cư của xã năm 2008 39
Bảng 3.3 Mật độ dân số phân bố trong xã 40
Bảng 3.1: Phân bố mẫu điều tra 46
Bảng 4.1 Tình hình chung về hộ điều tra mẫu 50
Bảng 4.2 Đặc điểm sơ lược khu vực nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2008 51
Bảng 4.3 Đặc điểm chung nguồn rác trên địa bàn xã 53
Bảng 4.4 Số điểm đổ rác trên địa bàn nghiên cứu 54
Bảng 4.5 Đánh giá chung về vật dụng đựng rác của hộ điều tra 57
Bảng 4.6 Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn 59
Bảng 4.7 Phân loại rác thải nông nghiệp 61
Bảng 4.8 Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên cây trồng ở địa phương 62
Bảng 4.9 Một số loại rác thải ngành nghề 66
Bảng 4.10 Rác thải từ các doanh nghiệp SXKD trên địa bàn 67
Bảng 4.11 Rác thải từ các cơ quan đơn vị nhà nước 70
Hình 4.1 Mô hình tổng thể quản lý hiện nay tại xã 73
Hình 4.2 Tổ quản lý rác thải của UBND xã 74
Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình quản lý rác thải ở các thôn 77
Bảng 4.13 Mức sẵn lòng chi trả của chủ hộ dân 84
Bảng 4.14 Thu nhập của người được phỏng vấn 84
Trang 6PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rác thải là điều tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữabệnh, vui chơi giải trí của con người Cùng với mức sống của nhân dân ngàycàng được nâng cao công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phức tạp và đadạng Tác động tiêu cực của rác thải nói chung và rác thải có chứa các thànhphần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như những loại rác này không đượcquản lý (phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý) theo đúng kỹ thuật môitrường Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, rác thải nông thôn ướctính 0,3 kg/người/ngày và có xu hướng tăng đề theo từng năm, Quản lý rácthải đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam
Ở Việt Nam, thực tế việc quản lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ,
cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi Hiện nay, nếu như ở các
đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ ngày thì tại nông thôn, lượngrác thải ra của mỗi người dân cũng vào khoảng 0,6- 0,7kg rác/ngày Như vậy,với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày
sẽ có khoảng 30 – 35 ngàn tấn (INFOTERRA VN (XL theo thiennhien.net, 1/10/2008) rác thải cần được xử lý và thu gom Ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp đạt khoảng 60-65% (Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở tài nguyên môi trường và Môi trường) còn lại rác thải xuống ao
hồ, sông ngòi, bên đường Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như khôngđược thu gom, những điểm vứt rác ngập tràn khắp nơi Về nông thôn, chúng
ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi các túi rác,
có khi cả là một tải rác hay đống rác "tự do nhảy dù" chẳng có người thu gom.Mới đầu còn là một vài túi rác nhỏ, dần dà chúng "tập kết" thành đống và lớndần lên qua từng ngày tạo nên cảnh quan "lạ mắt" dọc vệ đường liên làng, liên
Trang 7xã, mương máng, có khi còn làm tắc dòng chảy Xưa kia chỉ là rác hữu cơ làgiấy hay lá dùng để gói hàng hóa dễ phân hủy nhưng nay chủ yếu là rác vô cơ(chai, lọ nhựa, thủy tinh, túi ni lông, hộp thiếc ) rất khó xử lý, tái chế hay cầnthời gian rất dài để phân hủy Đặc biệt hơn là các làng nghề, nơi có tốc độtăng trưởng kinh tế mạnh thì rác thải đã trở thành vấn đề bức xúc, rác thảisinh hoạt, rác thải sản xuất đa dạng vẫn còn chưa được xử lý, tồn tại một cáchngẫu nhiên trong nhà, trong làng Tất cả các những điều trên đều dẫn đến mộtkết cục là cảnh quan nông thôn bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực vànghiêm trọng hơn là người nông dân đã tác động xấu tới môi trường sống củachính mình, trực tiếp phá hủy môi trường trong lành của làng quê.
Hiện nay, rác thải nói chung, trong đó có rác thải nguy hại đang trởthành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở phạm vi cả nước nói chung và
ở vùng nông thôn nói riêng Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã vàđang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp,ngành, đặc biệt là ngành môi trường Do ý thức người dân còn thấp, công táctuyên truyền chưa hiệu quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thảinông thôn rất ít, thậm chí có xã chưa có tổ thu gom rác dẫn đến không thể thugom toàn bộ rác ở các thôn, xóm trong khu dân cư Hầu hết các xã miền núihiện nay đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, rất nhiều xã còn lúng túngtrong việc này, phần lớn bãi rác chỉ là ao, thùng nhỏ Tuy một vài xã đã tổchức đào hố chôn rác nhưng không đúng quy cách, hố nông nên nhanh đầy,gây lãng phí đất, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hốkhông lót vải, lót nilon nên ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước ngầm Tuynhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đangphải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng
bộ Những khó khăn chủ yếu là:
- Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rácthải độc hại là rất lớn Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồnngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các
Trang 8Chính phủ và tổ chức phi chính phủ Hiện nay, nhiều địa phương đã có quyhoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi chôn lấp
và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên không thựchiện được
- Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viêntrực tiếp làm công tác này còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng và hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải.Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đếnviệc xử lý rác thải Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâurộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyênngành
- Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệmôi trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liênquan đến việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nôngthôn, khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưathấm sâu vào đời sống xã hội Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạochưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện công tác này
- Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành cònkém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải Hoạt động giám sát củacác cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở cấp địa phương cònlỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ thống chếtài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia vàolĩnh vực này
- Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt làrác thải độc hại ở các địa phương, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng
mà chất lượng dịch vụ còn rất hạn chế Bên cạnh đó, các địa phương còn khótiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác thảiđộc hại
Trang 9Xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là một xã miền núi củaHuyện Ngọc Lặc - Tỉnh Thanh Hoá với sản xuất nông nghiệp là chính song vẫnkhông thoát khỏi tình hình chung như đã nói ở trên Xuất phát từ điều này mà
chúng tôi tiến hành việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rác thải nông thôn: Trường hợp nghiên cứu tại xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình quản lý rác thải tại xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc,
tỉnh Thanh Hóa; Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý rác thải ở
địa phương được tốt hơn
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác
thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa được tốt
hơn
Trang 101.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề quản lý rác thải ở nông thôn với các vấn đề là
- Thực trạng quản lý rác thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện NgọcLặc, tỉnh Thanh Hóa
- Các loại rác bao gồm rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thảimột số ngành nghề khác
- Một số mô hình quản lý
Nghiên cứu với các chủ thể là
- Cán bộ xã, nhóm hộ thuộc xã, cộng đồng dân cư nông thôn
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
- Về thời gian :
Số liệu sơ cấp là những số liệu trong năm 2008 - 2009
Số liệu thứ cấp được lấy trong khoảng thời gian 2006 - 2008
- Về nội dung : Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý rác thải trên cơ sởphân tích thực trạng quản lý rác thải nông thôn với các vấn đề như:
- Quản lý rác thải nông nghiệp
- Quản lý rác thải sinh hoạt
- Quản lý rác thải các ngành nghề khác
- Quản lý rác thải nguy hại
Trang 11PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở NÔNG THÔN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Các khái niệm về rác thải nông thôn
a Khái niệm chung về rác thải
Chất thải là những vật chất, trong một quá trình sản xuất nào đó, khôngcòn khả năng sử dụng nữa (giá trị sử dụng bằng không) và bị loại ra từ quátrình sản xuất đó Quy trình này có thể là quy trình sản xuất nông nghiệp,công nghiệp, hoạt động dịch vụ, giao thông vận tải Chất thải ra từ các hoạtđộng của đời sống, từ các khu dân cư và ngay cả những hoạt động của các nhà
du hành vũ trụ cũng cho ra chất thải Chất thải đôi khi còn là nguyên liệu choquá trình sản xuất tiếp theo Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng, rắn Chất thảirắn còn được gọi là rác Rác và chất thải tự bản thân nó có thể chưa gây ônhiễm hoặc mới chỉ ở mức là bẩn môi trường, nhưng qua tác động của cácyếu tố môi trường, qua phân giải, hoạt hóa mà chất thải mới trở nên ô nhiễm
và gây độc Rác hữu cơ thì bị lên men gây thối và độc Nước thải chứa hóachất là ô nhiễm đất, ô nhiễm mặt nước, nước ngầm, chất thải phóng xạ gây ônhiễm phóng xạ, hầu như ở đâu có sinh vật sống là ở đó có chất thải, hoặc ởdạng này, hoặc ở dạng khác Vì vậy, chỗ nào càng tập trung sinh vật, conngười và hoạt động của họ càng cao thì chất thải càng nhiều
Chất thải độc hại là chất thải có thể được sinh ra do các hoạt chất côngnghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp Các chất thải độc hại có thể là chấtrắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt Trong định nghĩa chất thải độc hạikhông nói đến chất thải rắn sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt mộtcách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt Chất thải độc hạibao gồm chất thải phóng xạ vì loại chất thải này đã được hầu hết các nướcphân cách và tổ chức quản lý riêng Độ độc hại của chất thải độc hại rất khác
Trang 12nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháythấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hóa phân hủy chậm, có chất gâytác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thảihầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác Những chấtthải có chứa những hóa chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy Tiếpxúc với axit hoặc kiềm mạnh gây bỏng da Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu cóthể gây ngộ độc cấp tính Những thùng, hòm chứa chất thải hóa tính nếukhông được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây tainạn ngộ độc nghiêm trọng.
* Nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải
(Nguồn: Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế )
- Hộ gia đình: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa, vải, da, gỗvụn, thủy tinh, kim loại, các chất thải từ đồ điện, điện tử hỏng, lốp xe…
- Dịch vụ buôn bán thương mại: rác từ các nhà kho, quán ăn, chợ, vănphòng, khách sạn, cửa hàng, đại lý…
- Cơ quan như trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính…
- Công nghiệp: rác là hóa chất, sắt thép, giấy vụn…
Nông nghiệp, hoạt động xử
Trang 13- Nông nghiệp: rác là các rau quả thừa, là thuốc bảo vệ thực vật, chai lọđựng thuốc BVTV…
b Phân loại rác thải
* Phân theo bản chất nguồn tạo thành
- Rác thải nông nghiệp: là những chất thải được thải ra từ các hoạt độngsản xuất nông nghiệp Ví dụ : lrồng trọt chăn nuôi, thu hoạch các loại câytrồng, các sản phẩm chế biến từ sữa…
- Rác thải sinh hoạt: là chất thải rắn được sản sinh ra trong sinh hoạthàng ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơquan, trường học, các Trung Tâm dịch vụ thương mại
- Rác thải ngành nghề dịch vụ: là những chất thải được sinh ra trongcác hoạt động sản xuất ngành nghề dịch vụ đó Ví dụ: ngành nghề tiểu thủcông nghiệp, làng nghề, khu vui chơi giải trí…
- Rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại rác thải trên bởi
vì ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó
là sự phát triển kinh tế và tỷ lệ tăng dân số
* Phân theo mức độ nguy hại
- Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ cháy gây phản ứngđộc hại, chất thải sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc chất phóng
xạ, các chất nhiễm khuẩn lây lan,….có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe conngười và sinh vật
- Rác thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất cónhững đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc có khả năng tương tác với các chấtkhác gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và môi trường Theo quy chế quản
lý rác thải y tế, các loại rác thải y tế độc hại được phát sinh từ các hoạt độngchuyên môn trong các bệnh viện, trạm y tế
- Rác thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất
và hợp chất gây nguy hại trực tiếp và có khả năng tương tác thành phần
Trang 142.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về quản lý rác thải nông thôn
a Các khái niệm chung
- Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sáchkinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia
- Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM) Là
phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địaphương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyếtvấn đề đó Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạohoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự ántái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực, Và đồng quản lý tài nguyên đó thôngqua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phichính phủ và cộng đồng dân cư
- Quản lý rác thải là các hoạt động phân loại rác, thu gom rác, vậnchuyển rác, tái sản xuất - tái chế và cuối cùng là xử lý tiêu hủy Mỗi một côngđoạn đều có vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đối với việc tạo lập một
hệ thống quản lý rác thải có hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với môitrường và sức khỏe con người
b Đặc điểm quản lý rác thải nông thôn
Trang 15Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý rác thải
(Nguồn: luận văn thạc sĩ kinh tế Tìm hiều về mức sẵn lòng chi trả
của người dân về việc thu gom xử lý rác thải)
* Hệ thống thu gom
Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt
(Nguồn: Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế )
Xe cuốn ép trực tiếp
rác
Điểm cẩu
Trang 16* Hệ thống vận chuyển rác
Hình 2.4: Sơ đồ vận hành thu gom rác thải sinh hoạt
(Nguồn: Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế )
c Các phương pháp xử lý rác thải
Hình 2.5: Sơ đồ phân loại chất thải
(Nguồn: Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế)
Vải vụn, cao su,
da thuộc,
Xà bần, sành sứ, chất trơ,
Chất hữu cơ dễ phân huỷ,
Tái chế
Thiêu đốt
Chôn lấp
Chôn, đốt hoặc chế biến phân
Trang 17* Ủ rác thành phân bón hữu cơ (composting)
Ủ rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ (composting) là một phương phápkhá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển Việc ủ rác sinh hoạt với thànhphần chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân hủy được còn được tiến hành ngay ởcác nước phát triển (quy mô hộ gia đình) Ví dụ ở Canada, phần lớn các giađình ở ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu
cơ (compost) để bón cho vườn của chính mình Việc ủ rác thành phân bónhữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo rađược của cải vật chất, giúp ích cho công tác cải tạo đất Chính vì vậy, phươngpháp này nên được áp dụng ở các quốc gia nghèo và đang phát triển
Công nghệ ủ rác có thể chia thành nhiều loại:
- Ủ hiếu khí:
Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng haithập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, ViệtNam Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếukhí với sự có mặt của oxy Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần của ráckhô thực hiện quá trình oxy hóa carbon thành đioxitcarbon (CO2) Thường thìchỉ sau hai ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khoảng 450C Nhiệt độ này đạt đượcchỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động , quantrọng nhất là không khí và độ ẩm Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh,chỉ sau 2 - 4 tuần là rác được phân hủy hoàn toàn Các vi khuẩn và côn trùng
bị hủy diệt do nhiệt độ ủ dâng cao Bên cạnh đó mùi hôi cũng bị hủy nhờ quátrình ủ hiếu khí Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 450C, ngoài khoảngnhiệt độ này quá trình phân hủy sẽ bị chậm lại
- Ủ yếm khí:
Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở quy
mô nhỏ) Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí
Trang 18Công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn khém, song nó cũng cónhược điểm sau:
+ Thời gian phân hủy lâu thường từ 4 - 12 tháng
+ Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với qua trình phân hủy vìnhiệt độ phân hủy thấp
+ Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy yếm khí là khí mêtan và khísulphuahydro gây ra mùi hôi khó chịu
Mặc dù vậy, phải thừa nhận phương pháp ủ yếm khí là phương pháp rẻtiền Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp rất tốt với phân hầm cầu và phân giasúc (đôi khi cả than bùn)cho ta phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao tạo
độ xốp cho đất
* Đổ thành đống hay bãi rác hở (open dums)
Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu Từthời Hy Lạp và La Mã cổ đại người ta đã biết đổ rác bên ngoài tường cácthành lũy, lâu đài và đổ ở cuối hướng gió Cho đến nay, phương pháp này vẫncòn được áp dụng ở nhều nơi trên thế giới Phương pháp này có nhiều nhượcđiểm như sau:
- Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy haybắt gặp
- Đống rác thải là môi trường thuận lợi cho các loài vật gặm nhấm, cácloài côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi, nảy nở gây nguy hiểm chosức khỏe con người
- Các bãi rác lâu ngày sẽ tạo nên các vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hìnhthành nên các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ônhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn gây ô nhiễm nguồnnước mặt
Trang 19Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạothành các khí có mùi hôi thối Mặt khác, ở bãi rác hở còn có thêm hiện tượng
“cháy” làm ô nhiễm không khí Có thể nói, đây là phương pháp rẻ tiền nhất,chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinhđến bãi rác Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn
Do vậy, các thành phố đông dân cư và quỹ đất hiếm thì nó lại trở thànhphương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm như đã nêu ở trên
* Bãi chôn rác vệ sinh (sanitary landfill)
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quátrình xử lý rác thải Ví dụ ở Mỹ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lýbằng phương pháp này, hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản,… Người ta cũnghình thành các bãi rác chôn rác thải vệ sinh theo kiểu này Bãi chôn rác vệsinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày trải rác thành lớp mỏng, sau
đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, sau cùng là trải lên các lớp rác bịnén đó một lớp đất mỏng khoảng 15 cm Công việc này cứ thế tiếp tục, việcthực hiện các bãi rác vệ sinh có nhiều ưu điểm
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loài côn trùng, chuột bọ,ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ragiảm thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí
- Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt
- Các bãi rác sau khi được phủ đầy, có thể được xây dựng thành cáccông viên, làm nơi sinh sống của các loài động thực vật, qua đó góp phần tăngcường tính đa dạng sinh học cho các đô thị
- Chi phí điều hành các hoạt động bãi rác không quá cao
Tuy nhiên việc hình thành các bãi chôn rác vệ sinh cũng có một số mặthạn chế:
Trang 20- Đòi hỏi diện tích đất đai lớn Ở các thành phố đông dân cư có sốlượng rác thải lớn thì đòi hỏi diện tích đất đai càng lớn hơn.
- Các lớp đất phủ thường hay bị gió thổi mòn và phát tán bay đi xa
- Bãi rác cũng thường tạo ra khí mêtan hoặc khí hydrogen sufide độchại có khả năng gây cháy nổ hay gây ngạt
- Đốt cháy hay thiêu hủy các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh, các chấtgây ô nhiễm
- Diện tích xây dựng các nhà đốt rác thường nhỏ hơn nhiều diện tíchcác bãi rác
- Các lò đốt có thể làm giảm khối lượng của rác thải từ 80 - 90%, số trohay các chất còn sót lại có thể đem chôn ở các bãi rác
- Các lò đốt có thể được xây dựng không xa các thành phố do đó chiphí vận chuyển rác được giảm đi
- Nhiệt phát ra trong quá trình đốt rác được thu hồi để cung cấp cho cácnhà máy điện, cho các nhà máy hay khu dân cư đô thị
- Các lò đốt sẽ ít gây ô nhiễm đất, kể cả ô nhiễm không khí nếu đượctrang bị thiết bị xử lý bụi và khí thải
- Các lò đốt có thể xử lý được các chất thải rắn có chu kỳ phân hủy rấtlâu dài như vỏ xe, đệm cao su, các loại thiết bị và đồ dùng gia đình…
Trang 21Bên cạnh các ưu điểm trên, phương pháp này cũng có một số nhượcđiểm như:
- Chi phí thiết bị máy móc và xây dựng nhà máy khá cao
- Nhiều chất thải có thể tái thu hồi và tái chế đều bị đốt hết
- Tính trung bình cứ 10 chất thải khi bị đốt cháy sẽ tạo ra 1 tấn tro vàcác chất còn sót lại, tuy nhiên chúnh lại là chất thải độc hại vì chứa các kimloại độc hại…
* Chôn rác thải dưới biển (supmarine disposal)
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chôn rác dưới biển cùng có nhiềuđiều lợi Ở một số thành phố ven biển của Mỹ người ta xây dựng các bãingầm nhân tạo (artifical reefs) trên cơ sở sử dụng các khối gạch bê tông phá
vỡ từ các công trình xây dựng, hoặc các ô tô thải bỏ Làm điều này vừa giảiquyết được vấn đề rác thải, đồng thời tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vậtbiển…
* Phương pháp nhiệt phân
Đây là cách xử lý tương tự chúng ta làm than hầm (charcoal), có nghĩa
là sử dụng nhiệt đốt bên ngoài để loại bỏ dần không khí trong rác Phươngpháp này có nhiều điểm thuận lợi như sau:
- Quá trình nhiệt phân là một quá trình kín nên ít tạo ra khí thải gây ônhiễm
- Có thể thu hồi nhiều vật liệu sau khi nhiệt phân Ví dụ: 1 tấn rác thải
đô thị ở Mỹ sau khi nhiệt phân có thể thu lại 2 gallons dầu nhẹ, 5 gallons hắc
ín và nhựa đường, 25 pounds chất ammonium sulfate, 230 pounds than, 133gallons chất lỏng chứa rượu Tất cả các chất trên đề có thể được tái sử dụnglàm nguyên liệu
Trang 222.1.1.3 Tác hại của rác thải đến cộng đồng dân cư nông thôn
Ngày nay rác thải sinh hoạt có nhiều thành phần và rất đa dạng: từ cácchất dễ bị phân hủy sinh học (thực phẩm thừa, cuộn rau, lá rau, vỏ hoa quả,xác động thực vật…) đến các chất khó bị phân hủy sinh học (kim loại, thủytinh, mảnh bát, mãnh sành…) Thành phần rác thải nói chung là không ổnđịnh và thay đổi Chất dẻo dưới dạng túi nylon bao bì ngày một nhiều và trởthành nguy cơ ô nhiễm trong những năm gần đây
Từ những điều trên nếu rác thải sinh hoạt không được xử lý sẽ dẫn đến
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
Các loại rác thải khó bị phân hủy hay hoàn toàn không bị phân hủy sinhhọc tồn tại lâu dần dẫn đến chúng sẽ trộn lẫn vào trong đất làm cho lượng chấthữu cơ trong đất giảm đi và mật độ vi sinh vật cũng sẽ giảm, đất sẽ bạc màu
và không canh tác được
Đối với các loại rác thải dễ bị phân hủy sinh học thì trong thời gianphân hủy chúng sẽ thải vào môi trường một lượng nước bẩn có mùi hôi.Lượng nước này sẽ ngấm vào đất và tích tụ trong đất làm đất bị ô nhiễm vàlâu dần chúng có thể ngấm vào mạch nước ngầm và làm ô nhiễm nguồn nướcngầm Còn đối với những hộ dân nông thôn ở gần bờ sông hoặc làm nhà sàn ởcạnh bờ sông thì rác thải hàng ngày họ cứ vứt xuống sông hay nguy hại hơncầu tiêu cũng được làm trên sông Những điều này đã làm cho nguồn nướcsông dần bị ô nhiễm và mất khả năng tự làm sạch và sẽ ảnh hưởng đến nguồnnước của cả vùng
Rác thải ở các chợ quê nông thôn cũng là một mối nguy hại, các đốngrác được chất đống lưu trữ rất nhiều ngày và chúng lại nằm gần khu dân cư,bốc nhiều mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của bà congần chợ
Trang 23Các bãi tập trung rác không những là những nơi gây ô nhiễm mà còn làcác ổ dịch bệnh, nơi ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi phát triểnảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân, là mối nguy hại cho sự tồn tại,phát triển và bền vững của cộng đồng dân cư trong vùng.
Rác thải sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của vùng nôngthôn Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa ngày càng nhiều,môi trường ở các thành phố dần ô nhiễm và cảnh quan ở nông thôn cũng dần
bị phá vỡ để nhường chỗ cho cuộc sống sôi động và nhiều căng thẳng Dovậy, nhu cầu về du lịch sinh thái ngày càng nhiều mà những nơi này lại đượcđặt chủ yếu ở vùng nông thôn Nếu môi trường nông thôn bị ô nhiễm bởi rácthải và làm mất vẻ mỹ quan thì sẽ tác động đến khách du lịch và làm họ e ngạikhi đi du lịch đến vùng Ngoài ra rác thải cũng còn ảnh hưởng đến sự đầu tư
về kinh tế về dịch vụ đến vùng Người ta sẽ không bỏ tiền đầu tư vào nhữngvùng bị ô nhiễm và dịch bệnh hay mầm mống phát sinh dịch bệnh vì nó thiếutính ổn định và bền vững Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, mứcsống và điều kiện tiếp cận để nâng cao và phát triển cộng đồng trong vùng,tính ổn định về kinh tế, về xã hội trong vùng…
Nếu như rác thải ở nông thôn không được quan tâm đúng mức thì ítnhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến ý thức cũng như là sức khỏe nói riêng trong thế
hệ tương lai
Rác thải nông thôn dù chưa bằng 50% rác thải đô thị tính theo đầungười Tuy nhiên hiện nay rác thải nông thôn và ảnh hưởng của nó tới môitrường sống trên diện rộng là rất to lớn Việc nhanh chóng xây dựng các môhình thu gom xử lý rác thải cho khu vực nông thôn vì thế trở nên cần thiết vàcấp bách hơn bao giờ hết
2.1.1.4 Vai trò, vị trí của quản lý rác thải nông thôn
Vai trò kinh tế: Quản lý rác thải nông thôn hiện nay nếu được trú trọng
và đầu tư cải tiến sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người
Trang 24dân nông thôn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp và nông thôn.
Vai trò xã hội: Tăng cường sức khỏe người dân nông thôn bằng cáchgiảm thiểu các bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao vệsinh môi trường nông thôn
Vai trò môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm cho môitrường nông thôn trong sạch hơn
2.1.2 Các yêu cầu về quản lý rác thải nông thôn
Nâng cao nhận thức người dân: Nâng cao nhận thức của chính quyềncác cấp và nhân dân sống ở nông thôn về việc quản lý rác thải nông thôn Đây
là cơ sở quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.Hiện nay, phần lớn cư dân sống ở nông thôn còn thiếu hiểu biết, xem nhẹ coithường vấn đề quản lý rác thải nông thôn Chính vì thế họ đang từng ngàysống chung với rác thải, với các nguy cơ gây hại từ rác thải Vì vậy, các hoạtđộng thông tin giáo dục, tuyên truyền có tầm quan trọng lớn đối với việc quản
lý rác thải nông thôn
Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và nguồn nhânlực: Tổ chức phải thực hiện theo một số nguyên tắc chung, phân công tráchnhiệm của từng cấp quản lý từ trung ương tới cấp thấp nhất thích hợp, gắnliền với các tổ chức cộng đồng phục vuk cho lĩnh vực này tăng cường hiệulực của quản lý nhà nước Phát triển nguồn nhân lực nhằm: Cung cấp đủ vàxắp xếp cho hợp lý cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cho phù hợp với nghềnghiệp và nhiệm vụ; bồi dưỡng cho cán bộ trung ương và địa phương về côngtác quản lý rác thải nông thôn
Đổi mới cơ chế tài chính, huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư xử lýrác thải: Cơ chế tài chính phát huy nội lực dựa trên nguyên tắc người sử dụngphải đóng góp phần lớn chi phí Quản lý rác thải nông thôn phục vụ cho việcnâng cao sức khỏe, giảm thiểu các bệnh tật do ô nhiễm môi trường Đây là sự
Trang 25nghiệp của toàn dân Vì vậy cần xã hội hóa công tác quản lý rác thải, đặc biệt
ở lĩnh vực nông thôn
2.1.3 Chiến lược quản lý rác thải nông thôn Việt Nam
Chương trình Quốc gia về vệ sinh môi trường nông thôn được soạnthảo trong bối cảnh có một số chương trình và dự án vệ sinh môi trường nôngthôn đã được thực hiện trong nhiều năm nay Chương trình mục tiêu quốc giamôi trường và vệ sinh môi trường nông thôn đã được chính phủ phê duyệt
ngày 03/12/1998 được thực hiện từ 1999 đến 2005 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1997, Chương trình quốc gia về môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1998 – 2005 và định hướng đến 2010, Hà Nội)
Một số ý kiến của các nhà chuyên môn: Đối với rác trong thôn xóm thì
mỗi thôn cần có 1 hố rác hoặc bể chứa rác Nơi đây sẽ là nơi tập trung đổ ráccủa thôn Sau 1 tuần hoặc nửa tháng, lượng rác đầy thì mang đến bãi rác quyđịnh Đối với rác ngoài đồng nên xây dựng bể nổi nhỏ ở những chỗ thuận lợicho việc thải rác như lối ra của cánh đồng Mọi chai lọ, túi ni lông, hộp thuốctrừ sâu phun song được gom đổ vào đó, khi nào nhiều thì mang đi đổ hay xử
lý chôn Đồng thời, mỗi xã cần xây dựng một nơi đổ rác cho nhân dân trongquy hoạch xây dựng của địa phương mình Những nơi đổ rác phải đảm bảo;
xa khu dân cư và không gây ô nhiễm môi trường Đối với cấp huyện phải xâydựng bãi rác để hàng ngày tập kết rác từ các khu thị trấn, thị tứ, các khu chợ
và tập trung xử lý kịp thời Thành lập các tổ thu gom rác có thể là do các đoànthể đảm nhiệm như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và chọnngày thứ bảy tình nguyện để thu gom và làm sạch đường làng ngõ xóm Tuynhiên một yếu tố quan trọng cho thu gom rác thải nông thôn là chính quyền
xã và huyện cần có kinh phí để duy trì cho hoạt động này thường xuyên nhưchi phí mua phương tiện vận chuyển, dụng cụ thu gom, bảo hộ
Quản lý Rác thải là việc làm lâu dài Bên cạnh việc tuyên truyền nângcao nhận thức của người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải thì mỗi
Trang 26làng, xã đều cần có những quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường sốngxung quanh mình Đây là những biện pháp có thể thực hiện được và cần có sựnhận thức và đóng góp của mỗi người dân để từng bước xã hội hóa vấn đề rác
thải ở nông thôn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2005, Chương trình mục tiêu quốc gia về môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội)
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rác thải nông thôn
2.2.1 Quan điểm về quản lý rác thải nông thôn nói chung hiện nay
Xã hội ngày một phát triển thì lượng rác thải trong sinh hoạt ngày mộttăng lên và đa dạng về chủng loại Tuy nhiên chúng ta không thể để mặc cholượng rác thải tăng lên mà không làm gì Vì vậy, chúng ta cần duy trì một hệsinh thái cần thiết cho quá trình sản xuất và đời sống con người
Tất cả các loại rác thải cần phải được thu gom và xử lý Nếu không thểthu gom xử lý với quy mô lớn hay trên diện rộng thì chúng ta có thể từngbước xử lý với quy mô nhỏ Bước đầu chúng ta chưa đủ kinh phí, công nghệcũng như nguồn nhân lực nên cần thu gom và xử lý tại chỗ Chúng ta có thểkhuyến khích nhân dân tự thu gom và xử lý theo qui mô hộ gia đình Một khichúng ta có đủ kinh phí, trang thiết bị thu gom thì chúng ta có thể tổ chức thugom trên diện rộng ở địa bàn nông thôn và đến khi có đủ công nghệ hiện đạithì rác thải sẽ được thu gom và xử lý triệt để hơn
Ở Việt Nam chúng ta, rác thải thường không được phân loại và tất cảcác loại rác thải hầu như trộn lẫn vào nhau và điều này sẽ rất khó cho việc xử
lý “Ở nước ngoài trong quá trình thu gom rác đã được sơ bộ phân loại: thủytinh, kim loại, chất dẻo, giấy thải được đem đi tái chế tại các nhà máy nên quátrình xử lý rác lên men đơn giản hơn” Do vậy, rác thải được xử lý tại chỗcũng cần được phân loại để tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để ủ làm phân bóncho cây trồng Riêng các loại rác thải rắn không phân hủy được sẽ được tiếp
Trang 27tục phân ra thành hai loại: một loại có thể tái sử dụng được và một loại bỏ đi
Chúng ta có thể rác hữu cơ bằng hai cách sau:
Một là ủ trên nền đất: Cần làm nền chắc, có thể lát gạch hay xi măng.Xếp nguyên liệu trên nền dầy 30-40cm Sau đó rắc hỗn hợp chất gây mengồm 20% phân chuồng, 2-3% lân, 1-2% vôi bột (so với nguyên liệu) Cứ tiếptục như vậy đến khi lớp phân dày khoảng 1,5m thì rắc lên một lớp đất bột 10-15cm; Phủ rơm rạ, đảo kỹ và đánh đống lại, giẫm chặt; Sau đó phủ đất 15-20cm và tưới nước cho đủ ẩm Mặt trên đống rác ta ấn cho xẹp xuống và chọcthủng một lổ để khi tưới nước ngấm vào nguyên liệu (Nguyễn Trần NhẫnTánh, 2006)
Hai là ủ trong hố: đào hố sâu khoảng 1-1,5m, rộng 1,5-3 Xếp nguyênliệu vào hố giống như cách ủ trên nền đất cho đến khi lớp phân dài 0,5-1m,sau đó trát bùn lên đóng phân có chừa vài lỗ cho đủ ẩm thường xuyên (70-80%) (Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2006)
Cả 2 trường hợp trên cần tránh mưa nắng bằng cách đậy nylon hoặclàm mái che Sau khi ủ từ 2-2,5 tháng thì có thể dùng để bón như phânchuồng (Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2006) Đối với rác thải ở các khu chợ nhỏnông thôn hay cụm tuyến dân cư thì cần có đội thu gom và có một bãi rácriêng để tập trung và xử lý Dân số và mật độ dân số ngày càng đông thì áplực về ô nhiễm môi trường ngày càng tăng Vì vậy trong tương lai cần đầu tưnhững dụng cụ thiết bị thu gom rác trong địa bàn dân cư cũng như ở các chợ
Trang 28Yếu tố quan trọng cho thu gom rác thải nông thôn là chính quyền xã vàhuyện cần có kinh phí để duy trì cho hoạt động này thường xuyên như chi phímua phương tiện vận chuyển, dụng thu gom, bảo hộ…
Rác thải trong các chợ nhỏ nông thôn và cụm tuyến dân cư cần có độithu gom rác để tập trung rác thải ra bãi rác chính Đội thu gom có thể từ 2-4người và thực hiện thu gom hàng ngày Rác thải từ các hộ dân trong các khuvực chợ hoặc từ các khu vực bán hàng trong chợ điều phải được cho vào bọcnylon tránh để bừa bãi làm lây lan và phát sinh mầm bệnh Bãi rác tập trungkhông được gần khu vực chợ hay khu dân cư quá và cũng không nên xa quá
để tiện cho việc vận chuyển rác
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý rác ở một số địa phương trên toàn quốc và trên thế giới
2.2.2.1 Mô hình thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ởkhu vực nông thôn, nghề chính là làm ruộng Trong chính sách mở cửa đểphát triển kinh tế ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung theo hướngCNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôiphục và hoạt động trở lại, cùng nhiều Trung Tâm thương mại, chợ lớn nhỏmọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động.Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thayđổi Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinhnhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinhhoạt, rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ
Hiện tại, nông thôn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủyếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch
vụ nông nghiệp, nông thôn Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài mộtphần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trongđường làng, ngõ xóm Vì thế cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung
Trang 29để có biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT) Việcxây dựng chuồng trại chăn nuôi chưa hợp lý, chăn thả gia súc tự do, cho nênchất thải từ chăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nôngthôn hiện nay Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thải ra một lượng đáng kể
vỏ bao bì gồm: túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trênđồng ruộng, kênh mương, ao hồ sau khi sử dụng Bên cạnh đó, thực trạnghoạt động sản xuất của phần lớn làng nghề, xã nghề đều ở quy mô nhỏ, côngnghệ sản xuất lạc hậu và chưa được quan tâm tới vấn đề xử lý ô nhiễm môitrường Khối lượng chất thải rắn không được thu gom hoặc thu gom đạt tỷ lệthấp đã gây nên tình trạng chất đống bừa bãi ra trục đường giao thông, kênhmương, ao hồ Ngoài ra, do đời sống của người dân nông thôn ngày càngđược nâng cao, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều dẫn đến lượng chất thảităng và chưa được thu gom và xử lý triệt để Vì vậy, môi trường nói chung vàchất thải rắn tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rấtcần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân
Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lýchất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vàocông tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững địa phương Mô hình được
áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã Thành lập một tổ thu gom rácthải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý củachính quyền xã hoặc thôn Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vậtdụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi
Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có tráchnhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã Rácthải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộcđịa giới hành chính của thôn, xã Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiệncác công đoạn xử lý tiếp theo Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên
Trang 30lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quảkinh tế.
Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồnphát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vựcdân cư và nên khuất gió Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải
và điều kiện của từng địa phương Bố trí bãi chôn lấp cách xa nguồn nướcmặt, các dòng chảy Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầmbằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp Các yêu cầuthiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúngquy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác Lớplót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên.Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m
Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thànhnhững ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấp Rác thảisau khi được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cmlên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên Mỗi lớp rác thảiphải được đầm nén 5-6 lần Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cmrồi lại đầm nén Mỗi ô hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo.Phun hoá chất diệt côn trùng và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trướckhi phủ đất lên trên Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng Đây làphương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ cácquy định về bảo vệ môi trường Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằngtiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệsinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trựctiếp thu gom và xử lý chất thải
Trên địa bàn nông thôn Thái Bình hiện nay đã có nhiều nơi áp dụng môhình trên như: thôn Hiệp Lực, làng Lộng Khê, xã Quỳnh Minh, xã An Đồng,huyện Quỳnh Phụ, xã Thuỵ Sơn, xã Thái Dương, huyện Thái Thuỵ Đến nay
Trang 31đội vệ sinh môi trường tại các thôn, xã này đi vào hoạt động ổn định, các độiviên đều tự nguyện, nhiệt tình vừa làm vừa tuyên truyền vận động để mọingười hiểu và ủng hộ cùng tham gia Đảng uỷ, HĐND, UBND các xã nhậnthức được nhu cầu cấp bách của việc thu gom rác thải, kịp thời đề ra các chủtrương, quyết định về quy mô, hình thức tổ chức, mức đóng góp của nhândân Điều quan trọng là phải lựa chọn mô hình phù hợp, chỉ đạo chặt chẽ việcxây dựng mô hình, quy hoạch hợp lý bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh Ngoài
ra cần tạo được sự ủng hộ, hưởng ứng của các tổ chức chính trị - xã hội (Đoànthanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người Caotuổi ) cùng tham gia vào các phong trào hoạt động gìn giữ, bảo vệ môi
trường tại địa phương (Nguyễn Hồng Quang Nhân dân, ngày 4/1/2004, tr.5)
2.2.2.2 Mô hình thu gom và xử lý rác thải nông thôn tại thôn Đình Sen –
Xã Nghĩa Hưng – Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc
Nghĩa Hưng là một xã thuần nông thuộc huyện Vĩnh Tường có diệntích đất tự nhiên 450ha Toàn xã có 7 thôn với 1450 hộ, 7560 nhân khẩu Kếtcấu hạ tầng của địa phương đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng,không đáp ứng với tiến trình phát triển kinh tế Nguồn rác thải hàng ngày chủyếu là từ sinh hoạt, chăn nuôi, nông nghiệp, các nghề phụ, chợ của địaphương Trong khi đó xã vẫn chưa có đội VSMT nên rác thải vẫn đượcngười dân vứt tự do ra môi trường
Khối lượng các loại rác thải rắn sinh hoạt 1632 tấn/năm, rác thải từnông nghiệp 10.489 tấn/năm, rác thải từ chăn nuôi 5.350 tấn/năm, rác thải rắnxây dựng từ136-1008 tấn/năm, rác thải rắn nguy hại từ sinh hoạt 980tấn/năm.Nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, mớiđây UBND xã Nghĩa Hưng phối hợp với Hội Nông dân tỉnh mở 3 lớp tậphuấn, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường cho 450 nông dân ,nội dungtập huấn tuyên truyền tập trung vào việc xây dựng mô hình nông nghiệp sinhthái (quy trình xây dựng nhà vệ sinh, nhà trẻ, trường học đạt tiêu chuẩn; quy
Trang 32trình xây dựng hầm biôgas, quy trình ủ, bón phân vi sinh…), bảo vệ môitrường, quản lý và sử dụng đất đai, hướng dẫn kỹ thuật tập trung, thu gom, xử
lý rác thải Thông qua 3 lớp tập huấn trên, tháng 10/2007 xã Nghĩa Hưng đãtriển khai xây dựng mô hình thí điểm đội vệ sinh môi trường tại thôn ĐìnhSen Đội gồm 20 người, hoạt động 2 lần trên tuần, địa điểm tập trung rác tạiđầu mỗi ngõ, phí đóng góp 1000đ/khẩu/tháng Xã đã hỗ trợ cho Đội vệ sinhmôi trường thôn Đình Sen 10 xe chở rác, 20 bộ quần áo bảo hộ, 20 đôi găngtay, 20 đôi ủng bảo hộ, 10 xẻng, 10 chổi vệ sinh, 10 quốc chia Xã quy hoạch300m2 tại thôn Đình Sen để xây dựng bãi tập trung, xử lý rác của thôn vớiphương pháp xử lý là chôn, đốt Sau 1 năm hoạt động, điểm thu gom và xử lýrác thải nông thôn tại thôn Đình Sen bước đầu đã cho hiệu quả rõ rệt Cảnhquan (đường làng, cống rãnh ) trước khi có mô hình rất bừa bộn, mất vệsinh, địa điểm, thời gian vứt rác tự do nhiều, không tập trung, không khí ngộtngạt Sau khi có mô hình thu gom, xử lý rác thải cảnh quan trong thôn rấtthông thoáng, địa điểm, thời gian vứt rác tập trung, theo lịch, không khíthoáng đãng, người dân đã có ý thức về môi trường
Mô hình điểm thu gom và xử lý rác thải nông thôn Đình Sen không chỉmang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường mà nó còn mang lại lợi ích mọimặt về lâu dài, từ đó có thể tác động lên ý thức, hành vi của mỗi người dân,đặc biệt là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nghĩa vụ của cáccấp, các ngành Sau nữa là giảm chi phí khắc phục môi trường cho nôngnghiệp, người dân, tăng đầu tư, cải thiện sức khoẻ, tăng thu nhập tại chỗ chođịa phương, người dân sở tại, tạo nên sự phát triển môi trường sinh thái bền
vững góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, xanh- sạch- đẹp (Nguyễn Hoàn 08:06:12, 15/10/2008)
2.2.2.3 Kinh nghiệm quản lý rác thải của Bắc Giang
Năm 2008, UBND huyện Lạng Giang quyết định dành 1,59 tỷ đồngkinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hỗ trợ 159 làng văn hóa cấp tỉnh và cấp
Trang 33huyện để xử lý rác thải Có thể nói đây là động thái tích cực trước thực trạngmôi trường ở khu vực nông thôn đang bị ô nhiễm, góp phần động viên ngườidân từng bước xây dựng nếp sống văn hóa; thay đổi nhận thức và ứng xử đốivới môi trường sống Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng hiệuquả nguồn kinh phí này ?
Theo hướng dẫn của cơ quan chức năng huyện thì số tiền này đượcdùng vào việc hỗ trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn lấp, táichế rác thải quy mô cấp xã, vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp
vệ sinh, hỗ trợ mua sắm các phương tiện phục vụ các hoạt động trên Tuynhiên, qua tìm hiểu ở một số địa phương thì thấy cán bộ xã đều rất băn khoăn
về việc sử dụng số tiền hỗ trợ nói trên Tại xã An Hà, ông Nguyễn XuânĐoan, Chủ tịch UBND xã cho biết xã hiện có 7/13 làng văn hóa cấp tỉnh vàcấp huyện Trước đây, học tập một số nơi, xã đã hỗ trợ bà con xây 14 bể chứarác thải sản xuất (chai lọ thuỷ tinh, vỏ kim loại chứa thuốc bảo vệ thực vật) tạicác cánh đồng Sau một thời gian sử dụng, các bể chứa này bị đầy trong khiloại chất thải này không tự phân huỷ được, cũng chẳng biết thu gom vậnchuyển đi đâu Những người bán phế liệu, trẻ chăn trâu bới tung các bể ráclên làm vương vãi chất thải ra ngoài gây ô nhiễm và mất an toàn cho nhữngngười làm đồng gần đó Vì thế hầu hết các bể này sau đó đã bị đập bỏ Vớimức kinh phí hỗ trợ 10 triệu đồng/mỗi làng văn hóa, dự kiến xây ba bể ở mỗilàng, mỗi bể có sức chứa 1,5 m3 thì chẳng mấy mà đầy và rất dễ lặp lại tìnhtrạng như các bể xây ngoài đồng trước đây Hiện xã đã quy hoạch 4 bãi ráctập trung trong đó đang xây dựng và sắp đưa vào sử dụng một bãi rác có diệntích 2000 m2 với kinh phí đầu tư 200 triệu đồng do huyện hỗ trợ Vì thế việc
bố trí bể hoặc hố rác rải rác ở các thôn là không cần thiết, khó phát huy tácdụng, hiệu quả lâu dài
Tìm hiểu tại xã Mỹ Thái, ông Nguyễn Văn Mùi, Phó Chủ tịch UBND
xã cho hay lâu nay hội phụ nữ và đoàn thanh niên của xã vẫn thường xuyênphân công nhau đảm nhiệm việc quét dọn, thu gom, đốt hoặc chôn lấp rác thải
Trang 34tại chỗ Mặt khác mỗi gia đình hiện nay cũng đã tự đốt hoặc chôn lấp mộtphần rác Nếu xây bể hoặc làm hố thì lại phải đem đổ rác tập trung vào mộtchỗ, sau một thời gian mới đem ra đốt hoặc chôn lấp, mất thêm công và rất dễhình thành thêm các điểm ô nhiễm mới Bố trí hố hoặc bể rác ở đâu cũng làmột vấn đề bởi diện tích đất canh tác cũng như đất ở của nhân dân rất hạnchế Vì chưa có người chuyên làm công việc thu gom nên nếu bể ở xa khudân cư thì rất dễ xảy ra tình trạng có bể mà không có rác do người dân ngạiđem đổ trong khi khắc phục thói quen xả rác tự do của người dân là một việclàm không chỉ trong ngày một ngày hai
Tại xã Tân Dĩnh, mặc dù chính quyền xã rất dày công trong việc vậnđộng nhân dân thiết lập trật tự về môi trường nhưng vấn đề xử lý rác thải vẫnrất bức xúc và chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả
Để tránh lãng phí, đầu tư dàn trải, cấp ủy, chính quyền và cán bộchuyên môn về môi trường các xã, thị trấn cần có sự cân nhắc, tính toán thật
kỹ để lựa chọn biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường phù hợp điều kiện thựctiễn từng nơi Trước mắt nên tuyên truyền mạnh mẽ để cán bộ và nhân dânnâng cao nhận thức, tự giác giữ gìn bảo vệ, xây dựng môi trường, cảnh quanxanh, sạch, đẹp; tổ chức lao động tập thể để huy động các tầng lớp nhân dântham gia làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trường học, chợ… Đồng thời nêntập trung xử lý rác thải tại các nơi mật độ dân cư cao như thị trấn, thị tứ, cáckhu chợ, làng nghề Đối với các thôn có địa bàn rộng, thoáng nên vận động,hướng dẫn nhân dân tự phân loại, xử lý rác thải, chất thải ngay tại gia đình
Về lâu dài, mỗi xã, thị trấn cần xây dựng các bãi rác tập trung, thànhlập các đội chuyên làm vệ sinh môi trường, khuyến cáo nhân dân sử dụng một
số chế phẩm sinh học trong xử lý rác thải theo quy trình có sự hướng dẫn củacán bộ chuyên môn, dần khắc phục tình trạng chỗ nào cũng có thể thành bãirác như đã từng thấy ở một số nơi
2.2.2.4 Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây
* Xây dựng mô hình quản lý rác thải tại xã Kim Chung
Trang 35Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn, đã có nhiều cơquan nghiên cứu giải quyết, trong đó có tổ chức từ thiện nước ngoài YWAM
có đề án giải quyết vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam Nguyên tắc của
tổ chức này là không đầu tư 100%, mà cần có sự đóng góp của chính quyềnđịa phương và người dân Để thực hiện dự án quản lý và xử lý rác thải tạithôn Lai Xá - xã Kim Chung cần khoản kinh phí đầu tư xây dựng và vậnhành mô hình khoảng 400 - 500 triệu VN đồng (kể cả chi phí cho tuyêntruyền và tập huấn)
Các bước tiến hành xây dựng mô hình
- Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của địaphương
- Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thugom, xử lý rác
- Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện
- Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng
hộ và phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thựchiện dự án Địa phương dành 1.500m2 tương lai 3.000m2) để xây dựng môhình tại địa điểm thích hợp xa nhà dân
- Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác
Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vàothùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố
- Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựachọn, phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đảo rác
- Xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo qui trình công nghệ củacác nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quy trình quản lý
Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi giađình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây ),một thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nilon, vỏ
Trang 36sò, vỏ ốc ) Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tậpkết Ở đây, rác được tiếp tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ Phần hữu cơđược trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ Chế phẩm
vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩynhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồimuỗi Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3
Thôn Lai Xá có khoảng 5.000 dân, lượng rác thải khoảng 3 tấn/ngày
Do kinh phí ít nên trạm xử lý rác không thể đầu tư máy móc qui mô lớn như
có băng truyền hoặc máy nén khí Do lượng rác thải hàng ngày ít, nên không
có hệ thống bơm khí cung cấp oxy làm cho quá trình phân hủy nhanh Để giảiquyết lên men ủ rác với các vi sinh vật hiếu khí, chịu nhiệt, đảm bảo phân hủyrác triệt để, các giải pháp khắc phục như sau: xây 4 bể ủ rác, mỗi bể dung tích
30 - 40m3 Để làm đầy được 1 bể cần thời gian khoảng 10 - 12 ngày, rác đượcnạp dần dần có phối trộn BioMicromix, chiều cao của khối ủ khoảng 1,2 -1,5m, có đảo trộn, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển Thời gianlên men trong bể kéo dài từ 40 - 50 ngày, nghĩa là sau khi làm đầy 3 bể cònlại thì quay về bể đầu tiên Khi quá trình ủ đã kết thúc, đống ủ xẹp xuống,nhiệt độ xuống dưới 40o rác được chuyển ra sân phơi cho khô, sau đó đượcđưa vào nghiền và sàng phân loại Phần hữu cơ (mùn) tận dụng làm phân bón.Nước rác được thu gom vào bể chứa qua hệ thống rãnh, khi khối ủ bị khôdùng nước này để bổ sung
Các chất vô cơ được phân loại, phần có thể tái chế (thuỷ tinh, nilon, sắtthép ) được thu gom lại để bán cho các cơ sở tái chế; phần không tái chếđược (sành sứ, vỏ ốc, ) được đem đi chôn lấp Gạch ngói vỡ dùng để san nềnhay bê tông hóa, lát kè đường đi, xây mương Qui trình công nghệ xử lý rácthải ở qui mô làng xã có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới
Trang 37Sơ đồ 2.6 Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá xã Kim Chung
huyện Hoài Đức - Hà Nội
Sơ đồ 2.7 Qui trình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện
Hoài Đức - Hà Nội
Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá đã được xây dựng xong
và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003 Mô hình trên đã được Tổ chức YWAM
Nghiền sàng
Rác gia đình
Trang 38cùng chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá rất tốt Mô hình hiện nayvẫn đang hoạt động bình thường.
Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở qui
mô nhỏ Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, khôngtốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuấtphân bón phục vụ cho nông nghiệp Mô hình trên có thể triển khai và nhânrộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vàomôi trường trong sạch Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộtrong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnhrác vứt bừa bãi
Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn nay ởnước ta Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng có thể xây dựng được một cơ
sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày
Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình xử lý rác ở thôn Lai Xá cho thấy, để
mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dânthay đổi thói quen vứt rác bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan
trọng, quyết định sự thành công của mô hình (Tăng Thị Chính Viện Công nghệ môi trường, Viện KH&CN Việt Nam)
2.2.3 Tình hình quản lý rác thải nông thôn Việt Nam
Ở Việt Nam, thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiềutiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi Hiện nay, ở khuvực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường Còn ở khu vựcnông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác trànngập khắp nơi Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạtđược những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theohướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt choviệc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc
Trang 39thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại.Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người
Hiện nay, rác thải nói chung, trong đó có rác thải nguy hại đang trởthành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở phạm vi cả nước và ở HảiDương Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dưluận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặcbiệt là ngành môi trường Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải mộtsớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập
và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ Những khó khăn chủ yếu là:
Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rácthải độc hại là rất lớn Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồnngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của cácChính phủ và tổ chức phi chính phủ Hiện nay, nhiều địa phương ở tỉnh ta đã
có quy hoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãichôn lấp và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên khôngthực hiện được
Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trựctiếp làm công tác này còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng và hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải.Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đếnviệc xử lý rác thải Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâurộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyênngành
Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệmôi trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liênquan đến việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nôngthôn, khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưathấm sâu vào đời sống xã hội Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạochưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện công tác này
Trang 40Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành cònkém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải Hoạt động giám sát củacác cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở cấp địa phương cònlỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ thống chếtài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia vàolĩnh vực này.
Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt làrác thải độc hại ở các địa phương, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng
mà chất lượng dịch vụ cũng còn chưa cao Bên cạnh đó, các địa phương cònkhó tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác
thải độc hại (Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo thiennhien.net, 1/10/2008)
2.2.4 Chủ chương chính sách của nhà nước về vấn đề quản lý rác thải
Chính phủ Việt Nam năm 1999 đã có Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg
về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại; Bộ Tài nguyên và Môitrường đã ban hành Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số12/2006/TT-BTNMT về việc ban hành Danh mục và quản lý đối với chất thảinguy hại, và việc xử lý đối với loại chất thải này phải tuân thủ theo một quytrình nghiêm ngặt để tránh gây ra những hậu họa tiềm ẩn cho môi trường vàcon người (Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo thiennhien.net, 1/10/2008)
Chương trình mục tiêu quốc gia về môi trường và vệ sinh môi trườngnông thôn giai đoạn 2006 – 2010 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2005, Chương trình mục tiêu quốc gia về môi trường và vệ sinh môi trườngnông thôn giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội)
2.2.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Quản lý nước sinh hoạt nông thôn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang (Luận văn thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thế Hùng) Đề tài nghiên cứu phân
tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về quản lý có hiệu quả nước sinhhoạt nông thôn huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang