Theo ý kiến một số nhà chuyên môn và cán bộ chính quyền, đối với rác trong thôn xóm thì mỗi thôn cần có 1 hố rác hoặc bể chứa rác. Nơi đây sẽ là nơi tập trung đổ rác của thôn. Sau 1 tuần hoặc nửa tháng, lượng rác đầy thì mang đến bãi rác quy định. Đối với rác ngoài đồng nên xây dựng bể nổi nhỏ ở những chỗ thuận lợi cho việc thải rác như lối ra của cánh đồng. Mọi chai lọ, túi ni lông, hộp thuốc trừ sâu phun xong được gom đổ vào đó, khi nào nhiều thì mang đi đổ hay xử lý chôn... Đồng thời mỗi xã cần xây dựng một nơi đổ rác cho nhân dân trong quy hoạch xây dựng của địa phương mình. Những nơi đổ rác phải đảm bảo hai yếu tố là xa khu dân cư và không gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên một thực trạng chung đang tồn tại ở các thôn đó là người dân chưa có ý thức về việc đổ rác đúng mới quy định. Hay nói một cách khác là việc đổ, vứt rác diễn ra bừa bãi, không có ý thức và không thể kiểm soát.
Bảng 4.4 Số điểm đổ rác trên địa bàn nghiên cứu.
Tên thôn Số điểm đổ rác Diện tích/điểm hưởng lợi% Số hộ Thôn Trung Tâm Thôn Trụ sở Thôn Minh Thủy Thôn 4 Thôn 9 Thôn 12 2 1 0 0 1 1 3 – 5 m2 3 – 5 m2 0 0 3 – 5 m2 3 – 5 m2 >30% <10% 0 0 <10% <20%
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Ở thôn Trung Tâm với 128 hộ dân và 498 nhân khẩu, mật độ dân cư sinh sống lại đông đúc nhưng chỉ có 2 điểm đổ rác, điều đáng nói ở đây là 2 điểm đổ rác này với số hộ hưởng lợi ước tính theo số hộ sử dụng trên số hộ điều tra là trên 30% hộ, vậy con số gần 70% hộ còn lại đổ rác ở đâu chứ
chúng ta chưa muốn nói đến việc liệu với lượng rác khổng lồ tồn ra hàng ngày của 128 hộ dân thì với 2 điểm đổ rác là có chứa đủ không. Khi vào thôn điều dễ bắt gặp nhất là một đống rác rất to ở ngay ngã 3 Trung Tâm thôn cũng là Trung Tâm xã. Với đủ mọi loại màu sắc, mùi hôi thối thì không cần phải kể ra, ruồi nhặc rất nhiều. Điều này phản ánh việc đổ rác hay hình thành nên các điểm đổ rác là theo thói quen, theo sự tiện tay của người dân, một người bê xô rác bạ đâu là đổ đấy, không suy nghĩ. Một người đổ rồi thêm nhiều người đổ lâu dần hình thành nên một điểm đổ rác. Xong những điểm đổ rác này với diện tích rất hạn chế, nó có thể được hình thành nên từ một hố tự nhiên, từ một hố do người dân đào nhưng không sử dụng lâu ngày người dân sẽ biến nó thành điểm đổ rác, những điểm đổ rác này vì thế mà rất nông không quá 1m và diện tích lại nhỏ chỉ khoảng từ 3 đến 5 m2 với diện tích và độ sâu này thì sức chứa rác là rất hạn chế, lâu ngày rác xẽ đầy và một ngịch cảnh sẽ diễn ra đó là; Những người dân thụ hưởng tại những điểm đổ rác này lại trở thành những người chịu tác động của sản phẩm mình đổ ra, bởi nguyên nhân rất đơn giản đó là sức chứa rác của những điểm chứa này rất hạn chế cho nên rác bị chàn ra ngoài, chó mèo, gà… chúng sẽ công đi nơi khác, rồ mùi hôi thối, ruồi nhặng, vi sinh vật gây bệnh tạo nên các bệnh ngoài da, bệnh cho trẻ con, người già, bệnh về mắt…Qua đây cần phải xem xét và xây dựng được những điểm đổ rác đáp ứng những tiêu chuẩn cấn thiết, tôt nhất với những điểm đổ rác này cần đáp ứng về vị trí thuận tiện, về diện tích đảm bảo chứa đựng rác, có thể xây bao kè để rác không bị nước mưa, chó, gà… làm ảnh hưởng đến các hộ dân quanh đấy.
Có điểm đổ rác đã là một chuyện nhưng có thôn lại không có cả điểm đổ rác. Ngay ở thôn Minh Thủy với số dân đông nhất 194 hộ dân với 880 nhân khẩu nhưng lại không có lấy một nơi đổ rác trong thôn. Vậy câu hỏi được đặt ra là rác được đổ ở đâu, với lại rác đâu có phải là vấn đề mới, con người sinh ra là rác được sinh ra. Ở các hộ dân sống trong thôn rác đối với họ vẫn là một khái niệm xa xôi, hầu như mọi người vứt rác ngay trong nhà mình,
có chăng đi nữa là sau nhà, xa hơn nữa là bờ rào và tiên tiến hơn nữa là có nhà tự đào cho mình một hố rác và rác được đổ ở đấy. Tất cả những điều này chỉ có thể là tạm thời, vì với tốc độ phát triển như hiện nay thì ngay tại nông thôn thì rác thải sớm muộn cũng trở thành vấn đề cấp bách. Khi mà quỹ đất ngày càng bị thu hẹp lại thì khi đó những điểm đổ rác lại trở thành những vấn đề thực sự của mỗi cấp, do khi đó nhu cầu đổ rác của người dân sẽ tăng lên nếu không đáp ứng được những điểm đổ rác cần thiết thì tình trạng rác trên đường, trên các kênh mương, thậm trí ngay những nơi công cộng như UBND người dẫn vẫn không ngại ngần gì mà thẳng tay đổ rác ra đó. Nhận thấy trước mắt cần tạo dựng được các điểm đổ rác từ đó khuyến khích người dân ra đó đổ rác nhằm tập trung rác để thu gom, phân loại và xử lý tốt hơn.
Có thể thấy các điểm đổ rác hiện nay ở các thôn đa số là do tự phát, do một vài hộ dân đổ lâu ngày rồi hình thành nên. Nó chưa có tính tập trung, chưa đảm bảo được yêu cầu tối thiểu về một điểm chứa rác. Mất cảnh quan, mất vệ sinh môi trường là các yếu tố thường thấy ở những điểm đổ rác này.
4.1.2.3 Tình hình chung về rác thải của các hộ dân
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc... rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sống của nhiều người dân nông. Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao và luôn được đáp ứng kịp thời. Song bên cạnh các mặt tích cực ấy là lượng rác thải ra ngày càng lớn, rác thải ở nông thôn với đủ các thành phần dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học: lá rau, lá cây, vỏ quả, túi nilon, chai lọ nhựa, thủy tinh, gạch, ngói, vỏ hến, vỏ sò…
Bảng 4.5 Đánh giá chung về vật dụng đựng rác của hộ điều tra
Stt Số hộ Tỷ lệ
(%) Loại vật dụng Đánh giá
1 17 28,33 Bao tải (vỏ bao bì
xi măng, phân…)
Nhẹ, tương đối bền, sức chứa lớn, di chuyển dễ dàng, có thể dùng một hoặc nhiều lần.
2 0 0 Xô, chậu nhựa
Nặng, độ bền cao, sức chứa trung bình, di chuyển dễ, dung nhiều lần 3 8 13,33 Sọt đan bằng tre, nứa Nhẹ, độ bền tương đối, sức chứa lớn, di chuyển dễ, có thể dung nhiều lần 4 35 58,34 Không có loại vật dụng nào Tổng 60 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Được biết trong 10 hộ ở thôn Trung Tâm thì 8 hộ là có bao bì, 2 hộ là có sọt đan bằng tre nứa. theo các hộ dân trong thôn thì hầu hết số hộ dân trong thôn là có vật dụng đựng rác. Một phần cũng do đặc điểm sinh sống của người dân trong thôn, ở đây quỹ đất ở của mỗi hộ là nhỏ, các nhà dân san sát nhau, mật độ nhà ở dầy đặc. Chính điều này mà mỗi hộ dân cần có một vật dụng đựng rác cho nhà mình. Cũng vì đặc điểm sống mà các hộ dân ở các thôn khác hầu như không có vật dụng đựng rác. Ở các thôn này mật độ nhà dân thưa thớt, các hộ dân có vườn rộng vì thế đây cũng được xem như bãi rác của nhà hộ. Rác thải của các hộ dân này chủ yếu là được đổ thành đống, đổ tấp vào các bờ rào, đổ ra đường, đổ ra vườn.
Trong đó có 28,33% số hộ sử dụng bao tải (là các vỏ bao bì xi măng, phân bón..) để chứa rác trong gia đình, các vật liệu này thường nhẹ, tương đối bền, sức chứa lớn, di chuyển dễ dàng, có thể dùng một hoặc nhiều lần. Nhận thấy cần phải khuyến khích người dân sử dụng loại vật dụng này vì sự tiện lợi mà nó đưa lại.
Có 13,33% số hộ dân sử dụng sọt đan bằng tre nứa để chứa rác trong gia đình, các vật liệu này thường nhẹ, độ bền tương đối, sức chứa lớn, di chuyển dễ, có thể dung nhiều lần. Đây là loại vật dụng lý tưởng cho đựng rác ở hộ gia đình vì các tính năng của nó.
Còn có 56,34% số hộ không có vật dụng đựng rác. Điều này cho thấy một thực trạng trong quản lý rác thải nông thôn đó là người dân vẫn đang còn rất tự nhiên trong việc vứt xả rác, chưa có ý thức cao về công tác quản lý rác thải ở ngay khâu đầu tiên đó là thu gom rác. Thiết nghĩ mỗi hộ dân tự trang bị cho gia đình mình một vật dụng chứa rác để chứa rác thải của gia đình mình thải ra thì các khâu sau này của quản lý rác thải như phân loại và xử lý sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
4.1.3 Loại rác thải và lượng rác thải trên địa bàn xã 4.1.3.1 Đối với rác thải sinh hoạt
a. Rác thải từ các hộ dân
Một câu hỏi được đặt ra và hỏi cho các hộ dân là: “Lượng rác thải sinh hoạt nhà bác thải ra trên một ngày là bao nhiêu (kg) nếu hỏi trực tiếp thì không có một câu trả lời nào cả, đa số hộ dân đều lung túng bởi vì từ trước đến nay họ chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ tính xem một ngày gia đình mình thải ra bao nhiêu kg rác thải. Song nếu tính trên tổng khối lượng rác thải ra trên một tuần thì ta được con số là 3,15 – 5 kg/tuần, tức 0,45 – 0,71 kg/ ngày. Đây là con số trung bình dựa trên số liệu tổng hợp của nhiều hộ dân. Do đặc thù về nghề nghiệp và mức sinh hoạt của người dân nông thôn là khác nhau, với các hộ gần Trung Tâm thì lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng ngày là sàn
sàn như nhau. Sự chênh lệch là không lớn lắm (số liệu điều tra của các hộ này ở thôn Trung Tâm là 4,5 – 5 kg/tuần tương đương 0,64 – 0,71 kg/ngày). Con số này lại khác với các hộ dân xa Trung Tâm, xa chợ. Ở thôn Minh Thủy là một thôn xa Trung Tâm, xa chợ, các hộ dân ở đây rác thải chênh lệch giữa các ngày bình thường và ngày có phiên chợ là tương đối lớn. Ngày bình thường rác thải ra là hầu như là rất ít khoảng 0,2 – 0,3 kg/ngày, nhưng ngày có phiên chợ thì lượng rác thải lại tăng lên gấp 2, gấp 3 từ 0,7 – 0,8 kg/ngày. Như vậy, một tuần có đến 3 hoặc 4 phiên chợ nên lượng rác thải ra trên một tuần của các hộ dân này là 3,15 – 3,85 kg/tuần, tức 0,45 – 0,55 kg/ngày.
Bảng 4.6 Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn
STT Tên thôn Đơn vị tính Số hộ Số lượng
(kg) 1 2 3 4 5 6 Trung Tâm Trụ sở Minh Thủy Thôn 4 Thôn 9 Thôn 12 Kg/hộ/ngày đêm Kg/hộ/ngày đêm Kg/hộ/ngày đêm Kg/hộ/ngày đêm Kg/hộ/ngày đêm Kg/hộ/ngày đêm 128 85 194 81 87 92 0,68 0,63 0,50 0,60 0,65 0,58 Trung bình Kg/hộ/ngày đêm 0,59
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Vậy nếu tính trung bình mẫu thì ta được con số 0,59 kg/ngày là lượng rác thải ra trên một ngày của hộ dân trên địa bàn nghiên cứu. Tính cho toàn xã thì lượng rác thải trung bình một ngày đêm thải ra là 1111 hộ x 0,59kg/ngày đêm = 669,77 kg/ngày đêm.
b. Rác thải từ các hoạt động thương mại - dịch vụ
Chợ họp vào các ngày chẵn, cách một ngày họp một ngày. Nếu ai đó mà đi chợ trưa có lẽ sẽ nhầm tưởng với một bãi rác, với đủ loại rác với đủ màu sắc, chủng loại. Có thể nói khối lượng rác thải ra từ mỗi phiên chợ như thế này là rất lớn với đủ các thành phần rác, từ rác hữu cơ đến rác vô cơ, từ
rác dễ phân hủy để rác khó phân hủy. Người quản lý chợ cho biết; “tôi không hiểu rác từ đâu ra mà lắm thế, mới sang ra còn sạch lắm thế mà đến trưa thì đã ra thế này đây”. Điều đó là đương nhiên bởi lẽ có hoạt động tức là có rác thải sinh ra. Rác chủ yếu từ các hàng quán mà ra, người bán vứt rác, người mua cũng vứt rác điều này là không thể kiểm soát được. Rác ở đây được quét dọc thu lại và đổ vào một hố rác khá lớn ở ngay góc chợ, hàng ngày rác đều được đốt ngay.
Trên địa bàn xã ngoài một chợ chính ra còn một hệ thống hơn 155 cửa hàng lớn nhỏ kinh doanh với đa dạng các mặt hàng nhằm phục vụ nhu cầu của bà con nhân dân trong xã. Đây là một nguồn rác lớn, vì các cửa hàng này mới chỉ mang tính chất buôn bán hộ gia đình nên cách thức quản lý rác thải cũng chỉ ở quy mô hộ.
4.1.3.2 Đối với rác thải nông nghiệp
Bảng 4.7 Phân loại rác thải nông nghiệp
Ngành Loại cây trồng vật nuôi Loại rác thải Hướng xử lý Cách làm Số hộ làm/số hộ điều tra Trồng trọt Lúa Ngô Mía Cao su Sắn Cây ăn quả
Chai lọ thuốc BVTV, vỏ bao bì phân bón, sản phẩm thừa từ cây trồng nói chung
- Đối với chai lọ thuốc bảo vệ thực vật chưa có cách xử lý cụ thể. 90 % - Sản phẩm nông nghiệp thừa được tận dụng lại. 100% Chăn nuôi Trâu bò Lợn Gà Phân, nước thải, vỏ bao bì thức ăn, vỏ trứng, lông vũ, xác chết gia súc gia cầm - Đào hố chứa để lộ thiên,
không che đậy 70%
- Đào hố ủ, xây hầm biôga 30% - Đối với xác chết, đào hố rắc vôi bột, chôn lấp 100%
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
90% số hộ điều tra chưa có cách xử lý chai lọ thuốc BVTV, chỉ có 10% số hộ còn lại xử lý nhưng cũng chỉ là ở mức rất thô sơ, điều này nói lên thực trạng chai lọ thuốc BVTV được vứt bừa bãi trên ruộng đồng, bất kỳ đâu chúng ta cũng bắt gặp những vỏ chai, bao bì thuốc BVTV.
100% sản phẩm nông nghiệp được tận dụng lại; Đó là các loại rơm rạ, rau củ thừa cho trâu, bò, lợn, gà ăn, phơi làm củi đun nấu. Điều này ở nông thôn được người dân tận dụng rất tốt, một phần do truyền thống lâu đời hình thành nên cách sống, một phần do điều kiện kinh tế tạo nên.
70% đào hố chứa phân, nước thải nhưng lại để lộ thiên, không có bất cứ gì che đậy. Đây là thực trạng thường thấy ở nông thôn, đa số người dân làm chuồng cho gia súc, gia cầm và các chất thải của chúng được cho ra ngay bên cạnh chuồng, cứ thế ngày qua ngày những chất thải này được môi trường phân huỷ và người dân lấy đó làm nguồn phân bón cho đồng ruộng. Xong điều đáng nói ở đây là những chất thải này để lâu ngày gây ra rất nhiều ô nhiễm như mùi hôi thối, nước thải ngấm vào nguồn nước nhất là kh trời mưa.
30% đào hố ủ, xây hầm Biôga, con số này chỉ vài năm gần đây và có xu hướng tăng lên do kinh tế ngày một phát triển, quy mô chăn nuôi của người dân tăng lên, nhu cầu sử dụng chất đốt cũng tăng…
100% xử lý xác gia súc gia cầm chết bằng các biện pháp đào hố có lót vôi bột cho xác chết xuống sau đó rắc thêm một lớp vôi nữa rồi mới chôn