Luận văn Thể loại concerto trong âm nhạc giao hưởng của các nhạc sĩ Việt Nam

86 1.8K 11
Luận văn Thể loại concerto trong âm nhạc giao hưởng của các nhạc sĩ Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục CHƯƠNG II 45 2.1 Một số đặc điểm về chủ đề : 46 2.1.1. Lấy chất liệu từ những ca khúc quen thuộc: 46 2.1.2 Lấy chất liệu từ làn điệu dân ca: 48 2.1.3 Sử dụng âm hưởng của âm nhạc dân gian: 50 2.1.4 Sử dụng kết hợp giữa chất liệu của âm nhạc Việt Nam với âm nhạc phương Tây :53 2.2 Hòa âm – phức điệu : 57 2.2.1 Hòa âm : 57 2.2.2 Phức điệu : 66 2.3 Thủ pháp phối khí : 73 2.4 Mối quan hệ giữa nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc: 75 Tiểu kết chương II 78 Kết luận chung 80 Tài liệu tham khảo 84 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Quá trình hình thành và phát triển âm nhạc thính phòng – giao hưởng cùng chung với con đường phát triển của nền âm nhạc mới Việt Nam, tuy xuất hiện muộn hơn, mới chỉ từ thập niên 60 của thế kỷ XX, còn trước đó chỉ là những tiền đề cần thiết cho loại hình nghệ thuật này. Âm nhạc thính phòng giao hưởng ở giai đoạn này là sự tiếp thu tinh hoa của âm nhạc thế giới dựa trên cơ sở nền tảng của âm nhạc truyền thống, làm phong phú cho nền âm nhạc Việt Nam bằng những hình thức, thể loại mới thông qua các nhạc khí phương Tây. Sự ra đời của âm nhạc thính phòng – giao hưởng đã thể hiện một bước mới của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam qua trình độ của các nhà soạn nhạc, trình độ biểu diễn của các nghệ sĩ cũng như công tác đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp. Các tác phẩm âm nhạc thính phòng giao hưởng Việt Nam không chỉ phong phú về hình thức và thể loại mà ngôn ngữ âm nhạc khá đậm đà bản sắc dân tộc để biểu hiện hình tượng đất nước, con người Việt Nam thời đại. Đề tài, nội dung phản ánh sôi động những sự kiện, con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hoặc những đề tài về lịch sử hay truyền thuyết của dân tộc. Song song là những đề tài về cuộc sống lao động xây dựng đất nước, là cảm xúc, trăn trở suy tư của tác giả trước những thay đổi của đất nước. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, sự giao lưu âm nhạc với nước ngoài được mở rộng, không chỉ những nước thuộc khối XHCN cũ mà cả những nước thuộc Tây Âu, Mỹ và các nước trong khu vực. Nền âm nhạc nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung của Việt Nam có cơ hội giới thiệu với các bạn bè năm châu. Các tác phẩm âm nhạc thính phòng và giao hưởng ở giai đoạn này có những bước phát triển mới, không những đa dạng về thể loại, thủ pháp sáng tạo mà còn phong phú về hình tượng cũng như ngôn ngữ âm nhạc. Ở thời kỳ này còn xuất hiện thêm loại hòa tấu nhạc cụ với dàn nhạc giao hưởng, nhạc cụ dân tộc cổ truyền với dàn nhạc giao hưởng – đó chính là thể loại concerto – thể loại mà ở trên thế giới đã được định hình và phát triển từ những năm cuối của thế kỷ XVII với những tác phẩm của Corelli, Händel, Vivaldi và Bach. Những tác phẩm Concerto của các nhạc sĩ Việt Nam tuy số lượng chưa nhiều nhưng cũng đạt được những giá trị nghệ thuật : Concertino cho Piano và dàn nhạc của nhạc sĩ Ca Lê Thuần, “Tuổi trẻ” của nhạc sĩ Chu Minh, “Tổ quốc tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Lượng, concertino cho violon và dàn nhạc của Nguyễn Đình Phúc, concerto cho đàn tranh với dàn nhạc giao hưởng của Quang Hải, concerto cho sáo trúc với dàn nhạc giao hưởng của Trí Thanh….Những tác phẩm thính phòng giao hưởng trong đó có concerto của 2 các nhạc sĩ Việt Nam không chỉ được biết đến trong nước, mà còn được biểu diễn, in ấn, thu âm ở nước ngoài. Vì thế nền âm nhạc thính phòng giao hưởng của Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã bước đầu được thế giới biết đến. Bên cạnh đó âm nhạc thính phòng giao hưởng Việt Nam cũng trở thành đối tượng được quan tâm nghiên cứu từ góc độ âm nhạc học, hay góc độ lịch sử phát triển trong các luận án, luận văn, khóa luận, tiểu luận của sinh viên khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy, trong các bài viết trên các báo, đài và gần đây nhất là các công trình cấp bộ và nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu thể loại concerto của các nhạc sĩ Việt Nam, một thể loại âm nhạc mới được phát triển ở Việt Nam sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.Với lý do đó trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu với đề tài: “Thể loại concerto trong âm nhạc giao hưởng của các nhạc sĩ Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu : - Mục đích chính của luận văn nhằm tìm hiểu những đặc điểm về hình thức, về bút pháp sáng tác và sự tiếp thu những phương tiện diễn tả của âm nhạc phương Tây với việc khai thác nguồn chất liệu dân tộc trong một số bản concerto tiêu biểu của các nhạc sĩ Việt Nam. - Rèn luyện năng lực nghiên cứu và giảng dạy bộ môn “Hình thức âm nhạc” cho chính bản thân người nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu : Những tác phẩm concerto của các nhạc sĩ Việt Nam có số lượng không nhiều và không phải tác phẩm nào cũng có điều kiện giới thiệu rộng rãi tới công chúng, nên việc tiếp cận với tác giả, nhạc bản hay âm thanh đều rất hạn chế. Chính vì vậy, trong luận văn của mình, chúng tôi sẽ không tìm hiểu được hết những tác phẩm concerto mà chỉ tìm hiểu một số tác phẩm đã được biểu diễn 3 trong và ngoài nước, được vang lên trước công chúng, trên Đài phát thanh và Truyền hình. Đó là các tác phẩm: - Concertino viết cho Piano và dàn nhạc GH “Tuổi trẻ” của NS Chu Minh - Concerto viết cho Piano và dàn nhạc GH “Tổ quốc tôi”của NS Nguyễn Đình Lượng. - Concerto viết cho Piano và dàn nhạc GH “Bất khuất” của NS Đỗ Dũng - Concerto Fantastic viết cho Violon và dàn nhạc GH của NS Phúc Linh - Concerto viết cho Violon và dàn nhạc GH của NS Đỗ Hồng Quân - Concerto viết cho Piano và dàn nhạc GH của NS Thế Bảo - Concerto viết cho Piano và dàn nhạc GH của NS Ca Lê Thuần 4. Lịch sử đề tài : - Công trình nhiều tác giả “Âm nhạc mới Việt Nam - tiến trình và thành tựu” (Viện âm nhạc 2000). ( Mục 4: Hòa tấu cho nhạc cụ và dàn nhạc, Chương 25 – 20 trang ) - Công trình nghiên cứu của nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung với đề tài “Âm nhạc thính phòng giao hưởng Việt Nam” (Viện âm nhạc 2001). ( Mục 4: Concerto cho nhạc khí với dàn nhạc, Phần II – Chương 2 – 43 trang ) - Nguyễn Thanh Trà – “Phân tích một số tác phẩm Piano và Violon viết ở những hình thức và thể loại lớn” – luận văn thạc sĩ nghệ thuật học ( Mục 4.1 Thể loại concerto 1 chương viết cho Piano và dàn nhạc – 16 trang ) - Vũ Tú Cầu – “Tìm hiểu một số tác phẩm viết cho đàn Piano ở thể loại concerto” - khóa luận tốt nghiệp Đại học lý luận 1996 ( 44 trang ) - Nguyễn Minh Tân – “Tìm hiểu bản concerto viết cho đàn Violon và dàn nhạc của NS Nguyễn Đình Phúc” - khóa luận tốt nghiệp Đại học lý luận 2001 ( 63 trang ) - Trần Ngọc Thanh – “Tìm hiểu bản concerto viết cho Piano và dàn nhạc của Ns Ca Lê Thuần” - khóa luận tốt nghiệp Đại học lý luận 2001 ( 61 trang ) 4 5. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn của chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp : thu thập tài liệu, thống kê, phân tích, so sánh và phân loại…sau đó là tổng kết để rút ra những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. 6. Bố cục luận văn : Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương : Chương I : Phân tích tác phẩm 1.1. Lịch sử phát triển của thể loại concerto 1.1.1. Những khái niệm về "Concerto" qua các thời kỳ 1.1.2. Đặc điểm của "Concerto" qua các thời kỳ a) Concerto cổ điển b) Concerto Lãng mạn c) Concerto thời kỳ cận Hiện đại 1.2. Concerto viết cho nhạc khí với dàn nhạc của các nhạc sĩ VN 1.2.1 Thể loại concerto 1 chương 1.2.2 Thể loại concerto nhiều chương 1.3 Hình thức Sonate 1.4 Một số hình thức khác Tiểu kết chương I Chương II - Đặc điểm âm nhạc 2.1 Một số đặc điểm về chủ đề 2.1.1 Lấy chất liệu từ những ca khúc quen thuộc 2.1.2 Lấy chất liệu từ làn điệu dân ca 2.1.3 Sử dụng âm hưởng của âm nhạc dân gian 2.1.4 Sử dụng kết hợp giữa chất liệu của âm nhạc Việt Nam với âm nhạc phương Tây 5 2.2 Hoà âm - phức điệu : 2.2.1 Hòa âm 2.2.2 Phức điệu 2.3 Phối khí 2.4 Mối quan hệ giữa nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc giao hưởng Tiểu kết chương II Kết luận chung. CHƯƠNG I 1.1. Lịch sử phát triển của thể loại concerto : (1) 1.1.1. Những khái niệm về "Concerto" qua các thời kỳ: Vào khoảng năm 1600, lần đầu tiên trong trường phái Viên, tên gọi “concerto” để chỉ chung các tác phẩm hoặc viết cho nhiều ban hợp xướng, hoặc phối hợp giữa thanh nhạc và khí nhạc. Cuối thế kỷ XVII, khái niệm “concerto” được coi như là một nguyên tắc thể loại để tạo nên các dạng như: concerto grosso, triosonate, các motet dành cho solo hay hợp xướng. Đỉnh cao của thể loại này là vào khoảng từ 1700 đến 1750, có các tác giả như: Corelli, Händel, Vivaldi và Bach. Từ lúc ra đời đến nay, concerto đã lần lượt mang nhiều ý nghĩa khác nhau: 1 Thể loại âm nhạc (Nguyễn Thị Nhung – NVHN 1993) và một số bài viết, bài dịch về “Lịch sử phát triển của thể loại concerto” trên internet. 6 a) Để gọi tên một tác phẩm viết cho một hay nhiều bè giọng hát có nhạc cụ đệm. b) Đó là một tác phẩm được viết cho vài nhạc cụ, trong đó có nhạc cụ diễn loại bè trầm đánh số (figured bass, basso continuo) và thường có giai điệu tương phản với các nhạc cụ khác. Thể loại concerto này tồn tại trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. : - Concerto grosso là một tác phẩm dàn nhạc có vài chương, trong đó, có những đoạn dành cho một nhóm nhạc cụ độc tấu diễn tấu tương phản với đoạn tutti do toàn thể dàn nhạc . - Concerto độc tấu là loại concerto mà chúng ta thường gặp ngày nay, trong đó, có một nhạc cụ độc tấu diễn tấu cùng dàn nhạc. Khái niệm này có từ đầu thế kỷ XVIII, và lúc đó, violon là nhạc cụ thường được dùng để độc tấu. Vào cuối thế kỷ XVIII, concerto độc tấu đã trở thành một thể loại thông dụng, và có nhiều concerto cho đàn phím được viết bởi C.P.E. Bach, Haydn và Mozart. Cũng có những concerto theo phong cách trên đây nhưng được viết cho nhiều nhạc cụ khác nhau, như: “Concerto cho Flute và đàn Harpe” (K.299) và “Concerto cho 2 đàn piano” (K.365) của Mozart. c) Khái niệm “Concerto” còn được các nhà soạn nhạc hiện đại dùng cho một nhóm nhạc cụ hòa tấu. Ví dụ: Concerto cho dàn nhạc của Belá Bartók. d) Concerto theo phong cách Ý (Concerto nach Italienischen Gusto) thường được gọi là “concerto Ý”, là một tác phẩm độc tấu của đàn clavecin, mô phỏng theo thể loại concerto độc tấu với dàn nhạc bằng cách làm nổi bật sự tương phản giữa nghệ sĩ độc tấu với phần “Tutti” . 1.1.2. Đặc điểm của "Concerto" qua các thời kỳ: a) Concerto cổ điển : 7 Thể loại concerto cổ điển được hình thành từ Mozart. Đó là một tác phẩm thường gồm 3 chương, có cấu trúc tương tự như một bản sonate hoặc giao hưởng. Mục đích chính của nhà soạn nhạc khi viết loại concerto này là nhằm vào nhạc cụ độc tấu, phần đệm do dàn nhạc gồm có bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và dây đảm nhiệm. Do đó, chất liệu chủ đề phải đảm bảo điều kiện tạo thuận lợi nhất cho nhạc cụ độc tấu, và dàn nhạc chỉ làm nhiệm vụ tô điểm, tạo phần nền hấp dẫn cho phần độc tấu bên trên. - Chương I của concerto thường ở hình thức sonate allegro nhưng có đặc điểm khác với hình thức sonate của bản giao hưởng và bản sonate ở những điểm sau: * Có 2 phần trình bày: lần đầu do dàn nhạc biểu diễn, lần thứ hai do nhạc cụ độc tấu nhắc lại có mở rộng. * Trước phần tái hiện hay trước phần coda có một đoạn dành cho nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng để trổ các ngón kỹ thuật. Đoạn này gọi là cadenza, được thực hiện với phần dàn nhạc ngưng diễn tấu. Theo nguồn gốc, đây sẽ là phần để nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng trên các chủ đề của chương I. Sau này, đoạn cadenza thường không là hoàn toàn ngẫu hứng, nhưng được các tác giả vừa là người biểu diễn viết trước. ví dụ ở Beethoven, Brahms, Paganini, Rubinstein,v.v (Đôi khi còn có một cadenza ngắn hơn xuất hiện ở chương II và hoặc chương kết.) - Chương 2 là chương chậm, thường được viết theo hình thức 3 phần ( 3 đoạn đơn hay 3 đoạn phức ) - Chương 3, chương kết có tốc độ nhanh, thường viết ở hình thức rondo hay biến tấu (variation). Ở concerto phải có sự phối hợp cần thiết giữa bè độc tấu với bè đệm để cả hai cùng thể hiện một nội dung nhất định. Có lúc dàn nhạc ngừng nghỉ để người độc tấu trổ tài nghệ; có lúc dàn nhạc lại như ngắt lời người độc tấu để 8 nổi bật lên; cũng có lúc hai bè lại như đối thoại với nhau, hoặc hòa lẫn vào nhau. b) Concerto Lãng mạn : Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn tài năng như: Weber, Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt, Brahms và Rubinstein. Họ đã góp phần đáng kể cho việc phát triển và hoàn thiện thể loại concerto. Cũng có những nghệ sĩ biểu diễn violon vừa là nhà soạn nhạc, như: Spohr, Paganini, Vieuxtemps, Sarasate, Wieniawski và Joachim đã viết những concerto tuyệt vời cho nhạc cụ chuyên môn của họ. Những bản Concerto ở thế kỷ này thường chỉ được xem như một tác phẩm dùng để làm cho khán thính giả phải sửng sốt trước tài nghệ điêu luyện của nghệ sĩ độc tấu. Với mục đích này, vai trò dàn nhạc như bị lu mờ và cốt chỉ để làm nền cho phần độc tấu. Tuy có những đoạn chen của dàn nhạc, dành chỗ cho nghệ sĩ độc tấu nghỉ ngơi, nhưng trung tâm của sự chú ý vẫn là ở nghệ sĩ độc tấu với kỹ thuật tinh luyện của mình. Tuy nhiên ở concerto Lãng mạn cũng có một số ngoại lệ. Chẳng hạn, Brahms đã viết các giao hưởng với phần piano (hay violon) bắt buộc, hay nói cách khác, là một thành phần chính của dàn nhạc thay vì là phần độc tấu của nhạc cụ đó đối ứng với dàn nhạc; Liszt cũng có những giao hưởng thơ viết cho piano và dàn nhạc (chứ không là concerto cho piano và dàn nhạc). Ở concerto của các tác giả hậu Lãng mạn như: Tchaikovsky, Rubinstein, Grieg, v.v… không còn quan hệ đối giọng (antiphony) giữa bè độc tấu và dàn nhạc nữa và sự cân bằng về mức độ quan trọng của mỗi bè cũng biến mất. Nhìn chung, concerto Lãng mạn vẫn còn giữ cấu trúc hình thức của concerto cổ điển đã được Mozart thiết lập. Nghĩa là vẫn gồm 3 chương với chương đầu được viết ở hình thức sonate allegro, sau đó là một chương chậm 9 và chương kết. Ngoài ra, Liszt là người muốn tách khỏi cấu trúc phổ cập này của concerto. Trong 2 concerto cho piano nổi tiếng viết ở cung La thứ và Mi giáng trưởng của mình, ông đã thử nghiệm cách xóa nhòa các yếu tố phân biệt các chương để tạo thành loại concerto một chương. c) Concerto thời kỳ cận Hiện đại : Concerto cận hiện đại có khuynh hướng tái tạo lại phần dàn nhạc để giữ vai trò nghệ thuật cân bằng với kỹ thuật của nghệ sĩ độc tấu. Như vây, nghệ sĩ độc tấu không còn là trung tâm thu hút khán thính giả nữa. Và đã có lúc, thể loại concerto độc tấu gần như biến mất khỏi các chương trình biểu diễn. Trên sân khấu xuất hiện nhiều nhà chỉ huy tài danh và họ trở thành đối tượng thu hút khán thính giả, thay cho các nghệ sĩ độc tấu trước kia. Mà đã không có nghệ sĩ độc tấu thì không có được thể loại concerto chính thống. Trong thời gian gần đây, thể loại concerto theo phong cách Cổ điển và Lãng mạn đang có dấu hiệu hồi phục. Concerto cận hiện đại gắn liền với tên tuổi các nhà soạn nhạc như: Stravinsky, Rachmaninov, Sibelius, Berg, Bartók và Prokofiev ở châu Âu ; Piston, Copland, Sessions, Gershwin và Barber ở Mỹ. 1.2. Concerto viết cho nhạc cụ với dàn nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam (2) Ở Việt nam, Concerto viết cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc giao hưởng là một thể loại mới được một số nhạc sĩ quan tâm viết từ sau năm 1975, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất. Thể loại concerto cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc giao hưởng gồm một chương : concertino viết cho Piano và dàn nhạc của nhạc sĩ Ca Lê Thuần, Chu Minh, concerto viết cho Piano và dàn nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đình Lượng, hoặc liên khúc sonate gồm nhiều chương: concerto viết cho Violon và dàn nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc, Đỗ Hồng Quân, concerto cho Piano và dàn nhạc ( Es.dur) của nhạc sĩ Ca Lê 2 Nguyễn Thị Nhung : Âm nhạc thính phòng – giao hưởng Việt Nam, sự hình thành và phát triển, tác phẩm và tác giả. ( trang 342-384) 10 [...]... với dàn nhạc Bên cạnh đó còn có một số tác phẩm viết cho một nhóm nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc : Concerto viết cho Violoncello, mezzo soprano, hợp xướng nữ với dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, hoặc concerto viết cho dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Trọng Đài … 1.2.1 Thể loại concerto 1 chương : • Bản Concerto “Bất khuất” viết cho Piano và dàn nhạc của nhạc sĩ Đỗ Dũng được sáng tác trong. .. nhạc đàn cũng không ngoại lệ Ở đây, coda được các nhạc sĩ dùng để khẳng định lại nội dung của hình tượng tác phẩm sau khi đã bị biến đổi, xé lẻ trong các quá trình phát triển Phần lớn các tác phẩm concerto của các nhạc sĩ Việt Nam đều đưa những hình tượng cụ thể như ca ngợi đất nước, ca ngợi lòng yêu Tổ quốc… nên ở phần Coda đều có âm hưởng mạnh mẽ với sự tham gia của tất cả các nhạc cụ trong dàn nhạc. .. đặc trưng của nền âm nhạc dân gian Việt Nam Trong tác phẩm này, tác giả đã áp dụng một phương pháp sáng tác mới để xây dựng chủ đề âm nhạc, đó là Dodépenta – một sự kết hợp giữa âm nhạc serie với âm nhạc ngũ cung của Việt Nam 1.2.2 Thể loại concerto nhiều chương : • Bản Concertino viết cho Violon và dàn nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc được viết vào năm 1979 khi ông đang thực tập tại Nhạc viện Quốc gia... hình tượng âm nhạc đó được tác giả thông qua các chủ đề âm nhạc từng phần • Bản Concertino “Tuổi trẻ’ viết cho Piano và dàn nhạc của nhạc sĩ Chu Minh được hoàn thành năm 1986 nhân dịp chào mừng Đại hội Đảng lần thứ VI và chuẩn bị cho 30 năm thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam (do nghệ sĩ Piano Hữu Tuấn trình bày với Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội) Tác phẩm “Tuổi trẻ” của nhạc sĩ Chu Minh thể hiện những... thác được nhiều kỹ thuật thể hiện khác nhau của cây đàn Piano để thể hiện các hình tượng âm nhạc của tác phẩm Bản concerto của ông không chỉ là tác phẩm hòa tấu cho nhạc khí với dàn nhạc, mà còn mang tính 12 chất của thể loại giao hưởng thơ rõ nét bởi nội dung cũng như hàm ý tiêu đề của tác phẩm Thông qua cây đàn Piano và dàn nhạc, tác giả đã khắc họa hình ảnh quê hương Việt Nam trong những năm tháng... này đã được các nghệ sĩ Việt Nam độc tấu với dàn nhạc giao hưởng hoặc do các nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn Về phương tiện thể hiện rất phong phú, nhưng phần lớn viết cho các nhạc cụ có tính diễn tấu đa dạng và linh hoạt : Piano, Violon, Cello, Flute Nhạc sĩ Quang Hải còn viết hai concerto cho đàn tranh với dàn nhạc giao hưởng : Quê tôi giải phóng, Đất và hoa, nhạc sĩ Trí Thanh còn viết concerto cho... vivace Trong tác phẩm của mình, nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã khai thác các chất liệu âm nhạc dân gian để xây dựng chủ đề các chương nhạc, đặc biệt qua những kỹ thuật diễn tả đặc biệt của cây đàn violon trong những đoạn trổ ngón • Tác phẩm Concerto viết cho Violon và dàn nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân là tác phẩm hoàn thành trong những năm nhạc sĩ đang theo học nghiên cứu sinh chuyên ngành sáng tác tại Nhạc. .. những tác phẩm concerto của các nhạc sĩ Việt Nam cũng rất khác nhau - Với 7 tác phẩm concerto mà chúng tôi đã phân tích thì chỉ có 5 tác phẩm có phần cadenza Trong tác phẩm Concerto “Tuổi trẻ” của nhạc sĩ Chu Minh, phần cadenza gồm 40 nhịp, nằm ở vị trí giữa 2 chủ đề của phần tái hiện Đoạn cadenza được phát triển trên chất liệu của chủ đề 2 Cadenza trong Concerto viết cho Piano của nhạc sĩ Ca Lê Thuần... tộc và phát huy các khả năng thể hiện các kỹ thuật khác nhau của cây đàn độc tấu, cũng như từng nhạc cụ trong dàn nhạc để thể hiện hình tượng âm nhạc Bên cạnh đó, Đỗ Hồng Quân còn khai thác triệt để khả năng thể hiện của bộ gõ (gõ giao hưởng + gõ dân tộc) kết hợp với bè violon solo tạo nhiều ấn tượng rất đặc biệt và có hiệu quả • Bản concerto viết cho Piano và dàn nhạc (Es.dur) của nhạc sĩ Ca Lê Thuần... đựng những nhân tố và chất liệu âm nhạc mới với các đoạn chen (episode), được xây dựng trên âm hưởng của âm nhạc dân gian và điệu thức toàn cung Trong phần phát triển chương II, bản concerto viết cho Violon và dàn nhạc của Đỗ Hồng Quân, âm nhạc là sự phát triển tiếp nối của phần trình bày Tính chất huyền bí và hoang đường được thể hiện rõ nét hơn với sự tham gia của các nhạc cụ đồng chơi hãm tiếng (con . cứu từ góc độ âm nhạc học, hay góc độ lịch sử phát triển trong các luận án, luận văn, khóa luận, tiểu luận của sinh viên khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy, trong các bài viết trên các báo, đài và. tổng kết để rút ra những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. 6. Bố cục luận văn : Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương : Chương I : Phân tích tác phẩm 1.1. Lịch sử phát triển. khóa luận tốt nghiệp Đại học lý luận 1996 ( 44 trang ) - Nguyễn Minh Tân – “Tìm hiểu bản concerto viết cho đàn Violon và dàn nhạc của NS Nguyễn Đình Phúc” - khóa luận tốt nghiệp Đại học lý luận

Ngày đăng: 22/07/2014, 14:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG II

    • 2.1 Một số đặc điểm về chủ đề :

      • 2.1.1. Lấy chất liệu từ những ca khúc quen thuộc:

      • 2.1.2 Lấy chất liệu từ làn điệu dân ca:

      • 2.1.3 Sử dụng âm hưởng của âm nhạc dân gian:

      • 2.1.4 Sử dụng kết hợp giữa chất liệu của âm nhạc Việt Nam với âm nhạc phương Tây :

      • 2.2 Hòa âm – phức điệu :

        • 2.2.1 Hòa âm :

        • 2.2.2 Phức điệu :

        • 2.3 Thủ pháp phối khí :

        • 2.4 Mối quan hệ giữa nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc:

        • Tiểu kết chương II

        • Kết luận chung.

        • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan