Thủ pháp phối khí :

Một phần của tài liệu Luận văn Thể loại concerto trong âm nhạc giao hưởng của các nhạc sĩ Việt Nam (Trang 73 - 75)

Để một tác phẩm giao hưởng thành công thì không thể thiếu vai trò của phối khí, bằng âm sắc, âm lượng của các nhạc cụ, những bức tranh bằng âm thanh mới hiện lên rõ nét. Bên cạnh đó vai trò của phối khí sẽ giúp cho tác phẩm luôn có sự đổi mới nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất về tư duy hình tượng trong toàn tác phẩm. Với những tác phẩm viết cho nhạc cụ độc tấu trước một dàn nhạc hùng mạnh thì người sáng tác phải đòi hỏi có một kiến

thức chi tiết về kỹ thuật khí nhạc. Đôi khi người soạn nhạc phải biết chơi rất tốt hoặc am hiểu chi tiết về kỹ năng, kỹ thuật của bản thân cây đàn độc tấu.

Qua phân tích một số bản concerto viết cho Piano và Violon của các nhạc sĩ Việt Nam, chúng tôi có một số nhận xét sau :

- Các nhạc sĩ đều chú ý tới sự chuyển động hàng ngang trong âm nhạc, thay đổi âm sắc nhạc cụ liên tục để âm nhạc liên tục đổi mới, biến hóa muôn hình muôn vẻ. Ví dụ như trong tác phẩm concerto “Fantastic” của nhạc sĩ Phúc Linh, sau phần trình bày chủ đề của dàn nhạc và Violon solo, ông đã khai thác triệt để sự độc đáo về âm sắc của từng loại nhạc cụ, đặc biệt là các nhạc cụ bộ gỗ, để phát triển các nhân tố của chủ đề. Hoặc trong chương II (Andante-moderato) bản concerto viết cho violon của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, là sự đối đáp đan xen giữa các nhạc cụ bộ gỗ với cây đàn solo.

- Bên cạnh đó các nhạc sĩ đã khai thác triệt để các kỹ thuật diễn tấu của các nhạc cụ như : tremolo, staccato, divisi, pizzicato, kỹ thuật chơi hợp âm (với các nhạc cụ dây) … nhằm tạo hiệu quả tối đa khả năng biểu hiện của âm nhạc.

- Những nhạc cụ gõ có âm sắc đặc biệt như: Vibraphone, Marimbaphone, Xylophone, Tambuarino, Tomtom, Piatti… được các nhạc sĩ rất chú trọng bởi chúng có khả năng tạo màu sắc một cách ấn tượng và đặc tả.

- Sử dụng âm sắc của các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng để mô phỏng âm sắc các nhạc cụ Việt Nam.

Ngoài những điểm chung nêu trên, tùy thuộc vào nội dung, vào chủ đề tư tưởng và ý đồ của từng nhạc sĩ, mỗi tác phẩm lại có những nét độc đáo riêng trong phối khí như :

Tác phẩm concerto viết cho violon của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bên cạnh ngôn ngữ âm nhạc mang đậm dấu ấn của âm nhạc thế kỷ XX kết hợp với chất liệu dân tộc, trong từng chương nhạc của ông lại thể hiện những nét độc đáo

riêng về lĩnh vực phối khí. Ở chương I, nhằm biểu hiện tình cảm với tính chất bi thương, suy tư, day dứt và có tính nội tâm cao, tác giả chỉ sử dụng các nhạc cụ của bộ gõ như : Timpani, Tomtom, Piatti, Xilophone…đi đối đáp với bè violon solo. Ngược lại, chương II là một chương chậm mang tính chất dạ khúc lại là sự đối thoại giữa các nhạc cụ bộ gỗ, dây ( với âm lượng nhỏ) và Violon solo. Chỉ khi đến cao trào của chương nhạc, mới có sự xuất hiện của một vài nhạc cụ gõ và đồng như Timpani, Piatti và Corni…Tiếp đó ở chương III, với tính chất hội hè rõ nét qua âm điệu của bài “Trống cơm” , các nhạc cụ trong dàn nhạc mới có cơ hội góp mặt đầy đủ nhất cả về số lượng lẫn âm lượng.

Trong bản concerto “Fantastic” viết cho violon của nhạc sĩ Phúc Linh, ở phần phát triển, ông dùng đến 2 Marimbaphone kết hợp với Tamburino, Mõ và Timpani để mô phỏng âm hưởng của dàn cồng chiêng trên nền tiết tấu “Đâm đuống” – dân tộc Thái. Hoặc trong concerto ‘Tổ quốc tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Lượng, với chủ đề 2 của tác phẩm, để thể hiện tính sinh động náo nhiệt của ngày hội, tác giả đã sử dụng bè Piano solo ở âm khu trầm, mô tiến đi lên, kết hợp với những âm hình tiết tấu trì tục của bộ dây mang âm hưởng Tây Nguyên. Cũng trong tác phẩm này, để diễn tấu một chủ đề đoạn chen mới mang tính chất huyền ảo, sử thi, ông đã khéo léo kết hợp sự độc đáo giữa hai âm sắc của Vibraphone và đàn Harp để thể hiện hình tượng này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thể loại concerto trong âm nhạc giao hưởng của các nhạc sĩ Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w